Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Hiện trạng khai thác du lịch sinh thái huyện Võ Nhai hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài: Hiện trạng khai thác du lịch sinh thái Võ Nhai dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
3.1. Tiềm năng tài nguyên du lịch sinh thái Võ Nhai
3.1.1. Tiềm năng tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên
3.1.1.1. Tài nguyên địa chất, địa hình
Lịch sử phát triển địa chất – kiến tạo cùng với kết quả tác động của quá trình ngoại sinh đã tạo nên những đặc điểm riêng của địa hình Võ Nhai. Độ cao trung bình khoảng 600 – 700m. Các hệ thống núi lớn đều chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, chia cắt địa hình thành nhiều phần nhỏ hơn. Các hệ thống núi cao cùng với hệ thống núi đá vôi đã chia Võ Nhai thành 3 tiểu vùng và mỗi vùng mang các đặc điểm riêng như sau (làm rõ tiểu vùng I, II, III tương thích với 3 vùng dưới đây):
Vùng thấp (tiểu vùng I) là vùng gồm các xã, thị trấn dọc quốc lộ 1B gồm: Thị trấn Đình Cả, các xã Phú Thượng; Lâu Thượng; La Hiên, với tổng diện tích vùng này là 14.008,33ha (chiếm 16,69% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện) đây là nơi tập trung dân số cao là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá – xã hội của huyện. Đặc điểm vùng này có hệ thống giao thông, thuỷ lợi, điện lưới thuận lợi cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, được tạo nên bởi những thung lũng chạy dọc theo quốc lộ 1 B, hai bên là hai dãy núi cao có độ dốc lớn, được đan xen nhiều khe, suối rất thuận tiện cho nhân dân đi lại, canh tác và sinh sống. Càng về phía Nam huyện thì độ cao càng giảm dần và địa hình cũng dốc thoải hơn. Dãy núi đá vôi trên địa phận xã Phú Thượng có độ cao 624m; núi Phú Thượng có địa hình karst rất điển hình, có nhiều hang động. Hang Phượng Hoàng nằm ở lưng chừng núi Phú Thượng (xóm Phượng Hoàng, xã Phú Thượng), đây là hang động lớn ở Thái Nguyên, dưới chân núi là suối Mỏ Gà chảy ra từ trong lòng Hang.
Vùng gò đồi (tiểu vùng II) gồm 5 xã phía Nam: Tràng Xá; Liên Minh; Phương Giao; Dân Tiến; Bình Long với tổng diện tích 26.153,57 ha (chiếm 31,16% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện). Địa hình đồi núi hình bát úp, bị chia cắt bởi nhiều khe, suối, sông và xen kẽ núi đá vôi có các bãi soi bằng phẳng phù hợp phát triển cây công nghiệp ngắn và dài ngày, cây lương thực và kết hợp các cây ăn quả, cây lâm nghiệp và phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại. Luận văn: Hiện trạng khai thác du lịch sinh thái huyện Võ Nhai.
Vùng núi cao (tiểu vùng III) gồm 6 xã phía Bắc của huyện là xã Nghinh Tường; Sảng Mộc; Thượng Nung; Vũ Chấn; Thần Sa và Cúc Đường với tổng diện tích 43.780,7 (chiếm 52,15% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện). Đặc điểm của vùng này đất rừng đa dạng với nhiều núi đá vôi hiểm trở và nhiều loại cây, con phong phú, tạo nên cảnh đẹp tự nhiên. Trong các dãy núi đá vôi ở xã Vũ Chấn có nhiều hang động đẹp, đặc biệt là hang Thắm Hoài và hang Thắm Bau. Xã Thượng Nung có khối núi đá vôi đồ sộ nhất tỉnh Thái Nguyên, chạy theo hướng đông bắc – tây nam, có độ cao từ 500 đến 800 m, kéo dài từ Thần Sa qua Nghinh Tường, đến Liêm Thủy (huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn). Ngoài ra trong vùng còn có các ngọn núi cao như: Núi Pia Tin cao 625 m trên địa phận xã Nghinh Tường; núi Cóc Chem cao 731m và núi Thượng Nung cao 682 m trên địa phận xã Thượng Nung; ngọn núi Khau Nao cao 886 m trên địa phận giáp ranh giữa xã Vũ Chấn với xã Nghinh Tường. Vùng này xuất hiện nhiều suối ngầm do hiện tượng karst. Quang cảnh nơi đây hùng vĩ, núi đá cheo leo tạo nên những cảnh đẹp hấp dẫn thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên do địa hình phức tạp nên việc đi lại ở nhiều xã trong vùng khá khó khăn. Cùng với đó dân số tăng lên, việc quản lý và bảo vệ rừng có nhiều hạn chế nên tài nguyên rừng khu vực không còn phong phú như trước.
Đặc điểm nổi bật của địa hình Võ Nhai là độ dốc lớn, mức độ chia cắt sâu và chia cắt ngang mạnh. Trên 87% diện tích đất tự nhiên của huyện có độ dốc trên 25º, gần 13% diện tích có độ dốc dưới 25º.
Địa hình bị chia cắt mạnh, với đặc trưng là hệ thống các núi đá vôi đã tạo điều kiện cho một số ngành kinh tế phát triển. Tuy nhiên, thực tế địa hình như vậy cũng gây nhiều trở ngại cho các hoạt động sản xuất và đời sống, đặc biệt là vấn đề nước tưới và nước sinh hoạt vào thời kì mùa ít mưa. Địa hình Võ Nhai có ý nghĩa lớn trong việc phát triển ngành kinh tế du lịch, trong đó có ý nghĩa nhất là địa hình karst với hai dạng chủ yếu: địa hình karst và hang động karst gồm khối karst dạng vòm, dạng nón, phễu, tháp, thung lũng, giếng và cánh đồng ngoại vi karst. Kiểu địa hình này có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch sinh thái
Những hang động chính ở Võ Nhai được điều tra khảo sát trong đó đáng chú ý nhất là các hang động ở khu vực thuộc tiểu vùng núi cao và vùng thấp. Các hang động này có nhiều nhũ đá đẹp, nhiều suối nước tạo nên sự hùng vĩ và huyền bí của thiên nhiên nơi đây. Một số hang ngoài giá trị thành tạo của tự nhiên còn có ý nghĩa lịch sử, là nơi căn cứ địa kháng chiến như hang Huyện (Tràng Xá), hang Thắm Giáo, thác Dõm (Thần Sa – Thượng Nung), Hàng Phượng Hoàng (Phú Thượng) ….vv.
Như vậy dạng địa hình đồi núi ở Võ Nhai tạo ra khả năng phát triển của nhiều loại hình du lịch sinh thái như: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch cộng đồng…
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
3.1.1.2. Tài Nguyên khí hậu Luận văn: Hiện trạng khai thác du lịch sinh thái huyện Võ Nhai.
Thái Nguyên nói chung và huyện Võ Nhai nói riêng khí hậu vẫn thể hiện bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông như các huyện miền Bắc Việt Nam, tuy nhiên, rõ rệt hơn cả là sự thể hiện hai mùa theo chế độ mưa ẩm trong năm là mùa mưa (nóng, ẩm, mưa nhiều, thường bắt đầu từ tháng 5 tới cuối tháng 10) và mùa ít mưa (lạnh, khô, thường bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau). Với sự phân hóa mùa rõ rệt như vậy, tạo sự phong phú trong phân hóa cảnh quan theo mùa, cộng thêm sự phân hóa địa hình tạo ra những kiểu cảnh quan theo các bậc địa hình khác nhau, hấp dẫn du khách.
Hình 3.1: Biểu đồ diễn biến nhiệt độ trung bình tháng và năm tại trạm Khí tượng thủy văn Thái Nguyên (giai đoạn 2020 – 2024)
Khí hậu Võ Nhai mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi Bắc Bộ, nhưng có phần khắc nghiệt hơn. Nhiệt độ trung bình hàng năm 22,9ºC.
Từ thượng tuần tháng 5 đến hạ tuần tháng 9 là những tháng có nhiệt độ cao, nóng nhất là tháng 6, tháng 7 khoảng 27,9ºC. Nhiệt độ cao tuyệt đối khoảng 39,5ºC (tháng 6), tối thấp tuyệt đối là 3ºC (tháng 1). Vào mùa lạnh (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau) tiết trời giá rét, nhiều khi có sương muối, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và sự phát triển cây trồng, vật nuôi. Biên độ dao động ngày đêm khoảng 7ºC, lớn nhất vào tháng 10ºC khoảng 8,2ºC. Nhiệt độ xuống thấp vào mùa ít mưa (tháng 12 và tháng 1). Nhiệt độ không khí trung bình tháng thể hiện trong hình 3.1.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa bình quân năm: 1.941,5 mm, thấp hơn so với các vùng khác của Thái Nguyên (2.050 – 2.500 mm) và phân bố không đều, lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng mùa mưa với 1.765 mm, chiếm 91% lượng mưa cả năm. Tháng có mưa lớn nhất là tháng 8 hàng năm 372,2 mm. Mưa lớn và tập trung gây xói mòn đất, lũ lụt ảnh hưởng tới hoạt động du lịch và các công trình phục vụ du lịch, đặc biệt đối với khu vực III và khu vực I, nơi có địa hình phức tạp, độ dốc cao và bị chia cắt nhiều.
Các tháng mùa ít mưa có lượng mưa không đáng kể, lượng bốc hơi nước lại rất lớn, gây nên tình trạng khô hạn nghiêm trọng cho cây trồng, nhất là đối với cây trồng hàng năm. Độ ẩm bình quân hàng năm trên địa bàn huyện giao động từ 80-87 %; các tháng mùa ít mưa, nhất là các tháng cuối năm (tháng 11 và 12) độ ẩm thấp gây khó khăn cho việc phát triển cây vụ đông muộn, nhưng cũng tạo điều kiện cho việc thu hoạch và bảo quản nông sản trong thời kỳ này. Độ ẩm không khí được thể hiện trong hình 3.3.
Hình 3.3: Biểu đồ diễn biến độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm tại trạm Khí tượng thủy văn Thái Nguyên (giai đoạn 2020 – 2024) Luận văn: Hiện trạng khai thác du lịch sinh thái huyện Võ Nhai.
Qua đó ta thấy nếu so sánh với bảng phân loại khí hậu tốt – xấu đối với sức khỏe con người .
Các điều kiện khí hậu thích hợp nhất đối với con người là có nhiệt độ 18 ºC – 26 ºC độ ẩm tương đối 30 – 60%, tốc độ gió 0,1 – 0,2m/s (Doromoxop, 1963).
Điều kiện khí hậu dễ chịu nhất với con người ở Việt Nam đó là nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 15ºC – 23ºC, độ ẩm tuyệt đối từ 14mb – 21mb (Đặng Duy Lợi, 1991).
Phân loại khí hậu tốt – xấu đối với sức khỏe (theo Đỗ Trọng Dũng, 2012)
Bảng 3.1. Phân loại khí hậu tốt – xấu với sức khỏe con người
Mức độ đánh giá | Số tháng có nhiệt độ ≥27ºC | Số tháng có độ ẩm ≥ 90% | Số giờ nắng toàn năm | Số ngày trời đầy mây | Tốc độ gió trung bình (m/s) |
Rất xấu | 5 | 4 | 1000 | 100 | 1 |
Bình thường | 4 – 5 | 3 | 1200 | 80 | 1 – 1,5 |
Tốt | 2 – 3 | 2 | 1200 | 80 | 1,5 |
Rất tốt | 0 | 1 | 1500 | 50 | 2 – 3 |
Đối chiếu với các chỉ tiêu trong bảng 3.1 phân loại khí hậu tốt – xấu đối với sức khỏe và bảng chỉ tiêu sinh khí hậu đối với con người thì khí hậu Võ Nhai thích hợp để phát triển du lịch đặc biệt du lịch sinh thái. Đặc biệt, Võ Nhai có khu vực có khí hậu mát mẻ như tiểu vùng III với nhiệt độ trung bình năm khoảng 24ºC, rất thuận lợi để xây dựng những khu du lịch nghỉ dưỡng hay du lịch cuối tuần như du lịch khám phá hang động, du lịch thăm quang cảnh, vv.
3.1.1.3. Thủy Văn
Do địa hình bị chia cắt phức tạp nên Võ Nhai là huyện có mật độ sông suối tương đối ít dao động trong khoảng 1,5 – 3,0 km/km2. Trong đó nguồn nước trên địa bàn huyện Võ Nhai khá phong phú, nhưng phân bố không đồng đều. Ngoài nguồn nước mặt từ sông suối còn có các mạch nước ngầm từ các hang động trong núi đá vôi.
Võ Nhai có hai hệ thống nhánh sông trực thuộc hệ thống sông Cầu và sông Thương, được phân bố ở phía Bắc và phía Nam huyện. Đó là hệ thống sông Nghinh Tường và sông Rong. Luận văn: Hiện trạng khai thác du lịch sinh thái huyện Võ Nhai.
Sông Nghinh Tường có chiều dài 46 km, bắt nguồn từ dãy núi của vòng cung Bắc Sơn (Lạng Sơn), chảy qua các xã Nghinh Tường, Sảng Mộc, Thượng Nung, Thần Sa, rồi đổ ra sông Cầu. Khoảng 40 % chiều dài dòng chảy là núi đá vôi, thung lũng thường hẹp và sâu, vách đá dựng đứng. Chính vì vậy mà nơi đây có nhiều cảnh đẹp hùng vĩ. Sông Rong bắt nguồn từ xã Phú Thượng, chảy qua thị trấn Đình Cả, Tràng Xá, Dân Tiến, Bình Long, sang địa phận tỉnh Bắc Giang và đổ về sông Thương.
- Nước ngầm trên địa bàn tỉnh Võ Nhai chủ yếu tồn tại dưới hai dạng:
Nước ngầm chứa trong các kẽ nứt của đá được hình thành do đá bị phong hóa mạnh, nước mưa ngấm qua đất dự trữ vào kẽ nứt trên bề mặt của các loại đá, thiều nguồn nước ngầm đã lộ ra ngoài thành dòng chảy, lưu lượng dao động mạnh theo mùa (từ 1 – 2 l/s đến 15 l/s). Nguồn nước ngầm loại này thường xuất hiện ở các tiểu vùng III. Ở các vùng đồng bào dân tộc vẫn tận dụng nguồn nước này, sử dụng hệ thống mương máng, ống dẫn nước từ các khe núi về nhà hoặc cho chảy vào ruộng.
Nước ngầm karst: được hình thành ở khu vực núi đá vôi. Loại nước karst thường phân bố sâu, ít vận động, các mạch xuất lộ từ nguồn karst thường có lưu lượng lớn, động thái không ổn định. Diện tích lưu vực của loại nước này chiếm 16% diện tích của toàn huyện (khoảng 2.300km²), với lưu lượng từ 1 đến hàng trăm l/s ở độ sâu 60 – 80m, có khi tới 120m. Trong thời điểm hiện tại và tương lai đây vẫn là nguồn cung cấp nước quan trọng cho người dân trên địa bàn hỗ trợ cùng với nguồn nước mặt nhằm cân bằng lượng nước còn thiếu hụt hiện nay. Song để khai thác nguồn nước ngầm đòi hỏi kĩ thuật, vốn đầu tư và cần có kế hoạch khai thác hợp lý.
3.1.1.4. Hệ sinh vật
Điều kiện khí hậu và địa hình nơi đây đã tạo nên tính đa dạng, phong phú của các loài động thực vật với tổng số 160 họ thực vật, 1.096 loài, trong đó cây cho gỗ là 319 loài, cây dược liệu 574 loài, cây làm cảnh 84 loài, cây ăn được 162 loài. Trong đó, có một số loài quý hiếm như: Củ bình vôi, rau sắng, giảo cổ lam, ba kích…
Một số loài cây quý, hiếm cần được bảo tồn, phát triển như: Lan Kim tuyến (Nhóm 1B); những cây cổ thụ lớn như: Nghiến, Trai Lý, Thông tre, Đinh Sến… Đây cũng là những loại cây quý hiếm cần được bảo vệ nguồn gen và phát triển rộng rãi.
Quá trình điều tra, khảo sát những dấu vết để lại và theo thông tin cung cấp của người dân bản địa cho thấy trong khu vực vẫn còn gặp các loài động vật như: Khỉ mặt đỏ năm đến bảy đàn, mỗi đàn từ 9-15 cá thể. Bên cạnh đó, còn có các loài thú lớn, các loài chim thuộc họ Hồng hoàng, một số loài Hon, Cầy Voi, Sóc, Lửng, Cày Bạc Má, Sơn Dương, Cắng mặt đỏ…, các loài bò sát như: Kỳ đà, Trăn, Hổ mang chúa, Hổ mang bành và các loại Ếch suối, song đã giảm đi nhiều. Trong đó, Khỉ Mặt đỏ là loài động vật quý hiếm còn rất ít, đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam và danh sách các loài cần được bảo vệ và phát triển giống nòi.
Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng được tổ chức lại theo Quyết định số 1963/QĐ-UBND ngày 31/8/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên với chức năng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ bảo tồn, đa dạng sinh học, đẩy mạnh công tác xã hội hóa tăng cường các hoạt động truyền thông. Kiểm tra kiểm soát ngăn chặn các hành vi xâm hại tài nguyên rừng trong tất cá các lĩnh cực khai thác, sử dụng, vận chuyển, kinh doanh lâm sản. So với một số khu bảo tồn có địa hình núi đá vôi ở vùng núi phía Bắc, KBTTN Thần Sa – Phượng Hoàng có số loài động, thực vật phong phú và đa dạng hơn hẳn với 295 loài động vật, 93 họ và 80 bộ. Trong đó, lớp thú có 56 loài, 25 họ và 8 bộ; loài chim có 117 loài, 43 họ và 15 bộ; 28 loài bò sát, có 15 loài thuộc nhóm IB và 19 loài thuộc nhóm IIB, lớp lưỡng cư có 11 loài, lớp cá 77 loài (nguồn: Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng, 2024) Luận văn: Hiện trạng khai thác du lịch sinh thái huyện Võ Nhai.
Với thảm thực vật rất đa dạng và phong phú như trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các tour du lịch sinh thái khám phá tự nhiên hoặc các tour du lịch học tập tham quan thực tế các thảm thực vật này. Tuy nhiên hiện nay Võ Nhai chưa có được các phân loại và khoanh vùng cụ thể các thảm thực vật này một cách cụ thể và chi tiết nên nó có phần khó khăn hơn trong việc quảng bá cũng như xây dựng các tour du lịch cụ thể.
Đa số các thảm thực vật này đều là mọc tự nhiên nên không được phát triển theo định hướng do đó khó khăn trong việc quản lý cũng như tạo điều kiện để phát triển phù hợp với mục đích du lịch sinh thái cho Võ Nhai.
3.1.1.5. Cảnh quan đặc sắc
Hiện nay, trên địa bàn huyện có 15/82 điểm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng cấp Quốc gia và cấp tỉnh, như: Hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, hang Sa Khao (xã Phú Thượng); khu khảo cổ học Mái đá ngườm (xã Thần Sa); rừng Khuôn Mánh, hang Huyện (xã Tràng Xá); khu di tích nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc vào tháng 10-1947 tại xóm Vang (xã Liên Minh)…tuy nhiên tác giả đã phân loại ra các cảnh quan đặc sắc tiêu biểu như bảng 3.2.
Bảng 3.2. Một số cảnh quan đặc sắc tiêu biểu ở Võ Nhai
STT | Tên di tich | Loại hình DLTC | Địa chỉ | Diện tích (ha) | |
Quốc Gia | Cấp tỉnh | ||||
1 | Hang phượng Hoàng – suối Mỏ Gà | x | Phú thượng | 16450 | |
2 | Hang Sa Khao | x | Phú thượng | ||
3 | Hang Huyện | x | Liên Minh | 8000 |
Nguồn: Phòng Văn hóa huyện Võ Nhai 2024 Luận văn: Hiện trạng khai thác du lịch sinh thái huyện Võ Nhai.
Những năm gần đây, du lịch Võ Nhai đã được quan tâm đầu tư và có bước phát triển nhất định. Song, sự đầu tư mới chỉ diễn ra ở các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đã được công nhận và xếp hạng cấp Quốc gia và cấp tỉnh. Trong giai đoạn 20212023, huyện đầu tư trên 1,3 tỷ đồng để tôn tạo, sửa chữa, làm biển chỉ dẫn vào các điểm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Các danh lam thắng cảnh tiêu biểu của Võ Nhai được thể hiện ở bảng 3.2
- Hang Phượng Hoàng – suối Mỏ Gà
Hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà là một điểm du lịch tiềm năng và hấp dẫn nằm bên quốc lộ 1B (Thái Nguyên – Lạng Sơn) thuộc xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, cách thành phố Thái Nguyên khoảng 45km. Nơi đây đã được Nhà nước xếp hạng di tích thắng cảnh cấp Quốc gia.
Từ chân núi Phượng Hoàng để dến được hang Phượng Hoàng, du khách leo khoảng 700 – 800m, khoảng hơn nửa giờ đồng hồ, trên những bậc đá. Hang ở trên đỉnh ăn sâu xuống lòng núi. Hang Phượng Hoàng gồm 3 tầng: Tầng thượng là hang Dơi, tầng giữa là hang Sáng, với 3 cửa từ các phía, ánh sáng mặt trời rọi xuống lòng hang. Tầng cuối là hang Tối vì ánh sáng mặt trời không thể lọt xuống hang này. Trong hang có nước (nước không sâu nhưng trong suốt), khối đá, nhũ đá mang nhiều dáng vẻ kỳ thú gắn với nhiều truyền thuyết thỏa sức cho du khách tưởng tượng.
Hang Phượng Hoàng còn là một địa danh lịch sử nổi tiếng, gắn liền với chiến công của đội Cứu quốc quân II và nhân dân Phú Thượng trong hai trận chiến đấu với quân Pháp và tay sai vào năm 1941 và ngày 27-11-1944.
Hang Phượng Hoàng ở độ cao khoảng 500 m so với mặt đường Quốc lộ 1 B, rộng mỗi chiều vài chục mét. Lòng hang phượng hoàng là một tòa thiên nhiên kỳ vĩ. Nhũ đá trong hang tạo thành muôn vàn hình thù sinh động. Bước vào trong hang khách du lịch sẽ có cảm giác ấn tượng trước một nhũ đá khổng lồ cao hàng chục mét trông giống tòa tháp nhiều tầng. Những nhũ đá giống hình bụt mọc, móng vuốt đại bàng, những chùm sa hô …ở khu vực nào trong hang cũng có. Đó là kỳ lân mẹ, kỳ lân con, cả đàn trông rất sinh động. Rồi hình tượng mẹ bồng con, hình nàng vũ nữ, quả chuông đá, chiếc bình hương, hình voi chầu, hổ phục. Đặc biệt, giữa lòng hang là một nhũ đá cao, nhìn ở nhiều góc độ đều thấy giống một con chim Phượng hoàng đang danh cánh trong tư thế bay bổng. Phải chăng hình tượng này cũng là cớ để người dân nơi dây gọi tên là hang Phượng hoàng và thêu dệt nên câu chuyện “cổ”, “rất cổ” về đôi chim phượng hoàng huyền thoại.
Đáy hang Phượng Hoàng phần lớn bị ngập nước. Nước không sâu nhưng trong suốt. Những trưa hè khi mặt trời gần lên tới đỉnh đầu, là lúc ánh sáng chiếu qua một kẽ hở xuống làm cho mặt nước đáy hang, phần in bóng cây xanh ngắt, phần như được dát vàng, nếu có ai làm lay động mặt nước sẽ tao ra một hình ảnh đẹp lạ lùng, ấn tượng.
Suối Mỏ Gà có phần chảy ngầm trong lòng hang rộng chừng 10, cao từ 2 đến 7 m, nước trong veo nhìn rõ đáy và mát lạnh. Thỉnh thoảng ta lại bắt gặp những nhũ đá từ vòm hang rủ xuống trông như những cây cột lớn, cột nhỏ, những tấm rèm đá, những vũng sâu có thể bơi lội, những bải sỏi khá đẹp. Từ cửa hang Mỏ Gà, suối tạo thành một thác nước tung bọt giữa những khối đá lớn, những lùm cây, bụi lá, rồi đổ xuống cánh đồng Phú Thượng. Có một truyền thuyết về tên gọi của hang. Chuyện rằng “xưa có một đôi chim phượng hoàng bay lượn khắp nơi tìm nơi cư ngụ. Bay mãi hết ngày này qua ngày khác mà chẳng tìm được nơi nào vừa ý. Mỏi cánh, đói khát, chúng tưởng không còn có thể bay được nữa. Đúng lúc đó đôi phượng hoàng phát hiện dưới chân núi thẳm xanh kia có một cửa hang đang tuôn ra một dòng nước trắng xóa. Chúng sà xuống uống nước. Dòng nước mát ngọt đã cứu sống chúng. Đôi chim phượng hoàng chọn nơi này để xây tổ ấm. Năm tháng trôi đi, rồi một ngày kia chim chồng không còn đủ sức bay đi kiếm mồi, nó chui vào hang sâu rồi chết. Chim mái đợi mãi, đợi mãi không thấy chim chồng về, hóa thành đá sừng sững ngay giữa lòng hang”. Luận văn: Hiện trạng khai thác du lịch sinh thái huyện Võ Nhai.
Cụ Hoàng Đạo Thúy, một hướng đạo sinh nổi tiếng thời kỳ Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trong cuốn sách “Đi thăm đất nước” đã ghi nhận hang Phượng Hoàng – suối Mỏ Gà là một danh thắng của đất Việt.
Một nhà thơ thời nay cũng viết ngợi ca danh thắng “Nước suối Mỏ Gà là sinh khí của trời đất, đằm trong hương bí ẩn của sâm rừng, hoa núi, người sẽ được tốt tươi, viên mãn” (Hiền Mặc Chất). Hang Phượng Hoàng – suối Mỏ Gà đã được xếp hạng Di tích lịch sử – thắng cảnh năm 2000.
Hiện tại, Khu du lịch hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà đã và đang được đầu tư có quy mô và bài bản bởi Công ty TNHH Một thành viên Hanh Hạnh với mức đầu tư khoảng 40 tỷ đồng gồm các dịch vụ như: Nhà hàng, khu bể bơi, khu dịch vụ câu cá, nhà nghỉ lưu trú, dịch vụ massage vật lý trị liệu, khu karaoke, hội trường tổ chức sự kiện, khu bán hàng lưu niệm, sân tennis… dù vẫn đang trong quá trình hoàn thiện nhưng mùa hè năm 2024, ngày cao điểm Khu du lịch phục vụ tới 5000 lượt khách/ngày.
- b. Hang Sa Khao
Hang Sa Khao nằm trong lòng dãy núi đá vôi ở phía Tây Bắc của xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai. Đây không chỉ là một danh lam thắng cảnh đẹp mà còn là một địa chỉ quen thuộc gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân xã Phú Thượng nói riêng, huyện Võ Nhai nói chung trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Với cảnh đẹp nên thơ, hùng vĩ lại gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân huyện Võ Nhai qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ và vĩ đại của dân tộc nên hang Sa Khao đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cấp bằng xếp hạng Di tích cấp Quốc gia năm 2015. Hiện nay,hang Sa Khao là điểm đến không thể thiếu trong tuyến du lịch sinh thái, khám phá hang động và về nguồn, giáo dục truyền thống cách mạng của huyện Võ Nhai nói riêng và của tỉnh Thái Nguyên nói chung.
- Hang Huyện
Hiện nay, trong hang có một bia đá dài 0,45m, rộng 0,3m không còn nguyên vẹn (một nửa đã bị người dân đập phá) có nội dung: đơn vị 28 thuộc Tổng Cục Công nghiệp quốc phòng, khởi công xây dựng bia ngày 28 – 4 – 1966 và nhiều khối bê tông đã bị đập vỡ để thu sắt phế liệu.
Không chỉ có giá trị về mặt lịch sử mà hang Huyện còn là một thắng cảnh nằm trong quy hoạch vùng bảo vệ phát huy giá trị để sử dụng khai thác du lịch. Có thể nói hang Huyện đã hội tụ đầy đủ các yếu tố không chỉ là sự kỳ thú, hoang sơ trong lòng hang mà còn kết hợp cả cảnh quan bên ngoài để trở thành một quần thể không gian du lịch khép kín như: Dưới chân núi là một cánh đồng bằng phẳng màu mỡ trải dài theo dòng suối rộng hàng trăm ha – nơi đây có thể cải tạo để tổ chức thành sân lễ hội mỗi độ xuân về cho đồng bào địa phương hòa mình vào các trò chơi dân gian như: Tung còn, kéo co, chọi gà, đánh đu… Phía ngoài có con suối lớn chảy quanh co, trong lòng hang ở độ sâu chừng 20m còn có dòng suối nước chảy quanh năm. Trong những ngày hè nóng nực, sau khi tham quan hang Huyện du khách có thể tắm mát bên dòng suối nước trong xanh. Hệ thống núi đá vôi, hang động và khe suối nơi đây đã tạo nên một quần thể du lịch có vẻ đẹp hấp dẫn, sơn thủy hữu tình. Đây là một địa danh rất nổi tiếng của Võ Nhai tuy nhiên chưa được huyện đầu tư khai thác đúng với tiềm năng của nó. Do chưa được đầu tư nên lượng khách du lịch tới đây cũng rải rác và không theo khuôn khổ cũng như tour cố định. Do đó rất khó để thống kê theo dõi cũng như có các biện pháp xây dựng môi trường du lịch phù hợp.
3.1.2. Tiềm năng tài nguyên du lịch văn hóa ở Võ Nhai Luận văn: Hiện trạng khai thác du lịch sinh thái huyện Võ Nhai.
3.1.2.1. Di tích lịch sử cách mạng và văn hóa
Di tích lịch sử cách mạng và văn hóa là tài sản quý giá của mỗi địa phương, mỗi dân tộc, mỗi đất nước và của cả nhân loại. Nó là bằng chứng trung thành, xác thực, cụ thể nhất về đặc điểm văn hóa của mỗi nước mỗi vùng miền. Ở đó chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa, những trí tuệ, tài năng, giá trị văn hóa nghệ thuật của mỗi quốc gia. Di tích lịch sử văn hóa có khả năng rất lớn, góp phần vào việc phát triển trí tuệ, tài năng của con người, góp phần vào việc phát triển khoa học nhân văn, văn học lịch sử. Đó chính là bộ mặt lịch sử của mỗi dân tộc, mỗi đất nước, mỗi vùng miền khác nhau.
Võ Nhai là một huyện có nhiều di tích lịch sử văn hóa, hầu hết đề được xếp hạng quốc gia và cấp tỉnh. Danh sách các di tích như bảng 3.3.
Bảng 3.3. Danh sách các di tích lịch sử cách mạng Võ Nhai
STT | Tên di tich | Loại hình di tích | Địa chỉ | Diện tích (ha) | |
Quốc Gia | Cấp tỉnh | ||||
1 | Địa điểm thành lập Đội Cứu quốc quân
II |
x | Tràng xá | 5.29 | |
2 | Hang phượng Hoàng – suối Mỏ Gà | x | Phú thượng | 16450 | |
3 | Địa điểm thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên huyện | x | Phú thượng | 550 | |
4 | Địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Làng Vang | x | Liên Minh | 1971.7 | |
5 | Địa điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm tổ Đảng Na Chế | x | Dân Tiến | 247 | |
6 | Hang Huyện | x | Tràng Xá | 8000 | |
7 | Nơi thành lập chính quyền cách mạng huyện Võ Nhai | x | La Hiên | 52.5 | |
8 | Địa điểm đồn Đình Cả | x | TT Đình Cả | 4684 | |
9 | Đền Đình Cả | x | TT Đình Cả | 336 | |
10 | Đồng Toong-Cơ sở cách mạng thời kỳ 1941-1943 | x | Phú thượng | 831.1 | |
11 | Di tích khảo cổ học Hang Ốc | x | Bình Long | ||
12 | Đình Mỏ Gà | x | Phú Thượng | ||
13 | Đình Làng Vang | x | Liên Minh | ||
14 | Khu di tích khảo cổ học thời đồ đá cũ Thần Sa | x | Xã Thần Sa | ||
15 | Khu di tích khảo cổ học Hang Ốc | x | Xã Bình Long |
Nguồn: Phòng Văn hóa huyện Võ Nhai năm 2024 Luận văn: Hiện trạng khai thác du lịch sinh thái huyện Võ Nhai.
Các di tích này không chỉ có giá trị về mặt lịch sử, mà còn có giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật, văn hóa phật giáo Phương Đông nên nó đã hướng người dân về gốc rễ cội nguồn, các giá trị văn hóa được bảo vệ, bản sắc dân tộc được gìn giữ. Chính những giá trị của nó mà các di tích lịch sử văn hóa là điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách, các nhà nghiên cứu sử học, các nhà văn hóa. Đây là một tiềm năng lớn có thể khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái.
3.1.2.2. Làng nghề, lễ hội và ẩm thực
- Làng Nghề
Theo thống kê của sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, trên địa bàn huyện Võ Nhai hiện nay có 12 làng nghề được công nhận. Trong đó có 01 làng nghề đậu phụ An Long tại xã Bình Long và 11 làng nghề chè truyền thống. Không phải là huyện có thế mạnh về chè trong tỉnh Thái Nguyên song với 11 làng nghề chè truyền thống kết hợp với địa hình núi non hùng vĩ sẽ là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái gắn với các sản phẩm truyền thống tại Võ Nhai.
- Lễ hội
Lễ hội cũng là một loại tài nguyên văn hóa, có sức hấp dẫn và thu hút khách du lịch cao. Thông qua Lễ và Hội, ở mức độ nào đó du khách có thể thấy được, hiểu được phong tục tập quán của nhân dân địa phương. Bởi lẽ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc phản ánh một mặt đời sống của mỗi dân tộc. Lễ hội thường gắn với các di tích lịch sử, thường là một phần trong các chương trình thu hút, quảng bá khu du lịch
Lễ hội truyền thống là một sinh hoạt văn hóa thường gắn liền với các di tích lịch sử của Võ Nhai. Các lễ hội diễn ra rải rác trong năm, nhưng nhiều nhất vẫn là dịp đầu năm mới, sau Tết Nguyên đán. Các lễ hội đều được địa phương tổ chức long trọng và trang nghiêm để đáp ứng một phần nhu cầu đời sống tinh thần, tâm linh đồng bào dân tộc, đồng thời cũng nhằm phục vụ mục đích phát triển du lịch.
Là vùng đất có lịch sử lâu đời và giàu truyền thống văn hóa nên lễ hội ở Võ Nhai rất đa dạng, chứa đựng sắc thái văn hóa đặc trưng của từng địa phương với 3 loại hình nổi trội là: lễ hội tín ngưỡng (như: thờ các thần nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp…), lễ hội dân gian gắn với truyền thuyết (như: lễ hộ Cầu Mùa,…).
Hàng năm huyện tổ chức: Luận văn: Hiện trạng khai thác du lịch sinh thái huyện Võ Nhai.
- 01 lễ hội cấp huyện: Lễ hội Võ Nhai nơi cội nguồn, lễ hội được tổ chức vào ngày 21/3 hàng năm – ngày thành lập chính quyền cách mạng của huyện. Lễ hội đã thu hút sự tham gia của đông đảo bà con trong và ngoài huyện Võ Nhai tham gia. Nhiều trò chơi dân gian, các hoạt động văn nghệ truyền thống và nhiều món ăn đặc sắc được giới thiệu đến du khách trong dịp lễ hội.
- 04 lễ hội quy mô cấp xã
Ngoài ra 2 năm 1 lần Huyện Võ Nhai tổ chức liên hoan các dân tộc thiểu số nhằm mục đích duy trì và phát huy giá trị văn hóa dân tộc
- Ẩm thực
Món ăn ngon chế biết từ những đặc sản quê nhà là sự thể hiện sinh động, thuyết phục về một vùng đất có căn nguyên, con người có lịch về cơ bản. Đặc sản và văn hóa ẩm thực ở Võ Nhai cũng rất độc đáo không kém các vùng quê khác trên đất nước ta.
Na La Hiên: Ở Thái Nguyên, Võ Nhai được coi là đất na bởi lẽ, na ở đây có được vị ngọt đậm, hương thơm khó quên không lẫn với bất cứ nơi nào. Na La Hiên quả to, múi căng, thưa hạt, bóc một lớp vỏ mỏng để lộ lớp cùi trắng ngần, bên trong là hạt nhỏ màu đen nháy, đưa vào miệng nếm thử có vị ngọt đậm đà, mùi hương cũng rất đặc trưng. Cây na đã gắn bó với nguời dân nơi đây, nhiều gia đình trong xã thoát nghèo, làm giàu từ loại cây này và tạo nên một thương hiệu nổi tiếng cho vùng đất Võ Nhai.
Đậu bình long: Đậu Bình Long được sản xuất tại xã Bình Long, huyện Võ Nhai, một vùng làm đậu nổi tiếng thơm ngon. Đậu Bình Long nổi tiếng xa gần, mỗi ngày sản xuất hàng trăm kilogram. Là sản phẩm đặc biệt của đất Võ Nhai, nhưng sức hấp dẫn của nó đã lan tỏa nhiều huyện, thành trong tỉnh, bởi thế tại một số địa phương: Đồng Hỷ, T.P Thái Nguyên đã xuất hiện sản phẩm đậu mang thương hiệu Bình Long.
Năm 2016 xóm An Long đã được công nhận làng nghề truyền thống làm đậu phụ. Xã Bình Long đang chủ trương mở rộng vùng sản xuất đậu tương để cung cấp nguồn nguyên liệu và thành lập Hợp tác xã Đậu phụ An Long để giới thiệu sản phẩm đặc biệt này đến người tiêu dùng Bưởi diễn, bưởi Hoàng Tràng Xá: Đối với cây bưởi, xã đang xúc tiến việc quảng bá để tăng lượng đầu ra không chỉ trong tỉnh mà còn ở các tỉnh khác. Năm 2024 xã đề nghị với tỉnh, huyện hỗ trợ đưa sản phẩm của xã đi xa hơn nữa, góp phần tăng thu nhập cho bà con địa phương. Với tổng diện tích cây bưởi đạt 200 ha, xã cũng xác định đây là cây mũi nhọn, không những giúp giảm nghèo mà còn phát triển kinh tế hộ gia đình. Đến với các vườn bưởi này du khách có thể được thưởng thức các quả bưởi thơm ngon ngọt từ Võ Nhai. Chắc chắn rằng đây cũng sẽ là một điểm du lịch rất hấp dẫn với du khách. Ngoài ra ở Võ Nhai còn nhiều các loại ẩm thực độc đáo hơn như các món ăn của đồng bào dân tộc mỗi khi có dịp lễ hội xuân về như: Thắng cố, mèm mén…
3.1.2.3. Kiến trúc, trang phục dân tộc, phong tục tập quán, tín ngưỡng
Võ Nhai là địa bàn cư trú của 8 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc đều có những đặc trưng văn hóa riêng biệt của mình, các đặc trưng này được thể hiện qua kiến trúc và trang phục dân tộc. Điều này tạo nên những vùng bản sắc văn hóa rất riêng biệt mang đặc trưng của mỗi dân tộc, tạo nên sức hút mạnh mẽ với du khách trong và ngoài tỉnh khi được khám phá nơi này.
- Dân tộc Tày: Luận văn: Hiện trạng khai thác du lịch sinh thái huyện Võ Nhai.
Là dân tộc có số dân đông nhất trong các dân tộc thiểu số tại Võ Nhai.
- Kiến trúc nhà của dân tộc Tày: Nhà truyền thống của dân tộc Tày là nhà sàn. Tập quán ở nhà sàn như là một thích ứng với môi trường. Nhà sàn là loại nhà tổng hợp, từ sàn gác, mặt sàn đến gầm sàn đều được sử dụng khá hợp lý trong sinh hoạt và trong sản xuất.
- Về trang phục truyền thống: Nam cũng như nữ chủ yếu mặc quần áo màu chàm. Quần lá tọa, áo năm thân. Nữ thường chít khăn mỏ quạ, buộc thắt lưng, đeo vòng cổ, vòng tay, vòng chân bằng bạc và có khuyên tai bằng vàng. Một số phụ nữ Tày khi ra chợ thường mang túi vải có thiêu hoa.
- Về tôn giáo, tín ngưỡng, tiêu biểu nhất của người Tày là tục thờ cúng tổ tiên vừa nhắc nhở con cháu phải gìn giữ truyền thống, vừa khẳng định và củng cố quyền thừa kế tài sản. Thờ cúng tổ tiên là nhiệm vụ của gia trưởng, tuy nhiên đồng bào Tày không có phong tục thờ cúng, thắp hương vào ngày mồng Một và ngày Rằm hàng tháng mà chỉ thờ cúng vào các dịp lễ tết, giỗ chạp. Ảnh hưởng của phật giáo không lớn.
Hiện nay để thúc đẩy du lịch sinh thái gắn với nét văn hóa truyền thống, UBND huyện Võ Nhai phối hợp cùng Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch triển khai xây dựng công trình bảo tồn bản truyền thống dân tộc Tày tại xóm Mỏ Gà, xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai. Công trình này nhằm giữ gìn và phát huy giá trị không gian văn hóa truyền thống của dân tộc Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng để cải thiện đời sống nhân dân.
- Dân tộc Nùng:
Người Nùng ở Võ Nhai chiếm 18,7% dân số trong Huyện.
Trang phục truyền thống: Người Nùng có một kho tàng văn hóa dân gian phong phú và có nhiều làn điệu dân ca đậm đà màu sắc dân tộc. Phụ nữ Nùng mặc áo năm thân và cài một hàng cúc bằng nút vải phía bên nách phải. Tùy từng nhóm Nùng địa phương mà áo dài, ngắn, rộng, hẹp khác nhau, nhưng ở đoạn cổ tay và lá sen bao giờ cũng đắp một miếng vải và bốn túi áo không có nắp. Nam, nữ đều mặc một loại quần nhuộm màu chàm, cạp to, ống rộng, dài tới tận mắt cá chân.Kiến trúc nhà ở: Người Nùng thường ở nhà sàn và nhà nửa sàn nửa đất.
- Tôn giáo tín ngưỡng: Vào những ngày đầu tháng, ngày rằm họ thường đốt hương. Ngày lễ, tết có cúng chè, rượu và các món ăn. Người Nùng cúng ma sàn (pi thang sàn) và các cô hồn đầu ngõ vào dịp tết Nguyên đán. Những gia đình cùng một dòng họ thì cùng chung một miếu thờ thổ công, thổ địa.
Hiện nay, phần lớn người Nùng đều không biết viết chữ của dân tộc mình. Mọi người đều được học chữ quốc ngữ của người Việt Nam, hội nhập với các nhóm Tày và Thái cùng hệ ngôn ngữ đã có mặt từ trước, họ vẫn giữ tên gọi riêng là Nùng.
- Dân tộc H’Mông: Luận văn: Hiện trạng khai thác du lịch sinh thái huyện Võ Nhai.
Kiến trúc nhà ở: Nhà ở của người Mông là nhà đất rất đơn giản và cheo leo nơi sườn núi. Họ ở quần tụ thành từng bản, mỗi bản có vài chục nóc nhà. Phổ biến là nhà thưng ván hay vách nứa mái tranh. Những vật liệu này đều được lấy từ rừng. Một số nhà còn dựng thêm nhà kho ở bên cạnh để chứa ngô và các lương thực khác. Chuồng nuôi gia súc được làm ở gần nhà và dựng bằng cây mai, cây vầu hoặc ván gỗ xẻ. Quy mô một gia đình người Mông trung bình là 5 đến 6 người.
Tôn giáo tín ngưỡng: Đặc trưng của dòng họ là sự thống nhất về phong tục tập quán, tín ngưỡng và những kiêng kị lễ nghi, ở phạm vi dòng họ là một tập thể do cháu 3 đời bao gồm vài chục gia đình có chung một ông tổ có quan hệ huyết thống theo cha; thành viên của các dòng họ là những người nam giới cùng với vợ con của họ.
- Dân tộc Sán Chay
Cộng đồng dân tộc Sán Chay huyện Võ Nhai gồm hai nhóm địa phương: Cao Lan và Sán Chí.
Kiến trúc nhà ở: Nhà ở của người Sán Chay hiện nay bao gồm hai loại hình: ở những nơi vùng sâu vùng xa người dân vẫn ở nhà sàn, còn ở những nơi có điều kiện thuận lợi gần đường giao thông thì đa phần họ đã chuyển sang nhà đất. Tuy nhiên khi làm nhà, có một đặc điểm đáng chú ý là người Sán Chay thường chọn hướng nhà kiêng kỵ theo dòng họ. Ví dụ như: các họ Trần, La, Lý, Nịnh kiêng mở cửa chính ra hướng chính bắc còn các họ Lâm, Lăng,Vi kiêng mở của chính ra hướng chính nam.
Tôn giáo tín ngưỡng: Trong ngôi nhà, phần vách hậu đối diện với cửa chính là nơi đặt bàn thờ tổ tiên. Bàn thờ bà mụ được đặt trong buồng ngủ của người mẹ hoặc người phụ nữ đã có con. Người Sán Chay thường cư trú thành từng bản riêng, điểm tụ cư của họ đều được họ chọn trên cơ sở thuận lợi cho việc canh tác lúa nước. Ranh giới giữa các bản thường ước lệ bởi các dòng suối, ngọn núi hoặc các vật có sẵn trong thiên nhiên khác. Theo truyền thống địa bàn cư trú của người Sán Chay hình thành trên cơ sở dòng họ. Mỗi dòng họ có một khu vực riêng. Trong bản của họ thường có một ông khán, người đúng đầu do dân bầu ra, có nhiệm vụ điều hành, đôn đốc mọi công việc của bản như: sản xuất, sinh hoạt cộng đồng, tiến hành nghi lễ chung… trong các bản thường có nơi thờ cúng chung.
- Dân tộc Dao:
Người Dao ở huyện Võ Nhai có tỷ lệ khá lớn với 13,9%. Người Dao có lịch sử định cư chưa được lâu, họ di cư từ phía Bắc xuống và xa xôi hơn, tổ tiên của họ từ phía Nam Trung Quốc sang. So với các dân tộc khác thì người Dao định cư ở những vùng cao hơn thành những bản riêng biệt. Luận văn: Hiện trạng khai thác du lịch sinh thái huyện Võ Nhai.
Kiến trúc nhà ở: Nhà của người Dao chủ yếu là nhà sàn, nguyên vật liệu làm nhà được chuẩn bị từ trước và được lấy từ trên rừng về như: gỗ, nứa, tre, mai, giang, cọ… một số hộ làm nhà nửa sàn nửa đất, họ đã chặt và sử dụng nhiều gỗ rừng loại to và chắc nhất để làm sàn nhà, cầu thang và sân phơi. Mái nhà đại đa số được lợp bằng lá gồi, lá cọ thậm trí bằng nứa. Cột nhà được sử dung luôn khi chặt từ rừng về, không qua xẻ.
- Về trang phục:
Trang phục của phụ nữ Dao đỏ gồm: khăn, áo dài, yếm, dây lưng và quần với đặc điểm là dùng nhiều mầu đỏ, nhiều tua và nhóm bông đỏ. Trang phục của người phụ nữ Dao Quần Chẹt gồm: khăn, áo dài, yếm, dây lưng và xà cạp. Áo dài thuộc dạng tứ thân nhuộm màu chàm không cài khuy, cổ liền nẹp, ống tay dài được đáp vải đỏ và trắng hình vuông ở của tay, đặc biệt thân sau ở chỗ sống lưng có thêu một cụm hoa văn cùng với các tua chỉ màu khác nhau. Trang phục của nữ Dao Lô gang cũng bao gồm: Khăn, áo dài, yếm, dây lưng và xà cạp.
Trang phục của người đàn ông Dao thì đơn giản hơn trang phục nữ. Thường ngày họ mặc áo chàm đen, cổ đứng và thấp, xẻ ngực có khuy cài bằng vải. Quần ống rộng vừa phải, dài đến mắt cá chân, cắt theo kiểu chân què, cạp luồn dây.
- Tôn giáo tín ngưỡng:
Người Dao theo tín ngưỡng đa thần nên chịu sự chi phối của tín ngưỡng đó, và trong mọi lĩnh vực của đời sống cộng đồng. Các nghi lễ trong mỗi gia đình cũng không tách khỏi mối quan hệ với cộng đồng như lễ cúng nương, lễ cúng hồn lúa, lễ cúng cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tiễn trừ sâu bệnh. Những nghi lễ này thể hiện khát vọng chính đáng của cộng đồng dân tộc muốn vươn lên cuộc sống no đủ. Người Dao quan niệm mọi vật đều có linh hồn, điều này được thể hiện rất rõ trong nghi thức cấp sắc.
- Dân tộc Sán Dìu:
Có thể nói, cũng như các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Sán Chay…, sinh sống ở Võ Nhai cộng đồng Sán Dìu đã biết dựa vào thiên nhiên, khai thác tự nhiên để duy trì cuộc sống và phát triển cộng đồng của mình. Địa hình, đất đai, khí hậu, chế độ mưa, nắng, thủy văn… của vùng miền núi trung du, các hoạt động mưu sinh của họ có nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức.
Về tôn giáo tìn ngưỡng: Người Sán Dìu lấy việc thờ cúng tổ tiên là chính, tùy theo từng dòng họ mà ma tổ tiên được thờ cúng từ sáu đời cho đến mười hai đời. Nhưng khi cúng bái cầu khấn sự linh ứng thì người ta chỉ tính đến đời thứ tư.
Còn ma thế hệ thứ tư trở đi đã coi như ma gia trạch, chỉ được cúng vào dịp lễ tết. Ngoài những hình thức tín ngưỡng, nghi lễ cúng bái trên, người Sán Dìu còn có nhiều tục lệ và kiêng cữ trong sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần của họ.
Đặc điểm phong phú của tài nguyên văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện Võ Nhai và tính đặc thù cao tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm du lịch văn hóa đa dạng, hấp dẫn, thu hút du khách đến với Võ Nhai thăm quan, tìm hiểu bản sắc dân tộc. Tuy nhiên ngoài bản sắc dân tộc Tày hiện đang được quan tâm đầu tư thì bản sắc văn hóa của các dân tộc khác trên địa bàn chưa được khai thác, đầu tư.
3.2. Đánh giá tài nguyên du lịch của huyện Võ Nhai Luận văn: Hiện trạng khai thác du lịch sinh thái huyện Võ Nhai.
Một trong những yếu tố cấu thành nên sản phẩm du lịch và cũng là điều kiện cần để cho một nơi nào đó có thể phát triển hoạt động du lịch đó là tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch có thể do thiên nhiên tạo ra, có thể do con người tạo ra. Do vậy, chúng ta có hai loại tài nguyên du lịch là: tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa.
Để có thể thu hút được khách du lịch thì điều cơ bản đầu tiên là đòi hỏi vùng đó phải có tài nguyên du lịch đa dạng, mới lạ, hấp dẫn du khách. Võ Nhai với nguồn tài nguyên phong phú bao gồm: núi rừng, sông, suối,…các di tích lịch sử, các lễ hội, các làng nghề truyền thống. Giúp cho Võ Nhai có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, nhất là đối với tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên văn hóa.
Tuy nhiên nếu chúng ta khai thác quá mức sẽ làm cho tài nguyên ngày càng cạn kiệt và trong tương lai tài nguyên sẽ không còn nét đặc trưng, hấp dẫn để thu hút du khách. Do vậy mà việc đánh giá các giá trị của tài nguyên trong lĩnh vực du lịch là rất cần thiết và luôn được các nhà quản lý du lịch quan tâm hàng đầu. Từ đó, đánh giá đúng giá trị của tài nguyên cho hoạt động du lịch hiện tại và việc khai thác các giá trị tài nguyên một cách hợp lý cho sự phát triển du lịch một cách có hiệu quả. Việc đánh giá tài nguyên du lịch bao gồm đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên và đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa tuy nhiên với mục tiêu và tiêu chí đánh giá tương đồng nhau nên tác giả thực hiện sự đánh giá cả 2 loại tài nguyên này theo 2 hướng là tiềm năng thu hút và khai thác du lịch.
3.2.1. Đánh giá tiềm năng thu hút khách du lịch
Để đánh giá chi tiết hơn về các tài nguyên du lịch này ở Võ Nhai, tác giả thực hiện một khảo sát và tiến hành lựa chọn một số loại Tài nguyên du lịch để đánh giá như sau:
- + Địa hình (hang động, thác nước, dãy núi đá vôi trùng điệp)
- + Hệ sinh thái rừng
- + Hệ thống sông suối, hồ tạo cảnh quan
- + Các cảnh quan sinh thái
- + Di chỉ khảo cổ học
- + Các di tích lịch sử cách mang
- + Cộng đồng dân tộc và nét văn hóa ẩm thực dân tộc
- + Lễ hội truyền thống
- + Làng nghề và sản phẩm làng nghề
- + Phong tục tập quán. Luận văn: Hiện trạng khai thác du lịch sinh thái huyện Võ Nhai.
Bởi vì tài nguyên du lịch ở Võ Nhai rất đa dạng và phong phú, tác giả chỉ tiến hành đánh giá một số loại tài nguyên tiêu biểu, chủ yếu tại 02 DLTC là hang Phượng hoàng – suối Mỏ gà và hang Huyện. Các Tài nguyên du lịch này có vai trò rất quan trọng tới việc phát triển du lịch sinh thái ở Võ Nhai.
Kết quả đánh giá được thể hiện như bảng đánh giá 3.4 sau đây:
Bảng 3.4. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá tiềm năng thu hút khách du lịch ở hang Phượng hoàng – suối Mỏ Gà, Võ Nhai
STT | TNDL | Chỉ tiêu | Tổng điểm | Xếp hạng | ||
Độ hấp dẫn (HS3) | Tính an toàn
(HS2) |
Tính liên kết
(HS1) |
||||
1 | Địa hình | 12 | 6 | 4 | 22 | Cao |
2 | Hệ sinh thái rừng | 9 | 6 | 3 | 18 | Khá |
3 | Hệ thống sông suối, hồ tạo cảnh quan | 12 | 6 | 3 | 21 | Cao |
4 | Các cảnh quan sinh thái | 12 | 6 | 4 | 22 | Cao |
5 | Các di tích lịch sử cách mạng | 9 | 8 | 2 | 19 | Khá |
6 | Cộng đồng dân tộc và nét văn hóa ẩm thực dân tộc | 12 | 6 | 3 | 21 | Cao |
7 | Lễ hội truyền thống | 9 | 8 | 4 | 21 | Cao |
8 | Làng nghề và sản phẩm làng nghề | 6 | 4 | 3 | 13 | Trung bình |
9 | Phong thục tập quán, tín ngưỡng | 9 | 8 | 1 | 18 | Khá |
Bảng 3.5. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá tiềm năng thu hút khách du lịch ở hang Huyện, Võ Nhai
STT | TNDL | Chỉ tiêu | Tổng điểm | Xếp hạng | ||
Độ hấp dẫn (HS3) | Tính an toàn
(HS2) |
Tính liên kết
(HS1) |
||||
1 | Địa hình | 6 | 6 | 3 | 15 | Khá |
2 | Hệ sinh thái rừng | 12 | 6 | 3 | 21 | Cao |
3 | Hệ thống sông suối, hồ tạo cảnh quan | 9 | 6 | 3 | 18 | Khá |
4 | Các cảnh quan sinh thái | 9 | 6 | 4 | 19 | Khá |
5 | Các di tích lịch sử cách mạng | 12 | 8 | 3 | 23 | Cao |
6 | Cộng đồng dân tộc và nét văn hóa ẩm thực dân tộc | 9 | 6 | 2 | 17 | Khá |
7 | Lễ hội truyền thống | 6 | 6 | 2 | 14 | Khá |
8 | Làng nghề và sản phẩm làng nghề | 3 | 4 | 2 | 9 | Kém |
9 | Phong thục tập quán, tín ngưỡng | 6 | 6 | 1 | 13 | Khá |
Bảng điểm đánh giá tiềm năng khai thác các điểm du lịch sinh thái ở Võ Nhai cho thấy: Nhìn chung các Tài nguyên du lịch để thu hút du lịch sinh thái được lựa chọn ở trên đều có tiềm năng thu hút khách du lịch khá cao. Các Tài nguyên du lịch này chủ yếu đạt loại cao và khá cao, trong đó có Địa hình, Hệ sinh thái rừng, Các cảnh quan sinh thái là những điểm được xếp cao nhất về khả năng thu hút khách du lịch. Đây là những điểm có vị trí tương đối thuận lợi cho sự hình thành và phát triển các loại hình du lịch khác nhau đặc biệt phù hợp cho phát triển du lịch sinh thái, có khả năng liên kết cao với các điểm du lịch khác, có tài nguyên du lịch sinh thái hấp dẫn, độc đáo. Địa điểm du lịch sinh thái hang Phượng hoàng – suối Mỏ gà có tiềm năng thu hút khách du lịch tốt hơn hang huyện.
3.2.2. Đánh giá tiềm năng khai thác du lịch Luận văn: Hiện trạng khai thác du lịch sinh thái huyện Võ Nhai.
Để đánh giá các Tài nguyên du lịch Võ Nhai về tiềm năng khai thác du lịch, tác giả sử dụng phương pháp đánh giá điểm du lịch sinh thái tại 02 điểm là Hang phượng hoàng – suối Mỏ gà và khu di tích khảo cổ học thời đồ đá cũ Thần Sa.
Qua kết quả đánh giá Tài nguyên du lịch sinh thái Võ Nhai về tiềm năng khai thác tại các điểm du lịch sinh thái có thể thấy: Các Tài nguyên du lịch này nhìn chung rất thuận lợi để khai thác du lịch, trong đó Tài nguyên du lịch tự nhiên thì thuận lợi hơn bởi độ bền vững cũng như hấp dẫn với du khách. Ngoài ra Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, Cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện và đang được đầu tư có trọng điểm, hứa hẹn sẽ là điểm hấp dẫn của du lịch Võ Nhai. Điểm du lịch sinh thái Phượng hoàng – Võ Nhai có khả năng khai thác cao hơn điểm du lịch sinh thái Thần Sa do hạn chế về Cơ sở hạ tầng và Cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như độ bền vững và hiệu quả kinh tế mang lại chưa được cao nên việc thu hút đầu tư còn nhiều khó khăn.
Bảng 3.6. Bảng đánh giá xếp hạng tiềm năng khai thác du lịch tại hang Phượng hoàng – suối Mỏ gà ở Võ Nhai
Bảng 3.7. Bảng đánh giá xếp hạng tiền năng khai thác du lịch tại khu di tích khảo cổ học Thần Sa ở Võ Nhai
3.2.3. Ý kiến đánh giá của các nhà quản lý du lịch
- Tiềm năng du lịch
Võ Nhai có nhiều tiềm năng du lịch gắn với điều kiện tự nhiên, mang đặc trưng của hệ thống địa hình, khí hậy, bao phủ bởi dãy núi đá vôi từ đó hình thành lên các hệ sinh vật phong phú, các hang động độc đáo và những ẩm thực mang đặc trưng của vùng như: Na La Hiên, đậu An Long.. đặc biệt có có hang Phượng Hoàng đang được khai thác theo hình thức du lịch sinh thái, hấp dẫn du khách. Tác giả thực hiện khảo sát lấy ý kiến các chuyên gia, nhà quản lý và công ty du lịch về lĩnh vực này bằng cách thực hiện 50 bảng hỏi (bao gồm: 2 bảng hỏi của chuyên gia và 45 bảng hỏi cho doanh nghiệp hoạt động về du lịch, nhà quản lý du lịch), kết quả được hiển thị ở hình 3.9 tác giả nhận thấy rằng hầu hết các dạng tài nguyên du lịch tự nhiên chiếm đa số với 80% (40 lựa chọn) về tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái điều đó rất rõ ràng bởi vì Võ Nhai đa số tài nguyên du lịch là từ tự nhiên với rất nhiều hang động, thác nước, với cảnh quan đặc sắc.
Bên cạnh đó số lượng lựa chọn tài nguyên văn hóa chiếm tới 20% tương ứng với 10 lựa chọn thể hiện rằng tài nguyên du lịch văn hóa của huyện vẫn còn rất ít chưa phong phú và đa dạng.
Đánh giá về giá trị tài nguyên tác giả thấy rằng cũng hầu hết các ý kiến cho rằng Tài nguyên du lịch tự nhiên và Tài nguyên du lịch văn hóa có giá trị gần tương đương nhau trong phát triển du lịch sinh thái hơn chiếm tới 80% lựa chọn (40 người lựa chọn) và tài nguyên du lịch văn hóa chiếm tới 84% (với 42 người lựa chọn). Điều đó chỉ ra rằng giữa Tài nguyên du lịch tự nhiên và Tài nguyên du lịch văn hóa có sự gắn kết chặt chẽ với nhau. Tạo nên một sự tổng thể để phát triển du lịch sinh thái.
Về thế mạnh du lịch sinh thái của Võ Nhai tác giả thấy rằng có được 96% (tương đương 48 lựa chọn) cho sự đặc sắc, đa dạng, di tích lịch sử lâu đời độc đáo là các thế mạnh để phát triển du lịch sinh thái. Điều này cũng phù hợp với kết quả khảo sát về mục đích của khách du lịch. Bởi vì mong muốn và nhu cầu của khách du lịch hầu hết là vừa thăm quan thắng cảnh và trải nghiệm các đặc sản đặc biệt ở nơi họ đến du lịch. Luận văn: Hiện trạng khai thác du lịch sinh thái huyện Võ Nhai.
Với một nhận xét khá rõ ràng rằng các sản phẩm du lịch sinh thái tại Võ Nhai chưa có nhiều với tỷ lệ 12 lựa chọn (chỉ chiếm 24% trong tổng số phiếu đưa ra). Số còn lại chiếm tới 98% (tương đương 49 lựa chọn) là chưa có sản phẩm du lịch sinh thái nào. Theo tác giả khảo sát thì hiện tại chỉ có địa chỉ Hang Phượng Hoàng là có thể giống như một hình thức du lịch sinh thái được. Bởi lẽ ở đây mới được xây dựng và phát triển để đáp ứng nhu cầu của du khách. Do đó tác giả thấy rằng các sản phẩm du lịch sinh thái chưa đa dạng phong phú để khách du lịch lựa chọn.
Tổng quát lại, kết quả đánh giá chỉ ra rằng tiềm năng du lịch của Võ Nhai là rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên chưa đáp ứng được thực tế. Do đó nó chưa xứng tầm với tiềm năng này. Điều này thực sự chính xác vì có được 94% lựa chọn là chưa xứng tầm, còn lại 30% (tương đương 15 lựa chọn) là xứng tầm.
Hình 3.4: Tiềm năng phát triển du lịch Võ Nhai
- Tiềm năng khai thác du lịch
Khảo sát về tiềm năng khai thác du lịch sinh thái ở Võ Nhai, tác giải chỉ khảo sát một số chỉ tiêu như: Mức độ khai thác hiệu quả như thế nào? Thể hiện ở hình 3.10 đa phần đều lựa chọn mức độ khai thác không tốt với 30 lựa chọn chiếm 60% trong tổng số phiếu. Vậy sự khai thác du lịch ở Võ Nhai chưa đáp ứng được yêu cầu và chưa mang lại nguồn thu cao và hiệu quả cho huyện. Đây cũng là một nhân tố để phát triển kinh tế đưa đời sống của người dân đi lên. Đặc biệt là các hộ dân làm du lịch và dịch vụ.
Hình 3.5: Mức độ khai thác Tài nguyên du lịch ở Võ Nhai
Có thể với các cá nhân làm ăn nhỏ lẻ, tự khai thác hình thức du lịch này ở một phần nào đó có được hiệu quả như: thăm quan hang động rồi thăm quan vườn cây ăn quả… từ đó bán các sản phẩm cho du khách. Nhưng với hình thức này rất nhỏ lẻ và không thấy được sức mạnh của du lịch sinh thái đóng góp kinh tế cho huyện.
Tiềm năng du lịch huyện Võ Nhai phong phú, tuy nhiên để khai thác hiệu quả từ Tài nguyên du lịch bằng hình thức du lịch sinh thái thì còn rất nhiều thách thức và khó khăn như các yếu tố khách quan và chủ quan. Nhưng chủ quan là yếu tố khó khăn nhất như hình 3.11 thể hiện rằng hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng là yếu tố khó khăn nhất với 30 lựa chọn từ chuyên gia và các nhà quản lý du lịch (chiếm tới 60%) trong tổng số phiếu đưa ra. Bởi vì nó sẽ ảnh hưởng tới các yếu tố khác trong việc khai thác các tiềm năng du lịch này. Để phát triển, khai thác được du lịch sinh thái cần có sự đồng bộ từ Cơ sở vật chất kỹ thuật tới chính sách điều hành và quản lý của địa phương, nếu chính sách tốt, tiềm năng đa dạng, năng lực cán bộ cao, mà cơ sở vật chất không đáp ứng thì cũng không thể khai thác có hiệu quả được. Ví dụ: Khi số lượng du khách gia tăng, nhu cầu dịch vụ sẽ tăng theo, các yêu cầu phục vụ du lịch ngày càng khắt khe trong khi huyện còn thiếu nhà hàng, khách sạn chất lượng cho khách lưu trú, ăn uống, chưa tạo được các sản phẩm du lịch, du lịch sinh thái đặc sắc thu hút khách du lịch khiến doanh thu không thể thu được lợi nhuận. Vấn đề đặt ra. Phải làm sao cho khách du lịch đến Võ Nhai thăm quan, nghỉ dưỡng, hưởng thụ và lưu trú dài ngày thì mới có thể thu được nguồn lợi nhuận cao. Nếu không có cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu thì không thể vận hành được hệ thống khác. Luận văn: Hiện trạng khai thác du lịch sinh thái huyện Võ Nhai.
Hình 3.6: Một số khó khăn chủ yếu khai thác Tài nguyên du lịch cho phát triển du lịch sinh thái
Hiện nay Võ Nhai cũng đã có nhiều chính sách khuyến khích các cá nhân, tập thể, các thành phần kinh tế cùng tham gia vào lĩnh vực du lịch, biểu hiện là có tới 35 lựa chọn (chiếm 70%) các chuyên gia, doanh nghiệp, người dân đồng ý với ý kiến này. Điều đó cho thấy võ Nhai đã nhận thấy tiềm năng lớn từ du lịch và sẵn sàng đầu tư để thu hút du lịch.
Với kênh thông tin để quảng bá du lịch tại Võ Nhai các chuyên gia, doanh nghiệp, cả người dân địa phương cũng nhận định rằng rất ít kênh thông tin với 35 lựa chọn là ít kênh (chiếm tới 70%) số phiếu như bảng 3.12. Các kênh này chủ yếu là tự phát như bạn bè giới thiệu, qua facebook cá nhân hoặc một mục nhỏ trong thông tin du lịch của tỉnh. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự khai thác du lịch. Vì khách du lịch mới gần xa hầu như không biết tới các tiềm năng du lịch này. Họ không có kênh chính thống và tin cậy nào để tìm kiếm cũng như kiểm tra về nó. Do đó gây ra tình trạng cung không tới được cầu làm cho du lịch Võ Nhai ngày càng ít được phổ biến trên các cổng thông tin.
Hình 3.7: Lựa chọn kênh thông tin cho quảng bá du lịch ở Võ Nhai
Về nguồn nhân lực các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng Võ Nhai còn rất thiếu nguồn nhân lực với 30 lựa chọn tương đương 60% trong tổng số phiếu đưa ra. Có thể nói nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất để phát triển các lĩnh vực, đặc biệt là du lịch sinh thái. Bởi vì không có con người có trình độ, có tay nghê thì không thể có được sản phẩm độc đáo và nổi tiếng được. Do đó đây cũng là thách thức và khó khăn cho Võ Nhai để phát triển du lịch trong tương lai gần.
Với sự đề xuất làm sao để khai thác hiệu quả du lịch sinh thái ở Võ Nhai thì các chuyên gia nhận định rằng sự cần thiết và cấp bách nhất là có sự đáp ứng cơ sở vật chất với (30 lựa chọn) chiếm tới 60% tiếp theo là cơ chế thu hút đầu tư, song song với nó là các vấn đề về môi trường có 25 lựa chọn (chiếm 50%) trong tổng số phiếu đưa ra. Ngoài ra là các vấn đề vê an ninh và khả năng quản lý du lịch ở Võ Nhai, kết quả khảo sát thể hiện trong hình 3.13.
Hình 3.8: Đề xuất hướng khai thác hiệu quả Tài nguyên du lịch cho du lịch sinh thái
Tổng quát lại theo các chuyên gia để khai thác hiệu quả du lịch sinh thái ở Võ Nhai các chính quyền địa phương cần xây dựng cơ sở vật kỹ thuật hạ tầng đáp ứng yêu cẩu của du lịch và du lịch sinh thái, tiếp đó là chính sách thu hút vốn đầu tư du lịch, đầu tư theo quy hoạch và trọng điểm để có được lợi nhuận góp phần xây dựng kinh tế Võ Nhai trong tương lai gần.
3.2.4 Tổng hợp kết quả đánh giá các Tài nguyên du lịch của Võ Nhai
Từ hai phần đánh giá tiềm năng thu hút khách du lịch và tiềm năng khai thác của các Tài nguyên du lịch trên tác giả lập ra bảng tổng hợp mức độ ưu tiên đầu tư phát triển dựa trên mối quan hệ giữa tiềm năng thu hút và tiềm năng khai thác như bảng 3.6 sau: Luận văn: Hiện trạng khai thác du lịch sinh thái huyện Võ Nhai.
Bảng 3.8 Bảng đánh giá tổng hợp mức độ ưu tiên để đầu tư phát triển các Tài nguyên du lịch này cho mục đích du lịch sinh thái
STT | TNDL | Tiềm năng thu hút | Tiềm năng khai thác | Mức độ ưu tiên đầu tư phát triển |
1 | Địa hình | Khá | Khá thuận lợi | Ưu tiên phát triển |
2 | Hệ sinh thái rừng | Cao | Rất thuận lợi | Ưu tiên phát triển nhất |
3 | Hệ thống sông suối, hồ tạo cảnh quan | Khá | Rất thuận lợi | Ưu tiên phát triển nhất |
4 | Cảc cảnh quan sinh thái | Cao | Rất thuận lợi | Ưu tiên phát triển nhất |
5 | Di chỉ khảo cổ học | Cao | Thuận lợi trung bình | Ưu tiên phát triển |
6 | Các di tích lịch sử cách mang | Cao | Khá thuận lợi | Ưu tiên phát triển nhất |
7 | Cộng đồng dân tộc và nét văn hóa ẩm thực dân tộc | Cao | Khá thuận lợi | Ưu tiên phát triển nhất |
8 | Lễ hội truyền thống | Cao | Khá thuận lợi | Ưu tiên phát triển nhất |
9 | Làng nghề và sản phẩm làng nghề | Khá | Thuận lợi trung bình | Phát triển |
10 | Phong thục tập quán | Khá | Ít thuận lợi | Không phát triển |
Qua bảng 3.6 ta thấy rằng các tài nguyên du lịch sinh thái này rất có tiềm năng thu hút và rất thuận lợi để ưu tiên đầu tư và phát triển cho du lịch sinh thái đặc biệt là các tài nguyên có mức độ ưu tiên đầu tư phát triển ở mức ưu tiên phát triển nhất bao gồm: Khí hậu, hệ sinh thái rừng, Hệ thống sông suối, hồ tạo cảnh quan, các cảnh quan sinh thái. Các tài nguyên này đều là tự nhiên. Ngoài ra có các tài nguyên du lịch là văn hóa cũng có điều kiện và mức độ ưu tiên như vậy như: các di tích lịch sử cách mạng, cộng đồng dân tộc và nét văn hóa ẩm thực, lễ hội truyền thống. Tiếp theo là các mức độ ưu tiên giảm giần cho việc đầu tư và phát triển là mức ưu tiên phát triển bao gồm: địa hình, di chỉ khảo cổ học, qua đó có thể thấy rằng việc khai tác địa hình cho du lịch sinh thái còn nhiều khó khăn bởi vì do địa chất vị trí địa lý của Võ Nhai là các dãy đá vôi cao và liên tục rất khó khăn cho việc xây dựng các cũng như đầu tư để phát triển dựa vào tài nguyên này, mặc khác di chỉ khảo cổ học cũng cùng lý do trên bởi vì tài nguyên này hầu hết chỉ phục vụ cho việc khảo cổ, còn khách du lịch rất ít biết và hầu như sự hứng thú chỉ tập trung vào các tài nguyên khác. Với mức độ ưu tiên đầu tư phát triển cho phát triển và không phát triển chỉ có làng nghề và sản phẩm làng nghề, phong tục tập quán của dân tộc nơi đây. Hiện tại các làng nghê ở Võ Nhai chưa được phát triển và ngày càng bị mai một dần với nhiều lý do như thất truyền, và lợi nhuận kinh tế không đủ đáp ứng cuộc sống nên các dân tộc ở đây hầu hết đã không mặn mà với nó. Phong tục tập quán được coi là tín ngưỡng riêng của từng đồng bào dân tộc. Chỉ có các thế hệ cao tuổi từ 50 tuổi trở lên có thể thông thạo và hiểu được các phong tục của họ. Do đó ngày càng bị xã hội hóa và du nhập các tín ngưỡng đa số bởi giới trẻ . Các phong tục này ngày càng bị mai một dần theo các thế hệ sau. Chúng không được lưu trữ đầy đủ. Các thế hệ trẻ về sau hầu như không còn hiểu và áp dụng nó thường xuyên vào cuộc sống nữa. Điều đó chỉ ra rằng mặc dù ở Võ Nhai các dân tộc thiểu số trên địa bàn là chủ yếu nhưng thực sự khó để phát triển nó để phục vụ cho du lịch sinh thái nơi đây. Luận văn: Hiện trạng khai thác du lịch sinh thái huyện Võ Nhai.
Có thể khẳng định tiềm năng du lịch ở Võ Nhai là rất lớn, song nó lại chưa được khai thác một cách hiệu quả, khách du lịch đến với huyện thường là khách lẻ, khách đoàn chưa nhiều, khách lưu trú không lâu và hầu như rất ít. Điều này phản ánh các sản phẩm du lịch cũng như các dịch đáp ứng nhu cầu của du khách là chưa cao. Để huyện khai thác được thế mạnh phát triển du lịch của mình đòi hỏi các cấp, ngành của tỉnh cần có sự quan tâm, nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông tại một số tuyến, điểm du lịch; quy hoạch, đầu tư, tôn tạo một số hạng mục và công trình phụ trợ tại các di tích, thắng cảnh; cũng như phát triển một số loại hình dịch vụ đi kèm nhằm đáp ứng nhu cầu du khách. Đặc biệt cần thu hút được sự đầu tư của các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực du lịch trên cả nước để tạo sự chuyên nghiệp và hấp dẫn du khách.
Với những tiềm năng phát triển du lịch nêu trên đặc biệt là du lịch sinh thái, huyện Võ Nhai có thể xây dựng được những tour du lịch trong ngày hay vài ngày, mang lại nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách. Ví dụ như tour Thần Sa – Thượng Nung (hang Thắm Giáo, đình Thượng Nung, thác Dõm) – Sảng Mộc (động Thắm Luông, đình Nghinh Tác, Pò Đồn). Hoặc tour: Hang Phượng Hoàng, suối nước Mỏ Gà (Phú Thượng) rồi lên suối Mỏ Mắm, hang Hú (Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn); Phú Thượng – Tràng Xá (rừng Khuôn Mánh, hang Huyện) – Dân Tiến (hồ Quán Chẽ) – Bình Long (hang Ốc). Ngoài các tour du lịch trên Võ Nhai có thể kết hợp với hình thức du lịch trải nghiệm – khám phá tại các làng nghề truyền thống của địa phương. Điều đó sẽ gây sự thu hút cho du khách quay lại Võ Nhai nhiều lần trong thời gian tiếp theo.
Hy vọng trong một tương lai không xa, tiềm năng du lịch của Võ Nhai sẽ được khơi dậy và khai thác góp phần phong phú và đa dạng các điểm đến tại Thái Nguyên, phấn đấu để Võ Nhai trở thành một huyện trọng điểm trong phát triển du lịch của tỉnh.
3.3. Hiện trạng khai thác du lịch sinh thái Võ Nhai Luận văn: Hiện trạng khai thác du lịch sinh thái huyện Võ Nhai.
3.3.1. Mục đích và các hình thức du lịch của khách du lịch
Đi du lịch là hoạt động mà du khách phải rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình để đi đến một nơi khác trong một thời gian nhất định. Và du khách có thể có rất nhiều mục đích khác nhau để tìm đến một điểm du lịch lý tưởng cho chính mình. Với 100 mẫu phỏng vấn du khách trong đó có 90 mẫu khách nội địa và 10 mẫu khách du lịch quốc tế khi đi du lịch chúng ta sẽ xem xét cụ thể các mục đích chủ yếu mà du khách đến với Võ Nhai:
Mục đích chủ yếu được nhiều du khách đánh giá nhất khi đến Võ Nhai là muốn được du lịch sinh thái, trong đó khách nội địa 30/90 lựa chọn và khách quốc tế có 4/10 lựa chọn. Như chúng ta đã biết Võ Nhai có được nguồn tài nguyên du lịch hấp dẫn với nét đẹp nên thơ của các điểm du lịch như Hang Phượng Hoàng, hoặc Thác Mưa Rơi, mát dịu của những dòng suối, bao bọc quanh là những cánh rừng và đồi núi đá vôi, phong cảnh hữu tình đó chính là động lực thu hút được nhiều du khách đến hưởng ngoạn, ngắm cảnh. Bên cạnh mục đích chính là ngắm cảnh thì có thể nói mục đích muốn được thư giãn giải trí cũng là mục đích quan trọng thúc đẩy du khách đến với Võ Nhai. Kết quả điều tra mục đích du lịch của khách du lịch khi đến Võ Nhai được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 3.9. Mục đích du lịch của khách du lịch
Mục đích du lịch | Khách nội địa | Khách quốc tế | ||
Số người tham gia | % | Số người tham gia | % | |
Du lịch tham quan, nghỉ dưỡng | 25 | 28% | 1 | 10% |
Du lịch lịch sử | 13 | 15% | 2 | 20% |
Du lịch sinh thái | 30 | 33% | 4 | 40% |
Du lịch trải nghiệm | 12 | 13% | 2 | 20% |
Du lịch văn hóa | 8 | 9% | 1 | 10% |
Du lịch kết hợp với các mục đích khác | 2 | 2% | 0 | 0% |
Tổng | 90 | 100% | 10 | 100% |
(Nguồn: Phiếu điều tra thực địa 2024) Luận văn: Hiện trạng khai thác du lịch sinh thái huyện Võ Nhai.
Với mục đích chính là du lịch sinh thái dựa trên các tiềm năng về tài nguyên tự nhiên và văn hóa khi đến Võ Nhai, khách du lịch sẽ lựa chọn hình thức du lịch sinh thái nào? là một câu hỏi không chỉ đặt ra với luận văn này mà còn với các nhà quản lý với mong muốn phát triển du lịch sinh thái huyện Võ Nhai. Tiến hành điều tra với các khách du lịch (90 khách nội địa và 10 khách quốc tế) thu được kết quả như sau:
Hình thức du lịch sinh thái | Khách nội địa | Khách quốc tế | ||
Số người tham gia | % | Số người tham gia | % | |
Du lịch xanh, du lịch dã ngoại | 16 | 18% | 1 | 10% |
Trecking | 13 | 14% | 1 | 10% |
Du lịch thám hiểm, mạo hiểm, tham quan hang động, thác nước, leo núi | 24 | 27% | 4 | 40% |
Du lịch thiên nhiên, tham quan làng bản | 27 | 30% | 3 | 30% |
Du lịch văn hóa, thăm quan bản làng dân tộc | 7 | 8% | 1 | 10% |
Du lịch trải nghiệm hệ sinh thái nông nghiệp | 3 | 3% | 0 | 0% |
Tổng | 90 | 100% | 10 | 100% |
(Nguồn: Phiếu điều tra thực địa 2024)
Từ kết quả trên thấy rằng với nhiều DLTC và Di tích lịch sử kết hợp với địa hình núi đá vôi hiểm trở và hệ thống sông suối chảy quanh các hang động đã tạo nên sức hút đối với khách du lịch có nhu cầu du lịch thiên nhiên, tham quan làng bản và du lịch thám hiểm, mạo hiểm, tham quan hang động, thác nước, leo núi với tỷ lệ lựa chọn lần lượt là 30 % và 27% đối với khách nội địa và 30 % và 40 % đối với khách quốc tế.
3.3.2. Lượng khách du lịch Luận văn: Hiện trạng khai thác du lịch sinh thái huyện Võ Nhai.
Du lịch huyện Võ Nhai hiện tại chưa được tập trung phát triên mạnh mẽ. tuy nhiên Những năm gần đây, huyện Võ Nhai đã tranh thủ các nguồn lực của Trung ương, của huyện để bảo tồn, phát huy các giá trị các Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở địa phương. Trong giai đoạn 2021-2023, huyện đầu tư trên 1,3 tỷ đồng để tôn tạo, sửa chữa, làm biển chỉ dẫn vào các điểm Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh… Đặc biệt, huyện đã thu hút được Công ty TNHH Một thành viên Hanh Hạnh đầu tư 40 tỷ đồng thực hiện Dự án Điểm du lịch sinh thái Phượng Hoàng. Điểm du lịch này đã chính thức đi vào hoạt động vào đầu tháng 6 nhưng vẫn trong quá trình tiếp tục xây dựng nên chưa đồng bộ (thiếu Nhà ăn, Khu vui chơi trẻ em, nơi lưu trú), sản phẩm du lịch còn quá đơn điệu, các mặt hàng lưu niệm ít và chưa mang tính đặc trưng vùng miền. Cho nên, so với nhiều điểm du lịch khác trong huyện, nơi đây cũng chưa thực sự có sức cuốn hút lớn. Bảng 3.8 thể hiện số lượt khách du lịch đến Võ Nhai giai đoạn từ 2020-2024, các năm đều tăng cả về số lượt khách quốc tế và khác nội địa. Số lượt khách tới Võ Nhai chủ yếu tập trung tại điểm Hang Phượng Hoàng- Suối Mỏ Gà. Năm 2022 huyện Võ Nhai tiến hành xây dựng lại khu du lịch Hàng Phượng Hoàng nên số lượng khách du lịch giảm rõ rệt. Qua bảng 3.8 ta thấy rằng tiềm năng du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái của Võ Nhai rất đa dạng và chưa thu hút được khách du lịch tới khám phá.
Bảng 3.10. Số khách du lịch tới Võ Nhai giai đoạn từ 2020-2024 (đvt: lượt)
Năm | 2020 | 2021 | 2022 | 2023 | 2024 |
Khách quốc tế | 0 | 0 | 0 | 60 | 100 |
Khách nội địa | 13.600 | 11.800 | 6000 | 8256 | 13.000 |
(Nguồn báo cáo kinh tế xã hội của huyện Võ Nhai qua các năm)
3.3.3. Doanh thu từ du lịch
Với số lượng du khách tăng lên qua các năm đã chứng tỏ ngành du lịch Võ Nhai đang ngày càng được thay đổi và phát triển, góp phần làm cho doanh thu ngành du lịch tăng lên. Vào ngày thường của mùa hè, nơi đây mới có 300-400 du khách, ngày nghỉ thì thu hút được 700-800 du khách/ngày. Từ năm 2023 trở về trước, trên địa bàn huyện chỉ có duy nhất điểm du lịch hang Phượng Hoàng – suối Mỏ Gà đem lại doanh thu nhưng rất ít, chỉ với mức trung bình 50 triệu đồng/năm (Nguồn báo cáo kinh tế xã hội của huyện Võ Nhai qua các năm). Một số địa điểm khác như: Thác 7 tầng, thác Mưa Rơi, Mái đá Ngườm ở xã Thần Sa cũng chỉ thu hút được một lượng nhỏ (khoảng trên 100 người/ngày) đến tham quan, nghỉ ngơi và tắm mát vào mùa hè. Còn các nơi khác thì hầu như không có. Do những nơi này chưa được quản lý, cập nhật, khai thác nên chưa phát sinh doanh thu, chưa đem lại nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Luận văn: Hiện trạng khai thác du lịch sinh thái huyện Võ Nhai.
3.3.4. Nguồn thông tin du lịch
Một trong những tiêu chuẩn để phân biệt du lịch sinh thái với các loại hình du lịch khác là đề cao vai trò giáo dục và thuyết minh môi trường. Tiêu chuẩn được thể hiện thông qua việc cung cấp những thông tin đầy đủ cho du khách, bảo đảm đuợc tính thực tế trước khi đến tham quan với hướng dẫn đầy đủ hiểu biết của đội ngũ hướng dẫn viên.
Để có thể biết được những thông tin liên quan đến việc chọn cho mình một địa điểm du lịch lý tưởng thì du khách thường tìm hiểu rất nhiều thông tin về điểm du lịch và thông tin đó có thể qua rất nhiều nguồn khác nhau. Đây cũng là điều mà du khách đặc biệt quan tâm khi đi du lịch. Do vậy, ta thấy rằng nguồn cung cấp thông tin cũng rất quan trọng, nó tạo cho du khách những cảm hứng, những mong muốn trong việc lựa chọn cho mình một điểm du lịch thật ưng ý. Tác giả thực hiển thêm khảo sát tại bảng 3.9.
Bảng 3.11. Nguồn thông tin khách biết về Võ Nhai
Nguồn thông tin | Khách trong nước | Khách quốc tế | ||
Số người tham gia | % | Số người tham gia | % | |
Gia đình, bạn bè giới thiệu | 60 | 67% | 1 | 10% |
Công ty, đại lý du lịch | 33 | 37% | 5 | 50% |
Sách, Báo chí, ấn phẩm quảng cáo | 7 | 8% | 0 | 0% |
Website du lịch | 29 | 32% | 2 | 20% |
Ti vi/ Radio | 10 | 11% | 0 | 0% |
Mạng xã hội | 50 | 56% | 7 | 70% |
Tổng | 60 | 67% | 1 | 10% |
(Nguồn: Phiếu điều tra thực địa 2024)
Qua bảng số liệu trên từ việc lấy phiếu điều tra 100 mẫu du khách, thì hầu như du khách biết đến du lịch Võ Nhai qua nguồn thông tin từ bạn bè, người thân có 60 (lựa chọn) của du khách nội địa và 1 (lựa chọn) của khách quốc tế, nguồn thông tin từ mạng xã hội đã ngày càng được giới trẻ sử dụng do đó thông tin từ đây cũng rất được khách du lịch quan tâm với 50 lựa chọn cho khách nội địa và 7 lựa chọn cho khách quốc tế. Ngoài ra các nguồn thông tin từ công ty du lịch chiếm 37% và website chuyên về du lịch chiếm tới 32% trong tổng số đó. Nguồn thông tin qua việc xem quảng cáo, tiếp thị trên báo, đài, cũng có nhưng rất ít chỉ chiếm tới 8% và 11% trong tổng số. Qua đó ta thấy nguồn thông tin từ gia đình, bạn bè giới thiệu và mạng xã hội là chủ yếu. Đây cũng chính là hai nguồn thông tin được du khách quan tâm khi tìm hiểu về điểm du lịch Võ Nhai. Các nguồn thông tin từ cẩm nang du lịch, công ty du lịch hay đại lý du lịch chưa thực sự tạo được sức hút đối với du khách. Đây cũng là vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý khi muốn tuyên truyền, quảng bá về du lịch cần áp dụng đúng kênh thông tin truyền sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. Luận văn: Hiện trạng khai thác du lịch sinh thái huyện Võ Nhai.
Như vậy, phần lớn khách du lịch đến với Võ Nhai đã được trang bị những thông tin cần thiết về giá trị tự nhiên, giá trị văn hóa của địa phương cũng như những chuẩn bị cần thiết cho một tour du lịch. Qua điều tra cho thấy du khách rất mong muốn tìm hiểu, biết chi tiết về phong tục truyền thống, văn hóa ca múa hát dân gian, hệ thống canh tác, hệ động thực vật nhưng ít nhận được thông tin này từ những người hướng dẫn viên của công ty tour hay từ những đơn vị có chức năng công bố. Du khách thường tự tìm hiểu trực tiếp thông qua trò chuyện với người dân đặc biệt là bà con dân tộc bản địa, tuy nhiên sự đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân bản địa không được đào tạo một cách bài bản thì cũng không đáp ứng đủ nhu cầu của khách du lịch, từ đó sẽ ảnh hưởng một phần tới nguồn thu trong du lịch của người dân và sự hứng thú của du khách. Công tác đào tạo các hướng dẫn viên có trình độ, đáp ứng yêu cầu của khách và yêu cầu của hoạt động du lịch sinh thái cần được ưu tiên hàng đầu, đặc biệt đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên người dân tộc thiểu số, có hiểu biết sâu sắc về bản địa để có thể hướng dẫn cũng như quảng bá cho khách du lịch về đặc sắc văn hóa và cảnh đẹp của Võ Nhai. Chính quyền địa phương cần cung cấp đầy đủ thông tin về thiên nhiên và có biện pháp phát triển tiềm năng du lịch sinh thái.
3.3.5. Số lần quay lại du lịch và thời gian lưu lại Võ Nhai
Để tìm hiểm số lần du khách đã quay trở lại du lịch Võ Nhai chúng tôi tiến hành điều tra theo bảng 3.10.
Bảng 3.12. Số lần khách du lịch đến Võ Nhai
Số lần | Khách trong nước | Khách quốc tế | ||
Số người tham gia | % | Số người tham gia | % | |
1 lần | 56 | 62% | 8 | 80% |
2 lần | 24 | 27% | 2 | 20% |
3 lần | 8 | 9 % | 0 | 0% |
4 lần | 2 | 2% | 0 | 0% |
5 lần | 0 | 0% | 0 | 0% |
(Nguồn: Phiếu điều tra thực địa 2024) Luận văn: Hiện trạng khai thác du lịch sinh thái huyện Võ Nhai.
Với số liệu trên thì đa phần du khách đến với Võ Nhai lần đầu rất cao (56/90 khách nội địa và 8/10 khách quốc được hỏi) chiếm 62 % đối với khách nội địa và 80 % đối với khách quốc tế, lần thứ hai thì có 24/90 khách nội địa và 2/10 khách quốc tế. Khách quay lại du lịch Võ Nhai trong những lần thứ 3 và 4 rất ít và lần thứ 5 thì không có. Tuy số lượng du khách đến lần thứ hai trở lên không cao nhưng đây cũng là kết quả đáng mừng cho sự phát triển của hoạt động du lịch Võ Nhai, khi mà du khách đã có sự quay trở lại sau lần du lịch đầu tiên. Theo khảo sát này đa số khách du lịch tới đây đều là du khách du lịch tự phát và ở các địa điểm gần với Võ Nhai, đến du lịch với hình thức tự phát và nhỏ lẻ, cá nhân. Ngoài việc thu hút du khách đến với Võ Nhai lần đầu thì việc còn quan trọng hơn là phải tạo ra được những cảm nhận tốt từ du khách để có thể giữ chân được du khách trong các chuyến du lịch tiếp theo. Cùng với đó là sự đáp ứng được các nhu cầu nghỉ dưỡng kết hợp với nghỉ ngơi nơi đây. Nếu đáp ứng được các yêu cầu của khách du lịch Võ Nhai hứa hẹn sẽ đón được lượng khách du lịch quay lại rất cao.
Việc đi du lịch của du khách có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế của điểm du lịch, đặc biệt là khi chi tiêu của du khách càng nhiều thì doanh thu của kinh doanh du lịch sẽ có ảnh hưởng rất lớn tốc độ phát triển kinh tế của điểm đến. Do vậy mà trong lĩnh vực du lịch, các nhà quản lý du lịch luôn muốn tìm mọi cách để kéo dài thời gian lưu trú của du khách. Cho nên, ta cần phải nghiên cứu về thời gian du lịch của du khách khi đến với Võ Nhai. Nếu thời gian lưu trú của du khách càng dài thì hoạt động du lịch đã tạo ra được sức thu hút đối với du khách và góp phần vào việc phát triển kinh tế du lịch ở Võ Nhai nói chung. Về thời gian lưu lại ở Võ Nhai thì hầu hết khách du lịch tới Võ Nhai chỉ trong 1 ngày rồi phải dời đi. Bởi vì tại các địa điểm du lịch ở đây chưa có các dịch vụ nghỉ dưỡng như số lượng nhà nghỉ, khách sạn rất ít, dịch vụ ăn uống cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch.
3.3.6. Mức độ hài lòng của khách du lịch Luận văn: Hiện trạng khai thác du lịch sinh thái huyện Võ Nhai.
Để tiến hành đo mức độ hài lòng của du khách tới Võ Nhai, tác giả tiến hành điều tra thực địa như bảng 3.11. Với số phiếu để khảo sát là 100 phiếu tác giả thu về được 90/90 phiếu với khách nội địa và 10/10 phiếu với khách quốc tế và tỉ lệ khách du lịch tham gia trả lời ứng với mức độ khác nhau thể hiện tại bảng 3.11.
Qua đó ta thấy rằng mức độ hài lòng chiếm số lượng lớn nhất chiếm 47 %. Tiếp theo là rất hài lòng chiếm số lượng với 37/90 phiếu chiếm 41%. Điều này trùng khớp với đánh giá tài nguyên du lịch theo phương pháp đánh giá ở phần trên. Võ Nhai có tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, tuy nhiên các tài nguyên này vẫn còn hoang sơ, mang đặc điểm tự tạo của tự nhiên chưa có sự thay đổi của con người theo hướng phát triển du lịch sinh thái. Các du khách tới đây lần đầu tiên bất ngờ với vẻ đẹp hoang sơ của tự nhiên, nhưng nếu không có sự đầu tư, khai thác hợp lý thì sẽ khó mang đến sự hài lòng cho khách du lịch quay trở lại Võ Nhai trong những lần tiếp theo.
Bảng 3.13. Đo mức độ hài lòng của khách du lịch
Mức độ |
Khách trong nước | Khách quốc tế | ||
Số người tham gia | % | Số người tham gia | % | |
Rất hài lòng | 37 | 41% | 3 | 30% |
Hài lòng | 42 | 47% | 5 | 50% |
Bình thường | 8 | 9% | 2 | 20% |
Kém hài lòng | 3 | 3% | 0 | 0% |
Không hài lòng | 0 | 0% | 0 | 0% |
(Nguồn: Phiếu điều tra thực địa 2024)
3.3.7. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch
- Cơ sở hạ tầng tại các điểm du lịch: Luận văn: Hiện trạng khai thác du lịch sinh thái huyện Võ Nhai.
Võ Nhai là một huyện miền núi, kinh tế còn chậm phát triển còn rất nhiều khó khăn: hệ thống hạ tầng yếu kém nhất là giao thông, điện, nước, các dịch vụ thương mại… còn rất hạn chế.
Tuy nhiên trong thời gian qua du lịch đã được sự quan tâm chú trọng của huyện và chính quyền địa phương các cấp, cơ sở hạ tầng cũng dần được cải thiện, đầu tư, tôn tạo như một số con đường chính và những con đường dẫn tới các điểm lễ hội thăm quan. Các kế hoạch đầu tư xây dựng mới khách sạn, nhà nghỉ, … Cũng dần đi vào thực hiện. Tuy nhiên dịch vụ này vẫn chưa được phát triển để đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi của du khách khi đến võ nhai. Số lượng nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn chưa có, mới chỉ có nhà nghỉ theo dạng tự phát của dân cư nơi đây.
Với mục tiêu nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị không gian văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng tại xóm Mỏ Gà, xã Phú Thượng; giữ gìn các giá trị truyền thống của dân tộc Tày gắn với xây dựng gia đình văn hóa, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
Do đó Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên vừa tổ chức khởi công xây dựng công trình bảo tồn bản truyền thống dân tộc Tày xóm Mỏ Gà, xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai. Công trình này nhằm giữ gìn và phát huy giá trị không gian văn hóa truyền thống của dân tộc Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng để cải thiện đời sống nhân dân. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 8,6 tỷ đồng dành cho việc bảo tồn không gian văn hóa và xây dựng nhà văn hóa hai tầng, mỗi tầng rộng khoảng 185 m2 theo kiến trúc nhà sàn truyền thống của dân tộc Tày; tôn tạo, tu bổ đình Mỏ Gà và nhà ở truyền thống dân tộc Tày của bốn gia đình ở xóm Mỏ Gà; phục dựng ba cọn nước và một số công trình phụ trợ khác. Công trình sẽ hoàn thành vào năm 2021 chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Năm 2024 – 2025 gồm tu bổ, tôn tạo kiến trúc truyền thống 04 nhà ở truyền thống dân tộc Tày kết hợp phát triển du lịch; phục dựng 03 cọn nước; xây dựng nhà văn hóa; tu bổ, tôn tạo Đình Mỏ Gà; xây dựng nhà vệ sinh; hạ tầng kỹ thuật: San nền, hệ thống thoát nước mặt, sân, đường, kè đá, cổng hàng rào.
Giai đoạn 2, từ năm 2025 đến năm 2021 gồm Bảo tồn văn hóa phi vật thể như các lễ hội, trang phục, ẩm thực, trò chơi dân gian truyền thống; đào tạo du lịch cộng đồng; thực hành homestay và thông tin xúc tiến quảng bá du lịch gắn với du lịch di tích lịch sử và danh thắng hang Phượng Hoàng – suối Mỏ Gà.và hứa hẹn sẽ là một điểm du lịch nổi tiếng thu hút được đông đảo khách du lịch.
Ngoài ra các điểm du lịch khác cũng đang được thực hiện đầu tư và có thể đi vào hoạt động trong tương lai. Qua đó ta thấy có sự đồng bộ giữa Tài nguyên du lịch và Cơ sở hạ tầng, Cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ cho việc phát triển du lịch sinh thái tại Võ Nhai.
- Giao thông đường bộ Luận văn: Hiện trạng khai thác du lịch sinh thái huyện Võ Nhai.
Trong những năm gần đây, Võ Nhai đã và đang được đầu tư rất lớn cho việc xây dựng hệ thống giao thông vận tải. Hệ thống giao thông liên thôn, liên bản đã phát triển khá tốt. Vì thế, giao thông đi lại các điểm, cụm du lịch khá thuận lợi. Đơn cử như các tuyến đường: Cúc Đường – Thượng Nung – Sảng Mộc. Nhiều gói thầu thuộc các dự án: Đường từ UBND xã Dân Tiến đi xóm Làng Mười; đường Tràng Xá – Phương Giao nối với huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn); đường Na Rang – Khe Rạc – Cao Sơn (xã Vũ Chấn) đi xóm Cao Biền (xã Phú Thượng)… cũng đã được hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng. Từ năm 2023 trở lại đây, Dự án mở rộng, đổ bê tông tuyến đường đã được hoàn thành, đưa vào sử dụng. Nhờ đó, việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của bà con được thuận lợi hơn rất nhiều.
- Hệ thống cung cấp điện và bưu chính viễn thông
Hệ thống điện chưa đáp ứng đủ và ổn định cho sản xuất và cuộc sống của nhân dân trong huyện. Một số địa danh hệ thống điện chưa được duy trì ổn định. Các trạm biến áp chưa được lắp đặt để phục vụ nhu cầu thăm quan du lịch.
Với mạng lưới bưu chính viễn thông, thời gian gần đây mạng lưới bưu chính viễn thông của Võ Nhai đã được quan tâm phát triển, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của huyện theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Với số lượng máy điện thoại trên 100% số xã có điện thoại. Hiện nay hệ thống bưu chính viễn thông đã được đâu tư nhiều như nâng cấp thông tin liên lạc đến các huyện, phát triển dịch vụ internet, lắp đặt thêm BTS, mở rộng vừng phủ sóng cho điện thoại, xây dựng đường cáp quang…Đây là những điều kiện tốt để đáp ứng và thúc đẩy du lịch Võ Nhai phát triển.
3.3.8. Nguồn nhân lực
Theo kết quả điều tra hiện nay nguồn nhân lực lao động trực tiếp trong nghành du lịch có khoảng 200 người. Trình độ được đào tạo ở đây còn thấp, số người học đại học và trên đại học còn thấp 4,5% số người học cao đẳng và trung cấp chiếm 8,5%. Ngoài ra còn một số lao động chuyển từ nghành khác sang làm du lịch. Các nhà kinh doanh nhà nghỉ và nhà hàng tư nhân với đội ngũ nhân viên chủ yếu là các thành viên trong gia đình hầu hết chưa đào tạo về du lịch một số nữa học sinh mới học qua phổ thông cũng phục vụ trong các nhà nghỉ tư nhân, mới chỉ qua lớp sơ cấp về du lịch. Chính những hạn chế về quản lý, nghiệp vụ của đội ngũ lao động du lịch ở Võ Nhai đã hạn chế hiệu quả kinh tế. Thời gian gần đây, một số công nhân viên của Công Ty TNHH một thành viên Hanh Hạnh đã đầu tư vào Hang Phượng Hoàng cùng với đó có một lượng lớn công nhân viên ở đây được qua đào tạo về nghiệp vụ du lịch. Hướng dẫn viên của huyện chưa qua đào tạo về nghiệp vụ, ngoại ngữ. Chỉ có một số biết tiếng Anh, riêng tiếng Trung rất ít. Về trình độ ngoại ngữ có cả A, B, C chủ yếu là trình đồ A, B
Nhìn chung nguồn nhân lực cho du lịch của Võ Nhai trong thời gian qua chưa đáp ứng được cho yêu cầu hiện tại. Vì vậy vấn đề đào tạo nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ cho nguồn nhân lực du lịch, đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch Võ Nhai đang là một trong những vấn đề cấp bách. Luận văn: Hiện trạng khai thác du lịch sinh thái huyện Võ Nhai.
Bảng 3.14. Lao động trong ngành du lịch
Năm | Đại học và trên ĐH | Cao đẳng và trung học | Lao động khác |
2020 | 3 | 7 | 50 |
2021 | 7 | 10 | 70 |
2022 | 10 | 15 | 90 |
2023 | 20 | 30 | 195 |
2024 | 25 | 50 | 200 |
Nguồn: Phòng Văn hóa huyện Võ Nhai 2024
3.3.9. Thực trạng về tổ chức quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch
Phòng Văn Hóa Võ Nhai tuy đã đạt được một số thành tựa, bên cạnh những ưu điểm trong việc quản lý du lịch ở Võ Nhai còn nhiều nhược điểm và hạn chế sau:
- Phòng chưa có công cụ kiểm tra, giám sát các hoạt động du lịch, đào tạo nguồn lực chưa được tiến hành thường xuyên, công tác thống kê chưa làm tốt gây khó khăn cho việc thu thập số liệu, tư liệu, khó khăn cho việc nghiên cứu của các tổ chức , cá nhân.
- Trong công tác tổ chức cán bộ thì còn thiếu cán bộ quản lý về du lịch, đặc biệt là những cán bộ có trình độ cao, được đào tạo đúng chuyên nghành du lịch. Hiện nay phòng có 4 biên chế gồm 1 lãnh đạo và 3 chuyên viên, vì vậy hoạt động của phòng trong những năm qua gặp không ít khó khăn
- Tuy đã có ban quản lý quy hoạch tại các điểm di tích, nhưng bộ phận này hoạt động kém hiệu quả, khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tế còn hạn chế. Công tác chuyên môn còn nhiều tồn tại, nhất là việc thống kê, nghiên cứu. Tuyên truyền quảng bá giáo dục thì chỉ có tính khởi đầu, chất lượng chưa cao, chưa tiến hành một cách có hệ thống, thường xuyên, liên tục, đầu tư chưa tương xứng. Đây là một khó khăn lớn cho quy hoạch du lịch trong thời gian tới.
3.3.10. Vốn đầu tư Luận văn: Hiện trạng khai thác du lịch sinh thái huyện Võ Nhai.
Võ Nhai là một huyện còn nghèo, cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung còn thiếu, yếu. Ngành du lịch hầu như chưa có gì. Điều này đặt ra nhiệm vụ cho Võ Nhai là phải nghiên cứu những giải giáp cụ thể nhằm tạo môi trường thuận lợi và khả năng thu hút đầu tư để xây dựng các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao, vận chuyển khách, cơ sở sản xuất hàng lưu niệm, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và các dịch vụ khác… Đó chính là nguồn tạo doanh thu cao. Hiện nay số lượng các dự án đầu tư ở Võ Nhai chưa nhiều, chỉ có một số doanh nghiệp và vốn của Nhà nước là chính, chưa thu hút được các dự án trong nước và nước ngoài vào đầu tư.
- Đánh giá chung thực trạng khai thác tài nguyên du lịch của Võ Nhai như sau:
Võ Nhai là một huyện có vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế cũng như phát triển du lịch, là huyện có nhiều tài nguyên để phục vụ du lịch tuy nhiên huyện tập trung nhiều các di tích trong đó có những di tích đã được xếp hạnh cấp quốc gia, có nhiều lành nghề, món ăn độc đáo và các tài nguyên du lịch tự nhiên nổi tiếng như Hang Phượng Hoàng- suối Mỏ Gà, Thác Nậm Rứt. vv … Đó là những điều kiện tốt cho du lịch tỉnh nhà. Trong thời gian qua hoạt đông du lịch của huyện bên cạnh những ưu điểm đạt được còn nhiều hạn chế cần khắc phục.
- Những ưu điểm:
+ Nhờ việc khai thác mà số lượng các điểm du lịch tự nhiên, các hang động, các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội, các làng nghề được đưa vào phục vụ cho hoạt đông du lịch tăng lên rõ rệt, việc khai thác đi đôi với tôn tạo bảo vệ. Làm tăng sức hấp dẫn của các điểm du lịch, đặc biệt là các hang động nổi tiếng và di tích lịch sử.
+ Việc khai thác hợp lý, tạo được nhiều tuor du lịch, nhiều loại hình du lịch làm cho số lương khách đến Võ Nhai năm sau nhiều hơn năm trước. Doanh thu từ du lịch tăng góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn Võ Nhai cho phát triển du lịch giai đoạn 2020-2024.
+ Việc khai thác các tài nguyên mà đã làm cho các giá trị được bảo tồn, phát huy giúp cho moi thế hệ hiểu về lịch sử dân tộc, đây cũng là dịp quảng bá hình ảnh đến với du khách.
+ Đã tạo ra được nhiều sản phẩm du lịch mới mẻ, mang đặc trưng riêng của huyện, phát triển du lịch tham quan nghỉ dưỡng với thăm quan làng nghề kết hợp với văn hóa ẩm thực. Đã làm cho du khách thấy ấn tượng và mạng lại hiệu quả tốt.
+ Việc khai thác các tài nguyên du lịch tự nhiên và các văn hóa tại các nơi có nguồn tài nguyên, đã tạo công việc, tăng thu nhập cho người dân, cải thiện đời sống. Kích thích người dân cùng tham gia du lịch.
- * Những hạn chế: Luận văn: Hiện trạng khai thác du lịch sinh thái huyện Võ Nhai.
+ Khai thác chưa đi đôi với đầu tư tôn tạo, nhiều di tích đã bị xuống cấp, khung cảnh tự nhiên bị phá vỡ. Các điểm du lịch chưa được đầu tư Cơ sở hạ tầng và Cơ sở vật chất kỹ thuật để phát triển và khai thác du lịch như: đường vào Hang Huyện còn là đường đất xung quanh toàn các dãy cỏ làm mất đi cảnh quan nơi khách du lịch ghé thăm, Tạo ra đường mòn đi lại giữa các địa danh du lịch, qua đó tạo nên sự chưa chuyên nghiệp và đáp ứng nhu cầu du lịch của khách.
+ Hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách. Ngành du lịch huyện chưa có hệ thống phương tiện riêng cho du lịch, đội xe vận chuyển khách rất hạn chế về số lượng và chất lượng, các nhà hàng còn thiếu chỉ có riêng hai nhà trong khách sạn ở Hang PHượng Hoàng là đủ tiêu chuẩn phục vụ khách còn các quán ăn khác quy mô nhỏ, chưa đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, trình độ phục vụ kém. Điều này gây khó khăn trong việc khai thác.
+ Chưa khai thác hết các tài nguyên du lịch, mới chỉ khai thác các di tích và lễ hội còn cảnh quan, các làng nghề, điệu hát… chưa được khai thác nhiều
+ Khai thác thiếu cơ chế chính sách phù hợp để khuyến kích đầu tư phát triển và quản lý đồng bộ .Ở Võ Nhai,các nhà đầu tư rất khó tiến hành các dự án đầu tư du lịch vì thủ tục xét duyệt dự án mất nhiều thời gian và thiếu cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư.
+ Việc khai thác chưa có sự phối hợp giữa các địa phương. Các địa phương chưa có sự phối hợp chặt chẽ để tính đến nét riêng của từng điểm du lịch.
+ Sản phẩm còn đơn điệu, chưa mang tính độc đáo, hấp dẫn du khách Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Võ Nhai cho phát triển du lịch giai đoạn 2020-2024 chủ yếu là du lịch tự nhiên thăm quan các hang động còn các làng nghề, món ăn truyền thống chưa được khai thác triệt để nhằm tạo ra sản phẩm du lịch mới lạ và hấp dẫn.
+ Khai thác tài nguyên du lịch tự phát, thiếu quy hoach và quy hoạch chưa phù hợp do việc quy hoạch chưa nghiên cứu, điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch về số lượng, giá trị tài nguyên, chưa chỉ ra được cần khai thác như thế nào, khai thác ở mức nào và phát triển hình du lịch gì dẫn đến sản phẩm còn đơn điệu. Nên số ngày khách lưu trú không nhiều.
+ Các khu vui trơi giải trí thể thao, khu du lịch chậm được đầu tư. Nguồn vốn đầu tư còn qua ít chỉ có một vào doanh nghiệp đầu tư chưa thu hút được sự đầu tư của các cá nhân tổ chức, đây cũng là một hạn chế làm cho thời gian và mức chi tiêu của du khách giảm đi. Trong thời gian tới huyện cần có những hình thức khuyến kích các doanh nghiệp đầu tư vào du lịch của tỉnh nhiều hơn, tạo ra được môi trường đầu tư tốt để từ đó thúc đẩy du lịch của huyện phát triển
+ Hạn chế trong về năng lực cạnh tranh và cung ứng dịch vụ du lịch nguyên nhân là do đội ngũ nhân viên phục vụ cho ngành du lịch bởi hiện tại nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn về ngành du lịch và khách sạn còn qua ít, các ngành liên quan phải kiểm tra, giám sát quản lý chặt chẽ để đề ra các đinh hướng và giải phát tối ưu nhất giúp ngành đi lên. Hi vọng rằng trong những năm tới du lịch Võ Nhai sẽ khắc phục được những hạn chế để phát triển tương xướng với tiềm năng của tỉnh Luận văn: Hiện trạng khai thác du lịch sinh thái huyện Võ Nhai.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch sinh thái huyện Võ Nhai
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://dichvuvietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: lamluanvan24h@gmail.com
[…] ===>>> Luận văn: Hiện trạng khai thác du lịch sinh thái huyện Võ Nhai […]