Luận văn: Yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các DN

Mục lục

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các DN hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài: Các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp nhóm ngành thép niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Tên đề tài: Các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp nhóm ngành thép niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Tóm tắt:

Ngành thép là một trong những ngành trọng điểm của nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong tỷ lệ cơ cấu trong lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là cơ cấu trong lĩnh vực công nghiệp, góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy một cách gián tiếp các ngành nghề như xây dựng cũng như bất động sản phát triển. Do vậy, việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành thép niêm yết là điều rất cần thiết khi nền kinh tế bước vào giai đoạn trong việc thu hút các nguồn vốn mới cho phát triển đất nước, đặc biệt, yếu tố về nguyên vật liệu xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu sản xuất là điều tối cần thiết. Luận văn: Yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các DN.

Do đó, nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp hồi quy dạng bảng như là Pooled OLS, REM, FEM và tiến hành hồi quy GLS sau khi thực hiện các kiểm định về khuyết tật của mô hình. Qua đó, kết quả thu được cho thấy rằng quy mô của công ty (SIZE) có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời (ROA và ROE) của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành thép niêm yết. Trong khi đó, biến tỷ lệ sau thuế trên doanh thu thuần (ROS), biến tỷ lệ tốc độ tăng trưởng tài sản (GROW) và biến tỷ lệ thu nhập doanh nghiệp (TAX) có tác động cùng chiều đến biến được giải thích là ROA và ROE (biến TAX không có tác động biến phụ thuộc ROE). Như vậy, các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành thép niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam nên tăng cường gia tăng tài sản bằng cách gia tăng vay nợ. Việc gia tăng vay nợ sẽ làm phát sinh chi phí trả lãi vay, thế nhưng, nhờ vào hiệu ứng đặc biệt khi công ty vay nợ được gọi là lá chắn thuế, nhờ vậy mà “thu nhập chịu thuế” của doanh nghiệp được khấu trừ. Vì vậy, điều này mà nâng cao biên lợi nhuận thông qua đó mà thúc đẩy mạnh khả năng sinh lời cho doanh nghiệp thuộc nhóm ngành thép niêm yết.

Từ khóa: khả năng sinh lời, doanh nghiệp thuộc nhóm ngành thép, thị trường chứng khoán.

ABSTRACT

Thesis title: Factors affecting profitability of steel industry companies listed on Vietnam stock market

Summary: Luận văn: Yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các DN.

The steel industry is one of the key sectors of the economy, playing an important role in the proportion of structure in the manufacturing sector, especially the structure in the industrial sector, making a significant contribution to promoting a indirectly, industries such as construction as well as real estate develop. Therefore, it is very necessary to study the factors affecting the profitability of listed steel enterprises when the economy enters the stage of attracting new capital sources for development. In the country, especially, the element of materials to build infrastructure to serve production needs is essential.

Therefore, the study used tabular regression methods such as Pooled OLS, REM, FEM and conducted GLS regression after performing the model’s defect tests. Thereby, the obtained results show that the size of the company (SIZE) has a negative impact on the profitability (ROA and ROE) of the listed steel companies. Meanwhile, the variable after-tax ratio on net sales (ROS), the ratio of growth rate of assets (GROW) and the variable of the ratio of corporate income (TAX) have a positive impact on the variable being explained, which is ROA and ROE (the TAX variable has no effect on the dependent variable ROE). Thus, enterprises in the steel industry listed on Vietnam’s stock market should increase their assets by increasing debt. An increase in debt will increase interest payments, but, thanks to a special effect when the company takes on debt, which is called the tax shield, so that the “taxable income” of the business is deducted. Therefore, this improves profit margin, by that boosting profitability for enterprises in the listed steel industry.

Keywords: profitability, enterprises in the steel industry, stock market.

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU

Chương 1 sẽ trình bày tính cấp thiết qua đó cho biết lý do chọn đề tài nghiên cứu cũng như xác định mục tiêu nghiên cứu tổng quát và các mục tiêu nghiên cứu cụ thể, tiếp đó là xác định phạm vi và các đối tượng cho nghiên cứu. Ngoài ra, chương 1 cũng sẽ trình bày ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.

1.1 Đặt vấn đề Luận văn: Yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các DN.

Trong thời gian vừa qua, khi mà đại dịch Covid-19 đã và đang có những diễn biến khó lường tới vấn đề kinh tế xã hội, đặc biệt là trong 2 năm đại dịch diễn biến phức tạp nhất là năm 2023 và năm 2024, qua đó theo báo cáo tổng kết của Tổng cục Thống kê, GDP của Việt Nam năm 2023 và 2024 lần lượt là 2,91% và 2,58%, mức tăng trưởng rất thấp trong gần một thập kỷ qua. Thậm chí một số ngành, thành phần, lĩnh vực kinh tế tăng trưởng âm, ví dụ như Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của năm 2024 là âm 3,8%. Thế nhưng, nhóm ngành thép, đặc biệt là số lượng doanh nghiệp thuộc nhóm ngành thép niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đạt được kết quả tăng trưởng ấn tượng, nhờ đó mà tỷ lệ sinh lời thể hiện sự bứt phá. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam cho hay, sản xuất thép vào tháng 7/2024, đạt gần 2,4 triệu tấn, giảm 6,48% so với tháng 6/2024; kế tiếp là thị trường tiêu thụ các loại thép đạt hơn 2,1 triệu tấn, ngang mức tháng 6/2024 và tăng 7,4% so với tháng 6/2023; trong khi đó, xuất khẩu các loại thép đạt gần 660.000 tấn, thế nên, nhìn chung xuất khẩu thép tăng 5,96% so với tháng trước, và tăng 55% so với cùng kỳ tháng 7/2023. Nhìn chung, nhóm công ty thuộc ngành thép niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam như Tập đoàn Hoa Sen (mã cổ phiếu: HSG) và Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (mã cổ phiếu: NKG) đạt con số ấn tượng, trong vòng 7 tháng đầu năm 2024, HSG đã bán ra đạt mức gần 1,1 triệu tấn, đạt được 36,7% thị phần. Trong khi đó, NKG tiêu thụ gần 500.000 tấn, đứng ở vị trí thứ 2, với kết quả là giành được 16,8% thị phần. Như vậy, việc nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của nhóm ngành thép niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là việc quan trọng mà qua đó giúp tìm hiểu thêm về yếu tố tác động đến khả năng sinh lời nói riêng của nhóm ngành thép, mà thông qua đó sẽ có thể áp dụng cho các nhóm ngành khác niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung, cũng như là những ngành nghề khác trong xã hội. Hơn nữa, trong bối cảnh kinh tế trong năm 2023 và năm 2024, mặc dù, tình hình tài chính của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành thép có sự bứt phá so với các ngành khác, thế nhưng, đây cũng là một vấn đề cần đặt ra cho ban điều hành của các doanh nghiệp, để những năm kế tiếp cũng sẽ duy trì cho đà tăng trưởng trong các điều kiện khác nhau của nền kinh tế Việt Nam nói chung, và các ngành nghề khác nói riêng.

1.2 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam và trên thế giới như Tsvetkova và cộng sự (2024) nghiên cứu về đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của các công ty bảo hiểm ở Liên bang Nga. Tuy nhiên, trong khả năng tìm hiểu cùa tác giả, các nghiên cứu về khả năng sinh lời của các doanh nghiệp nhóm ngành thép còn rất hạn chế. Tại Việt Nam, có nghiên cứu của Lại Cao Mai Phương và cộng sự (2024) nghiên cứu về các yếu tố tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp ngành thép niêm yết trên thị trường chứng khoán. Thế nhưng, theo nghiên cứu của nhóm tác giả Lại Cao Mai Phương và cộng sự (2024) mới sử dụng các biến giải thích như GROWTH (biến tốc độ tăng trưởng doanh thu), TANG (biến đầu tư tài sản cố định), TDTA (biến đòn bấy tài chính), SIZE (biến quy mô doanh nghiệp), NPTHU (biến quản trị nợ phải thu khách hàng) và TTKN (biến thanh khoản) để xem xét nhóm ngành thép. Thêm nữa, nhóm tác giả mới sử dụng biến được giải thích là ROA (tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân), trong khi đó, biến được giải thích ROE (tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân) cũng là biến quan trọng để được giải thích về khả năng sinh lời cho nhóm ngành thép, cũng như biến giải thích TAX (biến tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp) cũng giúp làm rõ thêm nghiên cứu về khả năng sinh của doanh nghiệp nhóm ngành thép. Hơn nữa, ngành thép là một trong các ngành trọng điểm trong cơ cấu của nhóm ngành công nghiệp, mặc dù, cũng đã có một số nghiên cứu về ngành thép đã được nghiên cứu. Thế nhưng, nếu xét trong bối cảnh kinh tế của năm 2023 và năm 2024, thì cần thêm một số nghiên cứu để có thể xem xét một cách tổng quan nhất về ngành thép, ngành đặc thù liên quan tới nhiều ngành khác, ví dụ như ngành xây dựng, ngành bất động sản và lĩnh vực đầu tư công. Vì lẽ đó, tác giả đã chọn đề tài: “Các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp nhóm ngành thép niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” để nghiên cứu.

1.3 Mục tiêu của đề tài Luận văn: Yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các DN.

1.3.1 Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp nhóm ngành thép niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thông qua đó, kiến nghị một số giải pháp nhằm gia tăng khả năng sinh lời đối với các doanh nghiệp này.

1.3.2 Mục tiêu cụ thể

Để đạt được mục tiêu tổng quát, đề tài xác định các mục tiêu cụ thể như sau:

  • Xác định các yếu tố tác động khả năng sinh lời của nhóm ngành thép niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
  • Đo lường mức ảnh hưởng của từng yếu tố đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp nhóm ngành thép trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
  • Đề xuất một số kiến nghị nhằm gia tăng khả năng sinh lời đối với với các doanh nghiệp ngành thép niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

1.4 Câu hỏi nghiên cứu

Với mục tiêu nghiên cứu nói trên, đề tài sẽ tìm ra ảnh hưởng của yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp thuộc nhóm ngành thép niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đưa ra những gợi ý, khuyến nghị nhằm gia tăng khả năng sinh lời của nhóm ngành thép đang niêm yết trên thị trường chứng khoán thông qua trả lời những câu hỏi nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, các yếu tố nào tác động đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp thuộc nhóm ngành thép niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ?

Thứ hai, mức tác động của các yếu tố đến đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp nhóm ngành thép niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam như thế nào ?

Thứ ba, giải pháp nào để gia tăng khả năng sinh lời của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành thép niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ?

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.5.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu các yếu tố đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành thép niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

1.5.2 Phạm vi nghiên cứu

  • Phạm vi về mặt không gian: Các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành thép niêm yết trên thị trường chứng khoán của Việt Nam. Luận văn: Yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các DN.
  • Phạm vi về mặt thời gian: Thời gian để thực hiện trong nghiên cứu là giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2024.

1.6 Đóng góp của đề tài

Đề tài nghiên cứu tập trung vào việc kiểm định mức ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành thép trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2014-2024 từ việc kiểm định các mô hình kinh tế lượng.

Dựa trên kết quả có được, đề tài nghiên cứu cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của nhóm ngành thép trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Cùng với dữ liệu thu thập 11 năm từ 2014 đến 2024 để thực hiện trong đề tài nghiên cứu này sẽ cho thấy được cái nhìn toàn diện và xu hướng của các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời. Sau khi tiến hành nghiên cứu, từ triến trình nghiên cứu để có thể đưa ra kết luận bằng cách xem xét các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời, để từ đó có thể đưa ra một số giải pháp, kiến nghị trong việc cải thiện khả năng sinh lời của các doanh nghiệp nhóm thép trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

1.7 Kết cấu của đề tài nghiên cứu

Chương 1: GIỚI THIỆU

Chương 1 sẽ trình bày tính cấp thiết qua đó cho biết lý do chọn đề tài nghiên cứu cũng như xác định mục tiêu nghiên cứu tổng quát và các mục tiêu nghiên cứu cụ thể, tiếp đó là xác định phạm vi và các đối tượng cho nghiên cứu. Ngoài ra, chương 1 cũng sẽ trình bày ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Trong chương này sẽ trình bày cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu của đề tài gồm có lý luận cơ bản về các vần đề về doanh nghiệp nói chung, cũng như doanh nghiệp ngành thép nói riêng và khả năng sinh lời của các doanh nghiệp thuộc ngành thép, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành thép, các nghiên cứu có liên quan: bao gồm nghiên cứu trong nước và nghiên cứu của nước ngoài.

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn: Yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các DN.

Trong chương này sẽ nêu lên vấn đề về chọn mẫu nghiên cứu, mô hình được nghiên cứu dùng và phương pháp nghiên cứu sẽ được áp dụng, ở đây sẽ là mô hình FEM (mô hình yếu tố ảnh hưởng cố định), REM (mô hình yếu tổ ảnh hưởng ngẫu nhiên) và Pooled OLS (mô hình hồi quy gộp).

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Trong chương này sẽ nêu rõ kết quả thống kê mô tả của các biến phụ thuộc và các biến giải thích nhằm tìm ra “đặc trưng” của từng biến trong giai đoạn 2014-2024, và kết quả chạy các mô hình được đề cập ở chương 3 và thảo luận kết quả nghiên cứu, liệu yếu tố nào tác động đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp nhóm ngành thép niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý, KHUYẾN NGHỊ

Kết luận và đưa ra các gợi ý, hàm ý chính sách cho doanh nghiệp thuộc nhóm ngành thép để gia tăng khả năng sinh lời.

TÓM TẮT CHƯƠNG I

Chương I của luận văn trình bày tính cấp thiết của đề tài, lý do chọn đề tài nghiên cứu các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp nhóm ngành thép niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nêu ra mục tiêu nghiên cứu tổng quát và ba mục tiêu cụ thể tương ứng và ba câu hỏi nghiên cứu để giải quyết mục tiêu. Trình bày đối tượng và phạm vi nghiên cứu là 16 doanh nghiệp thuộc nhóm ngành thép niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong 11 năm từ 2014 đến 2024 cùng các tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp. Tiếp theo là đóng góp của đề tài và cuối cùng chương I trình bày cấu trúc của luận văn gồm 5 chương và nội dung chính của mỗi chương.

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Ở chương 1 của luận văn đã trình bày các vấn đề mở đầu cho nội dung nghiên cứu như vấn đề cần được nghiên cứu, các câu hỏi của nghiên cứu, mục tiêu của nghiên cứu, vv và vv. Trong chương 2, tác giả sẽ tham khảo lại những lý thuyết cũng như các nghiên cứu trước đây đã được tiến về các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp để làm nền tảng cơ sở lý thuyết cho vấn đề cần được nghiên cứu. Việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp thuộc nhóm ngành thép là rất cần thiết để có cơ sở nhằm đưa ra các quyết định để nâng cao tính sinh lời cho doanh nghiệp.

2.1 Cơ sở lý luận về khả năng sinh lời của doanh nghiệp Luận văn: Yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các DN.

2.1.1 Khái niệm về khả năng sinh lời của doanh nghiệp 

Theo Pandey (1980) cho rằng khả năng sinh lời là khả năng kiếm được lợi nhuận của một doanh nghiệp. Điều này có thể diễn giải rằng: khả năng sinh lời phân tích các phương thức và những đánh giá về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp về lợi nhuận mà doanh nghiệp kiếm được liên quan đến đầu tư của các cổ đông hoặc nguồn vốn được sử dụng trong công ty. Còn theo quan điểm của Malik (2014) cho rằng khả năng sinh lời là một trong những thước đo, mục tiêu quan trọng nhất của quản lý tài chính. Điều này hàm ý rằng, mục tiêu của quản lý tài chính là tối đa hóa sự giàu có cho chủ sở hữu và khả năng sinh lời là yếu tố quyết định rất quan trọng để đánh giá đến hiệu suất hoạt động của một doanh nghiệp. Thế nên, khả năng sinh lời có liên quan chặt chẽ đến lợi nhuận. Hơn nữa, theo quan điểm của nhóm tác giả Hà Minh Tâm và cộng sự (2024) cho rằng khả năng sinh lời là một chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp.

Kết luận, khả năng sinh lời là khả năng tạo ra lợi nhuận của một doanh nghiệp và khả năng sinh lời có mối quan hệ chặt chẽ tới tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, nghiên cứu về khả năng sinh lời của một doanh nghiệp là nghiên cứu đến tính hiệu quả hoạt động trong sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, hay hàm ý rằng, các yếu tố tác động tác động đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp thì cũng sẽ có mối quan hệ tương quan đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

2.1.2 Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Tiêu chí để đánh giá để đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp là chỉ số tỷ suất sinh lời, cụ thể gồm có: tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

  • Cách tính:

Các chỉ số ROA và ROE là các biến số thường được sử dụng cho các nghiên cứu liên quan tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Xét tới chỉ số ROA làm biến được giải thích thì có nghiên cứu của Bolek và Wilinski (2015) nghiên cứu về sự tác động của các yếu tố kinh tế bên trong lẫn bên ngoài lên khả năng sinh lời của các doanh nghiệp thuộc nhóm xây dựng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Warsaw trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2013. Ngoài ra, còn có nghiên cứu của Rehman và Khidmat (2017) nghiên cứu trên 9 công ty thuộc ngành hóa học niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Pakistan từ năm 2001 đến năm 2012. Đối với chỉ số ROE làm biến được giải thích thì có nghiên cứu của Lim và Rokhim (2024) nghiên cứu đề tài:

Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty dược: một bằng chứng của Indonesia.

Như vậy, nhìn chung, tỷ suất ROA và ROE là 2 chỉ số thường đại diện cho tính khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Bởi vì, như đã đề cập, khả năng sinh lời là xét đến khả năng tạo lợi nhuận của doanh nghiệp hay đồng thời là xét tới tính hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định. Vì vậy, khi đánh giá khả năng lời của một doanh nghiệp, các nghiên cứu thường sử dụng tỷ suất ROE và ROA làm biến được giải thích cho mô hình nghiên cứu.

2.2 Cơ sở lý thuyết về các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp Luận văn: Yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các DN.

2.2.1 Lý thuyết về cấu trúc vốn 

Lý thuyết về cấu trúc vốn hiện đại của Modigliani và Miller (1958) hay còn được nghe nói đến với tên gọi là lý thuyết của M&M, bởi vì, lý thuyết cấu trúc vốn của M&M nhằm chỉ ra sự tác động của cấu trúc vốn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Với việc sử dụng chỉ số ROE làm tác động đo lường đã chỉ rõ cấu trúc về vốn ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp. Với các giả thiết cơ bản, lý thuyết M&M được phát biểu thành hai mệnh đề: thứ nhất (I) là  giá trị doanh nghiệp, thứ hai (II) là chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Các giả định cơ bản của Lý thuyết Modigliani và Miller (1958):

  • Thị trường tài chính không có các chi phí giao dịch, thông tin về thị trường luôn sẵn sàng cho các nhà đầu tư.
  • Tất cả nhà đầu tư có kỳ vọng như nhau về mức lợi nhuận hoạt động ròng; Các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường hoạt động như nhau.
  • Các doanh nghiệp có rủi ro kinh doanh đều tương đương nhau.
  • Các chủ thể có thể vay nợ với cùng mức lãi suất cho vay.
  • Doanh nghiệp chia toàn bộ lợi nhuận kiếm được cho các chủ sở hữu.
  • Không có chi phí kiệt quệ về tài chính.
  • Không có thuế tác động.

Mệnh đề Modigliani và Miller I

  • Thứ nhất, trong điều kiện không có thuế suất.

Trong môi trường cạnh tranh hoàn hảo, giá trị doanh nghiệp có vay nợ (VL) và giá trị doanh nghiệp không có vay nợ (VU) là bằng nhau. Cụ thể, trong điều kiện không có thuế suất doanh nghiệp thì bất kì tỷ lệ chia nào giữa nợ và vốn chủ sở hữu không ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp. Dẫn đến, trong trường hợp này không tồn tại cấu trúc về vốn tối ưu và đứng về ban phía quản trị doanh nghiệp thì ban lãnh đạo không thể nào thay đổi giá trị doanh nghiệp thông qua thay đổi cấu trúc về vốn.

  • Thứ hai, trong điều kiện có thuế suất.

Trong điều kiện có thuế suất, xét đến giá trị doanh nghiệp thay đổi như thế nào khi mà tỷ lệ giữa nợ và VCSH thay đổi.

Mệnh đề I, phát biểu rằng: “Trong trường hợp có thuế thu nhập doanh nghiệp thì giá trị doanh nghiệp có vay nợ bằng với doanh nghiệp không có vay nợ cộng với hiện giá của lá chắn thuế”. VL = VU + txD

  • Trong đó: Luận văn: Yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các DN.

VU là giá trị của doanh nghiệp trường hợp doanh nghiệp sử dụng 100% vốn chủ sỡ hữu (VCSH)

VL là giá trị của doanh nghiệp trường hợp doanh nghiệp sử dụng nợ vay t là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp D là nợ vay txD là hiện giá của lá chắn thuế

Mệnh đề Modigliani và Miller II

  • Thứ nhất, trong điều kiện không có thuế suất

Trong điều kiện không có thuế suất thu nhập doanh nghiệp, việc sử dụng đòn bẩy tài chính làm cho vốn cổ phần rủi ro hơn, sẽ làm cho các cổ đông yêu cầu lợi nhuận vốn cổ phần phải tăng lên.

Mệnh đề II, phát biểu rằng: “Lợi nhuận yêu cầu trên vốn cổ phần có mối quan hệ cùng chiều với mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính hay tỷ số nợ”.

Mối quan hệ trên được thể hiện thông qua công thức sau: re = rU + (rU – rD)*D/E

Trong đó: re: lợi nhuận kỳ vọng trên vốn cổ phần rD: chi phí sử dụng nợ rU: chi phí sử dụng vốn nếu công ty sử dụng 100% vốn cổ phần Luận văn: Yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các DN.

D: giá trị của khoản nợ hay trái phiếu do doanh nghiệp phát hành

E: giá trị vốn cổ phần của doanh nghiệp

  • Thứ hai, trong điều kiện có thuế suất

Lợi nhuận yêu cầu đối với VCSH có mối quan hệ cùng chiều với mức sử dụng đòn bẩy tài chính hay tỷ số nợ.

Mối quan hệ này được thể hiện qua công thức sau: re = rU + (rU – rD)*(1-tC)*D/E rWACC = D/(D+E)*rD*(1-tC) + E/(D+E)*rE

Tác động của đòn bẩy tài chính lên chi phí sử dụng vốn. Doanh nghiệp sử dụng nợ vay sẽ tiết kiệm khoản thuế dẫn đến chi phí sử dụng vốn trung bình giảm. Do doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy về tài chính sẽ làm tăng nguy cơ về rủi ro đối với vốn cổ phần của doanh nghiệp nên chi phí sử dụng vốn cổ phần tăng lên khi doanh nghiệp gia tăng tỷ lệ dùng nợ.

2.2.2 Lý thuyết đánh đổi tĩnh (Static Trade-Off Theory)

Lý thuyết đánh đổi tĩnh là một lý thuyết tài chính dựa trên công trình nghiên cứu của hai nhà nghiên cứu về kinh tế học Modigliani và Miller vào những năm 1950, hai nhà nghiên cứu nghiên cứu lý thuyết cấu trúc về vốn và hợp tác để phát triển mệnh đề không liên quan đến cấu trúc về vốn. Định đề này phát biểu trong các thị trường hoàn hảo, cấu trúc về vốn mà một doanh nghiệp sử dụng không quan trọng bởi vì giá trị thị trường của một doanh nghiệp được xác định bởi khả năng thu nhập của doanh nghiệp và rủi ro của các tài sản nền tàng của nó.

Với lý thuyết cân bằng tĩnh, vì các khoản thanh toán nợ của một công ty được khấu trừ thuế và ít rủi ro hơn liên quan đến việc vay nợ so với vốn chủ sở hữu, nên tài trợ bằng nợ ban đầu rẻ hơn so với tài trợ vốn cổ phần. Điều này có nghĩa là một công ty có thể giảm chi phí vốn bình quân gia quyền của mình thông qua cơ cấu vốn có nợ trên vốn chủ sở hữu.

Tuy nhiên, việc tăng số nợ cũng làm tăng rủi ro cho một công ty, phần nào bù đắp cho việc giảm WACC. Do đó, lý thuyết cân bằng tĩnh xác định sự kết hợp giữa nợ và vốn chủ sở hữu trong đó WACC giảm đi sẽ bù đắp rủi ro tài chính ngày càng tăng cho một công ty. Luận văn: Yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các DN.

Trong khuôn khổ đánh đổi tĩnh, doanh nghiệp thiết lập một cơ cấu vốn mục tiêu tối ưu dựa trên sự đánh đổi giữa lợi ích kinh tế mà lá chắn thuế đem lại và các chi phí liên quan đến việc sử dụng nợ (chi phí khánh kiệt về tài chính và chi phí về đại diện). Khi công ty sử dụng mức độ đòn bẩy tài chính cao hơn, lợi ích từ lá chắn thuế cho cổ đông tăng. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu tăng thúc đẩy hiệu quả hoạt động của công ty thông qua việc làm giảm mâu thuẫn lợi ích kinh tế giữa nhóm cổ đông và các nhà quản lý liên quan đến dòng tiền tự do (Jensen, 1986), chiến lược đầu tư tối ưu (Myers, 1977). Tuy nhiên, mức sử dụng nợ tăng làm tăng áp lực trả nợ gốc và lãi trong thời gian tới, khi tỷ lệ nợ quá cao rủi ro doanh nghiệp rơi vào diện phá sản càng lớn. Tỷ lệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu sẽ đạt mức tối ưu (ngưỡng cân bằng) là tỷ lệ mà tại đó giá trị hiện tại của lá chắn thuế nhờ từ nợ vay bằng với giá trị hiện tại của chi phí nhờ từ việc sử dụng nợ. Khi công ty tăng tỷ lệ nợ vượt quá ngưỡng cân bằng nói trên, giá trị hiện tại của chi phí sử dụng nợ vượt quá giá trị hiện tại của lá chắn thuế từ việc sử dụng nợ vay. Từ tiến trình không những không mang lại lợi ích từ việc sử dụng nợ mà còn làm giảm giá trị của doanh nghiệp. Vì thế, nhóm nhà quản lý tài chính cần phải xem xét giữa lợi ích đạt được và chi phí bỏ ra khi sử dụng nợ để xác định cơ cấu vốn mục tiêu hợp lý cho công ty của mình để tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Lý thuyết đánh đổi tĩnh đã giải quyết được hạn chế của lý thuyết M&M về chi phí khánh kiệt tài chính và chi phí đại diện khi sử dụng quá nhiều nợ vay.

2.2.3 Lý thuyết trật tự phân hạng (Pecking Order Theory)

Lý thuyết trật tự phân hạng của Donaldson (1961); Myers và Majluf (1984) đã nghiên cứu đưa ra được thứ tự ưu tiên sử dụng các nguồn vốn của doanh nghiệp, trước hết họ sử dụng các nguồn vốn vay nội bộ để thực hiện phương án kinh doanh sau đó mới đến là nợ bên ngoài và cuối cùng mới là vốn chủ sở hữu.

Lý thuyết trật tự phân hạng phát biểu rằng một doanh nghiệp nên có vốn tự có trước tiên thông qua lợi nhuận được giữ lại. Nếu nguồn vốn này không có sẵn, thì một doanh nghiệp nên tự tài trợ vốn cho mình thông qua vay nợ. Cuối cùng, và đó là phương sách cuối cùng, một doanh nghiệp nên tự tài trợ vốn thông qua việc phát hành vốn cổ phần cho cổ đông mới.

Lý thuyết trật tự phân hạng này rất quan trọng vì lý thuyết này đưa ra thông báo cho công chúng biết doanh nghiệp đang hoạt động như thế nào. Nếu một doanh nghiệp dùng vốn tự có tự tài trợ cho mình, điều đó có nghĩa là công ty đó mạnh. Nếu một doanh nghiệp tự cung cấp vốn thông qua vay nợ, đó là một tín hiệu cho thấy ban lãnh đạo tin tưởng rằng công ty có thể đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ hàng tháng của mình. Nếu một doanh nghiệp tự cung cấp tài chính thông qua việc phát hành cổ phần mới, đó thường là tín hiệu tiêu cực, vì doanh nghiệp cho rằng cổ phiếu của mình được định giá quá cao và doanh nghiệp tìm cách kiếm lại tiền trước khi giá cổ phiếu bắt đầu giảm.

2.2.4 Lý thuyết đánh đổi động (Dynamic Trade-off Theory) Luận văn: Yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các DN.

Lý thuyết đánh đổi động được nghiên cứu bởi Fischer và cộng sự (1989). Cũng như lý thuyết đánh đổi động, lý thuyết đánh đổi tĩnh cũng cho rằng có một cơ cấu vốn tối ưu, tuy nhiên cơ cấu vốn này không cố định mà là cơ cấu vốn tối ưu động. Cơ cấu về vốn của doanh nghiệp trên thực tế không phải luôn trùng khớp với cơ cấu về vốn tối ưu. Doanh nghiệp xác định một biên độ giao động cho tỷ số dùng nợ, và do đó, doanh nghiệp quyết định tài trợ vốn phụ thuộc vào mức tài trợ cận biên được dự đoán trong thời gian tới. Dần dần, cơ cấu vốn của doanh nghiệp sẽ tiệm cận với cơ cấu về vốn tối ưu.

Theo lý thuyết này đánh đổi động, doanh nghiệp càng có lợi nhuận cao thì việc hưởng lợi nhờ từ lá chắn thuế càng lớn khi doanh nghiệp vay nợ  ngày càng nhiều. Chính vì vậy, doanh nghiệp nên hoạt động với đòn bẩy tài chính cao hơn để tận dụng ưu thế từ lá chắn thuế. Mặc dù chi phí về kiệt quệ tài chính hoặc khả năng về phá sản của doanh nghiệp cũng sẽ cao hơn khi doanh nghiệp hoạt động với mức độ đòn bẩy tài chính cao, nhiều nghiên cứu trước đã cho rằng chi phí về phá sản có tồn tại nhưng nó chỉ chiếm một phần tương đối nhỏ so với lợi ích nhận được nhờ từ lá chắn thuế. Vì vậy, lý thuyết đánh đổi động giải thích về mối quan hệ cùng chiều giữa cơ cấu về vốn và hiệu quả về hoạt động của doanh nghiệp.

2.3 Nghiên cứu thực nghiệm có liên quan Luận văn: Yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các DN.

2.3.1 Các nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của nhóm Lại Cao Mai Phương và cộng sự (2024) nghiên cứu về: Các yếu tố tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp ngành Thép niêm yết trên thị trường chứng khoán, sử dụng mô hình dữ liệu bảng với 26 doanh nghiệp thuộc nhóm ngành Thép trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2019-2023 đã chỉ ra rằng mô hình bình phương tối thiểu tổng quát (GLS) là phù hợp nhất cho kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả với các biến giải thích là tốc độ tăng trưởng doanh thu (GROWTH), quy mô doanh nghiệp (SIZE) và tính thanh khoản (TTKN) có tác động cùng chiều với biến được giải thích là biến tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), trong khi đó, biến giải thích đòn bẩy tài chính (TDTA) có tác động ngược chiều với biến được giải thích ROA.

Nghiên cứu của nhóm tác giả Hà Minh Tâm và cộng sự (2024) nghiên cứu về: Nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, sử dụng mô hình dữ liệu bảng với 94 doanh nghiệp xây dựng trong giai đoạn 2013-2022, ứng dụng mô hình hồi quy FEM và REM. Theo kết quả hồi quy cho biết rằng REM là mô hình phù hợp. Sau đó, nhóm tác giả sử dụng mô hình GLS khả thi (FGLS) để khắc phục cho REM. Qua nghiên cứu của mình, nhóm tác giả trên cho thấy rằng các yếu tố như quy mô của doanh nghiệp, tỷ số nợ vay/tổng tài sản là có tác động đến biến giải thích.

Nghiên cứu của Nguyễn Thúy Quỳnh (2024) nghiên cứu về: Nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp bất động sản, đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 7/2024, sử dụng phương pháp GLS với mẫu dữ liệu là 92 doanh nghiệp bất động sản được niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2013 – 2022. Sau kết quả hồi quy, tác giả cho thấy rằng, quy mô doanh nghiệp (LSIZE), vòng quay khoản phải thu (RT), vòng quay tổng tài sản (AT), tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần (ROS) và tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp (GR) có tác động cùng chiều với khả năng sinh lời của các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam. Ngược lại, cấu trúc vốn (CS), tuổi của doanh nghiệp (AGE) và cấu trúc tài sản (FA) có tác động ngược chiều với khả năng sinh lời của các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam. Trong khi đó, yếu tố về thanh khoản (CR) không có ý nghĩa thống kê.

Nghiên cứu của Đỗ Thị Vân Trang (2022) nghiên cứu về: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, trong giai đoạn 2015-2019, ứng dụng mô hình ứng dụng mô hình hồi quy FEM và REM. Theo kết quả hồi quy cho biết rằng FEM là mô hình phù hợp. Sau khi tiến hành nghiên cứu, tác giả đã kết luận rằng các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam gồm có quy mô của doanh nghiệp, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, khả năng thanh toán nhanh, số ngày một vòng quay hàng tồn kho và tốc độ tăng trưởng doanh thu có tác động đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp ngành xây dựng trong giai đoạn 2015-2019.

Nghiên cứu của Nguyễn Bích Phượng và Trần Mạnh Dũng (2020) nghiên cứu về đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp xây dựng thuộc Tổng Công ty Sông Đà, sử dụng mô hình OLS để ước lượng cho mô hình của mình. Theo kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả kết luận rằng, các yếu tố như là doanh thu, tốc độ tăng trưởng, vòng quay khoản phải thu có tác động cùng chiều với khả năng sinh lời, trong khi đó, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ trên tài sản, tỷ trọng tài sản cố định có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời, trong giai đoạn 2014-2018.

2.3.2 Các nghiên cứu nước ngoài Luận văn: Yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các DN.

Theo Rehman và Khidmat (2017) nghiên cứu trên 9 công ty thuộc ngành hóa học niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Pakistan từ năm 2001 đến năm 2012, với biến được giải thích là ROA (tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản), biến đại diện cho khả năng sinh lời của doanh nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh lời đã được sử dụng trong nghiên cứu, gồm tỷ số khả năng thanh toán nhanh (quick ratio), tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn (current ratio), tỷ lệ nợ/vốn chủ sỡ hữu và tỷ lệ nợ/tổng tài sản. Từ kết quả phân tích mô hình hồi quy của mình, Rehman và Khidmat cho thấy rằng các tỷ số khả năng thanh toán có tác động cùng xu hướng với biến được giải thích và các yếu tố còn lại có tác động ngược xu hướng đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

Theo Sivathaasan và cộng sự (2016) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của tất cả doanh nghiệp sản xuất niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Colombia, Sri Lanka giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015. Theo nhóm tác giả đưa ra các biến giải thích gồm: các yếu tố ảnh hưởng gồm cấu trúc tài sản, cấu trúc vốn, quy mô của doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng, các biến được giải thích để đại diện cho khả năng sinh lời của doanh nghiệp là ROE (tỷ lệ sinh lời/vốn chủ sỡ hữu) và ROA (tỷ lệ sinh lời/tổng tài sản). Qua đó, nghiên cứu cho ra kết quả là các biến độc lập giải thích được cho lần lượt là 76,6% và 84,7% cho mức ảnh hưởng của các yếu tố đến sự tăng trưởng ROA và ROE của doanh nghiệp. Trong khi đó, mô hình chỉ ra chỉ có yếu tố về cấu trúc vốn có tác động tích cực đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp, còn các biến về cấu trúc tài sản, quy mô của công ty và tốc độ tăng trưởng dường như là không có ý nghĩa thống kê với ROE và ROA.

Theo Bolek và Wilinski (2015) nghiên cứu về sự tác động của các yếu tố kinh tế bên trong lẫn bên ngoài lên khả năng sinh lời của các doanh nghiệp thuộc nhóm xây dựng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Warsaw trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2013. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng quy mô của công ty và tốc độ tăng trưởng của GDP dường như có tác động cùng xu hướng đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp (biến được giải thích là ROA), trong khi đó các yếu tố về cấu trúc về tài sản, cấu trúc về vốn, kỳ thu tiền bình quân và tỷ số khả năng thanh toán nhanh lại có tác động nghịch chiều với biến được giải thích.

Tương tự với nghiên cứu của Bolek và Wilinski (2015), nghiên cứu của Andersson và Minnema (2021) tiến hành cũng tìm thấy mối quan hệ cùng xu hướng giữa thời gian hoạt động, quy mô của hoạt động và khả năng sinh lời của công ty, trong khi đó tỷ lệ nợ vay có tác động nghịch chiều. Luận văn: Yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các DN.

Theo nghiên cứu của Tsvetkova và cộng sự (2024) nghiên cứu về đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của các công ty bảo hiểm ở Liên bang Nga, sử dụng mô hình OLS cho nghiên cứu của mình, chỉ ra rằng các yếu tố có mối quan hệ cùng chiều với tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) là quy mô của công ty, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ thanh khoản và tỷ lệ bồi thường, trong khi đó, các yếu tố như lạm phát và tỷ lệ tăng trưởng phí bảo hiểm có mối quan hệ nghịch biến với biến được giải thích ROA.

Theo nghiên cứu của Lim và Rokhim (2024) nghiên cứu đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty dược: một bằng chứng của Indonesia, sử dụng mô hình OLS gộp (Pooled OLS) cho nghiên cứu của mình, dùng các biến như là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) và  thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) làm biến được giải thích cho mô hình của mình. Qua nghiên cứu, nhóm tác giả phát hiện ra rằng có mối quan hệ chặt chẽ và tích cực giữa thanh khoản và tăng trưởng bền vững tỷ lệ với khả năng sinh lời được đo lường bằng tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) và thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS), ngoại trừ EPS cho tính thanh khoản. Hơn thế nữa, các biến giải thích biểu thị quy mô của doanh nghiệp và sức mạnh thị trường đều cho thấy mức độ cùng chiều với ROA nhưng có mối quan hệ ngược chiều với EPS. Tăng trưởng doanh số và hiệu quả của công ty (được đo bằng tỷ số vòng quay tài sản) không có mối quan hệ đáng kể nào với khả năng sinh lời.

2.3.3 Thảo luận các nghiên cứu trước và khe hở nghiên cứu

Từ những nghiên cứu trước và bằng chứng từ thực nghiệm về các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp đã nêu ở phía trên, tác giả đã tổng hợp lại các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp tại bảng 2.2 như sau:

Bảng 2.1: Tóm tắt sự ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp dựa trên các quan điểm của các nghiên cứu và bằng chứng từ thực nghiệm có liên quan

Biến số Tác động Nghiên cứu thực nghiệm
Cấu trúc tài sản Bolek và Wilinski (2015); Nguyễn Thúy Quỳnh (2024)
Cấu trúc vốn Bolek và Wilinski (2015); Nguyễn Thúy Quỳnh (2024); Sivathaasan và cộng sự (2016)
Quy mô công ty + Bolek và Wilinski (2015);  Hà Minh Tâm và cộng sự (2024); Nguyễn Thúy Quỳnh (2024); Sivathaasan và cộng sự (2016); Lại Cao Mai Phương và cộng sự (2024)
Tăng trưởng kinh tế + Bolek và Wilinski (2015)
Tính thanh khoản + Lại Cao Mai Phương và cộng sự (2024)
Tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp + Bolek và Wilinski (2015); Nguyễn Thúy Quỳnh (2024); Sivathaasan và cộng sự (2016)
Tuổi của doanh nghiệp +/- Andersson và Minnema (2021); Nguyễn Thúy Quỳnh (2024)
Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản Andersson và Minnema (2021); Hà Minh Tâm và cộng sự (2024); Rehman và Khidmat (2017); Lại Cao Mai Phương và cộng sự (2024)
Tỷ lệ thanh toán lãi vay + Rehman và Khidmat (2017)
Tỷ lệ thanh toán ngắn hạn + Rehman và Khidmat (2017)
Tỷ lệ thanh toán nhanh +/- Bolek và Wilinski (2015); Rehman và Khidmat (2017)
Tỷ lệ nợ trên VCSH Rehman và Khidmat (2017)
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần + Nguyễn Thúy Quỳnh (2024)
Vòng quay khoản phải thu + Bolek và Wilinski (2015); Hà Minh Tâm và cộng sự (2024); Nguyễn Thúy Quỳnh (2024)
Vòng quay tổng tài sản + Nguyễn Thúy Quỳnh (2024)

Nguồn: tác giả tổng hợp các nghiên cứu và bằng chứng thực nghiệm có liên quan

Nhìn chung, các nghiên cứu trong nước như của nhóm tác giả Hà Minh Tâm và cộng sự (2024); nhóm tác giả Lại Cao Mai Phương và cộng sự (2024); tác giả Nguyễn Thúy Quỳnh (2024) đều sử dụng chỉ số tỷ suất sinh lời/tổng tài sản (ROA), nhưng vẫn chưa có nghiên cứu sử dụng biến tỷ suất sinh lời/vốn chủ sỡ hữu (ROE), để mà đưa vào nghiên cứu. Dựa trên các nghiên cứu trong nước đã được tiến hành và được thảo luận ở phía trên, đều cho thấy rằng, các nghiên cứu của nhóm tác giả trong nước đã bỏ qua yếu tố về lá chắn thuế. Luận văn: Yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các DN.

Xét đến nghiên cứu của nước ngoài, theo Sivathaasan và các cộng sự (2016) tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các công ty nhóm ngành sản xuất niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Colombia, Sri Lanka giai đoạn từ 2011 đến 2015. Qua đó cho thấy, nhóm tác giả đã chưa đề cập đến yếu tố lợi nhuận ròng trên doanh thu tác động đến các biến sinh lời. Tương tự, đối với nghiên cứu của nhóm tác giả Bolek và Wilinski (2015), Andersson và Minnema (2021), đã bỏ qua yếu tố về thuế tác động, vì với tỷ suất thuế hợp lý có thể giúp doanh nghiệp có thể lợi nhuận từ lá chắn thuế, nhờ vậy ROE, tỷ suất sinh lời/vốn chủ sỡ hữu sẽ cao hơn.

Tổng kết, các nghiên cứu mới xét đến khả năng sinh lời của tài sản, chưa xét đến khả năng sinh lời của vốn chủ sỡ hữu nhờ thông qua lá chắn thuế. Vì lá chắn thuế là thuật ngữ hàm ý về việc khi doanh nghiệp sử dụng vay nợ nhằm giúp doanh nghiệp tiết kiệm một khoản thuế từ thu nhập phải chịu thuế, qua đó mà gia tăng sinh lời cho doanh nghiệp, cũng như gián tiếp gia tăng giá trị cho doanh nghiệp.

TÓM TẮT CHƯƠNG II

Chương II trình bày cơ sở lý thuyết về các lý thuyết có liên quan tới khả năng sinh của doanh nghiệp, gồm có: Lý thuyết về cấu trúc vốn, Lý thuyết đánh đổi tĩnh (Static Trade-Off Theory), Lý thuyết trật tự phân hạng (Pecking Order Theory) và Lý thuyết đánh đổi động (Dynamic Trade-off Theory). Ngoài trình bày về các lý thuyết, còn trình bày các quan điểm về khả năng sinh lời của doanh nghiệp và chỉ tiêu phản ánh của từng lý thuyết. Tiếp theo, trình bày các công trình nghiên cứu đã được đăng tải trong và ngoài nước cũng như khoảng trống của đề tài nghiên cứu có liên quan. Từ những lý thuyết và nghiên cứu có liên quan để có thể đưa ra hai mô hình nghiên cứu, mô hình thứ nhất và mô hình thứ hai gồm có biến độc lập như là ROS, SIZE, TANG, GROW và TAX. Điểm khác biệt duy nhất là biến được giải thích là ở mô hình một là ROA và ở mô hình hai là ROE. Tiếp theo, chương 2 trình bày các giả thuyết nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu của luận văn được thiết kế dựa trên các nghiên cứu của Andersson và Minnema (2021); Bolek và Wilinski (2015); Hà Minh Tâm và cộng sự (2024); Nguyễn Thúy Quỳnh (2024); Rehman và Khidmat (2017); Sivathaasan và cộng sự (2016). Luận văn: Yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các DN.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:

===>>> Luận văn: PPNC tác động đến khả năng sinh lời của các DN

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0972114537