Luận văn: PPNC của sự mất cân đối dòng tiền đến cấu trúc vốn

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: PPNC của sự mất cân đối dòng tiền đến cấu trúc vốn hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài: Tác động của sự mất cân đối dòng tiền đến sự điều chỉnh cấu trúc vốn của các công ty ngành thương mại niêm yết tại Việt Nam dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

3.1. Giả thuyết nghiên cứu

Việt Nam có nền kinh tế nhỏ và từng bước chuyển mình sang nền kinh tế thị trường. Thị trường vốn tại nước ta còn non trẻ và khả năng đáp ứng nhu cầu cho các DN còn hạn chế so với các quốc gia phát triển. Vì vậy mà nguồn vốn nội sinh từ DT hoạt động của DN cùng vốn vay từ các định chế về tài chính như ngân hàng vẫn chiếm vai trò chính (Nguyen và cộng sự, 2016).

Những nghiên cứu về ảnh hưởng của biến động DT và việc sử dụng nợ của DN vẫn còn hạn chế và có những kết luận trái chiều. Kale & cộng sự (1991) cho rằng tồn tại mối quan hệ dạng chữ U giữa sự biến động DT và CTV tối ưu, gợi ý cho sự tồn tại cả quan hệ cùng và ngược chiều khi DN đưa ra mức độ sử dụng nợ. Kim & Sorence (1986) nhận thấy sự liên hệ cùng chiều giữa biến động của DT và ĐBTC ở các DN có chủ sở hữu từ bên trong hay bên ngoài tại Mỹ. Tương tự, biến động DT cao cũng khiến các DN Trung Quốc gia tăng sử dụng nợ (Huang, 2008). Kết quả có sự tương đồng khi Santosuosso (2017) nghiên cứu trực tiếp mối quan hệ giữa biến động DT và việc sử dụng nợ của các DN niêm yết tại Italy. Đồng thời, DN có biến động DT càng cao thì DN có xu hướng sử dụng càng nhiều ĐBTC khi DN có DT hoạt động kém hiệu quả (Harris & Roark, 2021).

Những bằng chứng thực nghiệm khác dựa trên những lập luận của lý thuyết đánh đổi về sự tồn tại mối quan hệ ngược chiều giũa biến động DT và ĐBTC vì DN có DT biến động cao có thể giảm chi phí kiệt quệ tài chính và phá sản bằng cách giảm ĐBTC. Những kết quả nghiên cứu đầu tiên ủng hộ lập luận này bao gồm Bradley & Cộng sự (1984); Friend & Lang (1988). Tiếp đó, Akhtar (2014) tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa biến động DT và hệ số NDH tính theo giá trị thị trường khi nghiên cứu giai đoạn khó khăn trong chu kỳ kinh doanh của DN Mỹ. Levine & Wu (2016) cùng quan điểm về tác động ngược chiều của biến động DT đến ĐBTC khi sử dụng dữ liệu dạng bảng về các sát nhập DN. Trên phương diện các ngành, Dudley & James (2017) tìm thấy mối quan hệ ngược chiều có ý nghĩa thống kê giữa ĐBTC và biến động DT. Keefe & Yaghoubi (2018) xây dựng 6 cách đo lường ĐBTC và 8 cách đo lường biến động DT của các doanh nghiệp Mỹ. Kết quả đồng nhất rằng khi biến động DT tăng thì các DN sẽ giảm sử dụng nợ. Với các DN niêm yết ở Trung Quốc, Memon & cộng sự (2020) cũng có chung kết luận như vậy.

Denis and McKeon (2020) phân tích tài trợ bằng nợ vay cùng mức độ linh động tài chính qua sự gia tăng mức ĐBTC sử dụng trong CTV của những DN Hoa Kỳ với tổng tài sản ít trên 10 triệu USD (1997 – 1999) cũng đã phát hiện thấy rằng những DN phát triển tài chính bằng phát hành nợ hầu hết mục đích để thanh toán nhu cầu hoạt động hoặc chi trả cổ tức. Mặt khác khi DT hoạt động bị âm thì DN sẽ phải tăng cường sử dụng nợ để bù đắp thâm hụt. Denis và McKeon (2020) còn cho biết nhu cầu thanh khoản cùng DT hoạt động bị âm liên tục đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến DN, họ cũng đưa ra kết luận rằng hầu hết những gia tăng về số tiền mà các DN sử dụng là nhằm thoả mãn các nhu cầu tạm thời của DT hoạt động và tiên đoán khả năng DT sẽ bị âm (Bates cùng đồng sự, 2011) . Luận văn: PPNC của sự mất cân đối dòng tiền đến cấu trúc vốn.

Phân tích đến tình trạng thiếu hụt tiền mặt đối với mỗi hoạt động tài chính của mỗi công ty, Huang and Ritter (2018) đã kết luận rằng, khi một số công ty DN phải đối diện với sự thiếu DT mặt trong tương lai thì DN sẽ có xu hướng dùng nguồn huy động từ bên ngoài như nợ vay hay phát hành cổ phiếu mới. Điều này phù hợp với nguyên tắc thứ tự xếp hạng khi DN cạn kiệt vốn thi sẽ sử dụng nợ khi mà nguồn vốn tự tài trợ không đủ đáp ứng.

Ở Việt Nam, một số nghiên cứu có đưa biến động vào xem xét như một yếu tố đại diện cho rủi ro kinh doanh, nhưng biến động DT chưa được đề cập nhiều (Nguyen & Ramachandran, 2008; Anh, 2012; Tran, 2017; Le & Tanous, 2018).

Căn cứ lý thuyết và chứng cứ thực nghiệm có thể nhận thấy các DN có DT dương, đặc biệt là DT từ HĐKD dương sẽ có nguồn lực tài chính nhiều hơn cho các HĐKD. Họ sẵn sàng đầu tư với các dự án mới nhiều hơn. Theo đó, họ sẽ huy động nhiều vốn hơn và đòn bẩy sổ sách sẽ nhiều hơn. Do đó, hai giả thuyết nghiên cứu được đặt ra là: DT có tác động cùng chiều đến ĐBTC.

Theo báo cáo PWC (2022) , quản trị DT tốt là lợi thế cạnh tranh đối với các DN. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, một số DN niêm yết ở Việt Nam có lãi ít chuyển đổi qua tiền mặt. Điều này làm cho DN gặp khó khăn về vốn trong hoạt động khi DT có xu hướng đảo động từ mạnh mẽ, cũng với nhu cầu về đầu tư ra ngoài tăng. Harris & Roark (2021) tin vào những DN có DT tăng từ mức thấp và DN có DT gia tăng DN sẽ dùng tiền thường xuyên hơn nữa do DN có nhiều khó khăn về tiền mặt cho việc đầu tư. Vì vậy tác giả hy vọng sự cân bằng sẽ chuyển DT thành ĐBTC cho các DN.

Hình 3-1 Mô hình nghiên cứu
Hình 3-1 Mô hình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tổng hợp

3.2. Mô hình nghiên cứu Luận văn: PPNC của sự mất cân đối dòng tiền đến cấu trúc vốn.

Để kiểm định sự tồn tại của ngưỡng DT, luận văn sử dụng phương pháp hồi quy ngưỡng của Hansen (1999). Phương pháp hồi quy ngưỡng được kết hợp giữa OLS và tác động cố định cho dữ liệu bảng cân bằng theo đề xuất của Hansen (1999).

Dựa trên giả thuyết nghiên cứu, luận văn đề xuất mô hình nghiên cứu tổng quát như sau: Yit = α0 + α1Xit + α2Zit + it (1)

Trong đó: Y là biến phụ thuộc

  • X là biến độc lập;
  • Z là các biến kiểm soát;
  • it là sai số

Hai mô hình nghiên cứu cụ thể đối với Đòn bẩy sổ sách và Đòn bẩy thị trường như sau:

  • BL = α0 + α1CF + α2FCF + α3SIZE + α4TL + α5DEV + α6FC + α7NEI + α8NDI + α9TANG + α10NDTS + α11PROF + α12GROWTH + it
  • ML = 0 + 1CF + 2 FCF + 3SIZE + 4TL + 5DEV + 6FC + 7NEI +8NDI + 9TANG + 10NDTS + 11PROF + 12GROWTH + it

Biến phụ thuộc Y: Luận văn: PPNC của sự mất cân đối dòng tiền đến cấu trúc vốn.

  • BL: Đòn bẩy sổ sách = Tổng nợ/Tổng tài sản
  • ML: Đòn bẩy thị trường = Tổng nợ/(Tổng nợ + Vốn hóa thị trường)

Trong mô hình cơ sở, luận văn sử dụng đòn bẩy sổ sách (ký hiệu là BL) làm biến phụ thuộc và sử dụng tính năng DT (CF) làm biến ngưỡng. Theo các nghiên cứu trước đây, có hai phép đo điển hình cho CTV của các công ty: đòn bẩy sổ sách và đòn bẩy thị trường. Sự khác biệt nằm ở đo lường VCSH. Đòn bẩy sổ sách là tỷ số giữa tổng nợ của một công ty trên tổng sổ tài sản, trong khi đòn bẩy thị trường là tỷ lệ giữa tổng nợ trên tổng nợ và giá trị thị trường của VCSH. Đề tài tập trung vào đòn bẩy sổ sách trong mô hình cơ sở và sử dụng đòn bẩy thị trường (ML) để kiểm tra tính chắc chắn, vì đòn bẩy sổ sách chiếm ưu thế trong nghiên cứu về lĩnh vực này cho những lý do sau đây.

Đầu tiên, đòn bẩy sổ sách cung cấp hướng dẫn tốt hơn về CTV của một DN, trong khi đòn bẩy thị trường bị sai lệch vì giá cổ phiếu luôn phản ứng với sự thay đổi của nguồn cấu trúc tài chính (Chang và Dasgupta, 2011). Thứ hai, đòn bẩy sách ổn định hơn với ít biến động hơn đòn bẩy thị trường (Graham và Harvey, 2001). Thứ ba, sự thay đổi về đòn bẩy sổ sách phản ánh tốt hơn sự điều chỉnh tích cực từ việc phát hành và mua lại nợ và VCSH, trong khi sự thay đổi trong đòn bẩy thị trường bao gồm những thay đổi thụ động gây ra bởi sự biến động của giá cổ phiếu (Chang và Dasgupta, 2011).

Biến độc lập bao gồm:

  • CF: DT = DT từ HĐKD/ Tổng tài sản
  • |CF|: Trị tuyệt đối của DT = |DT từ HĐKD/ Tổng tài sản|
  • |FCF|: DT tự do = (DT từ HĐKD-chi phí vốn)/ Tổng tài sản

Đối với biến ngưỡng, DT, theo Fenn và Liang (2001) đo lường trên tỷ lệ DT từ HĐKD/Tổng tài sản. Đặc biệt, tác giả sẽ xem xét cả hai giá trị DT và giá trị tuyệt đối của DT như 2 biến riêng biệt. Để kiểm tra độ chắc chắn, tác giả cũng xem xét DT tự do (FCF), tính bởi chi tiêu vốn ròng trên cơ sở DT hoạt động ròng (Chen và cộng sự, 2018).

Các nghiên cứu trước đây sử dụng nhiều các khác nhau để tính toán DT chẳng hạn như độ lệch chuẩn hàng năm của DT hoạt động chia cho tổng tài sản (Karimli, 2020), hay độ lệch chuẩn của lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao chia cho tổng tài sản ròng (Keefe & Yaghoubi, 2018). Tuy nhiên DT được xây dựng dựa trên báo cáo thu nhập và các khoản mục trên BCTC. Với các làm này sẽ đo lường DT hoạt động của DN không chính xác bằng việc lấy trực tiếp dữ liệu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ của DN (Memon & Cộng sự, 2020). Do đó, tác giải sử dụng DT HĐKD từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ làm biến đại diện.

Luận văn theo Fenn và Liang (2001) và đo lường nó là tỷ lệ giữa DT hoạt động thuần trên tổng tài sản. Đáng chú ý là tác giả xem xét DT và giá trị tuyệt đối của nó dưới dạng các biến ngưỡng riêng biệt. Để kiểm tra độ chắc chắn, luận văn cũng xem xét DT tự do (FCF), tính toán chi tiêu vốn ròng trên cơ sở DT hoạt động ròng (Chen và cộng sự, 2018). DT tự do là DT thực tế có được sau khi công ty đã thực hiện tất cả các khoản đầu tư vào sản phẩm mới, vốn lưu động, TSCĐ cần thiết để duy trì hoạt động của công ty và DT thực tế đó có thể sử dụng phân bổ cho tất cả các nhà đầu tư (Brigham & Houston, 2011). Nói một cách khác DT tự do là sự xuất hiện dưới một tên khác của tổng DT của một doanh nghiệp, là DT hoạt động được tính đến điều chỉnh cho cả chi tiêu vốn và bổ sung vốn luân chuyển. DT tự do là một tín hiệu cho thấy hiệu quả tài chính thuận lợi của một công ty và cho thấy được khả năng thanh toán của công ty đó. DT tự do rất quan trọng và có ý nghĩa khi chúng cho phép các công ty theo đuổi các cơ hội đầu tư làm tăng giá trị công ty và đồng thời tối đa hóa giá trị cho các cổ đông.

  • Các biến kiểm soát: Luận văn: PPNC của sự mất cân đối dòng tiền đến cấu trúc vốn.

SIZE: Quy mô công ty = Lấy log của tổng tài sản năm 2013

Biến này được tác giả đo lường bằng logarit của tổng tài sản. Theo nghiên cứu của Nguyen và Neelakantan (2008) với dữ liệu của các DN vừa và nhỏ Việt Nam cho thấy quy mô DN tương quan cùng chiều với mức sử dụng nợ của CTV. Gợi ý cho việc quy mô DN lớn, rủi ro phá sản thấp, cùng với mức độ uy tín trên thị trường, các tổ chức tín dụng hay chủ nợ sẽ yên tâm hơn khi cho DN vay với lãi suất thấp, vì vậy mà ĐBTC của các DN lớn sẽ cao. Do đó luận văn này kỳ vọng dấu dương (+) của biến SIZE.

TANG: Tài sản hữu hình = TSCĐ/Tổng tài sản

Đo lường bằng tỷ lệ giữa TSCĐ hữu hình trên tổng tài sản. Các nghiên cứu từ Rajan vàZingales (1995); Bevan và Danbolt (2000); Harris và Roark (2020) cho thấy TSCĐ tương quan dương với tỷ lệ nợ. Cho thấy DN có nhiều TSCĐ càng có nhiều khả năng vay nợ vì có thể tối thiểu hóa thiệt hại nếu bị phá sản. Tuy vậy, Grossman và Hart (1982); Nguyen và Neelakantan (2008);  Wanrapee Banchuenvijit (2013) lập luận  rằng, có mối  tương quan âm  giữa  TSCĐ và  ĐBTC do việc bất cân xứng thông tin ở các TSCĐ bị giới hạn. Vì vậy, DN có TSCĐ càng cao thì dẫn đến tỷ lệ sử dụng nợ càng thấp. Trong luận văn này tác giả kỳ vọng quan hệ dương (+) và âm (-)  cho biến TSCĐ.

GROWTH: Khả năng tăng trưởng = (Giá trị thị trường của VCSH + Giá trị sổ

sách của khoản nợ)/Tổng tài sản

Tính hữu hình (Tang), lá chắn thuế không nợ (Ndts), khả năng sinh lời (Prof), cơ hội tăng trưởng (Growth) và quy mô DN (Size) là năm biến kiểm soát xác định đòn bẩy mục tiêu. Dựa trên nhiều nghiên cứu (ví dụ, Ozkan, 2001; Huang và Song, 2008; Lemmon và cộng sự, 2010; Dang và cộng sự, 2014; Chang và cộng sự, 2016), tác giả thấy năm biến này là những yếu tố quyết định được chấp nhận rộng rãi nhất đối với đòn bẩy mục tiêu, mặc dù các biến số khác, chẳng hạn như biến động thu nhập và tính độc đáo của sản phẩm, cũng được thảo luận. Các biến khác được liệt kê, hạn chế tài chính (FC), nợ ròng đã phát hành (NDI) và VCSH ròng đã phát hành

(NEI), được dùng để phân tích đặc điểm của các công ty để giải thích tại sao tốc độ điều chỉnh lại khác nhau ở các loại hình khác nhau.

Bảng 3.1: Phương pháp xác định các biến trong mô hình

Ký hiệu Tên biến Cách tính Nguồn tham khảo
Biến phụ thuộc
BL Đòn bẩy sổ sách Tổng nợ/Tổng tài sản – Chang và Dasgupta (2011)

– Graham và Harvey (2001)

ML Đòn bẩy thị trường Tổng nợ/(Tổng nợ+ Vốn hóa thị trường) – Chang và Dasgupta (2011)

– Graham và Harvey (2001)

Biến độc lập Luận văn: PPNC của sự mất cân đối dòng tiền đến cấu trúc vốn.
CF DT DT từ HĐKD/ Tổng tài sản – Fenn và Liang (2001)
|CF| Giá trị tuyệt đối của DT |DT từ HĐKD/ Tổng tài sản| – Fenn và Liang (2001)
Biến kiểm soát
FCF DT tự do (DT từ HĐKD-chi phí vốn)/ Tổng tài sản – Chen và cộng sự (2018)
TANG Tài sản hữu hình TSCĐ/Tổng tài sản –   Ozkan (2001)

–   Huang và Song (2008)

–   Lemmon và cộng sự (2010)

–   Dang và cộng sự, (2014)

NDTS Lá chắn thuế phi nợ Khấu hao/Tổng tài sản
PROF Khả năng sinh lời EBIT/Tổng tài sản
GROWTH Khả năng tăng trưởng (Giá trị thị trường của VCSH+Giá trị sổ sách của khoản nợ)/Tổng tài sản
SIZE Quy mô công ty Lấy log của tổng tài sản năm 2013 – Chang và cộng sự, (2016)
FC Hạn chế tài chính Chi trả cổ tức và lãi vay/Tổng tài sản
NDI Dư nợ phát hành Nợ phát hành/Tổng tài sản
NEI Phát hành vốn cổ phần Vốn cổ phần phát hành/tổng tài sản

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Luận văn: PPNC của sự mất cân đối dòng tiền đến cấu trúc vốn.

Thị trường tài chính Việt Nam phần lớn dựa vào tín dụng ngân hàng, trái phiếu DN chiếm thiểu số và thanh khoản thấp và thị trường chứng khoán còn non trẻ (Nguyen & cộng sự, 2016) dẫn đến giá trị thị trường của nợ và VCSH chưa phản ánh hết được CTV của DN. Vì vậy, giá trị sổ sách sử dụng đo lường tỷ lệ nợ sẽ phản ánh chính xác giá trị cơ cấu nguồn vốn. Tỷ lệ nợ được tính bằng tổng phải trả chia cho tổng tài sản tính theo giá trị sổ sách làm biến đại diện cho việc sử dụng nợ (Rajan & Zingales, 1995; Welch, 2013).

3.3. Dữ liệu nghiên cứu

Thông tin nghiên cứu xây dựng qua các nghiên cứu khoa học uy tín trong nước và nước ngoài.

Số liệu thứ cấp được sử dụng và tính toán từ các BCTC, báo cáo thường niên, bản cáo bạch, tài liệu đại hội cổ đông của các DN thương mại đã niêm yết tại Việt Nam từ năm 2013 – 2023 thông qua website vietstock.vn. Tác giả đã tiến hành loại bỏ những quan sát không đầy đủ dữ liệu về DT hoạt động. Sau khi tính toán giá trị của 10 năm liên tiếp, những quan sát năm làm gốc sẽ không tồn tại giá trị, do đó tác giả tiến hành loại bỏ các giá trị này cùng với những quan sát không đầy đủ dữ liệu khác.

Phương pháp nghiên cứu của đề tài là kết hợp giữa phân tích định tính và định lượng. Phân tích định tính dựa trên các lý thuyết tài chính của các học giả ở các quốc gia trên thế giới. Phân tích định lượng sử dụng các phương pháp thống kê và mô hình kinh tế lượng để đánh giá sự tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc như thế nào với việc sử dụng chương trình Stata và Excel.

Bảng dữ liệu cuối cùng là dữ liệu dạng bảng không cân bằng của 25 DN thương mại niêm yết trong 10 năm.

Bảng 3.2: Danh sách các công ty trong mẫu nghiên cứu

1 ARM CTCP Xuất nhập khẩu Hàng không
2 BTT CTCP Thương mại Dịch vụ Bến Thành
3 CCI CTCP Đầu tư Phát triển Công nghiệp Thương mại Củ Chi
4 CKV CTCP COKYVINA
5 CMS CTCP CMVIETNAM
6 CMV CTCP Thương nghiệp Cà Mau
7 DGW CTCP Thế Giới Số
8 GIL CTCP Sản xuất Kinh doanh và Xuất nhập khẩu Bình Thạnh
9 HDC CTCP Phát triển Nhà Bà Rịa – Vũng Tàu
10 HLG CTCP Tập đoàn Hoàng Long
11 HTC CTCP Thương mại Hóc Môn
12 HTT CTCP Thương mại Hà Tây
13 KHA CTCP Đầu tư và Dịch vụ Khánh Hội
14 MWG CTCP Đầu tư Thế giới Di động
15 PET Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí
16 PIT CTCP Xuất nhập khẩu Petrolimex
17 PNJ CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận
18 SID CTCP Đầu tư Phát triển Sài Gòn Co.op
19 SMA CTCP Thiết bị Phụ tùng Sài Gòn
20 SMC CTCP Đầu tư Thương mại SMC
21 SVC CTCP Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn
22 TAG CTCP Thế Giới Số Trần Anh
23 TH1 CTCP Xuất nhập khẩu tổng hợp 1 Việt Nam
24 TMC CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thủ Đức
25 TNA CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam

3.4. Trình tự xử lý dữ liệu Luận văn: PPNC của sự mất cân đối dòng tiền đến cấu trúc vốn.

Thống kê mô tả

Thống kê mô tả (Descriptive Statistics) là các phương pháp sử dụng để tóm tắt hoặc mô tả một tập hợp dữ liệu, một mẫu nghiên cứu dưới dạng số hay biểu đồ trực quan. Các công cụ số dùng để mô tả thường dùng nhất là trung bình cộng và độ lệch chuẩn. Tác giả sử dụng phân tích thống kê mô tả để xem xét sơ lược về các dữ liệu được thu thập.

Phân tích tương quan

Mục đích chạy tương quan Pearson nhằm kiểm tra mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập và sớm nhận diện vấn đề đa cộng tuyến khi các biến độc lập cũng có tương quan mạnh với nhau.

Phân tích hồi quy

Luận văn sử dụng mô hình hồi quy ngưỡng bảng động và ước tính nó bằng một mô hình mới là phương pháp tiếp cận First-difference GMM, cho phép tính đồng nhất trong cả biến ngưỡng và bộ hồi quy. Công cụ ước tính sai phân bậc nhất (FD) là một phương pháp được sử dụng để giải quyết vấn đề về các biến bị bỏ sót trong kinh tế lượng và thống kê bằng cách sử dụng dữ liệu bảng. Công cụ ước tính thu được bằng cách chạy ước tính OLS gộp để hồi quy các biến khác biệt. Thông số kỹ thuật của các mô hình, cùng với việc ước tính các hiệu ứng cố định, giống như được mô tả trong phần Mô hình hiệu ứng cố định một chiều và Mô hình hiệu ứng cố định hai chiều.

Ước lượng GMM được chính thức hóa bởi Hansen (1982), và kể từ đó đã trở thành một trong những phương pháp ước lượng được sử dụng rộng rãi nhất cho các mô hình trong kinh tế và tài chính. Không giống như ước tính khả năng xảy ra tối đa (MLE), GMM không yêu cầu kiến thức đầy đủ về việc phân phối dữ liệu. Chỉ những khoảnh khắc được chỉ định bắt nguồn từ một mô hình cơ bản là cần thiết để ước tính GMM. Trong một số trường hợp mà việc phân phối dữ liệu đã biết, MLE có thể rất nặng nề về mặt tính toán trong khi GMM có thể rất dễ dàng về mặt tính toán. Mô hình biến động ngẫu nhiên log-bình thường là một ví dụ. Trong các mô hình có nhiều điều kiện thời điểm hơn tham số mô hình, ước tính GMM cung cấp một cách đơn giản để kiểm tra đặc điểm kỹ thuật của đề xuất.

Kiểm định 

Để loại bỏ các hiệu ứng cố định trong mô hình này, tác giả sử dụng các phương pháp lấy vi phân bậc nhất để phân biệt chúng thay vì sử dụng phép biến đổi bên trong. Bởi vì phần chặn là khác biệt, phần chặn không thể được ước tính bằng các phương pháp vi phân đầu tiên (Greene, 2023). Luận văn: PPNC của sự mất cân đối dòng tiền đến cấu trúc vốn.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:

===>>> Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến sự mất cân đối dòng tiền

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0972114537