Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến sự mất cân đối dòng tiền

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến sự mất cân đối dòng tiền hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài: Tác động của sự mất cân đối dòng tiền đến sự điều chỉnh cấu trúc vốn của các công ty ngành thương mại niêm yết tại Việt Nam dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

4.1. Thống kê mô tả biến

Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến

Biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị tối thiểu Giá trị tối đa
BL 312 0.5126 0.2118 0.0061 0.9274
ML 312 0.4765 0.2421 0.0082 1.0000
CF 312 0.0183 0.0812 -0.0288 0.2982
|CF| 312 0.0001 0.0000 0.1053 0.0001
FCF 312 -0.0000 0.0000 -0.0000 0.0001
TANG 312 0.1508 0.2143 0 1.2099
NDTS 312 0.0020 0.1074 -0.5539 0.1768
PROF 312 0.0578 0.1214 -1.7778 0.2310
GROWTH 312 1.3276 0.9823 0.1766 7.7969
SIZE 312 11.9585 0.6196 10.9637 13.7991
TL 312 0.4647 0.1958 0.0058 0.8810
DEV 312 0.1098 0.0735 -0.0000 0.25
FC 312 0.0270 0.0317 -0.0252 0.2805
NDI 312 0.2195 0.1891 0 0.6372
NEI 312 0.0335 0.0812 0 0.8073

Nguồn:Tính toán từ stata Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến sự mất cân đối dòng tiền.

Dựa trên Bảng 4.1., tác giả xem xét cả DT (CF) và trị tuyệt đối của DT (|CF|) dưới dạng các biến ngưỡng. Bảng chỉ ra rằng, mức trung bình của CF (|CF|) là 0,0183 (0,0001), với mức tối thiểu là -0,0288 (0,1053) và tối đa là 0,2982 (0,0002). Số liệu thống kê cho thấy giá trị trung bình của SIZE là 11.9585. Theo Dang (2020) thì có 3 thước đo quy mô DN, là log tổng tài sản, log doanh thu và log giá trị thị trường của VCSH. Hầu như các nhà nghiên cứu đều coi SIZE là yếu tố cơ bản quan trọng có ảnh hưởng đến biến BL hay ML. Về các biến kiểm soát khác, tất cả các biến đều có giá trị dương trong 2013-2023.

Hình 4.1: Biểu đồ của đòn bẩy sổ sách

Biểu đồ trên cho biết histogram của đòn bẩy sổ sách. Giá trị bình quân của đòn bẩy sổ sách là 0.512, giá trị nhỏ nhất là 0.00611 và giá trị cao nhất là 0.92745. Biểu đồ histogram cho thấy đòn bẩy sổ sách tập trung nhiều nhất trong khoảng 0.4 đến 0.8.

Hình 4.2: Biểu đồ của đòn bẩy thị trường

Biểu đồ trên cho thấy phân bổ về tỷ lệ đòn bẩy thị trường của các DN thương mại trong thời gian qua. Giá trị bình quân là 0.476, giá trị thấp nhất là 0.082 và giá trị cao nhất là 1. Độ lệch chuẩn là 0.242. Biểu đồ trên cho thấy tỷ lệ đòn bẩy thị trường tập trung trong khoảng từ 0.4 – 0.7.

Hình 4.3: Biểu đồ của tỷ DT từ hoạt động kinh doanh/Tổng tài sản

Biểu đồ tỷ lệ DT/tổng tài sản của các DN thương mại trong thời gian qua. Giá trị bình quân là 0.018, giá trị thấp nhất là -0.288 và giá trị cao nhất là 0.298.

Ngoài ra, Histogram của TSCĐ/Tổng tài sản của các DN thương mại trong thời gian qua có trị bình quân của tỷ lệ TSCĐ/tổng tài sản là 0.15, giá trị nhỏ nhất là 0.

Biểu đồ histogram của lá chắn thuế phi nợ, giá trị bình quân của lá chắn thuế phi nợ là 0.0209 và giá trị tối thiểu là -0.553 và giá trị tối đa là 0.176. Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến sự mất cân đối dòng tiền.

Biểu đồ histogram của tỷ lệ EBIT/Tổng tài sản. Giá trị bình quân của tỷ lệ EBIT/Tổng tài sản là 0.05, giá trị tối thiểu là -1.777 và giá trị tối đa là 0.231.

Khả năng tăng trưởng được tính toán bằng Giá trị thị trường của VCSH+Giá trị sổ sách của khoản nợ)/Tổng tài sản. Khả năng tăng trưởng bình quân là 1.32, giá trị tối thiểu là 0.1766 và giá trị tối đa là 7.796.

Quy mô DN được xác định bằng logarit của ĐBTC. Giá trị bình quân quy mô DN được xác định là 11.9585, giá trị tối thiểu là 10.96 và giá trị tối đa là 13.799.

Biểu đồ tỷ lệ chi trả cổ tức và lãi vay/Tổng tài sản. Tỷ lệ hạn chế tài chính bình quân là 0.027, giá trị tối thiểu là -0.242 và giá trị tối đa là 0.28.

4.2. Phân tích hệ số tương quan

Trong thống kê, trong nhiều mô hình hồi quy, hiện tượng một biến dự đoán có thể được dự đoán tuyến tính từ các biến khác với độ chính xác đáng kể được gọi là đa cộng tuyến. Để đối phó với những thay đổi nhỏ trong mô hình hoặc dữ liệu, ước tính hệ số của hồi quy bội có thể thất thường trong trường hợp này. Nhiều chỉ tiêu có thể sai lệnh khi mô hình hồi quy có đa cộng tuyến; do đó kết quả phân tích định lượng không còn ý nghĩa. Theo Ali (2012), khi hệ số tự tương quan giữa các biến nằm trong khoảng -0,7 đến 0,7 chứng tỏ mô hình không có đa cộng tuyến.

Bảng 4.2: Phân tích hệ số tương quan

4.3. Phân tích hồi quy

Từ các nghiên cứu thực nghiệm, luận văn nhận ra rằng DT hoạt động của DN (CF) có thể ảnh hưởng đến chi phí điều chỉnh đòn bẩy. DT có hai tác động tiềm năng lên sự điều chỉnh đòn bẩy. Đầu tiên, DT tạo ra một cơ hội sử dụng chi phí thấp để điều chỉnh đòn bẩy. Nếu một công ty cần huy động vốn bên ngoài và có một đòn bẩy mục tiêu, công ty có thể chọn lựa giữa phát hành nợ hoặc VCSH cho dù công ty đó sử dụng nợ quá mức hay dưới mức. Tương tự như vây, một công ty có DT dương cao sẽ có xu hướng phân phối lợi nhuận cho nhà đầu  tư, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến đòn bẩy bởi lựa chọn để trả bớt nợ hoặc VCSH. Dấu của DT không quan trọng mà chỉ cần quan tâm đến giá trị của nó. Thứ hai, nếu các DN đối mặt với một chi phí tiếp cận các thị trường vốn cố định, công ty có xu hướng điều chỉnh đòn bẩy khi một phần chi phí tiếp cận thị trường cố định được gánh chịu bởi sự cần thiết của công ty trong việc cải thiện sự mất cân đối DT của mình.

Luận văn kỳ vọng rằng các công ty với giá trị tuyệt đối càng cao sẽ có xu hướng điều chỉnh đòn bẩy càng nhiều, nếu đòn bẩy quan trọng với công ty.

4.3.1 Tác động của dòng tiền tới đòn bẩy sổ sách

Bảng 4.3: Tác động của biến dòng tiền tới đòn bẩy sổ sách

FCF  Coef.   Std. Err.   P>t   [95% Conf.   Interval] 
TANG -0.000312 0.000450 0.489 -0.000012 0.000574
NDTS -0.000533 0.000114 0.640 -0.000027 0.000171
PROF 0.000960 0.000158 0.545 -0.000216 0.000408
GROWTH -0.000291 0.000278 0.917 -0.000576 0.000518
SIZE -0.000962 0.000180 0.00 -0.000132 -0.000609
TL -0.000469 0.000120 0.697 -0.000284 0.000190
DEV -0.000539 0.000531 0.919 -0.000110 0.000992
FC 0.000132 0.000472 0.818 -0.000994 0.000126
NDI 0.000248 0.000588 0.00 0.000132 0.0000363
NEI 0.000562 0.000201 0.006 0.000166 0.000959
CF -0.000105 0.000271 0.698 -0.000639 0.000429
0 0.000804 0.000113 0.477 0.000014 0.000303
1 0.000931 0.000113 0.412 0.000013 0.000316
_cons 0.000101
sigma_u 0.000172
sigma_e 0.000265

Nguồn: Tính toán từ Stata Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến sự mất cân đối dòng tiền.

Kết quả mô hình hồi quy cho thấy một số biến có giá trị P-value nhỏ hơn 0.05 bao gồm: Quy mô DN (SIZE), dư nợ phát hành (NDI), và phát hành vốn cổ phần (NEI). Trong đó, hệ số hồi quy của SIZE là -0.000962 cho thấy tác động tiêu cực của quy mô DN tới đòn bẩy sổ sách (BL) của DN. Hệ số hồi quy của hai biến dư nợ phát hành (NDI) và vốn cổ phần (NEI) là 0.000248 và 0.000201 cho thấy tác động tích cực khi phát hành vốn cổ phần và nợ tới đòn bẩy sổ sách (BL) của DN. Điều này nghĩa là khi DN phát hành càng nhiều VCSH và vốn nợ vay thì đòn bẩy sổ sách (BL) càng cao và ngược lại.

Bảng 4.4: Tác động của biến tuyệt đối dòng tiền tới đòn bẩy sổ sách

FCF Coef. Std. Err. P>t [95% Conf. Interval]
TANG -0.000212 0.000408 0.60 -0.000102 0.000591
NDTS 0.000514 0.000103 0.62 -0.000254 0.000151
PROF 0.000502 0.000144 0.73 -0.000233 0.000334
GROWTH -0.000684 0.000252 0.79 -0.000565 0.000428
SIZE -0.000788 0.000171 0.00 -0.000112 -0.00451
TL -0.000132 0.000110 0.23 -0.000348 0.000838
DEV -0.000284 0.000483 0.56 -0.000123 0.000667
FC 0.000485 0.000521 0.35 -0.000542 0.000151
NDI 0.000273 0.000535 0.00 0.000167 0.000378
NEI 0.000591 0.000182 0.00 0.000232 0.000950
|CF| 5.2613 1.7788 0.00 1.7593 8.7634
_cat#c. BL
0 0.000157 0.000103 0.13 -0.000459 0.000360
1 0.000851 0.000103 0.41 -0.000117 0.000287
_cons 0.000806 0.000210 0.000122
sigma_u 0.000177
sigma_e 0.000241
rho 0.98 (fraction of variance due to

Nguồn: Tính toán từ Stata

Kết quả mô hình hồi quy cho thấy một số biến có giá trị P-value nhỏ hơn 0.05 bao gồm: Quy mô DN (SIZE), dư nợ phát hành (NDI), và phát hành vốn cổ phần (NEI). Trong đó, hệ số hồi quy của quy mô DN (SIZE) là -0.000788 cho thấy tác động tiêu cực của quy mô DN (SIZE) tới đòn bẩy sổ sách (BL) của DN. Hệ số hồi quy của hai biến dư nợ phát hành (NDI) và vốn cổ phần (NEI) là 0.000273 và 0.000591 cho thấy tác động tích cực khi phát hành vốn cổ phần (NEI) và nợ (NDI) tới đòn bẩy sổ sách (BL) của DN. Điều này nghĩa là khi DN phát hành càng nhiều VCSH và vốn nợ vay thì đòn bẩy sổ sách càng cao và ngược lại.

4.3.2. Tác động của CTV tới đòn bẩy thị trường Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến sự mất cân đối dòng tiền.

Bảng 4.5: Tác động của biến dòng tiền tới đòn bẩy thị trường 

FCF Coef. Std. Err. P>t [95% Conf. Interval]
TANG -0.000219 0.000450 0.627 -0.000110 0.000667
NDTS -0.000316 0.000114 0.782 -0.000255 0.000192
PROF 0.000137 0.000159 0.389 -0.000176 0.000451
GROWTH 0.000166 0.000308 0.591 -0.000441 0.000773
SIZE -0.000928 0.000181 0.000 -0.000128 -0.00572
TL 0.000180 0.000399 0.653 -0.000605 0.000964
DEV 0.000196 0.000279 0.483 -0.000354 0.000746
FC -0.000966 0.000576 0.867 -0.000123 0.000104
NDI 0.000257 0.000588 0.000 0.000141 0.000372
NEI 0.000589 0.000201 0.004 0.000194 0.000984
CF 0.000399 0.000271 0.143 -0.000135 0.000932
0 0.000589 0.000313 0.061 -0.000267 0.000121
1 0.000363 0.000244 0.138 -0.000117 0.000843
_cons 0.000957 0.000 0.000140
sigma_u 0.000174
sigma_e 0.000265
rho 0.97733943 (fraction of variance due  to u_i)

Nguồn: Tính toán từ Stata

R-squared là một số liệu quan trọng để giải thích tầm quan trọng của mô hình; do đó giúp đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính. Trên thang đo thuận tiện từ 0 – 100%, để đo lường mối tương quan và mức độ ảnh hưởng giữa mô hình nghiên cứu của biến độc lập và biến phụ thuộc sử dụng R-squared. Trong quá trình nghiên cứu dựa trên các mẫu quan sát và tìm kiếm, các biến độc lập có thể giải thích 17.89% sự thay đổi của đòn bẩy sổ sách. Kết quả mô hình hồi quy cho thấy một số biến có giá trị Pvalue nhỏ hơn 0.05 bao gồm: Quy mô DN (SIZE), dư nợ phát hành (NDI), và phát hành vốn cổ phần (NEI). Trong đó, hệ số hồi quy của quy mô DN (SIZE) là 0.000928 cho thấy tác động tiêu cực của quy mô DN (SIZE) tới đòn bẩy thị trường (ML) của DN. Hệ số hồi quy của hai biến dư nợ phát hành (NDI) và vốn cổ phần (NEI) là 0.000257 và 0.000589 cho thấy tác động tích cực khi phát hành vốn cổ phần và nợ tới đòn bẩy thị trường (ML) của DN. Điều này nghĩa là khi DN phát hành càng nhiều VCSH và vốn nợ vay thì đòn bẩy thị trường (ML) càng cao và ngược lại Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến sự mất cân đối dòng tiền.

Bảng 4.6: Tác động của với biến trị tuyệt đối dòng tiền tới đòn bẩy thị trường

FCF Coef. Std. Err. P>t [95% Conf. Interval]
TANG -0.000272 0.000430 0.528 -0.000112 0.000575
NDTS -0.000331 0.000109 0.761 -0.000247 0.000181
PROF 0.000114 0.000153 0.455 -0.000186 0.000415
GROWTH 0.000133 0.000296 0.654 -0.000449 0.000715
SIZE -0.000804 0.000181 0.000 -0.000116 -0.00447
TL -0.000280 0.000384 0.942 -0.000783 0.000727
DEV 0.000254 0.000267 0.566 -0.000373 0.000680
FC 0.000358 0.000545 0.513 -0.000717 0.000143
NDI 0.000268 0.000565 0.000 0.000157 0.000380
NEI 0.000639 0.000193 0.001 0.000259 0.000102
|CF| 1.5265 0.000174 0.381 -1.9015 4.9546
_cat#c.ML
0 0.000407 0.000234 0.083 -0.000542 0.000867
1 -0.000129 0.000250 0.607 -0.000620 0.000363
_cons 0.000819 0.000222 0.000 -0.000382 0.000126
sigma_u 0.000176        
sigma_e 0.000245        
rho 0.97957427 (fraction of variance due to  u_i)

Nguồn:Tính toán từ Stata Tương tự với mô hình trên, kết quả mô hình hồi quy cho thấy một số biến có giá trị P-value nhỏ hơn 0.05 bao gồm: Quy mô DN (SIZE), dư nợ phát hành (NDI), và phát hành vốn cổ phần (NEI). Trong đó, hệ số hồi quy của quy mô DN (SIZE) là -0.000804 cho thấy tác động ngược chiều của quy mô DN (SIZE) tới đòn bẩy thị trường (ML) của DN. Hệ số hồi quy của hai biến dư nợ phát hành (NDI) và vốn cổ phần (NEI) là 0.000268 và 0.000639 cho thấy tác động cùng chiều khi phát hành vốn cổ phần và nợ tới đòn bẩy thị trường (ML) của DN. Điều này nghĩa là khi DN phát hành càng nhiều VCSH và vốn nợ vay thì đòn bẩy thị trường (ML) càng cao và ngược lại

4.3.3. Tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn

Hình 4.10. Tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn

Biểu đồ trên cho thấy tốc độ điều chỉnh có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2014 – 2023. Cụ thể, tốc độ điều chỉnh có xu hướng tăng lên từ 0.335 vào năm 2014 lên mức 0.63154 vào năm 2023 Điều này cho thấy các DN trong ngành thương mại niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam ngày càng có xu hướng gia tăng sử dụng nhiều nợ vay hơn và việc điều chỉnh về dư nợ mục tiêu ngày càng khó khăn.

4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến sự mất cân đối dòng tiền.

4.4.1. Tổng quan tình hình các công ty ngành thương mại Việt Nam

Trong thời gian qua, tình hình HĐKD của các DN ngành thương mại nói chung và DN thương mại niêm yết tại Việt Nam nói riêng gặp nhiều biến động bất lợi. Có thể kể đến vào năm 2021 đến nay, nền kinh tế chịu tác động tiêu cực bởi sự bùng phát và lây lan của dịch bệnh Covid-19 trên khắp các địa bàn cả bàn, kéo theo hoạt động SXKD tại các DN bị suy giảm và có giai đoạn hầu như chỉ hoạt động cầm chừng hoặc ngưng trệ hoàn toàn do phải áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội phòng chống dịch bệnh. Đến cuối năm 2024 đầu năm 2025, xung đột và chiến sự nổ ra giữa Liên bang Nga và Cộng hòa Nhân dân Ukraina tiếp tục dẫn đến việc đứt gãy chuỗi cung ứng và hạn chế hoạt động thương mại, gây ra thiệt hại to lớn cho không chỉ các DN thương mại mà còn đến các ngành khác. Trong bối cảnh đó các DN thương mại niêm yết đóng vai trò như một tấm gương phản ánh tình hình thương mại ở Việt Nam, đối mặt với những khó khăn chung trong vai trò đó chính là thách thức to lớn mà các DN thương mại niêm yết cần vượt qua để phục hồi và vươn mình trở thành những DN tiên phong trong việc đưa nền kinh tế Việt Nam trở về đúng quỹ đạo phát triển, thúc đẩy lưu thông hàng hóa, tạo ra thặng dư cho xã hội. Các DN thương mại niêm yết hiện nay cũng dần bắt nhịp với đà phục hồi, thông qua các chính sách hỗ trợ được Nhà nước ban hành, các DN thương mại niêm yết có cơ hội tiếp cận với các biệp pháp tháo dỡ khó khăn và ưu đãi nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại. Về khía cạnh nguồn vốn, các DN thương mại niêm yết hiện nay đang có xu hướng chạy đua trong việc tăng vốn điều lệ để tăng cường năng lực tài chính cũng như vị thế của mình trên thương trường cũng như thu hút thêm nhiều nhà đầu tư, qua đó mở rộng quy mô DN, tạo động lực vượt qua khó khăn và làm bàn đạp đưa DN tiếp tục phát triển bền vững.

4.4.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến sự mất cân đối dòng tiền.

Bất kể nhà quản trị nào cũng hướng đến CTV tối ưu. Bằng việc sử dụng tập dữ liệu là 25 CTTM niêm yết ở Việt Nam giao đoạn 2013-2023, tác giả đã tím ra các bằng chứng cụ thể như sau:

Thứ nhất, các DN thường sẽ duy trì tỷ lệ nợ trong CTV tập trung sát với tỷ lệ nợ của ngành. Thứ hai, các DN có quy mô lớn sẽ có tiếng tăm trên thị trường dẫn đến khả năng tiếp cận với các nguồn vốn vay của ngân hàng với chi phí sử dụng vốn tốt hơn.

Kết quả cho thấy mối tương quan âm giữa DT và ĐBTC. Biến động DT cao sẽ khiến DN có rủi ro kinh doanh cao, giảm giá trị của lá chắn thuế nên thường các DN này sẽ giảm vay nợ. Cho rằng mục tiêu của công ty là giảm chi phí vốn, lãi suất và mức nợ là thiết yếu trong việc ảnh hưởng đến CTV tối ưu. Một DN có lợi tức trên vốn đầu tư và tăng trưởng doanh thu cao hơn chi phí vốn bình quân gia quyền sẽ có lợi. Ngược lại, độ lớn của nợ và lãi suất đóng một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến chi phí vốn. Vì vậy mà công ty có thể đạt được CTV tối ưu bằng cách điều chỉnh không chỉ độ lớn của nợ mà còn cả lãi suất. Nhiều nghiên cứu với bằng chứng thực nghiệm liên quan đến các biến giải thích CTV của các công ty tồn tại ở một số quốc gia.

CTV liên quan đến mức độ VCSH và vốn nợ được phân phối bởi một công ty để cấu trúc lên giá trị tài sản. Mặc dù các khoản nợ và VCSH có giá trị dương, nhưng một số nhược điểm của việc sử dụng chúng trở thành vô số vấn đề trong tài chính DN. Ngày càng có nhiều nghiên cứu tìm thấy bằng chứng thực nghiệm rằng các công ty có các mục tiêu về đòn bẩy, nhưng việc điều chỉnh các mục tiêu này không thường xuyên hoặc với tốc độ vừa phải do có chi phí điều chỉnh. Các công ty chỉ điều chỉnh CTV khi chi phí điều chỉnh nhỏ hơn lợi ích của việc tiến gần hơn đến đòn bẩy mục tiêu. Do đó ngoài các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí giao dịch rõ ràng, chi phí điều chỉnh còn phụ thuộc vào các yếu tố tác động đến động cơ tiếp cận thị trường vốn bên ngoài của DN, chẳng hạn như cơ hội đầu tư và DT thực hiện. Nghiên cứu này được cấu trúc tập trung vào ảnh hưởng của việc thực hiện DT thay đổi đối với việc điều chỉnh đòn bẩy trong nền kinh tế chuyển đổi của ngành thương mại tại Việt Nam.

Hơn nữa, tài sản cố định hữu hình lại có tương quan âm với đòn bẩy sổ sách của DN. Kết quả hoàn toàn phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng. DN năm giữ tài sản hữu hình lớn chứng tỏ có nguồn lợi nhuận ổn định, khả năng sinh lợi cao, vốn tự có lớn. Với những doanh nghiệp này nên sử dụng nguồn lực tự có. Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến sự mất cân đối dòng tiền.

Kết quả thu được chỉ ra rằng các DN có DT hoạt động lớn (dương hay âm) đều tạo ra những thay đổi lớn trong tỷ lệ vốn của họ, phù hợp với giả thuyết rằng chi phí tiếp cận thị trường vốn bên ngoài có ảnh hưởng quan trọng đến tỷ lệ đòn bẩy qua sát được. DN có DT hoạt động thấp sẽ nhạy xảm giữa rủi ro DT và ĐBTC  cao hơn những DN có DT hoạt động cao. DN có DT hoạt động thấp cộng với sự mất cân đối dòng tiền sẽ khiến DN dễ gặp rủi ro kinh danh, do đó DN nên giảm việc vay nợ lại. Việc điều chỉnh đòn bẩy có nhiều khả năng được thực hiện khi chi phí điều chỉnh được chia sẻ với nhiều giao dịch có liên quan đến DT hoạt động của DN. Điều này đặc biệt đúng với những DN có ĐBTC vượt mức, các DN này sẽ bù đắp khoảng 80% chênh lệch đòn bẩy khi họ đang thực hiện với mục đích DT.

Trong khi đó, đòn bẩy có thể mở rộng hoạt động của công ty, do đó nâng cao lợi nhuận và giá trị cổ phiếu. Ngược lại, việc lạm dụng nợ cũng chứa đựng những rủi ro. Sự gia tăng về mức độ nợ kéo theo các vấn đề cho công ty, chẳng hạn như khả năng kiệt quệ tài chính hoặc phá sản. Hơn nữa, nợ có khả năng dẫn đến thua lỗ nếu công ty không hoạt động tốt do lãi vay. Áp dụng nợ để tài trợ HĐKD phải tối ưu hóa lợi ích từ nợ và giảm thiểu rủi ro. Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc điều chỉnh CTV thông qua tác động vào ĐBTC thường được các DN trong ngành thương mại tại Việt Nam lựa chọn. Về cơ bản thì việc áp dụng thay đổi CTV thường được diễn ra gián tiếp nhiều hơn. Các yếu tố tác động bao gồm việc thay đổi giá trị DT từ giá trị lợi nhuận từ HĐKD của DN có giá trị tích cực rồi tài trợ cho các hoạt động tiếp theo. Ngoài ra, nhiều DN có thể xây dựng CTV mục tiêu và điều chỉnh CTV hiện tại theo CTV mục tiêu đó. Các kết quả này đồng thuận với lý thuyết trật tự phân hạng và lý thuyết CTV tối ưu.

Nhìn chung, các kết quả thực nghiệm của luận văn là phù hợp với thuyết đánh đổi CTV: các DN có CTV mục tiêu, và mong muốn dịch về phía CTV mục tiêu khi chi phí cho phép việc thực hiện là tối ưu nhất. Lợi ích và chi phí của việc điều chỉnh thay đổi tùy thuộc và mức chênh lệch đòn bẩy của mỗi DN (các công ty có đòn bẩy quá mức thường điều chỉnh nhanh chóng hơn), DT hoạt động, các cơ hội đầu tư, khả năng tiếp cận thị trường vốn, và một số các yếu tố của điều kiện thị trường.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến sự mất cân đối dòng tiền.

5.1. Kết luận

Trong cuộc khảo sát này, nhà nghiên cứu đã thực hiện một cuộc điều tra thực nghiệm để tìm hiểu về những ảnh hưởng của CTV đến tương quan giữa đòn bẩy và DT trong các DN hoạt động về thương mại đang được giao dịch công khai trên các sàn mua bán chứng khoán tại Việt Nam. Kết quả của cuộc khảo sát này đã chỉ ra rằng CTV có vị thế quan trọng đối với tương quan giữa DT và đòn bẩy tổng hợp. Nhiều DN trong ngành đã tăng DT trong thời gian nghiên cứu, điều này tạo ra khả năng thanh toán các khoản nợ sớm hơn dự kiến. Đầu tiên, quyền sở hữu tập trung và các cấu trúc kim tự tháp và sở hữu chéo có liên quan đã xây dựng xung đột đại diện về mối quan hệ giữa chủ sở hữu kiểm soát và nhà đầu tư bên ngoài. Điều này được chỉ ra các kết quả khác nhau giữa giá trị đòn bẩy sổ sách và đòn bẩy thị trường.

Nghiên cứu này đánh giá tác động bất đối xứng của DT đối với sự thay đổi CTV của các DN ngành thương mại niêm yết tại Việt Nam. Nghiên cứu áp dụng mô hình OLS để đánh giá mối quan hệ giữa các yếu tố DT của DN bao gồm: Giá trị, sự tự do DT, tài sản hữu hình, lá chắn thuế phi nợ, khả năng tạo ra lợi nhuận, khả năng tăng trưởng, quy mô DN, đòn bẩy mục tiêu, độ lệch với đòn bẩy mục tiêu, hạn chế tài chính, phát hành vốn và dư nợ phát hành – có ảnh hưởng ra sao đối với Đòn bẩy sổ sách và Đòn bẩy thị trường bằng việc sử dụng dữ liệu của 25 CTTM niêm yết ở Việt Nam giai đoạn 2013-2023.

Hơn nữa, các DN ngành thương mại có DT tuyệt đối lớn hơn điều chỉnh các mục tiêu đòn bẩy của họ nhanh hơn đáng kể so với những DN có DT tuyệt đối nhỏ hơn. Phát hiện này đối với giai đoạn mẫu trong giai đoạn nghiên cứu chỉ ra rằng các biện pháp thay thế đòn bẩy và DT, và sự kết hợp của một biến kiểm soát bổ sung. Các kế quả cho thấy sự mất cân bằng DT tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều chỉnh CTV dựa trên đòn bẩy thông qua việc hạn chế chi phí điều chỉnh và các DN niêm yết của Việt Nam phụ thuộc nhiều hơn vào vấn đề nợ. Những phát hiện này cung cấp những hiểu biết mới về việc điều chỉnh đòn bẩy và quản lý DT của các DN.

Kết quả cho thấy đòn đẩy sổ sách chịu tác động của quy mô DN, dư nợ phát hành, và phát hành vốn cổ phần. Đối với đòn bẩy thị trường thì bị ảnh hưởng bởi quy mô DN, dư nợ phát hành, và phát hành vốn cổ phần, tuy nhiên hệ số hồi quy khác nhau cho thấy tác động khác nhau tới đòn bẩy sổ sách và đòn bẩy thị trường. Như vậy, nghiên cứu này cho các kết quả khác nhau giữa đòn đẩy sổ sách và đòn bẩy thị trường.

5.2. Một số khuyến nghị Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến sự mất cân đối dòng tiền.

Dù luận văn còn nhiều hạn chế, nhưng từ kết quả nghiên cứu tác giả cũng đưa ra một vài khuyến nghị cho các CTTM niêm yết tại Việt Nam nên thường xuyên đánh giá, xem xét sự cân đối dòng tiền, bởi nó tác động đến CTV của DN trước khi đưa ra quyết định sử dụng nguồn nợ vay, tránh cho DN gặp các rủi ro tài chính nghiêm trọng.

Giai đoạn 2024-2030, trong 4 phân ngành (nghề) dịch vụ, phân phối, bán lẻ là phân ngành phát triển mạnh nhất. Sắp tới sẽ phải phát triển bán buôn, phát triển theo hướng bán buôn hiện đại. Các thương hiệu Việt Nam ngày càng phát triển, cần có các chính sách khuyến khích hướng tới các DN vừa và nhỏ. Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với 224 đối tac; đã, đang đàm phán, ký kết và thực thi 17 FTA.

Cấu trúc trách nhiệm pháp lý và một cách tiếp cận khác phân biệt giữa các khái niệm về cấu trúc tài chính và CTV. Trong lý thuyết về CTV, giả định rằng đây là số tiền mà DN sẵn sàng trả để đổi lấy DT kỳ vọng; do đó, được xác định bằng tổng các DT chiết khấu trong tương lai. Trong bối cảnh phân loại lý thuyết CTV, sự phân chia phổ biến nhất là lý thuyết thuế và phi thuế, lý thuyết tĩnh và động, và theo quan điểm của thị trường hoàn hảo và thị trường không hoàn hảo. Các DN có DT dương lớn hơn có thể linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh CTV của mình bằng cách trả nợ hoặc mua lại vốn cổ phần, trong khi các DN có DT âm lớn hơn có nhiều động cơ hơn để bù đắp thâm hụt bằng nguồn vốn bên ngoài, chẳng hạn như phát hành nợ hoặc vốn chủ sở hữu, những DN này có thể điều chỉnh CTV.

Điều hành một DN đòi hỏi một người phải có một số nguồn tài sản nhất định; phạm vi và quy mô của những điều này phụ thuộc vào loại hình kinh doanh mà DN đã thực hiện. Những vấn đề cơ bản về lý thuyết CTV bao gồm chi phí vốn và giá trị DN. Do đó, một câu hỏi đặt ra là liệu DN có thể tác động đến sự thay đổi của chi phí vốn và giá trị của một DN bằng cách thay đổi CTV hay không. Các khái niệm về CTV được thể hiện không đưa ra những kết luận trực tiếp giúp xác định rõ ràng các tiền đề để đưa ra quyết định trong bối cảnh CTV đang định hình. Cũng không có thỏa thuận nào về việc liệu CTV có chuyển thành các quy trình tạo ra giá trị DN hay không và ở mức độ nào. Ngoài ra, cần lưu ý rằng hoạt động của các DN trong một môi trường thay đổi dẫn đến việc tạo ra các công cụ mới, điều này tạo ra nhu cầu tìm kiếm các giải pháp lý thuyết mới.

Mục tiêu của đa số DN hoạt động trên thị trường là xây dựng CTV tối ưu với tỷ lệ vốn chủ sở hữu và nợ mà một DN áp dụng để tối đa hóa tài sản và giá trị thị trường cũng như giảm thiểu chi phí vốn. Do đó, nó được hiệu chỉnh để cân bằng giá trị của DN và chi phí của nó. Nghiên cứu này chỉ ra rằng việc điều chỉnh giá trị đòn bẩy bị tác động bởi sự gia tăng khả năng sinh lời. Tức là khi DN kinh doanh hiệu quả thì có DT tự do có thể luân chuyển để giảm ĐBTC của DN; hoặc tài trợ nhiều hơn cho các hoạt động kinh doanh và đầu tư. Dĩ nhiên DT này được tích hợp vào VCSH của DN; gián tiếp làm điều chỉnh CTV trước đó. Đa số các DN hoạt động xây dựng CTV mục tiêu; hoặc xuất phát từ một dự án nhất định hình thành nên CTV DN. Mức độ chênh lệch có thể được thay đổi dần dần qua Tỷ độ lệch với đòn bẩy mục tiêu và khó có thể thay đổi nhanh chóng do chi phí chuyển đổi vốn. Như vậy, DN có thể sử dụng DT tự do từ kết quả kinh doanh hoặc xây dựng tỷ lệ đòn bẩy mục tiêu để điều chỉnh CTV của DN dần dần theo thời gian. Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến sự mất cân đối dòng tiền.

DN cần chú trọng quản trị chiến lược như quy chuẩn đạo đức kinh doanh. Mô hình nên theo dạng mở, tầm nhìn từ 2 đến 3 năm. Ưu tiên hàng đầu không còn là lợi nhuận, mà là khả năng thích ứng, khả năng chịu những cú sốc của thị trường. Nhanh chóng chuyển đổi số để tạo sức cạnh tranh.

5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

Việc tập trung vào ngành thương mại trong nghiên cứu này đưa đến kết quả và các khuyến nghị được đề nghị đều liên quan đến khối ngành này mà chưa thể tổng quan được toàn bộ thị trường, các nghiên cứu về sau có thể đánh giá tổng thể toàn bộ các ngành trên thị trường chứng khoán. Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến sự mất cân đối dòng tiền.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:

===>>> Luận văn: Tác động của sự mất cân đối dòng tiền đến cấu trúc vốn

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ===>>> Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến sự mất cân đối dòng tiền […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0972114537