Luận văn: Tác động của sự mất cân đối dòng tiền đến cấu trúc vốn

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Tác động của sự mất cân đối dòng tiền đến cấu trúc vốn hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài: Tác động của sự mất cân đối dòng tiền đến sự điều chỉnh cấu trúc vốn của các công ty ngành thương mại niêm yết tại Việt Nam dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Luận văn nghiên cứu về tác động của sự mất cân đối dòng tiền đến sự điều chỉnh cấu trúc vốn của các công ty thương mại niêm yết của trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Sử dụng dữ liệu từ báo cáo tài chính của 25 công ty thương mại trong giai đoạn 2013-2023, nghiên cứu phân tích sự ảnh hưởng của dòng tiền, dòng tiền tuyệt đối đến sự điều chỉnh cấu trúc vốn. Bằng cách sử dụng mô hình DFD-GMM cho thấy dòng tiền có tác động cùng chiều đến đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp. Cấu trúc vốn liên quan đến mức độ vốn chủ sở hữu và vốn nợ được phân phối bởi một công ty để cấu trúc lên giá trị tài sản. Mặc dù các khoản nợ và vốn chủ sở hữu có giá trị dương, nhưng một số nhược điểm của việc sử dụng chúng trở thành vô số vấn đề trong tài chính doanh nghiệp. Ngày càng có nhiều nghiên cứu tìm thấy bằng chứng thực nghiệm rằng các công ty có các mục tiêu về đòn bẩy, nhưng việc điều chỉnh các mục tiêu này không thường xuyên hoặc với tốc độ vừa phải do có chi phí điều chỉnh. Các công ty chỉ điều chỉnh cấu trúc vốn khi chi phí điều chỉnh nhỏ hơn lợi ích của việc tiến gần hơn đến đòn bẩy mục tiêu.

Từ khóa: Dòng tiền, Đòn bẩy mục tiêu, Tốc độ điều chỉnh

ABSTRACT

The thesis studies the impact of cash flow imbalance on the adjustment of capital structure of listed trading companies on the Vietnamese stock market. Using data from financial statements of 25 commercial companies for the period 2013-2023, the study analyzes the influence of cash flow and absolute cash flow on capital structure adjustment. Through the use of the DFD-GMM model, it has been shown that cash flow has a positive impact on the material part of businesses. Capital structure refers to the amount of equity and debt distributed by a company to structure up asset value. While liabilities and equity have a positive effect, some of the disadvantages of using them become a multitude of problems in corporate finance. An increasing number of studies find empirical evidence that firms have leverage targets, but adjust these targets sporadically or at a moderate rate due to the cost of adjustment. Firms adjust their capital structure only when the costs of adjustment are less than the benefits of moving closer to target leverage.

Keyword:Cash Flow, Speed of adjustment, Target Leverage.

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Lý do chọn đề tài

Cấu trúc vốn đề cập đến sự kết hợp cụ thể giữa nợ và VCSH được sử dụng để tài trợ cho tài sản và hoạt động của công ty. Với DN, VCSH đại diện vốn dài hạn, đắt đỏ nhưng linh hoạt về mặt tài chính, từ đó một công ty sẽ huy động vốn theo các điều khoản hợp lý khi cần vốn. Mặt khác, nợ là nguồn vốn rẻ hơn và có thời hạn, ràng buộc (về pháp lý) công ty thực hiện chi trả như đã cam kết theo lịch trình cố định với nhu cầu được tái cấp vốn trong tương lai với chi phí không xác định (Cerkovskis, 2024).

CTV thực tế sẽ thay đổi dựa trên đặc điểm của từng tổ chức, ngành nghề mà tổ chức đó hoạt động, ảnh hưởng của những thay đổi kinh tế vĩ mô, các yếu tố văn hóa và tôn giáo. Các chuyên gia tài chính thường quan tâm đến việc tìm hiểu những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định sử dụng nợ hoặc sử dụng ĐBTC của tổ chức, trái ngược với việc xác định tỷ lệ nợ trên VCSH lý tưởng (García, 2023). Có thể xác định xem quyết định sử dụng vốn nợ hoặc VCSH của DN là phù hợp hay không dựa trên mối liên hệ giữa các yếu tố này với cấu trúc vốn. nhằm đưa ra các biện pháp khắc phục nhằm tăng cường hiệu quả của ĐBTC và gia tăng giá trị tài sản cho tổ chức (Doorasamy, 2023). Luận văn: Tác động của sự mất cân đối dòng tiền đến cấu trúc vốn.

Là một đất nước trong quá trình phát triển, Việt Nam đang chuyển sang kinh tế thị trường, cùng với quá trình cổ phần hóa và tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, tạo ra nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng là một thách thức lớn. Trong bối cảnh này, các DN đã có nhiều nỗ lực trong việc khai thác các nguồn lực của xã hội để phát triển hoạt động. Một trong những nguồn lực đó là nguồn lực tài chính từ bên ngoài DN (Hoang và cộng sự., 2021). Thực tế cho thấy, mỗi một DN đều có mức độ và chính sách khai thác nguồn lực tài chính bên ngoài khác nhau và dẫn đến những hiệu quả khác nhau, thậm chí ngược chiều nhau. Như vậy, việc đưa ra một quyết định tài chính và lựa chọn mức đòn bẩy mục tiêu là cần thiết cho sự phát triển của DN Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay (Thai, 2019).

Ngày càng có nhiều nghiên cứu tìm thấy bằng chứng thực nghiệm ủng hộ Lý thuyết đánh đổi động. Nhìn chung, họ đồng ý rằng các công ty áp dụng đòn bẩy mục tiêu, nhưng các điều chỉnh đến gần mục tiêu là không thường xuyên hoặc với tốc độ vừa phải vì sự có mặt của chi phí điều chỉnh (Nguyen and Nguyen, 2017). Theo Singh (2018), các công ty thay đổi về cấu trúc vốn chỉ khi chi phí điều chỉnh nhỏ hơn lợi ích của việc điều chỉnh đến gần hơn đòn bẩy mục tiêu. Do đó, ngoài yếu tố mang tác động đến chi phí giao dịch, việc điều chỉnh chi phí cũng dựa trên các yếu tố tác động đến động lực tiếp cận thị trường vốn bên ngoài của các DN, chẳng hạn như cơ hội đầu tư và DT thực. Luận văn sẽ nghiên cứu tập trung vào tác động của DT thực lên sự điều chỉnh cấu trúc vốn mục tiêu trong nền kinh tế đang chuyển đổi của Việt Nam.

Trong kinh doanh, các DN có thể sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau để đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên lựa chọn một CTV giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu là cả một nghệ thuật trong quản trị tài chính (Das, 2019). Câu hỏi quan trọng được đặt ra là các DN sẽ kết hợp các nguồn vốn ra sao để đạt được cơ cấu nguồn vốn hợp lý từ đó tối đa hóa lợi ích. Cùng với đó việc tìm ra yếu tố nào tác động đến cấu trúc vốn của công ty và mức độ tác động của mỗi yếu tố cũng là một vấn đề rất được quan tâm (Dao and Ta, 2022). Luận văn: Tác động của sự mất cân đối dòng tiền đến cấu trúc vốn.

Các CTTM là cầu nối trung gian giữa doanh nghiệp sản xuất và thị trường tiêu dùng. CTTM thực hiện chức năng phát triển các nhu cầu sử dụng về hàng hóa và dịch vụ trên thị trường và nâng co chất lượng của sản phẩm thông qua việc tiếp nhận phản hồi của khách hàng và đưa ra những thay đổi phù hợp với nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Ngoài ra, CTTM còn giải quyết các mối quan hệ giữa các doanh nghiệp và khách hàng, tạo nên một dây chuyện sản xuất và kinh doanh hiệu quả, tạo nên một mô hình kinh doanh đêm lại kết qua tốt cho tất cả các mô hình doanh nghiệp tham gia thị trường. CTTM có trách nhiệm quan trọng với nền kinh tế quốc dân, bởi nó liên quan trực tiếp với các mối quan hệ lớn trong xã hội giữa cung, cầu và cả các loại chi phi sản xuất, vừa là cầu nối trung gian giữa người sản xuất và tiêu dùng, điều chỉnh tỷ lệ cân đối trong sự phát triển của các ngành kinh tế và đời sống hàng ngày. CTTM có vai trò trọng yếu trong việc thúc đẩy sản xuất, mở rộng lưu thông, tạo điều kiện không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp khác, tích cực góp phần tăng tích lũy xã hội để thực hiện thành công nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế thế giới. Thông qua hoạt động kinh doanh, CTTM đã làm tốt việc mang hàng hóa từ nơi thừa đến nơi thiếu giúp nâng cao đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Ngoài ra, CTTM có vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường nước ngoài thông qua các hoạt động xuất, nhập khẩu. Các DN thương mại niêm yết đóng góp một phần lớn vào hoạt động của nền kinh tế và là một trong những tác nhân thúc đẩy mạnh mẽ bất kỳ nền kinh tế nào trên thế giới. Tính chung thì vốn điều lệ tại ngày 31/12/2022 của trung bình mỗi DN niêm yết trên HOSE đã tăng khoảng 110% so với vốn điều lệ tại thời điểm niêm yết lần đầu. Nhằm gia tăng sức cạnh tranh, uy tín và giá trị của mình, đạt được cấu trúc vốn phù hợp là một trong những phương hướng được chú trọng tại DN. Từ kết quả từ trên, đã có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa dòng tiền và cấu trúc vốn và dẫn đến những kết luận khác nhau ở những loại hình doanh nghiệp khác nhau. Nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào làm về các CTTM ở Việt Nam. Luận văn được thực hiện nhằm xác định “Tác động của sự mất cân đối dòng tiền đến sự điều chỉnh cấu trúc vốn của các công ty ngành thương mại niêm yết tại Việt Nam” trong giai đoạn 2013 – 2023. Qua đó đưa ra tham khảo để các DN tìm được ảnh hưởng của DT thực lên sự điều chỉnh đòn bẩy mục tiêu.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

  • Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Tìm hiểu sự tác động của sự mất cân đối dòng tiền đến sự điều chỉnh cấu trúc vốn của các công ty ngành thương mại niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn 2013-2023.
  • Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:
  • Xác định yếu tố nào giữa giá trị tuyệt đối của DT hay DT ròng ảnh hưởng đến quá trình điều chỉnh CTV của các công ty ngành thương mại niêm yết tại Việt Nam;
  • Xác định chiều hướng tác động của sự mất cân đối DT đến CTV của các công ty ngành thương mại niêm yết tại Việt Nam;
  • Xác định tốc độ của sự điều chỉnh CTV của các công ty ngành thương mại niêm yết tại Việt Nam.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu

Từ những mục tiêu trên, nghiên cứu cần trả lời được các câu hỏi như sau:

  • Giá trị tuyệt đối của DT hay DT ròng ảnh hưởng đến quá trình điều chỉnh của CTV?
  • Chiều hướng tác động của của sự mất cân đối DT đến CTV của các công ty ngành thương mại niêm yết tại Việt Nam ra sao?
  • Tốc độ điều chỉnh của các công ty ngành thương mại niêm yết tại Việt Nam như thế nào?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn: Tác động của sự mất cân đối dòng tiền đến cấu trúc vốn.

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là mức độ tác động của sự mất cân đối DT lên sự điều chỉnh cấu trúc vốn của các công ty ngành thương mại niêm yết tại Việt Nam từ năm 2013 đến năm 2023.

Về không gian, luận văn sử dụng mẫu gồm 25 công ty ngành thương mại Việt Nam được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán TP. Hà Nội (HNX). Qua rà soát số liệu của các DN từ năm 2013 đến năm 2023, tác giả cũng đã tiến hành loại bỏ các ĐN không có đủ số liệu hoặc những bất thường để nâng cao độ chính xác của kết quả nghiên cứu, mẫu nghiên cứu chỉ sử dụng những DN có đầy đủ dữ liệu phù hợp với mô hình.

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Nguồn thông tin được thu thập qua các bài nghiên cứu khoa học uy tín trong nước và nước ngoài. Số liệu thứ cấp được sử dụng và tính toán từ các thông cáo tài chính, tài liệu đại hội cổ đông của các công ty thương mại niêm yết tại Việt Nam từ năm 2013 – 2023 thông qua website vietstock.vn.

Đề tài áp dụng kết hợp phân tích định tính và định lượng. Phân tích định tính dựa trên các lý thuyết tài chính của các học giả ở các quốc gia trên thế giới. Phân tích định lượng sử dụng các phương pháp thống kê và mô hình kinh tế lượng để đánh giá sự tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc như thế nào qua phần mềm Stata và Excel.

Luận văn áp dụng mô hình hồi quy ngưỡng bảng động và ước tính nó bằng một mô hình mới là phương pháp tiếp cận First-difference GMM, cho phép tính đồng nhất trong cả biến ngưỡng và bộ hồi quy.

1.6 Đóng góp của đề tài

Đề tài có hai đóng góp lớn. Đầu tiên, theo hiểu biết của tác giả, tác giả sử dụng phương pháp tổng quát sai phân đầu tiên đã phát triển của GMM (ký hiệu là DFDGMM) do Seo và Shin (2018) đề xuất để nghiên cứu ngưỡng ảnh hưởng của DT đến việc điều chỉnh đòn bẩy của DN. Cách tiếp cận mới không chỉ làm giảm lỗi lấy mẫu, nhưng cũng cho phép các biến hồi quy và biến ngưỡng là nội sinh đồng thời. Do đó, nó đã được sử dụng để kiểm tra hiệu ứng ngưỡng trong các lĩnh vực rộng lớn. Thật vậy, các nghiên cứu như Huibo (2023) tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ về tính đồng nhất của DT trong việc ảnh hưởng đến điều chỉnh đòn bẩy. Tuy nhiên, nghiên cứu trước đây đã bỏ qua tính đồng nhất của DT vì các hạn chế kỹ thuật trong việc ước tính mô hình hồi quy ngưỡng bảng động với biến ngưỡng (Ahmadimousaabad et al., 2015). Bằng cách sử dụng phương pháp này, tác giả có thể ước tính giá trị ngưỡng của DT, tốc độ điều chỉnh và các hệ số dài hạn của đòn bẩy các yếu tố quyết định nhất quán, ngay cả khi cả DT và các yếu tố quyết định là nội sinh.

Thứ hai, tác giả cho rằng DT tuyệt đối tạo điều kiện cho việc gia giảm đòn bẩy của các công ty thương mại Việt Nam bằng cách giảm chi phí điều chỉnh. Hơn nữa, tác giả chỉ ra sự tương tác giữa biến giả của dấu hiệu DT và đòn bẩy trễ để điều tra tác động đồng thời của dấu hiệu và giá trị tuyệt đối của DT. Ưu điểm là nó cho phép tác giả xem xét các tác động của dấu hiệu của DT trong các chế độ khác nhau được phân loại theo các mức độ của DT tuyệt đối.

1.7 Kết cấu của nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương:

Chương 1. Giới thiệu nghiên cứu

Chương 1 giới thiệu về lý do nghiên cứu, phạm vi, đối tượng nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu cũng như phương pháo nghiên cứu và đóng góp của nghiên cứu. Luận văn: Tác động của sự mất cân đối dòng tiền đến cấu trúc vốn.

Thông qua chương này, người đọc sẽ hình dung tổng quát về đề tài được nghiên cứu.

Chương 2. Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm

Chương 2 giải thích khái niệm, cách đo lường cấu trúc vốn mục tiêu, đo lường sự mất cân đối DT và giới thiệu một số lý thuyết liên quan mất cân đối DT và cấu trúc vốn của các DN ngành thương mại tại Việt Nam. Chương này cũng khảo lược các nghiên cứu tiền nhiệm về tác động của mất cân đối DT đến cấu trúc vốn mục tiêu, yếu tố tác động đến cấu trúc vốn mục tiêu cũng như tốc độ điều chỉnh đến cấu trúc vốn mục tiêu.

Chương 3. Phương pháp nghiên cứu

Chương 3 trình bày mô hình nghiên cứu, giải thích cách đo lường các biến và nêu ra các giả thuyết nghiên cứu. Ngoài ra chương này cũng trình bày nguồn dữ liệu và phương pháp ước lượng mô hình nghiên cứu.

Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương 4 đưa ra kết quả đạt được khi triển khai chạy mô hình, qua đó nêu được ý nghĩa về mối tương quan giữa các biến nhận được từ kết quả đó. Kiểm định một lần nữa tính đúng đắn của mô hình triển khai để củng cố hoặc bác bỏ kết quả nhận được.

Chương 5. Kết luận và khuyến nghị

Chương 5 là kết luận của việc kiểm tra thực nghiệm các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi ĐBTC của các công ty thương mại niêm yết ở Việt Nam. Tính ra được tốc độ điều chỉnh đối với đòn bẩy mục tiêu cho các công ty thương mại niêm yết tại Việt Nam, DT đã ảnh hưởng đến mức điều chỉnh như thế nào. Ngoài ra, chương 5 cũng trình bày hạn chế của nghiên cứu này và những ý tưởng khai thác tiếp theo liên quan đến chủ đề này.

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM

2.1. Các khái niệm cơ bản

2.1.1. Khái niệm sự mất cân đối dòng tiền Luận văn: Tác động của sự mất cân đối dòng tiền đến cấu trúc vốn.

Khái niệm dòng tiền: DT còn gọi là lưu chuyển tiền tệ được định nghĩa là sự chuyển động ra hoặc vào của các khoản tiền trong DN, dự án hay là một sản phẩm tài chính trong khoảng thời gian hữu hạn. Việc lưu chuyển DT sẽ liên quan đến việc lưu chuyển DT ròng, DT thuần và DT thông minh. Mất cân đối DT là mất cân đối về tiền ra vào DN (Zhang et al., 2021). DT có ảnh hưởng to lớn tới các quyết định về kinh tế của DN. Các quyết định đầu tư được đưa ra qua việc nghiên cứu DT trong tương lai. DT còn thể hiện khả năng thanh toán của DN. Nhà kinh tế học Keynes (1937) nêu ra tính năng kinh tế đặc biệt của tiền đó chính là “tính thanh khoản”. Dễ dàng nhận thấy tiền là tài sản có tính thanh khoản cao nhất của DN. Nhưng trong bối cảnh nhiều cạnh tranh và chi phí cơ hội ngày càng cao dẫn đến việc duy trì tính thanh khoản thường xuyên gây bất lợi cho DN. Tuy vậy, DN có thể tránh khỏi những tác động bất lợi cũng như những “cú sốc” về DT nhờ tính thanh khoản này (Keynes, 1937).

Khái niệm về DT có thể được tìm hiểu qua DT vào, DT ra và DT ròng. DT ròng được tính bằng tổng số tiền vào trong bất kỳ loại trừ số tiền bỏ ra trong tương ứng. Khác với chỉ tiêu lợi nhuận đạt được trong kỳ tính theo phương pháp tổng hợp. DT vào được ghi nhận khi nó thực sự được nhận vào bởi công ty, tuy nhiên chưa thể chắn chắn rằng đó là khoản thu nhập của DN (Collings, 2018). Ngược lại, DT ra được ghi nhận khi khoản tiền được chi ra nhưng đó có thể không phải là chi phí của công ty. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ mô tả biến động với ba hoạt động chính trong một DN thông thường: hoạt động kinh doanh, tài chính và đầu tư. Như vậy, theo cơ sở kế toán tiền thực tế phát sinh (tiền mặt cơ bản) DT của hoạt động kinh doanh chỉ là tiêu chí có thể mang lại lợi nhuận cho hoạt động trong kỳ (Nour, Nour and Shokeira, 2014).

Hình 2.1. Lưu chuyển dòng tiền

Cần nằm bắt đầy đủ các khoản mục tại báo cáo kết quả kinh doanh của một tổ chức để có cái nhìn toàn diện về lưu chuyển tiền tệ. Ví dụ, những khoản mục như:  khấu hao được tính vào chi phí và trực tiếp tác động tới LNST. Tuy vậy, các khoản mục này không ảnh hưởng trực tiếp đến DT (Kusuma, 2016). Bên cạnh đó, các khoản trả trước như bảo hiểm, thanh toán cho bên cung cấp, hợp đồng dịch vụ bảo trì hoặc tu sửa; được trả trước bằng tiền. Các khoản này có tác động đến DT, nhưng không ảnh hưởng đến mức lợi nhuận của công ty trong kỳ. DT ghi nhận trên BCLCTT được trình bày là các khoản thu, chi bằng tiền từ HĐKD, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính (Belobo and Pelser, 2016).

  • DT từ hoạt động kinh doanh Luận văn: Tác động của sự mất cân đối dòng tiền đến cấu trúc vốn.

DT phát sinh từ HĐKD liên quan đến các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của DN. DT này được phát sinh từ việc mở rộng điều kiện cho phép công nợ, tăng hàng tồn kho, sử dụng vốn từ các nhà cung cấp. Thông tin về DT từ HĐKD kết hợp với các thông tin khác sẽ giúp dự đoán được DT từ HĐKD trong tương lai. DT HĐKD chủ yếu gồm: thu từ việc bán hàng cung cấp dịch vụ, thu từ các khoản thu khác (Machokoto and Agyei-Boapeah, 2020). DT từ HĐKD được thể hiện qua 2 cách: trực tiếp và gián tiếp. Phương pháp trực tiếp thu thập thông tin từ DT phát sinh trực tiếp như thu tiền từ khách hàng, trả nhà cung cấp, nhân viên, nghĩa vụ với Nhà nước và trả khác.

DT theo phương pháp trực tiếp bao gồm DT (ra và vào) từ các HĐKD của DN. Phương pháp gián tiếp xác định DT thông qua BCĐKT và BCKQKD, bắt đầu từ lợi nhuận ròng trên BCKQKD sau đó điều chỉnh ảnh hưởng của những giao dịch không phát sinh tiền như khấu hao, thay đổi vốn lưu động. Phương pháp gián tiếp chỉ được sử dụng để xác định DT từ HĐKD và được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới (Basioudis, 2021). Với phương pháp gián tiếp, DN sẽ thấy mối quan hệ giữa các BCTC. Phương pháp trực tiếp giảm được khối lượng nhập liệu DT trực tiếp phát sinh và giảm chi phí xác định DT của DN. DT từ HĐKD được coi là quan trọng nhất, phân tích DT từ HĐKD theo phương pháp trực tiếp giúp cho đoanh nghiệp nhận thấy năng lực của mình. Sự khác biệt về lợi nhuận ròng và DT từ HĐKD giúp DN đánh giá được chất lượng lợi nhuận (Chukwunwike et al., 2020).

  • DT từ hoạt động đầu tư

DT phát sinh từ hoạt động của nhà đầu tư có liên quan đến việc mua sắm, xây dựng, bán hàng, thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền. DT đầu tư chủ yếu gồm: tiền để mua sắm, xây dựng tài sản và các tài sản dài hạn khác, bao gồm tất cả các khoản chi phí phát triển đã được vốn hóa là tài sản vô hình, tài sản bán lại và các tài sản dài hạn khác (Kastratovic, Kaličanin and Kalicanin, 2019).

  • DT từ hoạt động tài chính

DT phát sinh từ hoạt động tài chính liên quan đến thay đổi về quy mô và kết cấu của VCSH và vốn vay của DN, chủ yếu bao gồm: phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp, tiền chi trả cổ tức, mua lại cổ phiếu của chính DN đã phát hành, thu tiền từ các khoản đi vay ngắn và dài hạn (Milojević and Miletić, 2016).

  • Khái niệm sự mất cân đối dòng tiền

Trong HĐKD của DN có DT ra và DT vào. DT ra (hay còn gọi là DT chi) và DT vào (hay còn gọi là DT thu) phát sinh từ 3 HĐKD chính là hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính và HĐKD chính. HĐKD thường diễn ra liên tục nên DT thu, chi cũng liên tục tiếp diễn. Tại những thời điểm nhất định có thể xảy ra lượng tiền thu nhỏ hơn lượng tiền chi hoặc ngược lại. Đây chính là lúc sự mất cân đối DT diễn ra. Mất cân đối DT là khi DN rơi vào tình trạng khó khăn về DT khi thanh toán nợ, thậm chí là mất khả năng thanh toán. Luận văn: Tác động của sự mất cân đối dòng tiền đến cấu trúc vốn.

Sự mất cân đối DT phân thành 2 loại là mất cân đối tạm thời và mất cân đối dài hạn. Đối với mất cân đối tạm thời thì doanh nghiệp nào cũng xảy ra, như không góp vốn không thực hiện đúng như cam kết, không thu được tiền hàng như hợp đồng đã ký,… Để khắc phục vấn đề này, DN có thể thực hiện vay ngắn hạn. Mặt khác, đối với mất cân đối dài hạn xảy ra vì những lý do như: vốn lưu động thấp, doanh thu không đủ bù đắp chi phí thường xuyên, nợ khó đòi cao, định phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí,… Hậu quả của mất cân đối dài hạn có thể khiến DN bị phá sản.

Mất cân đối dòng tiền có hậu quả nghiêm trọng đối với sự tồn tại của DN.

DN sẽ xảy ra mất cân đối DT trong những trường hợp sau:

  • DN sai lầm trong xác định lĩnh vực kinh doanh, lựa chọn chiến lược kinh doanh không phù hợp, chất lượng sản phẩm không đạt tiêu chuẩn của người tiêu dùng dẫn đến HĐKD kém, dễ bị phá sản nếu không có biện pháp tái cơ cấu hoặc tái lập DN.
  • Định phí (không tính khấu hao TSCĐ) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Đây là những chi phí bắt buộc chi để duy trì HĐKD của DN như: tiền thuê văn phòng, nhà xưởng, lãi vay, … Định phí càng cao thì doanh thu tại điểm hòa vốn phải cao tương ứng. Mất cân đối dòng tiền sẽ xảy ra khi DN không đạt được mức doanh thu đó, DN cần tìm biện pháp tăng sản lượng bán ra, tăng doanh thu và giảm định phí.
  • Lạm phát xảy ra khiến tốc độ tăng giá đầu vào cao hơn giá bán ra. DN cần cắt giảm các chi phí như thu hẹp quy mô, cắt giảm nhân viên,…
  • Hàng tồn kho lớn, chứng tỏ khả năng tiêu thụ kém.
  • Vốn bị chiếm dụng lớn. Trong HĐKD, rất ít DN tránh được các khoản phải thu. Nhưng nếu khoản phải thu quá nhiều sẽ có nguy cơ mất vốn khi để qua thời gian dài dù trên BCTC DN vẫn ghi nhận kinh doanh có lãi.

Sự mất cân đối DT tiềm ẩn rủi ro lớn với DN. Không đủ tiền ảnh hưởng đến việc mua các nguyên vật liệu đầu vào, HĐKD có thể bị ngưng trệ, cũng như không thể thanh toán các khoản phải trả người lao động, khoản vay ngân hàng (nếu có) dẫn đến ảnh hưởng uy tín DN. Đối với các nguyên nhân đến từ sự quản lý DN thì cần những biện pháp quyết liệt để nhanh chóng khắc phụ. Còn đối với nguyên nhân khách quan như lạm phát thì biện pháp từ Nhà nước sẽ đóng vai trò rất quan trọng.

Một số chỉ tiêu cảnh báo rủi ro mất cân đối DT

  • Tỷ lệ thu chi =

Chỉ tiêu này dùng để kiểm tra tỷ lệ DT vào và ra để DN xác định sự biến động có nằm trong ngưỡng an toàn của DN không, giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng quát về biến động DT của DN.

  • Tỷ lệ doanh thu chi phí

HĐKD của DN gắn với 3 hoạt động, trong đó HĐKD là hoạt động chính tỷ trọng cao nhất trong quá trình sinh ra DT. Chủ yếu DT vào là từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, DT ra là phần chi phí sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này giúp DN có góc nhìn tổng quan hơn về cân đối DT của DN. Các nhà quản trị cần ltìm các biện pháp để kiểm soát tốc độ tăng doanh thu phải lớn hơn tốc độ tăng chi phí.

  • Khả năng thanh toán tức thời =

Chỉ tiêu này giúp các nhà quản lý thấy rõ được tại thời điểm nhất định DN có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn với số tiền đang có không.

  • Số vòng quay thu hồi nợ

Chỉ tiêu này giảm thì chứng tỏ số nợ thu trong kỳ chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu, DN đang bị chiếm dụng vốn lớn khiến DT kinh doanh bị ngưng trệ, có nguy cơ thiếu hụt tiền cho HĐKD.

2.1.2. Khái niệm biến động dòng tiền Luận văn: Tác động của sự mất cân đối dòng tiền đến cấu trúc vốn.

Biến động DT là sự thay đổi một cách không chắc chắn của DT xung quanh giá trí DT hoạt động trung bình. Biến động dòng tiêu cao có nghĩa là DT trong giai đoạn đó có sự thay đổi lớn, chênh lệch nhiều so với giá trị trung bình. Sự biến động của DT có thể gây ra sự thiếu hụt tiền mặt tạm thời cho các DN dẫn đến rủi ro HĐKD cho DN (Harris & Roark, 2021). Khảo sát của Bancel & Mittoo (2006); Brounen & cộng sự (2008); Graham & Harvey (2001); Lee & cộng sự (2016) cho thấy biến động DT hoạt động hoặc biến động lợi nhuận là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi các giám đốc tài chính cân nhắc việc sử dụng nợ của DN.

2.1.3. Khái niệm cấu trúc vốn

Có thể xem CTV của DN là mối tương quan tỉ lệ của vốn vay trong tổng nguồn vốn và VCSH của DN. CTV của DN luôn thay đổi theo từng giai đoạn phát triển và có tác động tốt hoặc xấu đối với quyền lợi của cổ đông (Song, 2007) . Trong điều kiện thông thường, hầu như mọi DN sản xuất không chỉ sử dụng nguồn vốn tự có mà luôn phải huy động từ nhiều nguồn khác, trong đó chủ yếu là vốn vay. Vốn vay huy động từ bên ngoài và DN phải trả nợ vốn vay theo lãi suất thoả thuận và cũng phải thanh toán phần lãi suất vay theo giá quy định (Yapa, 2017).

Vốn vay có vai trò thiết yếu trong việc mở rộng SXKD của một DN. CTV vay tập trung vào hai loại: ngắn hạn và dài hạn. Vốn ngắn hạn có thời hạn đến hạn dưới một năm và lãi suất thấp hơn so với vốn vay dài hạn và được dùng để tài trợ vốn lưu động. Trong khi đó vốn vay dài hạn có thời hạn trên một năm (Tifow và Sayılır, 2017) và lãi suất thường cao hơn, mục đích để mua sắm đầu tư vào TSCĐ. DN có thể tiếp cận nguồn vốn này qua các tổ chức tài chính, ngân hàng hoặc phát hành trái phiếu. Việc sử dụng các nguồn vốn này tùy vào đặc điểm của từng DN cũng như chu kỳ SXKD của DN  (Schauten và Spronk, 2012).

VCSH là nguồn vốn thứ nhất mà DN thu được để khởi động hoạt động SXKD. Điều quan trọng là phải có vốn điều lệ trước khi DN bắt đầu hoạt động, đó có thể là vốn góp từ các cổ đông (đối với DN cổ phần) hoặc vốn được cấp từ ngân sách nhà nước (đối với DN nhà nước). Tỷ lệ tổng tài sản nợ chiếm nguồn VCSH phản ánh tình hình tài chính nội bộ của DN. Sự khác biệt chủ yếu giữa nguồn vốn vay và nguồn VCSH là nguồn vốn vay không phải từ chủ sở hữu của DN (Nenu, Vintilă và Gherghina, 2020). DN phải trả lãi suất cho khoản vay và phải hoàn trả nợ khi đáo hạn, trừ các khoản vay ưu đãi. DN có thể thế chấp tài sản hoặc bảo lãnh khi tiến hành vay vốn. Các chủ sở hữu chỉ nhận lợi tức nếu DN có lãi, lợi tức phân phối cho các cổ đông được hội đồng quản trị quyết định và căn cứ vào lợi nhuận của DN. Trong khi đó, DN không phải trả lại nguồn VCSH và không cần thế chấp khi huy động vốn. Luận văn: Tác động của sự mất cân đối dòng tiền đến cấu trúc vốn.

Tuy nhiên, trong trường hợp phá sản, các chủ sở hữu có thể chỉ định phương thức trả lại nguồn vốn tương ứng (Forte, Barros và Nakamura, 2015).

Các chỉ số thường được sử dụng để đo lường CTV gồm có:

  • Tỷ số NDH trên VCSH = NDH / VCSH

NDH được xác định là các khoản nợ phải trả trong vòng một năm trở lên, bao gồm các khoản vay dài hạn thông qua việc phát hành chừng chỉ nợ hoặc tài sản thuê mua. VCSH bao gồm vốn góp của chủ sở hữu và lợi nhuận giữ lại, trong đó vốn cổ phần được tính bằng mệnh giá nhân với tổng số cổ phiếu đang lưu hành. Lợi nhuận giữ là khoản thu nhập còn lại sau khi chi trả cổ tức cho cổ đông. Vốn cổ phần được tính toán trên sổ sách kế toán, tuy nhiên thực tế các DN có thể lập BCTC theo giá trị thị trường, trong đó vốn cổ phần được tính bằng giá trị thị trường tại thời điểm lập báo cáo nhân với số lượng cổ phiếu đang lưu hành.

Bên cạnh đó, trong quá trình phân tích CTV của một DN, việc sử dụng các chỉ số tài chính liên quan là hết sức quan trọng. Tỷ số nợ là một chỉ số quan trọng được sử dụng để đánh giá mức độ rủi ro của DN trong việc vay nợ. Công thức tính tỷ số này là: Tổng số nợ/Tổng tài sản hoặc NDH/Tổng tài sản. Tổng tài sản được tính bằng tổng giá trị của tài sản lưu động và TSCĐ; Tổng số nợ vay bao gồm nợ vay ngắn hạn và nợ vay dài hạn.

Tỷ số tự tài trợ là một chỉ số quan trọng đánh giá khả năng tự chủ về tài chính của DN. Công thức tính tỷ số tự tài trợ là VCSH/ Tổng tài sản. Nhà quản trị có thể dựa trên kết quả tính toán để tác động tăng hoặc giảm các tỷ số trên, phù hợp với hoạt động và tình hình tài chính của DN. Tỷ số tự tài trợ cũng giúp đánh giá gánh nặng nợ của DN và đưa ra quyết định phù hợp để đảm bảo hoạt động của DN được duy trì bền vững.

Vấn đề CTV là một chủ đề được rất nhiều nhà nghiên cứu lĩnh vực kinh tế – tài chính quan tâm. Đối với các nhà quản lý tài chính tại DN, tìm hiểu về CTV giúp tìm ra các đáp an cho những câu hỏi quan trọng như: xác định mục tiêu CTV cho DN, đánh giá rủi ro và ra quyết định vay nợ. Sự tường tận về CTV cũng giúp những nhà quản trị hiểu rõ các yếu tố cơ bản và đưa ra các quyết định phù hợp, gia tăng hiệu quả kinh doanh cũng như lợi nhuận cho cổ đông và giảm thiểu rủi ro (Graham và Leary, 2013). Việc quyết định tài trợ đúng đắn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong HĐKD của DN, đóng góp vào sự mở rộng bền vững và ổn định của công ty. (Hajisaaid, 2022).

Đòn bẩy về tài chính cũng có những ưu và nhược điểm nhất định. Có thể kể đến các ưu điểm như: Bên vay có thể thực hiện một khoản đầu tư trả trước tương đối nhỏ, có thể mua thêm tài sản thông qua vay nợ với số tiền bổ sung, trong những điều kiện thuận lợi, ĐBTC có thể dẫn đến lợi nhuận cao hơn mức mà một cá nhân hoặc DN có thể đạt được. Nhược điểm của việc sử dụng đòn bẩy là DN có khả năng tài sản giảm giá trị nhanh chóng và tổn thất tài chính có thể tăng lên, đòn bẩy đi kèm với rủi ro hoạt động lớn hơn đối với các công ty trong các ngành như sản xuất ô tô, xây dựng và sản xuất dầu, việc lạm dụng đòn bẩy có thể kiến các DN phải phá sản (Frank and Goyal, 2009).

Các DN lợi nhuận thấp hơn và có dòng thu nhập ít được dự đoán hơn sẽ thiệt hại hơn khi tài sản của DN giảm giá trị, các DN có thể phải trả lãi suất cao hơn cho các khoản vay vì rủi ro lớn hơn (Hovakimian and Hovakimian, 2021). ĐBTC vì vậy có thể có lợi đối với DN có lợi nhuận và có thể dự đoán dòng thu nhập, tỷ lệ đòn bẩy là một phép đo tài chính kiểm tra công ty có bao nhiêu vốn dưới dạng nợ hoặc xác định khả năng trả nợ của công ty và mỗi tỷ lệ đòn bẩy tập trung vào một hoặc nhiều yếu tố như nợ, VCSH, tài sản và chi phí lãi vay (Weill, 2010).

Có 2 phép đo cho CTV của các DN là: đòn bẩy sổ sách và đòn bẩy thị trường.

Sự khác biệt nằm ở đo lường vốn chủ sở hữu.

  • Đòn bẩy sổ sách =
  • Đòn bẩy thị trường =

Cấu trúc vốn tối ưu: Các lý thuyết về CTV có các cách nhìn khác nhau về hiệu quả sử dụng vốn vay. Lý thuyết M&M chỉ ra rằng vốn vay và lãi vay được khấu trừ thuế làm tăng giá trị DN. DN tăng giá trị nếu sử dụng toàn bộ 100% vốn vay. Nhưng trên thực tế, với gánh nặng lãi vay, rủi ro tài chính nên không có DN nào thực hiện như vậy. Ngoài ra, lý thuyết cân bằng tĩnh chỉ ra rằng, các DN phải tự quyết định về ĐBTC dựa trên cân bằng hiệu quả thu về từ vốn vay và rủi ro tài chính kèm theo. Nhờ giảm trừ thuế khiến giá trị DN dùng vốn vay được tăng thêm nhưng DN sẽ phải chịu thêm phần rủi ro tài chính tỷ lệ thuận với tỷ lệ nợ. Giá trị DN sẽ tăng đến mức nhất định rồi giảm do rủi ro tài chính tăng. CTV tối ưu sẽ đạt được tại đó, khi giá trị DN cao nhất, chi phí vốn thấp nhất, vì vậy tối đa hóa được lợi nhuận DN.

2.1.4. Khái niệm tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn Luận văn: Tác động của sự mất cân đối dòng tiền đến cấu trúc vốn.

 Điều chỉnh CTV là sự thay đổi mức độ sử dụng nợ của DN bằng cách thay đổi tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (hoặc tổng nguồn vốn). Tốc độ điều chỉnh thể hiện sự nhanh, chậm được đo trên một đơn vị thời gian nhất định, xác định cho một kỳ cụ thể, là sự thay đổi của cuối kỳ so với đầu kỳ. DN thường có tỷ lệ nợ dao động từ 0 đến 1, hiếm trường hợp có giá trị lớn hơn 1 (xảy ra đối với DN kinh doanh thua lỗ, bị âm VCSH), độ lệch chuẩn của tỷ lệ nợ càng cao thể hiện CTV điều chỉnh mạnh và ngược lại.

 Các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ điều chỉnh CTV gồm nhân tố thuộc đặc điểm hoạt động của DN và C.

  • Nhân tố thuộc đặc điểm hoạt động của DN gồm: Quy mô DN, hiệu quả hoạt động của DN, lưu chuyển tiền tệ, tuổi DN…
  • Nhân tố bên ngoài DN gồm: tình trạng nền kinh tế vĩ mô, khác biện vùng miền…

2.2. Nghiên cứu lý thuyết Luận văn: Tác động của sự mất cân đối dòng tiền đến cấu trúc vốn.

2.2.1. Lý thuyết cấu trúc vốn của Modigliani và Miller (M&M)

CTV là sự kết hợp giữa nợ và VCSH của công ty. Để làm được điều này, các công ty có thể vừa thu thập các nguồn bên ngoài vừa có thể thu hồi lợi nhuận bằng cách không chia cổ tức. Trong nghiên cứu này, CTV tối ưu đã được phân loại là sự kết hợp giữa vốn nợ và VCSH, điều này xảy ra khi công ty tối đa hóa giá trị của mình hoặc khi huy động đủ vốn để không làm thay đổi cấu trúc. Mở đầu cho lý thuyết về CTV, Miller và Modigliani cho rằng trong một thị trường hoàn hảo, CTV không ảnh hưởng đến giá trị DN. Không có một CTV tối ưu cho một DN cụ thể tuy nhiên, những giả định của một thị trường hoàn hảo như không có chi phí giao dịch, không thuế, thông tin cân xứng, lãi suất vay bằng lãi suất phi rủi ro là không phù hợp với môi trường hoạt động của DN trên thực tế. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả định giá trị DN và hiệu quả hoạt động của DN bị tác động bởi CTV (Ahmeti and Prenaj, 2017). Kế thừa kết quả nghiên cứu của Miller và Modigliani, một loạt lý thuyết về CTV lần lượt ra đời để giải thích về CTV của DN, bao gồm lý thuyết đánh đổi tĩnh, lý thuyết đánh đổi động, lý thuyết trật tự phân hạng và lý thuyết thời điểm thị trường (Galuh and Nugroho, 2015).

Mệnh đề I của M&M cho rằng giá trị DN độc lập với CTV, nghĩa là không có một CTV tối ưu cho DN với các giả định đặt ra như sau:

  • Không có chi phí giao dịch khi mua và bán chứng khoán.
  • Có đủ số người mua và bán trên thị trường, vì vậy không có nhà đầu tư riêng lẻ nào có một ảnh hưởng lớn đối với giá cả chứng khoán.
  • Có sẵn thông tin liên quan cho tất cả các nhà đầu tư và không phải mất tiền.
  • Tất cả các nhà đầu tư có thể vay hay cho vay với cùng lãi suất.
  • Với cùng một mức độ rủi ro như nhau, các tài sản được định giá bằng nhau.
  • Không có thuế thu nhập.

M&M lập luận rằng vì nhà đầu tư hoàn toàn có thể sử dụng ĐBTC của riêng cá nhân họ nên việc sử dụng đòn bẩy của DN sẽ không làm thay đổi giá trị của DN đó.

M&M không đề cập đến rủi ro của việc cho vay, tức là nếu DN có vay nợ có thể sẽ không phải trả hết nợ nếu thu nhập của công ty không thể trang trải hết.

M&M lập luận rằng một quy trình mua bán qua chênh lệch giá (arbitrage) sẽ ngăn chặn các DN tương đương có giá trị trên thị trường khác nhau chỉ bởi vì có các CTV khác nhau. Mua bán song hành là quy trình mua và bán cùng một lúc các chứng khoán cùng loại (hay tương đương) ở các thị trường khác nhau để hưởng lợi do chêch lệch giá. Các giao dịch mua bán song hành không có rủi ro. Giả sử M&M sai, nghĩa là giá trị thị trường của công ty có vay nợ (L) cao hơn so với công ty không vay nợ (U), thị trường vốn hoàn hảo không có chi phí giao dịch sẽ không ngăn cản các nhà đầu tư bán cổ phần của L, đồng thởi sẽ đi vay và mua cổ phần của U. Cổ phẩn của L sẽ bị bán cho đến khi giá của nó không còn tạo ra một khoảng chênh lệch so với giá của cổ phần U nữa. Tóm lại, theo M&M, trong thị trường vốn hoàn hảo và không có thuế thu nhập DN, giá trị thị trường của DN độc lập với CTV của nó. Đó là do ĐBTC cá nhân có thể hoàn toàn thay thế cho ĐBTC của DN.

2.2.2. Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn (The trade-off Theory) Luận văn: Tác động của sự mất cân đối dòng tiền đến cấu trúc vốn.

Thuật ngữ “Lý thuyết đánh đổi CTV” được dùng để chỉ những lý thuyết liên quan đến CTV của DN. Khi quyết định về CTV, người quản lý sẽ xem xét tất cả các chi phí và lợi ích trong từng trạng thái khác nhau. Tất cả các lý thuyết này đều cho rằng DN sẽ đạt được mức cân bằng giữa chi phí biên và lợi ích biên (Jahanzeb và cộng sự, 2015). Lý thuyết đánh đổi CTV phát triển từ lý thuyết CTV của Modigliani và Miller. Trong nghiên cứu của Modigliani và Miller, việc sử dụng nợ vay có lợi thế từ việc yếu tố thuế được tính toán. Do đó, CTV tối ưu là sử dụng 100% nợ từ đi vay.

Nghiên cứu của Çerkezi (2015) đã đưa ra lý thuyết về CTV tối ưu rằng đó là sự cân bằng giữa lợi ích đạt được từ thuế và chi phí phá sản. Tuy nhiên, Cotei và Farhat (2011) chỉ ra rằng CTV mục tiêu không thể đánh giá trực tiếp và chỉ có thể ước lượng qua thực tế. Lý thuyết đánh đổi CTV được chia thành hai nhánh, bao gồm lý thuyết đánh đổi tĩnh của CTV (The static Trade-off Theory) và lý thuyết đánh đổi động của CTV (The Dynamic Trade-off Theory), theo Matemilola, Bany và Mcgowan (2014). Lý thuyết đánh đổi động của CTV phát biểu rằng một DN sẽ điều chỉnh CTV theo thời gian nếu CTV mục tiêu khác với CTV ban đầu của họ. Trong thực tế, chi phí giao dịch cũng phải được tính đến.

  • Lý thuyết đánh đổi tĩnh của cấu trúc vốn (Static trade-off theory) 

Lý thuyết đánh đổi tĩnh trong CTV cho rằng các DN sẽ thiết lập một CTV mục tiêu riêng từ các tính toán liên quan đến lợi nhuận từ việc vay nợ và chi phí cho việc phá sản. Ảnh hưởng của lợi ích thuế phi nợ vay, chẳng hạn khấu hao hay tín dụng ưu đãi đầu tư, cũng được xem xét. Theo Kumah (2020), các DN hưởng lợi từ thuế phi nợ vay sẽ giảm mức độ vay nợ trong CTV của mình, vì điều này thường được coi là thay thế cho lợi ích thuế từ việc vay nợ. Có nhiều học giả nhất trí rằng nợ vay có thể mang lại nhiều ích cho DN tuy nhiên không phải là miễn phí cũng như lợi ích từ thuế là hữu hạn. Vay nợ nhiều làm tăng rủi ro cho chủ sở hữu cũng như nguy cơ phá sản và chi phí phá sản. Luận văn: Tác động của sự mất cân đối dòng tiền đến cấu trúc vốn.

Theo Weerakoon, Yatiwelle và Rooly (2016), chi phí phá sản chiếm trung bình 1% giá trị thị trường của DN trong bảy năm trước khi phá sản và chiếm 2,5% giá trị thị trường của DN trong ba năm trước khi phá sản. Chi phí phá sản gián tiếp bao gồm những tác động đến HĐKD và việc giảm tiềm năng đầu tư. Theo Butt (2021) tổng chi phí phá sản (cả trực tiếp và gián tiếp) có thể chiếm từ 11% đến 17% tổng giá trị DN ba năm trước khi phá sản. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng các DN lớn thường có tỷ lệ nợ cao hơn so với các DN nhỏ vì chi phí phá sản thường thấp hơn.

Lý thuyết đánh đổi tĩnh của CTV cho rằng các yếu tố đại diện cho chi phí của việc vay tiền sẽ có tác động ngược chiều tới mức độ nợ vay, trong khi các yếu tố đại diện cho lợi ích của việc vay tiền sẽ tác động cùng chiều. Đồng thời, CTV được lựa chọn dựa trên tổng hóa của các yếu tố này. Lý thuyết cũng cho rằng tồn tại CTV tối ưu, khi đó DN sẽ có thể tối đa hóa giá trị của mình bằng cách cân đối chi phí phá sản với giá trị của lợi ích thuế từ việc vay nợ cũng như chi phí vay nợ (Ben, 2014).

Tekin và Polat (2022) đưa ra kết luận rằng, chi phí khó khăn tài chính tăng dẫn đến tỷ lệ nợ mục tiêu sẽ giảm, trong khi lợi ích thuế phi nợ vay tăng thì tỷ lệ nợ mục tiêu cũng sẽ giảm. Nếu thuế thu nhập cá nhân đối với VCSH tăng, tỷ lệ nợ mục tiêu sẽ tăng. Đối với CTV mục tiêu, nếu thuế suất biên với chủ nợ tăng, tỷ lệ nợ mục tiêu sẽ giảm. Nợ vay cùng rủi ro sẽ có mối quan hệ nghịch với nhau. Các DN có lợi nhuận cao sẽ có tỷ lệ nợ mục tiêu cao, điều này ngược lại với giả thuyết của lý thuyết trật tự phân hạng, cho rằng các DN ít sử dụng nợ vay và có tỷ lệ nợ mục tiêu thấp khi đạt được lợi nhuận tốt. Tóm lại, lý thuyết đánh đổi tĩnh của CTV là một khái niệm quan trọng trong kinh doanh, cho phép DN đưa ra quyết định lựa chọn CTV phù hợp để tối đa hóa giá trị của mình. Các tác nhân ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ mục tiêu cũng được chỉ ra và DN sẽ theo đó thay đổi CTV của mình.

Hình 2.2. Lý thuyết đánh đổi tĩnh của cấu trúc vốn

  • Lý thuyết đánh đổi động của cấu trúc vốn (Dynamic Trade – Off Theory)

Khác với lý thuyết đánh đổi tĩnh của CTV, lý thuyết đánh đổi động cho rằng CTV của DN luôn không ngừng thay đổi. Việc tối ưu CTV phụ thuộc vào kì vọng và chi phí điều chỉnh. Vì vậy, các DN thường thực hiện lại CTV theo thời gian. Mô hình lý thuyết động cho thấy sự quyết định về tài trợ phụ thuộc vào chiến lược sắp.

Hình 2.3. Lý thuyết đánh đổi động

Theo Abdeljawad và cộng sự (2015), lý thuyết đánh đổi động về CTV cho tới của DN. Một số DN dự tính chi trả cổ tức, số khác lại huy động vốn rằng CTV của DN không phải là tối ưu liên tục vào một thời điểm cụ thể và DN thường có nỗ lực điều chỉnh CTV để đạt được mục tiêu CTV mong muốn. Theo mô hình này có 32 tác nhân ảnh hưởng đến CTV mục tiêu được xem xét chi tiết hơn so với mô hình tĩnh, bao gồm khả năng sinh lợi, chi phí cổ tức và thuế thu nhập DN. Lý thuyết đánh đổi về CTV được xem là gốc rễ của các lý thuyết về CTV vì giải thích các quyết định CTV tốt hơn so với các lý thuyết khác (Murhadi, 2015). Hạn chế của lý thuyết này vẫn không thể giải thích các hành vi thường gặp trong việc lựa chọn CTV như trường hợp các DN có khả năng sinh lời cao hoặc sự khác biệt trong CTV giữa các DN cùng ngành. Nguyên nhân vì luôn hiện hữu các tác nhân ảnh hưởng đến CTV mục tiêu của DN. Các lý thuyết khác, như lý thuyết trật tự phân hạng tài trợ và lý thuyết phát tín hiệu, cũng giải thích quyết định về CTV của DN tốt hơn (Suganya, 2024). Luận văn: Tác động của sự mất cân đối dòng tiền đến cấu trúc vốn.

2.2.3. Lý thuyết trật tự phân hạng (The pecking-order theory)

Lý thuyết trật tự phân hạng trong tài trợ được cho là sự thể hiện của sự chênh lệch về thông tin giữa DN và các nhà đầu tư bên ngoài. Theo Matemilola và Bany (2013), điều này sẽ dẫn đến sự khác biệt về chi phí việc huy động vốn từ bên ngoài so với bên trong. Chênh lệch thông tin cũng dẫn đến định giá sai VCSH và khuynh hướng phát hành các loại chứng khoán khác nhau. Các nhà quản lý thường phát hành cổ phiếu khi DN được định giá tốt và phát hành nợ vay khi định giá thấp. Ngoài ra DN cũng có chiều hướng huy động từ bên ngoài khi chi phí tài chính cao, trong khi đó, DN sẽ phát hành các chứng khoán nợ và lai khi chi phí tài chính thấp. Điều này được Culata và Gunarsih (2014) nhắc lại.

Hình 2.4. Lý thuyết trật tự phân hạng

Lý thuyết về trật tự phân hạng trong tài trợ giải thích rõ ràng về cách DT ảnh hưởng đến định hướng sử dụng vốn của các DN. Nợ vay được sử dụng để bù đắp nguồn vốn nội bộ thiếu hụt. Tuy nhiiên DN có DT lớn so với nhu cầu đầu tư sẽ ít phụ thuộc vào nợ vay và tiêu dùng ít vốn cho CTV mục tiêu. Các DN có cơ cấu tài sản khác nhau sẽ có sự khác biệt về CTV mục tiêu, dựa trên nguồn vốn nội sinh của DN. Điều này đã được chứng minh qua nghiên cứu của Bessler, Drobetz và Grüninger (2012), cũng như của Vasiliou, Eriotis và Daskalakis (2011).

Lý thuyết này cũngcho rằng thông tin giữa các bên như quản lý, cổ đông và chủ nợ là không đối xứng khi sử dụng VCSH và nợ vay. Thực tế cho thấy CTV tối ưu không tồn tại. Thay vào đó, các DN ưu tiên vận dụng vốn nội sinh của mình. Tỷ lệ trả cổ tức và CTV mục tiêu của DN bị ảnh hưởng bởi cơ hội đầu tư. Đồng thời khi cầ huy động vốn bên ngoài, DN sẽ phát hành chứng khoán có tính an toàn trước (Mabrouk và Adel, 2021).

2.3. Nghiên cứu thực nghiệm Luận văn: Tác động của sự mất cân đối dòng tiền đến cấu trúc vốn.

2.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới

Trong lĩnh vực tài chính DN, sự cân bằng giữa nợ và vốn là một vấn đề được quan tâm tới.. Một số phương pháp tiếp cận đã được đưa ra để tối ưu CTV như phương pháp tiếp cận thu nhập ròng của CTV hoặc vay nợ có chừng mực để tăng giá trị DN. Nhiều nghiên cứu đã đưa ra các quan điểm khác nhau về việc sử dụng nợ trong CTV của công ty. Harding, Liang và Ross (2009) cho rằng giá trị DN sẽ tăng đến một giới hạn của việc sử dụng nợ và sau đó giá trị DN sẽ không biến chuyển hoặc giảm đi nếu sử dụng nợ quá cao. Các tác giả Alam và Akhter (2022) đã phát triển lý thuyết CTV dựa trên chi phí đại diện. Theo đó, hai loại chi phí đại diện mà DN phải chịu là chi phí từ các cổ đông bên ngoài và chi phí lcho khoản nợ hiện tại. Các chi phí này sẽ giảm đến mức cố định khi VCSH bên ngoài trong CTV đạt mức độ nhất định. Việc cân đối giữa chi phí đại diện và lợi ích từ vay nợ có thể dẫn đến một CTV tối ưu. Tóm lại, việc tối ưu CTV là một vấn đề quan trọng trong lĩnh vực tài chính DN. Các phương pháp và quan điểm khác nhau đã được đưa ra để đạt được CTV tối ưu phù hợp với từng đặc thù của từng DN.

Guerard, Saxena và Gultekin (2023) đã đưa ra một lý thuyết CTV mới dựa trên thông tin không cân xứng, cho thấy rằng lựa chọn CTV của DN sẽ cung cấp thông tin quan trọng cho nhà đầu tư về bên trong công ty. Mục đích của lý thuyết là hạn chế quyết định thiếu hiệu quả trong đầu tư do thông tin không cân xứng. Việc quản lý tốt các yếu tố trong công ty sẽ được sử dụng như một nguồn quỹ mới mà không cần tìm kiếm từ bên ngoài, trừ khi không thể tránh khỏi các chi phí phát sinh. Lý thuyết giải thích mối liên quan giữa lợi nhuận và tỷ lệ nợ và cho rằng không có một chỉ tiêu nhất định cho tỷ lệ nợ và vốn. Thông thường các nhà quản lý mong muốn sử dụng nguồn tiền tự có trước khi sử dụng tài trợ và cuối cùng mới là phát hành cổ phiếu mới (Sadiq và cộng sự, 2022) trong quá trình tài trợ. Luận văn: Tác động của sự mất cân đối dòng tiền đến cấu trúc vốn.

  • Lý thuyết trên cũng giải thích hành vi về mặt tài chính của các nhà quản lý

Nghiên cứu của Schauten và Spronk (2009) chứng minh rằng, các công ty có tỷ lệ TSCĐ cao sẽ có xu hướng sử dụng NDH nhiều hơn. Tương tự, Pettit (2023) cũng tìm thấy rằng quy mô của công ty sẽ ảnh hưởng đến việc vay nợ và tỷ lệ lợi nhuận đầu tư sẽ có mối quan hệ không cùng chiều với tỷ lệ nợ. Nghiên cứu của Milošev (2023) cho thấy ĐBTC sẽ phụ thuộc vào phương sai của thu nhập và có mối quan hệ nghịch giữa phương sai này và đòn bẩy. Các nghiên cứu của Schaeffler (2014) cũng cho thấy rằng các DN rủi ro có thể có tỷ lệ nợ thấp hơn và không có mối quan hệ tuyến tính giữa quy mô và tỷ lệ nợ. Mặc dù cơ cấu tài chính được lượng hóa bằng giá trị sổ sách nhưng vẫn có biến thiên giữa các ngành công nghiệp.

Theo Cuong và Nguyen (2014), tỷ lệ tổng nợ tỷ lệ thuận với tăng trưởng và tỷ lệ nghịch với quy mô DN. ĐBTC của DN không ảnh hưởng đến quy mô cũng như tốc độ tăng trưởng và có mối quan hệ nghịch với năng lực chi trả nợ bên cạnh việc chi cổ tức. Nghành nghề có liên quan đến việc sử dụng đòn bẩy của DN, tuy nhiên không có liên quan trực tiếp hơn so với các nghiên cứu trước đây và việc sử dụng nợ của DN có liên quan đến quy mô của nó. Obuya (2019) phát biểu rằng các DN có sản phẩm độc đáo hoặc độc nhất có tỷ lệ nợ ở đó là tương đối thấp.

Barclay và Smith (1995) cho rằng, nợ tối ưu của DN làm giảm thu nhập của DN. Trong tình huống khó khăn kinh tế, việc quản lý chiến lược của DN ngày càng được chú trọng hơn. Hiện chưa có nhiều nghiên cứu và liên kết giữa quản lý chiến lược và quản lý tài chính của DN. Hai phương pháp phân tích đã được áp dụng để xác định liên hệ giữa CTV và vị thế chiến lược của DN. Cụ thể, các nhà quản lý được nghiên cứu đã đưa ra lựa chọn bằng việc việc sử dụng nợ và vốn của công ty để kiểm soát rủi ro dài hạn theo mục tiêu chiến lược (Choi, Kumar và Zambuto, 2018).

Hầu hết các kết quả của nghiên cứu được rút ra từ thực tiễn từ các nền kinh tế phát triển và tương đồng về mặt thể chế. Tuy nhiên trong giai đoạn có nhiều biến động pháp lý tại quốc gia này thì ngày càng có nhiều câu hỏi được đặt ra. Tại các quốc gia đang phát nhiều cải cách thị trường tài chính cũng đã được xúc tiến. Những thay đổi cơ bản về thể chế được cho các DN đã được bắt đầu từ thập niên 80 đến đầu thập niên 90 (Menoncin, Panteghini và Regis, 2023). Chuyển đổi sang thị trường tư nhân và mở rộng phạm vi của thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường vốn đã cho phép các DN tối ưu hơn trong việc xác định CTV. Một số tác phẩm nghiên cứu đã được tiến hành để giải thích CTV trong các thể chế riêng của các nền kinh tế đang phát triển (Arulvel và Ajanthan, 2015).

Ghirmire và đồng nghiệp (2023) đã đưa ra công trình thực nghiệm đầy đủ đầu tiên để kiểm tra khả năng giải thích của mô hình CTV ở các quốc gia trong quá trình phát triển. Các nước có nền kinh tế thị trường được lựa chọn để đảm bảo sự đồng nhất với các nghiên cứu trước đó tại các nước đã phát triển. Nghiên cứu này đã đánh giá liệu lý thuyết CTV có thể được áp dụng giữa các quốc gia khác biệt về thể chế.

Akindejoye (2019) đã tiến hành một nghiên cứu về các sự kiện đột phá, dựa trên nghiên cứu của các quốc gia phát triển để xem xét tính khả dụng tại các thị trường khác. Tuy nhiên, kết quả không thật sự chắc chắn khi phân tích các tiền đề này. Quyết định về CTV của các DN chịu tác động bởi các yếu tố tương đồng tại các quốc gia đã và đang phát triển nhưng cũng chịu chi phối bởi khác biệt về bộ máy tổ chức và các yếu tố đặc thù riêng tại từng quốc gia. Nghiên cứu cho thấy, mặc dù một số lý thuyết tài chính hiện đại đã được áp dụng trên các quốc gia, nhưng vẫn cần thực hiện để hiểu rõ hơn về tác động của các đặc điểm công ty đối với quyết định CTV.

Gần đây, Bistrova, Lace và Peleckienė (2013) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến CTV của các DN Châu Á – Thái Bình Dương tại bốn quốc gia với môi trường về pháp lý, tài chính và thể chế khác nhau. Quyết định CTV của các DN bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nêu trên, và nhà nghiên cứu đã áp dụng những yếu tố cụ thể của DN vào hệ thống lý thuyết hiện hành. Tuy nhiên còn rất ít nghiên cứu về CTV tại các nền kinh tế nhỏ lẻ. Sở hữu trường tài chính đặc trưng và nền kinh tế chung trong các quốc gia này, các kết quả thực nghiệm đưa ra hiểu biết cho các thảo luận và bổ sung cho lý thuyết hiện có.

Trong một nghiên cứu của Bărbuţă-Mişu và Bodea (2016), 106 DN tên thị trường chứng khoán tại Thụy Sỹ được lựa chọn để tìm hiểu các yếu tố tác động đến CTV. Thông qua các phương pháp kiểm định trong giai đoạn 1991-2000, nghiên cứu chỉ ra quy mô DN, TSCĐ quan trọng và rủi ro trong kinh doanh tác động cùng chiều với đòn cân, ngược lại sự phát triển cùng khả năng có lời tác động ngược chiều đòn bẩy. Kết quả này chứng tỏ lý thuyết đánh đổi CTV và lý thuyết thứ tự tăng vốn đều quan trọng với việc lý giải CTV của các DN tại Thụy Sỹ. Luận văn: Tác động của sự mất cân đối dòng tiền đến cấu trúc vốn.

Yazdanfar và Öhman (2017) đã kiểm tra đòn bẩy ước đoán của mô hình đánh đổi CTV và mô hình thứ tự tăng vốn. Dù cho đòn bẩy của các DN Thụy Sỹ là khá thấp, kết quả phụ thuộc vào định nghĩa chính xác của đòn bẩy. TSCĐ cùng thu nhập liên hệ mật thiết đến đòn bẩy của DN. Qua mô hình hồi quy tuyến tính cho thấy các DN tại Thụy Sỹ nhìn chung giữ tỷ lệ đòn bẩy lý tưởng. Nhìn chung lại, cả hai nghiên cứu này tiếp cận vấn đề về CTV của các DN Thụy Sỹ từ nhiều khía cạnh khác nhau và cho thấy rằng cả lý thuyết đánh đổi CTV và lý thuyết thứ tự tăng vốn đều có ảnh hưởng đáng kể đến chính sách tài chính của các DN này.

Chang, Chen và Liao (2016) nghiên cứu 77 DN lớn niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải, Trung Quốc, trong đó các yếu tố lợi nhuận, tiềm năng phát triển, chi phí vốn, thuế và TSCĐ được sử dụng để phân tích và cho thấy tỷ lệ sinh lợi và quy mô DN tác động ngược chiều với CTV của DN, ngược lại tốc độ tăng trưởng và TSCĐ mang tác động cùng chiều với tỷ lệ nợ. Bên cạnh đó bài nghiên cứu cũng chỉ ra sự khác biệt trong việc xu hướng cao sử dụng ngắn hạn thay vì dài hạn của các DN Trung Quốc so với các quốc gia phát triển khác.

Macedo và cộng sự (2017) nghiên cứu quan hệ giữa khả năng sinh lời và CTV của 70 DN niêm yết tại Brazil từ 1995 đến  2001 và cho thấy nợ ngắn hạn có mối tương quan dương đáng kể với năng suất HĐKD được đo bằng ROE, trong khi NDH lại có mối tương quan âm đáng kể với ROE. Các yếu tố khác nhau đều có ảnh hưởng đến CTV và hiệu quả kinh doanh của DN, và giữa các đất nước và khu vực khác nhau cũng có sự khác biệt.

Wolfgang và Roger (2005) đã phân tích tám yếu tố ảnh hưởng đến CTV của các DN niêm yết tại Nepal vào năm 2005. Tám mô hình hồi quy đa biến đã được sử dụng để đánh giá tác động của các biến này đến CTV. Điều đáng chú ý là chỉ có các DN về ngân hàng, bảo hiểm và tài chính được tính toán phân tích, vì có bất thường liên quan đến thời hạn liên tục của mô hình và các DN ngành sản xuất đã không được lựa chọn. Nghiên cứu kết luận rằng quy mô, tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ thu nhập là các yếu tố ảnh hưởng có tính thống kê đáng kể đến CTV của các DN niêm yết tại Nepal.

Fakher và đồng nghiệp (2007) kiểm định tác động của việc thiếu thị trường vốn thứ cấp thông qua phân tích CTV các DN ở Libya. Kết quả cho thấy cả hai lý thuyết đánh đổi CTV và lý thuyết chi phí đại diện là các lý thuyết phù hợp với việc xác định CTV của các DN Libya. Hạn chế thị trường vốn thứ cấp có thể có phát sinh chi phí đại diện khi cổ đông không thể bán cổ phiếu, dẫn đến thách thực trong gia tăng lợi ích của cổ đông. Luận văn: Tác động của sự mất cân đối dòng tiền đến cấu trúc vốn.

Qua số liệu của 20 DN niêm yết tại Ghana, Abor (2007) cho thấy mối quan hệ tích cực giữa CTV và hiệu quả kinh doanh của DN. Nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ lệ nợ ngắn hạn đo bằng ROE và tỷ lệ NDH đo bằng ROE có mối quan hệ âm và dương đáng kể đối với mức độ tạo ra lợi nhuận của DN. Nghiên cứu còn cho thấy sự tăng quy mô nợ cũng đồng thời gia tăng lợi nhuận của DN.

Rami Zeitun (2009) cũng chỉ ra tác động của CTV đến hiệu quả hoạt động của DN mà ở đó tỷ lệ nợ ngắn hạn có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả theo thị trường của DN. Margaritis (2009) trong nghiên cứu của mình cũng xác nhận mối quan hệ tương tác giữa CTV và hiệu quả HĐKD của DN. Tóm lại, các nghiên cứu trên đều chứng minh rằng CTV có tác động đáng kể đến năng lực kinh doanh của DN. Việc quản lý CTV hiệu quả đồng thời với việc tăng lợi nhuận và tối ưu hóa việc sử dụng công cụ nợ sẽ giúp DN tăng mức độ tạo ra lợi nhuận và phát triển bền vững.

Joshua (2010 đã so sánh CTV của các DN niêm yết, DN lớn không được niêm yết và các DN vừa nhỏ ở Ghana và cho thấy rằng không có sự khác biệt đáng kể giữa các CTV của các DN này tuy nhiên nợ ngắn hạn có tỷ trọng khá cao ở các DN được lựa chọn. Kết quả phương pháp hồi quy đưa ra rằng tuổi đời DN, quy mô, cơ cấu về tài sản, khả năng tạo năng lợi nhuận, rủi ro cũng như vấn đề sở hữu DN có tác động đến CTV của các DN lớn có hoặc không niêm yết. Ở DN vừa và nhỏ thì nơi tọa lạc, ngành nghề, giới tính nhà lãnh đạo, xuất khẩu và cách thức kinh doanh sẽ tác động đến CTV.

Boodhoo (2011) cho biết, giới tài chính vẫn đang tranh cãi về CTV tối ưu cho các DN và những vấn đề quanh chi phí đại diện. Nghiên cứu đưa ra đánh giá chung về các lý thuyết về CTV và bằng chứng về liên hệ giữa CTV và cấu trúc chủ sở hữu.

Ngoài ra yếu tố thị trường, nơi tọa lạc DN, giá trị vốn hóa và quy mô kinh doanh ảnh hưởng đến CTV.

Mehmet và Eda (2011) đã xét đến sự hiệu quả của mức sử dụng đòn bẩy vào CTV của các DN trong các lĩnh vực tiên phong và những lĩnh vực được niêm yết trên sàn ISE và đưa ra mối quan hệ thuận giữa mức đòn bẩy của các DN và lĩnh vực có hiệu quả trong giai đoạn 1999-2008, nhất là trong lĩnh vực hàng điện tử. Mối quan hệ này có ý nghĩa tại mức 10%.

Wanrapee Banchuenvijit (2011) xem xét 81 DN niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thái Lan trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến 2010 với các nhân tố trong mô hình gồm: tỷ suất sinh lợi, quy mô DN, tỷ trọng TSCĐ hữu hình, tốc độ gia tăng tài sản và sự biến động của lợi nhuận. Kết luận đưa ra rằng có ba nhân tố có ý nghĩa thống kê ở mức 1% bao gồm tỷ suất sinh lợi, TSCĐ nghịch biến với hệ số nợ và quy mô DN lại có mối quan hệ đồng biến với hệ số nợ.

B.Nimalathasan và Valeriu Brabete (2012) trong nghiên cứu của mình phát hiện thấy rằng CTV có tác động của vốn đến tỷ lệ lợi nhuận trong một ngày của DN đang hoạt động ipo tại thị trường chứng khoán Sri Lanka và tỉ lệ lợi nhuận trên vốn cổ phần có mối liên hệ và có tác động với hầu hết những biến đổi trong kết quả kinh doanh.

Ta có thể nhận định, kết quả HĐKD có thể chịu ảnh hưởng bởi CTV, việc xem xét tác động của CTV đối với hiệu quả HĐKD của DN sẽ là những chứng cớ vững mạnh nhất cho thấy tác tác động của CTV đến mức độ tạo ra lợi nhuận của DN.

2.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam Luận văn: Tác động của sự mất cân đối dòng tiền đến cấu trúc vốn.

Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta nhiều biến động, một số nhà nghiên cứu Việt Nam có tiếp cận đã triển khai rất đông việc nghiên cứu đối với CTV của khu vực DN.

Trần Thanh Tú (2008) nghiên cứu với tiêu đề “Thay đổi CTV của khu vực DN tư nhân Việt Nam ngày nay” đã áp dụng phương án định lượng OLS với những con số từ 375 nghiên cứu của khu vực DN tư nhân năm 2007. Với biến giải thích là tỷ trọng NDH so với tổng tài vốn cùng một số biến phân tích khác: hệ số nợ (vốn vay tín dụng), tỷ lệ VCSH, khả năng sinh lời của VCSH (ROE), khả năng sinh lời tổng tài sản (ROA), cơ cấu giá trị TSCĐ (tổng TSCĐ trên tổng tài sản) và quy mô VCSH và biến ngành kinh tế là biến giả thay vào biến beta phản ánh các rủi ro của ngành và đưa ra kết luận tại nhiều ngành nghề khác nhau.

Trang, Tuyen và Diep (2018) đã dùng dữ liệu của các DN chưa niêm yết tại Việt Nam và đưa ra kết quả thể hiện qua dấu tương quan của các yếu tố có tác động đến CTV như sau: Giá trị DN (+); Mức độ sở hữu của nhà quản trị (+); Khả năng tạo ra lợi nhuận (-); Lợi ích từ thuế phi nợ vay (-); TSCĐ (-); Cơ hội tăng trưởng (+); Thuế thu nhập DN (-).

Son (2013) đã tiến hành phân tích những yếu tố tác động lên cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính theo cách phân tích định lượng căn cứ trên những dữ liệu từ báo cáo tài chính trung bình 3 năm (2009-2011) của 428 DN. Kết quả cho biết tỷ lệ nợ trung bình của 428 DN là 51,74%, các DN cũng thay đổi theo thời gian về  những yếu tố như chi phí vận hành, cấu trúc tài sản có tác động nghịch biến với cấu trúc tài chính cũng như quy mô DN Với hiệu quả tài chính và tỉ suất lợi nhuận trên VCSH (EPS) trung bình của mỗi DN là 17,63% và chỉ số EPS cũng có những khác biệt rất nhiều giữa mỗi DN.

Cuong, Manh và Dinh (2021) khi phân tích CTV của một số DN tại HOSE đã xác định được các nhân tố có tác động lên CTV của công ty theo các mô hình trật tự trên là: Thu nhập bình quân trên tổng tài sản (ROE); Tỷ lệ TSCĐ ròng trên tổng tài vốn và lợi nhuận công ty. Các nhân tố về lợi nhuận và triển vọng kinh doanh đều có tác động đảo chiều ngược lại với mô hình trật tự trên. Yếu tố về thanh khoản tác động ngược với ĐBTC.

Trần Hùng Sơn (2014) đánh giá đặc tính DN và việc điều chỉnh CTV mục tiêu của một số DN công nghiệp đã phát hiện ra rằng: Tỷ lệ tài sản; Giá trị DN cùng những triển vọng kinh doanh có ảnh hưởng lên việc điều chỉnh tỷ lệ vốn mục tiêu của những DN này. Tác giả đã chỉ ra những khuyến nghị đối với một số DN về khả năng thay đổi tỷ lệ vốn mục tiêu để tối đa hoá giá trị DN.

Lê Đạt Chí (2015) sử dụng dữ liệu từ các DN niêm yết trên thị trường Việt Nam khoảng thời gian 2009 đến 2012. Căn cứ lý thuyết cổ điển trong CTV kết hợp các yếu tố thuộc nền tảng lý thuyết kinh tế về tài chính. Kết quả đưa ra 6 yếu tố then chốt cùng dấu chiều hướng tác động là: Lãi suất (+); Vay nợ (-): Chi phí thị trường so với giá trị tài sản (-); ĐBTC (+); Vốn (-);  Nhà quản lý (+). Ngoài ra tác giả cho rằng các quyết định CTV của một số DN thuộc giai đoạn trên không có quan hệ nhiều với lý thuyết đổi tuy nhiên cũng có quan hệ đáng kể với lý thuyết quy tắc định giá.

Các tác giả Đặng Thị Quỳnh Anh và Quách Hải Yến (2016) nghiên cứu tác động của các nhân tố thay đổi CTV của một số DN niêm yết HOSE. Áp dụng phương pháp tính toán các nhân tố không ngẫu nhiên (FEM – Fixed Effect Model) với 10 nhân tố được cho vào tính toán. Với 180 DN phi tài chính niêm yết trên HOSE trong giai đoạn 2012 đến 2015. Tác giả tìm ra 3 nhân tố tác động trực tiếp lên CTV của mỗi DN là: Quy mô DN, khả năng sinh lợi và thuế. Trên thực tế trong khi quy mô và khả năng sinh lời có quan hệ ngược chiều thì thuế có quan hệ ngược chiều với CTV. Đoàn Ngọc Phúc (2016) trong nghiên cứu xác sử dụng 217 DN niêm yết trên 2 sàn niêm yết tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội trong giai đoạn 2009 đến 2014, các biến được chọn gồm nợ ngắn hạn, NDH, tổng nợ và các biến về hiệu quả HĐKD là EPS và ROE. Kết quả cho thấy tác động tích của NDH đến EPS và lợi nhuận, ngược lại NDH cùng tổng nợ có tác động tiêu cực với EPS và ROE.

Dương Thị Hồng Vân (2016) trong nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng lên chính sách CTV của DN niêm yết cho thấy ảnh hưởng của các yếu tố lên CTV của DN niêm yết cũng tuân thủ theo các nguyên tắc tương tự nhau tại nhiều quốc gia trên thế giới. Bối cảnh hiện nay có rất ít can thiệp từ các tổ chức tài chính DN đến chính sách CTV của DN niêm yết vì sự khác biệt về đặc điểm CTV của DN tại Việt Nam so với các DN khác trên thế giới. Tuy nhiên, nghiên cứu trên cũng là nghiên cứu tổng quát đối với các DN niêm yết và bỏ qua đặc thù của từng DN. Luận văn: Tác động của sự mất cân đối dòng tiền đến cấu trúc vốn.

Bảng 2.1. Tổng hợp các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm

Tác giả Nội dung nghiên cứu Kết quả nghiên cứu
Guerard, Saxena và Gultekin (2023) Xây dựng lý thuyết CTV qua thông tin bất cân xứng Quan hệ ngược chiều giữa khả năng tạo ra lợi nhuận, không có tỷ lệ tiêu chuẩn giữa nợ và vốn
Schauten và Spronk (2009) Mối quan hệ về TSCĐ và NDH DN có TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn có chiều hướng sử dụng nhiều NDH hơn
Cuong và Nguyen (2014) Tỷ lệ tổng nợ tỷ lệ thuận với tăng trưởng, tỷ lệ nghịch với quy mô DN Cách sử dụng nợ có tác động đến quy mô các DN
Barclay và Smith (1995) Sự liên hệ giữa nợ và thu nhập của DN Nợ tối ưu làm giảm thu nhập của DN
Akindejoye (2019) Với các quốc gia phát triển, quyết định CTV bị tác động bởi các biến tương tự ở các quốc gia đang phát triển Cần tiến hành nghiên cứ tìm hiểu ảnh hưởng của đặc điểm DN đến lựa chọn CTV
Bistrova, Lace và Peleckienė (2013) Những tác nhân liên quan đến CTV của các DN khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (4 quốc gia với đặc thù pháp lý, tài chính và thể chế riêng biệt) Việc lựa chọn CTV chịu tác động bởi các yếu tố môi trường
Bărbuţă-Mişu và Bodea (2016) Tìm hiểu nhân tác ảnh hưởng đến CTV của 106 DN niêm yết Thụy Sỹ Quy mô, TSCĐ và rủi ro DN có quan hệ cùng chiều với đòn bẩy trong khi khả năng tạo ra lợi nhuận quan hệ ngược chiều
Yazdanfar và Öhman (2017) Đòn bẩy dự đoán của mô hình đánh đổi CTV và mô hình thứ tự tăng vốn với dữ liệu các DN Thụy Sỹ DN có nhiều cơ hội đầu tư sử dụng đòn bẩy hạn chế hơn. Đòn bẩy có liên hệ mật thiết đến TSCĐ và thu nhập của DN
Chang, Chen và Liao (2016) Xem xét tác động của các yếu tố: lợi nhuận, kỳ vọng tăng trưởng, TSCĐ hữu hình, chi phí kiệt quệ tài chính và lá chắn thuế đến cấu trúc vốn của các DN niêm yết Tỷ suất sinh lợi và quy mô có quan hệ nghịch biến với CTV, tốc độ tăng trưởng và TSCĐ hữu hình đồng biến với CTV
Macedo và cộng sự (2017) Liên hệ giữa CTV cùng khả năng tạo ra lợi nhuận của 70 DN niêm yết Brazil (1995 -2001) NNH có mối tương quan dương với hiệu quả HĐKD và tương quan âm với HĐKD
Wolfgang và Roger (2005) Xem xét các yếu tố tác động lên CTV của các DN niêm yết tại Nepal tại ngày 16/7/2005 Quy mô, tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ thu nhập là các tác nhân ảnh hưởng đến CTV của các DN niêm yết tại Nepal
Fakher và cộng sự (2007) Lý thuyêt CTV tại các quốc gia đang phát triển và ảnh hưởng của sự thiếu thị trường thứ cấp tại Libya Các lý thuyết phù hợp là đánh đổi CTV và chi phí đại diện và có ít thực chứng cho lý thuyết thông tin không cân xứng
Abor (2007) Quan hệ giữa CTV và khả năng tạo ra lợi nhuận của các DN tại Ghana Quan hệ cùng chiều giữa NNH đến khả năng tạo ra lợi nhuận và quan hệ ngược chiều giữa NDH đến hiệu quả kinh doanh
Rami Zeitun (2009) Ảnh hưởng của CTV đến khả năng tạo ra lợi nhuận của DN CTV tác động tích cực đến khả năng tạo ra lợi nhuận của DN theo kế toán và chỉ số thị trường
Joshua (2010) Đánh giá CTV giữa các DN niêm yết, DN lớn không niêm yết và DN vừa và nhỏ tại Ghana Tuổi đời, quy mô, cấu trúc tài sản, khả năng tạo ra lợi nhuận, rủi ro và vấn đề sở hữu đóng vai trò trọng yếu đến quyết định CVT
Boodhoo (2011) CTV tối ưu của các DN và vấn đề chi phí đại diện Các chứng cứ về liên hệ giữa CTV và cấu trúc chủ sở hữu
Mehmet và

Eda (2011)

Mức độ áp dụng đòn bẩy mang tính trọng yếu đến quyết định

CTV của các DN niêm yết tại sàn ISE

Quan hệ cùng chiều giữa mức độ sư dụng đòn bẩy và CTV của các DN ở mức ý nghĩa 10%
Wanrapee Banchuenvijit (2011) Liên hệ giữa tỷ suất lợi nhuận, quy mô DN, tỷ trọng tài sản hữu hình, tốc độ phát triển tài sản, biến động của lợi nhuận với hệ số nợ Các yếu tố tỷ suất sinh lời, TSCĐ quan hệ đồng biến với hệ số nợ trong khi quy DN thì ngược lại
Trang, Tuyen và Diep (2018) Những yếu tố ảnh hưởng đến CTV của các DN chưa niêm yết tại Việt Nam Dấu kỳ vọng của cá yếu tố đến CTV như sau: Quy mô (+); Mức độ sở hữu DN của người quản lý (+); Khả năng tạo ra lợi nhuận (-); Lợi ích thuế phi nợ vay (-); TSCĐ (-); Cơ hội tăng trưởng (+); Thuế thu nhập DN (-)
Son (2013) Nghiên cứu các yếu tố tác động lên cấu trúc và hiệu quả tài chính Hiệu quả, rủi ro kinh doanh và cấu trúc tài sản tỷ lệ nghịch đến CTV trong khi quy mô DN thì ngược lại
Cuong, Manh và Dinh (2021) CTV của các DN niêm yết HOSE Các yếu tố ảnh hưởng CTV theo lý thuyết trật tự phân hạng gồm: ROA; Tỷ lệ TSCĐ hữu hình so với tổng tài sản; Quy mô DN
Trần Hùng Sơn (2014) Đặc điểm và tốc độ thay đổi CTV mục tiêu của các DN công nghiệp niêm yết tại Việt Nam Lợi nhuận, tỷ lệ TSCĐ, quy mô DN và cơ hội tăng trưởng có ảnh hưởng đến tốc độ thay đổi CTV mục tiêu
Lê Đạt Chí (2015) Xem xét những nhân tố trọng yếu đưa đến lựa chọn CTV của các DN niêm yết Việt Nam từ 2009 – 2012 Sự tương quan không đáng kể đến lý thuyết đánh đổi nhưng tương quan mạnh đến lý thuyết trật tự phân hạng của việc kế hoạch CTV của DN
Đặng Thị Quỳnh Anh và Quách Hải Yến (2016) Một số yếu tố tác động đến CTV của các DN niêm yết tại HOSE Quy mô, khả năng tạo ra lợi nhuận và thuế có ảnh hưởng lớn đến CTV của các DN khảo sát
Đoàn Ngọc Phúc (2016) Tác động của CTV đến hiệu quả HĐKD của các DN hậu cổ phần tại 217 DN trên HOSE và HNX từ 2009 đến 2014 NDH ảnh hưởng tích cực lên ROA và ROE, NNH và tổng nợ ảnh hưởng ngược chiều đến HĐKD của DN
Dương Thị Hồng Vân (2016) Yếu tố ảnh hưởng CTV của các DN niêm yết HOSE và HNX Luận văn: Tác động của sự mất cân đối dòng tiền đến cấu trúc vốn. Tác động tương tự với các quy tắc tại các DN ở nhiều quốc giá khác. Tính hạn chế của lý thuyết tài DN hiện đại lên CTV của các DN được khảo sát

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:

===>>> Luận văn: PPNC của sự mất cân đối dòng tiền đến cấu trúc vốn

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ===>>> Luận văn: Tác động của sự mất cân đối dòng tiền đến cấu trúc vốn […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0972114537