Luận văn: Pháp luật về chữ ký điện tử trong hợp đồng thương mại

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Pháp luật về chữ ký điện tử trong hợp đồng thương mại hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài: Pháp luật về chữ ký điện tử trong hợp đồng thương mại – thực trạng và kiến nghị dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Xã hội ngày nay đang tiến những bước dài trong kỷ nguyên số, điều này xảy ra ở tất cả các ngành nghề trong xã hội và mọi quốc gia. Một trong những tiến bộ lớn của lĩnh vực này là việc tiến hành áp dụng hình thức Chữ ký điện tử vào trong các Hợp đồng thương mại. Chữ ký điện tử mang theo rất nhiều lợi ích không chỉ về mặt kinh tế, giúp các bên có thể dễ dàng thể hiện ý chí khi tham gia mối quan hệ về Hợp đồng thương mại mà không thể gặp mặt trực tiếp, đặc biệt ở khi các bên ở khoảng cách quá xa hay bị những điều kiện khách quan cản trở (thiên tai, dịch bệnh…).

Khác với chữ ký tay, việc sử dụng Chữ ký điện tử đặt ra vấn đề phải đảm bảo yêu cầu cả về mặt công nghệ cũng như pháp lý, tức là phải đảm bảo việc sử dụng Chữ ký điện tử phải được tiến hành an toàn và thể hiện rõ ý chí của các bên trong quan hệ hợp đồng. Vậy làm thế nào để nhận dạng Chữ ký điện tử hay còn được hiểu là, cần có biện pháp nào để các bên có thể xác định được đây chính là Chữ ký điện tử của đối tác? Vấn đề này thiết nghĩ cần phải có cách thức giải quyết cả về mặt kĩ thuật và pháp lý, vì lẽ đó mà luận văn này sẽ đi sâu vào cả lý thuyết và thực tiễn để phân tích, đúc kết kinh nghiệm và tìm ra hướng giải quyết có tính xác đáng nhất. Luận văn: Pháp luật về chữ ký điện tử trong hợp đồng thương mại.

Thêm vào đó, với xu hướng phát triển của các giao dịch thương mại xuyên biên giới, so với một số nước thì pháp luật Chữ ký điện tử ở nước ta còn khá non trẻ và nhiều hạn chế, cùng với đó là việc sử dụng Chữ ký điện tử còn nhiều bất cập, rủi ro vì vậy rất cần những nghiên cứu sâu một cách toàn diện, đồng thời học hỏi thêm kinh nghiệm của các nước và thông lệ quốc tế phổ biến (Luật mẫu) để có thêm những hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả của Chữ ký điện tử ở Việt Nam thì việc áp dụng Chữ ký điện tử vào các Hợp đồng thương mại là hết sức cần thiết.

Xã hội đã bước vào thiên niên kỉ XXI, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra sâu rộng trên mọi lĩnh vực với tốc độ chóng mặt, ảnh hưởng rất nhiều đến tất cả lĩnh vực trong cuộc sống, đặc biệt là về kinh tế – thương mại của mỗi quốc gia. Các Hợp đồng thương mại ngày càng có xu hướng tăng cả về quy mô và số lượng, được tiến hành giữa rất nhiều chủ thể với nhau trong xã hội và đem lại rất nhiều giá trị cho nền kinh tế các quốc gia, và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Trong đó nổi bật lên là xu hướng Thương mại điện tử nói chung và giao dich điện tử nói riêng. Môi trường mạng điện tử thực chất là môi trường “số hóa” môi trường “ảo”, vì vậy các Giao dịch điện tử và hợp đồng điện tử cũng mang tính miêu tả và phi vật chất. Vì vậy, việc xác định được sự thỏa thuận của các bên chính là điều vô cùng cần thiết và một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới kết giao kết hợp đồng giữa các bên chính là Chữ ký điện tử (electronic signature). Chữ ký điện tử chính là ứng dụng kĩ thuật công nghệ cao vào việc ký kết các dạng Hợp đồng thương mại bằng phương tiện điện tử vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Tại thời điểm hiện nay, giá trị pháp lý của Chữ ký điện tử (hay còn được gọi là chữ ký số) được công nhận rõ ràng trong các văn bản pháp luật. Chính vì vậy việc hiểu rõ những quy định của pháp luật về Chữ ký điện tử trong Hợp đồng thương mại là một yêu cầu hết sức cấp bách và hữu ích đối với những chủ thể có liên quan, nhất là tại thời điểm xu thế toàn cầu hóa hiện nay đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ.

Thêm vào đó những rủi ro về kinh tế thương mại rất dễ xảy ra trong hoạt động thương mại điện tử có liên quan đến Chữ ký điện tử như nhiều Doanh nghiệp, cá nhân không lấy được tiền hàng vì các đối tượng xấu giả mạo Chữ ký điện tử, nhiều thông tin mật của cơ quan, tổ chức bị tiết lộ, phát tán và đặc biệt là nhiều vụ tranh chấp rơi vào bế tắc do không đủ bằng chứng mang tính pháp lý để bảo vệ bên có quyền và lợi ích bị xâm phạm. Những khó khăn và thách thức trên hiện đã, đang và sẽ xảy ra một cách thường xuyên hơn, đặc biệt là đối với các cơ quan, Doanh nghiệp cũng như từng cá nhân thực hiện giao dịch bằng Chữ ký điện tử trong môi trường thương mại điện tử ở Việt Nam. Để giúp tháo gỡ những khó khăn này Nhà nước cũng đã ban hành một số văn bản pháp luật hướng dẫn an toàn về Giao dịch điện tử. Cụ thể như Luật Giao dịch điện tử đầu tiên của nước ta có hiệu lực từ 01/03/2006, hay Nghị định số 57/2006/NĐ-CP của Chính phủ về Thương mại điện tử cũng được ban hành, đặc biệt Chính phủ đã ban hành Nghị định số 26/2007/NĐ-CP về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Trong các văn bản nói trên đều có quy định về việc thành lập tổ chức cung cấp dịch vụ Chữ ký điện tử và nhấn mạnh rằng Chữ ký điện tử được xem là bảo đảm an toàn “khi đã được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử chứng thực”.

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu có xu hướng phát triển mạnh mẽ, giao kết hợp đồng truyền thống đang dần được thay thế bằng hợp đồng điện tử. Các quy định về Chữ ký điện tử trên hợp đồng điện tử là hành lang pháp lý cần thiết để Doanh nghiệp áp dụng và triển khai. Luận văn dưới đây sẽ cung cấp các quy định hiện hành về Chữ ký điện tử trong các Hợp đồng thương mại quan trọng đối với Doanh nghiệp cũng như một số chủ thể khác có mối quan hệ kinh tế tại Việt Nam. Qua đây luận văn có thể được sử dụng như là nguồn tư liệu dùng để nghiên cứu trong quá trình hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi pháp luật về Chữ ký điện tử ở Việt Nam. Luận văn: Pháp luật về chữ ký điện tử trong hợp đồng thương mại.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Hỗ Trợ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Luật

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn sẽ hướng đến việc làm rõ những vấn đề về lý luận, pháp lý và thực tiễn về Chữ ký điện tử tại Việt Nam, đồng thời có sự so sánh với pháp luật của một số nước phát triển nhằm làm rõ thực trạng, ý nghĩa của Chữ ký điện tử tại nước ta hiện nay cũng như đề xuất các kiến nghị có thể giúp các cá nhân, tổ chức, Doanh nghiệp phát huy vai trò của Chữ ký điện tử trong Hợp đồng thương mại.

Để làm rõ mục tiêu trên, luận văn cần phải làm sáng tỏ những vấn đề sau:

  1. Cơ sở lý thuyết về Chữ ký điện tử và những vấn đề pháp lý có liên quan.
  2. Thực trạng sử dụng Chữ ký điện tử trong các Hợp đồng thương mại ở nước ta hiện nay.
  3. Những kiến nghị và một số đề xuất cho việc hoàn thiện pháp luật về Chữ ký điện tử tại Việt Nam trong tương lai.

Trên đây chỉ là những mục tiêu cơ bản, còn những mục tiêu nhỏ xung quanh cần hướng tới để làm sáng tỏ và chi tiết về đề tài (ví dụ như những thành phần của Chữ ký điện tử, mối quan hệ giữa Chữ ký điện tử với Hợp đồng thương mại quốc tế…) sẽ được trình bày cụ thể hơn trong luận văn nhằm giúp những nhà nghiên cứu, nhà lập pháp và những người làm việc trong lĩnh vực pháp luật góc nhìn đa chiều và toàn diện hơn về Chữ ký điện tử trong Hợp đồng thương mại.

3. Câu hỏi nghiên cứu

Ứng với những mục tiêu nghiên cứu trên ta có những câu hỏi nghiên cứu cần phải tìm lời giải để làm rõ được ý nghĩa của Chữ ký điện tử, những câu hỏi đó cần phải đúng trọng tâm và sát với thực tế trong Hợp đồng thương mại đang diễn ra hằng ngày. Có rất nhiều câu hỏi cần được giải quyết bao gồm:

Khái niệm, đặc điểm và vai trò của Chữ ký điện tử trong Hợp đồng thương mại là gì? Những nội dung, đặc điểm của pháp luật điều chỉnh về Chữ ký điện tử là gì? Cơ chế đảm bảo việc áp dụng pháp luật về Chữ ký điện tử trong Hợp đồng thương mại như thế nào?

Trước hết cần phải xác định được chữ ký được hiểu theo những quan điểm khác nhau, quan điểm nào là hợp lý nhất hiện nay? Bên cạnh đó phải làm rõ nội dung, đặc điểm của pháp luật nước ta dùng để điều chỉnh Chữ ký điện tử, và những cơ chế đảm bảo pháp luật về Chữ ký điện tử được thực thi ở nước ta gồm những gì? Chỉ khi làm rõ những điểm này thì ta mới có cái nhìn hệ thống và bao quát nhất về cơ sở pháp lý của Chữ ký điện tử.

Thực trạng sử dụng Chữ ký điện tử trong Hợp đồng thương mại ở Việt Nam đang diễn ra như thế nào?

Khi đã hiểu rõ về Chữ ký điện tử, thì việc sử dụng hiệu quả Chữ ký điện tử vào Hợp đồng thương mại cũng là một yêu cầu quan trọng. Thực tế hiện nay Chữ ký điện tử được thể hiện dưới rất đa dạng phong phú trong các Hợp đồng thương mại ở Việt Nam và những khó khăn, bất cập trong Chữ ký điện tử là khó tránh khỏi. Do đó đặt ra yêu cầu pháp luật về Chữ ký điện tử luôn phải cập nhật, bổ sung để bắt kịp với sự phát triển của kinh tế – xã hội hiện nay.

Điểm tích cực và hạn chế trong việc sử dụng Chữ ký điện tử đối với các hợp động thương mại là gì? Làm gì để Chữ ký điện tử có thể cải thiện và hiệu quả hơn khi phải đối mặt với những biến cố của đại dịch?

So với một số nội dung khác, Chữ ký điện tử đến nay vẫn là một điểm mới trong pháp luật về thương mại. Do vậy tất nhiên vẫn còn vấp phải những khó khăn cho các cơ quan tư pháp cũng như các chủ thể xã hội có quan hệ về kinh tế muốn áp dụng hiệu quả Chữ ký điện tử trong Hợp đồng thương mại. So sánh với thực tiễn nghiên cứu về Chữ ký điện tử trong và ngoài nước, luận văn không chỉ nghiên cứu phân tích mà còn mong muốn kiến nghị, góp ý thêm một số nội dung của pháp luật về Chữ ký điện tử tại nước ta hiện nay, tất cả đều chỉ nhằm mục đích nâng cao khả năng của Chữ ký điện tử, giúp cho những quan hệ về kinh tế thương mại có liên quan ngày càng ổn định và phát triển.

Xung quanh những câu hỏi lớn ở trên ta phải đi sâu vào nguồn gốc vấn đề, dựa trên những quy định của pháp luật Việt Nam cả trên quan điểm lý thuyết và thực tiễn trong Hợp đồng thương mại, cũng như tham khảo cả quy định của một số nước trên thế giới để tìm ra được mấu chốt của vấn đề, nhằm không chỉ giải quyết được các câu hỏi nghiên cứu mà còn hiểu rõ bản chất và vai trò của Chữ ký điện tử trong Hợp đồng thương mại ở nước ta.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn: Pháp luật về chữ ký điện tử trong hợp đồng thương mại.

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những vấn đề liên quan đến lý luận, pháp lý và thực tiễn về Chữ ký điện tử theo quy định pháp luật của Việt Nam hiện hành có giới hạn các văn bản pháp luật liên quan đến Chữ ký điện tử trong Bộ luật dân sự, Luật thương mại và một số luật chuyên ngành khác có liên quan.

Về đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung vào việc nghiên cứu pháp luật về Giao dịch điện tử hiện hành của Việt Nam. Hiện nay, Luật giao dịch điện tử được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2006 (sau đây gọi tắt là Luật Giao dịch điện tử 2005) đang được áp dụng. Tuy nhiên, ngày 22/06/2023, Quốc hội đã thông qua Luật giao dịch điện tử mới (sau đây gọi tắt là Luật Giao dịch điện tử 2023) và luật này chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2024. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của mình, Luận văn sẽ tập trung phân tích các quy định của Luật Giao dịch điện tử 2023 trên cơ sở có đối chiếu với quy định tương ứng trong Luật Giao dịch điện tử 2005.

Ngoài ra, Luận văn còn nghiên cứu một số quy định của các văn bản pháp luật khác có liên quan như Luật Thương mại, Bộ luật dân sự và một số án lệ, nghị quyết của Tòa án nhân dân cấp cao. Luận văn cũng lựa chọn tham khảo Luật mẫu của UNCITRAL về Chữ ký điện tử và pháp luật của một số nước, tiến hành việc so sánh với pháp luật Việt Nam để từ đó rút ra những đánh giá, kiến nghị cho quá trình hoàn thiện pháp luật Việt Nam về Chữ ký điện tử.

Về thời gian: Các văn bản, số liệu và thông tin được Luận văn thu thập và phân tích từ thời điểm Luật Giao dịch điện tử 2005 có hiệu lực thi hành cho đến thời điểm hiện tại.

Về không gian:  Luận văn chủ yếu tập trung vào các Hợp đồng thương mại trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam, đồng thời có sự liên hệ, mở rộng đến Hợp đồng thương mại quốc tế về những nội dung pháp lý có liên quan đến Chữ ký điện tử.

5. Tổng quan tình hình nghiên cứu

CKĐT được coi là một trong những thành phần của Giao dịch điện tử cũng như thương mại điện tử và được coi là một lĩnh vực mới mẻ trong các Hợp đồng thương mại tại Việt Nam. Đây là lĩnh vực còn khá mới mẻ và tác động khá lớn đến các quan hệ kinh tế – thương mại không chỉ trong lãnh thổ Việt Nam. Chính vì vậy, lĩnh vực này được khá nhiều chuyên gia kinh tế lẫn luật – tư pháp quan tâm nghiên cứu. Điển hình như: Luận văn: Pháp luật về chữ ký điện tử trong hợp đồng thương mại.

Luận án tiến sĩ “Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay” của nghiên cứu sinh Lê Văn Thiệp bảo vệ tại Học viện khoa học xã hội – Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam năm 2016. Luận án nghiên cứu về lý luận và một vài thực trạng áp dụng của pháp luật điện tử ở Việt Nam hiện nay dưới góc nhìn tổng hợp và chuyên sâu, đã chỉ rõ ra những khung pháp lý của hoạt động trong đó bao gồm cả Chữ ký điện tử. Tuy nhiên nghiên cứu gói gọn tập nhiều vào Chữ ký điện tử trong việc ký kết các Giao dịch điện tử mà chưa mở rộng ra các lĩnh vực Hợp đồng thương mại nói chung như là hợp đồng mua bán hàng hóa và kinh doanh dịch vụ.

Bài viết “Ký kết hợp đồng thông qua phương thức điện tử” của Luật sư Trương Nhật Quang và Luật sư Huỳnh Thông trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số tháng 5 năm 2020. Bài viết đã phân tích các quy định pháp luật hiện hành và thực tế xét xử của tòa án về ký kết hợp đồng thông qua phương thức điện tử ở Việt Nam với những giá trị tham khảo về thực tiễn cao. Tuy nhiên, bài viết chưa giải thích rõ khung pháp lý của Chữ ký điện tử, cũng như việc áp dụng các dạng Chữ ký điện tử trong thực tiễn những Hợp đồng thương mại.

Bài viết “Chữ ký điện tử trong hợp đồng giao kết điện tử” của TS. Trần Văn Biên trong tạp chí Luật học số 6/2012 có đề cập đến cách xác định Chữ ký điện tử trong các loại hợp đồng, bên cạnh đó là việc so sánh chữ ký tay với Chữ ký điện tử, dựa trên các khung pháp lý trong và ngoài nước để rút ra những kinh nghiệm, nguyên tắc xác thực Chữ ký điện tử, đảm bảo an toàn cho các giao dịch Thương mại điện tử. Bài viết tập trung vào Chữ ký điện tử trong  giao kết điện tử nhưng chưa đề cập nhiều đến cơ chế hoạt động, mối quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân tham gia vào các Hợp đồng thương mại có sử dụng Chữ ký điện tử và những khó khăn vướng mắc thực tế mà các chủ thể gặp phải khi sử dụng Chữ ký điện tử trong giao dịch thương mại trên thực tế.

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử: Kinh nghiệm các nước và giải pháp thực hiện ở Việt Nam” của trường ĐH Ngoại thương năm 2011 do GS.TS. Nguyễn Thị Mơ chủ nhiệm đề tài có đề cập chi tiết đến khái niệm và đặc điểm của các dịch vụ chứng thực Chữ ký điện tử, cơ chế quản lý của nhà nước về dịch vụ Chữ ký điện tử cũng như kinh nghiệm của một số quốc gia về tổ chức thực hiện dịch vụ chứng thực Chữ ký điện tử. Đề tài chưa đề cập nhiều đến việc ứng dụng Chữ ký điện tử trong các hoạt động giao dịch thương mại cụ thể cũng như các biện pháp khắc phục, đảm bảo an toàn cho Hợp đồng thương mại có sử dụng Chữ ký điện tử trong thực tiễn.

Bài viết “Một số vấn đề pháp lý về chữ ký điện tử ở Việt Nam” của ThS. Phí Mạnh Cường trong tạp chí Luật học số 8/2008 có phân tích cụ thể đến khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc cũng như giá trị pháp lý của Chữ ký điện tử được pháp luật Việt Nam quy định. Mặc dù bài viết đã cung cấp khá đầy đủ nội dung pháp lý về Chữ ký điện tử ở nước ta nhưng chưa có sự tổng hợp so sánh với việc áp dụng Chữ ký điện tử ngoài thực tiễn trong các Hợp đồng thương mại trong và ngoài nước, cũng như chưa có sự mở rộng thêm các văn bản pháp lý ngoài Luật Giao dịch điện tử 2005.

Sách chuyên khảo “Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư – Những vấn đề pháp lý cơ bản”, do TS.Nguyễn Thị Dung viết năm 2022 được Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật phát hành có đề cập khá chi tiết đến những vấn đề thương mại điện tử và Chữ ký điện tử trong hợp đồng thương mại điện tử, mặc dù không đề cập nhiều về thực trạng sử dụng Chữ ký điện tử nhưng đây vẫn là nguồn tư liệu tham khảo đáng tin cậy khi nghiên cứu về lĩnh vực pháp luật về Chữ ký điện tử.

Sách chuyên khảo “Chuyển đổi số – Kinh nghiệm quốc tế và lộ trình cho Việt Nam”, của Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật do hai tác giả Bùi Quang Tuấn – Hà Huy Ngọc viết năm 2022 có trình bày cụ thể về lộ trình chuyển đổi số của một số quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam, mặc dù không có đề cập nhiều đến pháp luật về Chữ ký điện tử nhưng có nhiều kiến nghị đề xuất đáng quý nhằm hướng tới việc phát triển Chữ ký điện tử ở nước ta.

Sách chuyên khảo “Đổi mới tư duy và phong cách lãnh đạo trong điều kiện công nghệ số ở Việt Nam”, của các tác giả Nguyễn Hải Thanh và Nguyễn Văn Quang được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản 2022 tuy không trình bày cụ thể các vấn đề liên quan đến pháp luật về Chữ ký điện tử nhưng lại đưa ra những góc nhìn và quan điểm mới đáng lưu tâm về việc nâng cao và hoàn thiện bộ máy, tổ chức quản lý pháp luật về Chữ ký điện tử ở nước ta trong thời đại chuyển đổi số phát triển mạnh mẽ hiện nay. Luận văn: Pháp luật về chữ ký điện tử trong hợp đồng thương mại.

Trên cơ sở kế thừa các công trình khoa học đã được nghiên cứu, tác giả cho rằng Chữ ký điện tử trong Hợp đồng thương mại sẽ ngày càng phổ biến và phát triển. có ý nghĩa lớn trong đến hiệu lực của hợp đồng khi giao kết, góp phần nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro, chi phí trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ.

Nhìn chung có nhiều đề tài đề cập trực tiếp hay gián tiếp đến các khía cạnh của Chữ ký điện tử, nhưng trong bối cảnh giao dịch thương mại diễn ra ngày một đa dạng và phức tạp, lĩnh vực này cần thêm những nghiên cứu tin cậy, thỏa đáng. Đó là hệ thống hóa và làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận về pháp luật Chữ ký điện tử trong Hợp đồng thương mại, tiếp tục nghiên cứu để giải quyết những vấn đề chưa phù hợp, hạn chế. Trên cơ sở lý luận và nghiên cứu thực trạng pháp luật, thực trạng thực thi pháp luật, luận văn đề xuất quan điểm, định hướng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về Chữ ký điện tử bảo đảm tính khả thi và mang lại hiệu quả thực hiện pháp luật đối với các Hợp đồng thương mại có sử dụng Chữ ký điện tử trong bối cảnh công nghệ số phát triển đang mạnh mẽ như hiện nay.

Qua nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến pháp luật về Chữ ký điện tử trong nước cũng như tham khảo thêm một số tài liệu nước ngoài trong thời gian gần đây, có thể đưa ra một số nhận xét như sau:

Thứ nhất, khi nghiên cứu về Chữ ký điện tử và pháp luật Thương mại điện tử các tác giả đều xây dựng khái niệm cơ bản về Chữ ký điện tử nhằm phân biệt với chữ ký tay hay chữ ký truyền thống, mục đích điều chỉnh của pháp luật đối với Chữ ký điện tử… Trong nội dung nghiên cứu, các tác giả có nhấn mạnh đến vai trò của Chữ ký điện tử trong việc ký kết hợp đồng, giao dịch Thương mại điện tử hay các yếu tố bảo mật và chứng thực Chữ ký điện tử trong Hợp đồng thương mại.

Thứ hai, kể từ khi Luật Giao dịch điện tử 2005 ra đời và Chữ ký điện tử được thừa nhận đã có nhiều công trình nghiên cứu về Chữ ký điện tử dưới nhiều góc độ cách nhìn khác nhau, chủ yếu là dưới góc độ pháp lý và kinh tế xã hội của Chữ ký điện tử, vị trí và trò của Chữ ký điện tử đối với đời sống xã hội và xu hướng phát triển của Chữ ký điện tử trong tương lai. Nhìn chung đa số các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đều tập trung làm rõ các vấn đề lý luận về Chữ ký điện tử, đặc điểm của Chữ ký điện tử, tính ưu việc cũng như xu hướng phát triển của Chữ ký điện tử trong thời kỳ toàn cầu hóa trên tất cả các phương diện của thế giới hiện đại. Bên cạnh đó yếu tố quốc tế đối với những vấn đề chứng thực của Chữ ký điện tử hay giải quyết tranh chấp xảy ra liên quan đến Chữ ký điện tử cũng được nghiên cứu khá đầy đủ và được coi là khung cơ bản của các kiến nghị. Mặc dù các công trình nghiên cứu về Chữ ký điện tử có thể không phải hoàn toàn dưới góc độ khoa học pháp lý, nhưng trong các kiến nghị được nêu ra luôn đặt vấn đề chính sách pháp luật, khung pháp luật cũng như yêu cầu hoàn thiện pháp luật luôn giữ vai trò quan trọng tiên quyết cho sự phát triển Chữ ký điện tử tại Việt Nam.

6. Phương pháp nghiên cứu Luận văn: Pháp luật về chữ ký điện tử trong hợp đồng thương mại.

Để thực hiện được những nhiệm vụ nghiên cứu và mục đích nghiên cứu, luận văn được tiếp cận theo các phương pháp nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề nghiên cứu. Đối với từng nội dung cụ thể, luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh luật học và phương pháp lịch sử để đúc kết, rút ra những kết luận chính xác nhất liên quan đến Chữ ký điện tử trong việc ký kết các loại hợp đồng.

Trong từng nội dung nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng một cách linh hoạt, cụ thể:

  • Phương pháp phân tích luận cứ, luận điểm về Chữ ký điện tử được sử dụng để làm rõ khái niệm về Chữ ký điện tử cũng như những nội dung, đặc điểm của pháp luật về Chữ ký điện tử trong Hợp đồng thương mại ở nước ta hiện nay.
  • Phương pháp thu thập, thống kê, so sánh luật học các chứng cứ, số liệu thực tế của các Doanh nghiệp đang sử dụng Chữ ký điện tử nhằm chọn lọc dữ liệu, đối chiếu được những quy định của pháp luật so với thực tiễn áp dụng Chữ ký điện tử tại Việt Nam.
  • Phương pháp tổng hợp, hệ thống hóa các bài nghiên cứu về Chữ ký điện tử nhằm đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn, đồng thời rút ra những kiến nghị, góp ý cho pháp luật về Chữ ký điện tử sau khi tham khảo nhiều lý thuyết, thực tiễn và luật mẫu của các quốc gia trên thế giới.
  • Phương pháp lịch sử, quy nạp, diễn giải, chứng minh lý luận và thực tiễn áp dụng Chữ ký điện tử ở nước ta để làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản, đặc điểm và cơ chế thực thi của pháp luật về Chữ ký điện tử trong các Hợp đồng thương mại.
  • Phương pháp dự báo, khái quát hóa các quan điểm và lý luận về Chữ ký điện tử trên thế giới để xác định, đề xuất được những chủ trương, nguyên tắc hướng đến việc hoàn thiện pháp luật về Chữ ký điện tử và nâng cao mức độ điều chỉnh của pháp luật Chữ ký điện tử đối với Hợp đồng thương mại ở nước ta.

7. Nội dung và kết quả nghiên cứu

Luận văn được thực hiện bao gồm các nội dung cốt lõi như sau:

Về lý luận: Bao gồm khái niệm, lý thuyết về Chữ ký điện tử, cùng với nội dung, đặc điểm, tính chất của Chữ ký điện tử trong Hợp đồng thương mại Việt Nam. Bên cạnh đó là cơ chế điều chỉnh của pháp luật đối với Chữ ký điện tử, những cá nhân, tổ chức tham gia vào quan hệ pháp luật về Chữ ký điện tử và những Hợp đồng thương mại có liên quan đến Chữ ký điện tử mà luật quy định.

Về thực tiễn: Tập trung vào việc Chữ ký điện tử đang được áp dụng trên thực tế như thế nào, cách thức áp dụng cũng như những khó khăn vướng mắc trong từng trường hợp cụ thể. Đồng thời tìm hiểu pháp luật một số quốc gia trên thế giới về Chữ ký điện tử cùng với một số văn bản pháp luật quốc tế có liên quan.

Về kiến nghị: Sau khi có đầy đủ cơ sở lý thuyết và thực tiễn, luận văn trình bày, góp ý thêm về một số điểm trong pháp luật về Chữ ký điện tử, bàn luận tìm hướng giải quyết cho những vướng mắc, khó khăn còn tồn đọng trong pháp luật về Chữ ký điện tử ở Việt Nam. Luận văn: Pháp luật về chữ ký điện tử trong hợp đồng thương mại.

Trên cơ sở những nội dung nghiên cứu trên, tác giả cho rằng việc phát triển Chữ ký điện tử đang là xu thế tất yếu trong sự phát triển kinh tế thương mại, có đóng góp lớn cho phát triển kinh tế quốc gia, nâng cao sự hội nhập chung vào nền kinh tế quốc tế. Để đưa ra các đề xuất, kiến nghị cho việc hoàn thiện pháp luật về Chữ ký điện tử cần phải có sự nghiên cứu đầy đủ và toàn diện các tri thức lý luận về Chữ ký điện tử cũng như pháp luật về Thương mại điện tử. Nội dung nghiên cứu cơ bản sẽ có những phần như sau:

Thứ nhất, Luận văn nghiên cứu khái niệm và đặc điểm của Chữ ký điện tử, chỉ ra các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Chữ ký điện tử, yêu cầu thực hiện pháp luật và những nội dung chủ yếu của pháp luật Chữ ký điện tử. Luận văn cũng nghiên cứu cơ chế thực hiện pháp luật và cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến Chữ ký điện tử cũng như cơ chế phối hợp giữa các chủ thể quản lý nhà nước trong việc thực hiện, thực thi pháp luật về Chữ ký điện tử. Ngoài ra, Luận văn cũng hệ thống hóa và làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận về pháp luật liên quan đến Chữ ký điện tử.

Thứ hai, trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây, Luận văn tiếp tục chỉ ra những vấn đề bất cập, hạn chế về lý luận, thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi, học hỏi kinh nghiệm của các nước để từ đó đưa ra được những quan điểm, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về Chữ ký điện tử nhằm bảo đảm tính khả thi và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về Chữ ký điện tử ở Việt Nam.

8. Kết luận và kiến nghị

Việc sử dụng Chữ ký điện tử trong Luận văn đã góp phần giúp cho tác giả nghiên cứu làm rõ một cách có hệ thống những vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về Chữ ký điện tử trong việc ký kết Hợp đồng thương mại hiện nay tại Việt Nam. Từ những kết quả nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn đã đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về chữ ký điện tử trong hợp đồng thương mại.

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHỮ KÝ ĐIỆN TỬ TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

1.1. Khái quát về chữ ký điện tử trong hợp đồng thương mại

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng thương mại

Như ta đã biết Hợp đồng thương mại là thuật ngữ phổ biến trong pháp luật về kinh tế, được hiểu là sự thỏa thuận của các chủ thể kinh doanh với nhau nhằm xác lập, thay đổi và chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện các hoạt động thương mại.

 Hoạt động thương mại ở đây được quy định khá chi tiết theo Điều 1 Luật Thương mại 2005 bao gồm:

  1. Hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  2. Hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp các bên thoả thuận chọn áp dụng Luật này hoặc luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng Luật này. Luận văn: Pháp luật về chữ ký điện tử trong hợp đồng thương mại.
  3. Hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật này”.

Từ quy định trên có thể thấy việc ký kết Hợp đồng thương mại có thể diễn ra rất đa dạng giữa các chủ thể kinh doanh khác nhau, cả trong nước và nước ngoài, mà đôi khi khoảng cách địa lý là rất xa khiến các bên khó mà gặp nhau trực tiếp được và bắt buộc phải sử dụng qua các phương tiện điện tử để trao đổi, bàn bạc cũng như thỏa thuận, giao dịch với nhau.

Bên cạnh đó, Hợp đồng thương mại cũng có một số đặc điểm đặc trưng so với các loại hợp đồng dân sự thông thường. Đầu tiên là về chủ thể, Hợp đồng thương mại phải được ký kết giữa các thương nhân với nhau, hoặc có một bên là thương nhân. Về định nghĩa thương nhân đã được quy định cụ thể tại Luật Thương mại 2005, đó là các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Ngoài ra chủ thể của Hợp đồng thương mại còn có thể là các cá nhân, tổ chức khác có hoạt động liên quan đến thương mại.

Một đặc điểm nữa của Hợp đồng thương mại chính là về hình thức của hợp đồng. Luật Thương mại 2005 quy định hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hay có thể được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó. Luật Thương mại cũng cho phép thay thế hình thức văn bản bằng các hình thức khác có giá trị tương đương bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Đây chính là đặc điểm quan trọng mà pháp luật thương mại đã tạo thuận lợi cho các bên thương nhân có thể ký kết hợp đồng với nhau dưới nhiều hình thức và áp dụng các tiến bộ kĩ thuật công nghệ vào việc thỏa thuận, giao kết Hợp đồng thương mại.

Tuy nhiên, chúng ta có thể tiếp cận dưới góc độ hình thức hợp đồng tuân theo quy định của Bộ luật dân sự, được xây dựng theo nền tảng chung cho pháp luật về hợp đồng, có quy định tại Điều 119 Bộ luật dân sự 2015 về hình thức hợp đồng bao gồm các hình thức giao kết “bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể” trừ trường hợp luật quy định “phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký”. Đặc biệt là hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật quy định khác.

Hợp đồng thương mại cũng rất đa dạng ngoài hợp đồng mua bán hàng hóa còn có nhiều loại hợp đồng khác như hợp đồng vận chuyển, hợp đồng đại lý, hợp đồng logistic v.v…

Các loại Hợp đồng thương mại này được quy định cụ thể trong Luật Thương mại 2005 và các văn bản luật khác liên quan.

1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của chữ ký điện tử Luận văn: Pháp luật về chữ ký điện tử trong hợp đồng thương mại.

Để tiết kiệm thời gian và chi phí trong giao dịch, đặc biệt là các giao dịch thương mại quốc tế, các bên liên quan có thể ký kết và hoàn tất hợp đồng một cách nhanh chóng hợp pháp ngay tại trụ sở của họ mà không cần phải dịch chuyển hợp đồng, hồ sơ, tài liệu, bố trí nhân sự đàm phán, sắp xếp thời gian hay phải chi trả những khoản tiền nhất định để tiến hành.

Từ những đặc điểm cơ bản của Hợp đồng thương mại được phân tích ở trên có thể thấy việc áp dụng Chữ ký điện tử trong các Hợp đồng thương mại ngày nay là hữu ích và cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh có thể xảy ra những đại dịch như Covid – 19 vừa qua. Trong những trường hợp như vậy, việc áp dụng các ứng dụng Chữ ký điện tử trong các quan hệ thương mại là một trong những phương án khả thi nhất nhằm đảm bảo tính pháp lý và hiệu lực của hợp đồng.

Việc ra đời Chữ ký điện tử như là cuộc cách mạng góp phần thay đổi các hồ sơ dữ liệu thủ công của các tổ chức, Doanh nghiệp, trở thành các dữ liệu điện tử và thúc đẩy các giao dịch Thương mại điện tử lên một trình độ mới. Vậy Chữ ký điện tử thật sự là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Giao dịch điện tử 2005, Chữ ký điện tử “được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký”. Từ đây ta có thể tóm gọn một cách dễ hiểu là Chữ ký điện tử là một đoạn thông tin đi kèm với dữ liệu điện tử, mục tiêu nhằm xác định người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp nhận của người đó với nội dung đã ký. Điều này rất quan trọng để tạo nên hợp đồng, bởi vi hợp đồng cần sự thỏa thuận tự nguyện của các bên, mà chữ ký chính là căn cứ tốt nhất chứng minh các bên đã đồng ý thỏa thuận trên tinh thần tự nguyện không ép buộc. Nói một cách đơn giản hơn, Chữ ký điện tử ở Việt Nam được hiểu là một dấu hiệu phê duyệt, được thực hiện thông qua cách tiếp cận không giấy tờ “dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự.” (Điều 4.10 Luật Giao dịch điện tử 2005). Chữ ký điện tử, nếu tuân thủ tất cả các yêu cầu, có khả năng thay thế con dấu của Doanh nghiệp và chữ ký viết tay.

Các Chữ ký điện tử thông dụng có thể thường gặp bao gồm:

  • Tên của người ký được đánh máy vào cuối thư điện tử;
  • Bản quét, scan chữ ký truyền thống được gắn với thông điệp điện tử;
  • Một dãy ký tự bí mật (PIN – personal identification number) để xác định người thực hiện giao dịch điện tử (ví dụ PIN của thẻ ATM hay thẻ tín dụng); Luận văn: Pháp luật về chữ ký điện tử trong hợp đồng thương mại.
  • Một mật khẩu người tạo văn bản sử dụng để người nhận có thể xác định chính xác người tạo là ai (ví dụ: mật khẩu để mở, chỉnh sửa file văn bản);
  • Một đặc điểm sinh học cụ thể của mỗi cá nhân, được dùng để xác thực cá nhân đó (ví dụ vân tay, võng mạc, tiếng nói đã được số hóa); – Chữ ký số sử dụng công nghệ PKI.

Khác với Luật Giao dịch điện tử 2005 định nghĩa về Chữ ký điện tử trong phần quy định chi tiết thì Luật Giao dịch điện tử 2023 đã có sự thay đổi khi đưa định nghĩa về Chữ ký điện tử lên Điều 3. Đồng thời, khái niệm Chữ ký điện tử đã có sự khái quát và mở rộng hơn khi được định nghĩa thông qua “dữ liệu điện tử” thay vì cách liệt kê các dạng thức tồn tại như trong Luật Giao dịch điện tử 2005. Cụ thể, tại Khoản 11 Điều 3 Luật Giao dịch điện tử 2023 có định nghĩa: “Chữ ký điện tử là chữ ký được tạo lập dưới dạng dữ liệu điện tử gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu để xác nhận chủ thể ký và khẳng định sự chấp thuận của chủ thể đó đối với thông điệp dữ liệu”.

Để được sử dụng rộng rãi, “chữ ký điện tử phải có giá trị pháp lý theo thẩm quyền liên quan. Ngay từ cuối thập niên 90, các cơ quan lập pháp trên khắp thế giới đã công nhận tính pháp lý của chữ ký điện tử tương tự như chữ ký viết tay, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng thực tiễn làm việc không giấy tờ. Vào năm 2020, chữ ký điện tử đã được công nhận hợp pháp tại hơn 60 quốc gia”.

Nguyên tắc sử dụng Chữ ký điện tử theo pháp luật về Chữ ký điện tử ở nước ta được xác định như sau:

  • Sử dụng hoặc không sử dụng Chữ ký điện tử để ký thông điệp dữ liệu trong quá trình giao dịch;
  • Sử dụng hoặc không sử dụng Chữ ký điện tử có chứng thực;
  • Lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực Chữ ký điện tử trong trường hợp thỏa thuận sử dụng Chữ ký điện tử có chứng thực.
  • CKĐT của cơ quan nhà nước phải được chứng thực bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực Chữ ký điện tử do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Luận văn: Pháp luật về chữ ký điện tử trong hợp đồng thương mại.

Qua đây, pháp luật Việt Nam có một số điểm tương tự với pháp luật của một số nước trong khu vực trong việc quy định nguyên tắc sử dụng Chữ ký điện tử do các bên thỏa thuận trong trường hợp pháp luật không có quy định khác. Thiết nghĩ, đây là nguyên tắc phù hợp với thực tiễn hoạt động Thương mại điện tử hiện nay ở Việt Nam. Nguyên tắc thỏa thuận là nguyên tắc thống nhất trong hệ thống pháp luật điều chỉnh về hợp đồng dân sự cũng như Hợp đồng thương mại tại Việt Nam. Việc thừa nhận nguyên tắc thỏa thuận sử dụng Chữ ký điện tử cho thấy tính thống nhất trong hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh về hợp đồng. Hơn nữa, nó còn tạo điều kiện thuận lợi nhất định cho các bên trong việc hoàn thiện bước giao kết hợp đồng Thương mại điện tử phù hợp với nhu cầu mong muốn trong từng trường hợp cụ thể.

Sự ra đời của khung pháp lý điều chỉnh về Chữ ký điện tử ở cấp độ toàn cầu, khu vực hay ở tầm quốc gia là một minh chứng cho sự cần thiết và tầm quan trọng của lĩnh vực này, đồng thời, điều đó cũng cho thấy sự chấp nhận ngày càng phổ biến trong sự lựa chọn của các thương nhân đối với Chữ ký điện tử. Luật Giao dịch điện tử 2005 ra đời và được sửa đổi, bổ sung năm 2023 chính là vì nhu cầu hợp pháp hóa các thủ tục điện tử, chứng tỏ ngày càng có nhiều Doanh nghiệp áp dụng phương thức công nghệ cao. Mặt khác, các quy định được luật hoá sẽ mang lại “niềm tin vững chắc hơn” cho những người sử dụng vào Chữ ký điện tử. Như là một chu kỳ tự nuôi dưỡng, các quy định về Chữ ký điện tử đang dần thiết lập một trạng thái bình thường mới, nơi mà Thương mại điện tử là một thông lệ tiêu chuẩn.

Để được xem là Chữ ký điện tử hợp lệ và có giá trị pháp lý, Chữ ký điện tử cũng phải đáp ứng một số đặc điểm sau:

  • Cho phép xác minh được người ký và sự đồng ý của người ký với nội dung thông điệp trên văn bản;
  • CKĐT phải an toàn và không bị giả mạo.

Đây là những yếu tố quan trọng mà các Doanh nghiệp luôn cần phải lưu tâm. Việc xác minh được người ký và sự đồng ý của người ký với nội dung thông điệp trên văn bản khó được xác nhận nếu không được các tổ chức chứng thực chữ ký xác nhận. Và Chữ ký điện tử bị giả mạo cũng rất dễ thực hiện bởi mức độ tinh vi của tội phạm ngày nay. Chính vì vậy mà ngày nay nhiều Doanh nghiệp đã quan tâm đến chữ ký số như là một giải pháp bảo mật cao hơn so với Chữ ký điện tử.

  • Phân biệt Chữ ký điện tử và chữ ký số Luận văn: Pháp luật về chữ ký điện tử trong hợp đồng thương mại.

Chữ ký số là loại Chữ ký điện tử có giá trị tin cậy và độ bảo mật cao nhất. Dựa trên nguyên tắc công nghệ mã hóa khóa công khai, chữ ký số bao gồm một cặp khóa tương ứng, cụ thể là một khóa công khai và một khóa riêng tư. Theo Khoản 6 Điều 3 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/09/2018 quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2018 (sau đây gọi tắt là Nghị định 130/2018/NĐ– CP) có nêu khá chi tiết khái niệm của chữ ký số, trong đó nhấn mạnh chữ ký số có giá trị pháp lý tương đương với như chữ ký tay và con dấu truyền thống thông thường nếu như đáp ứng đầy đủ điều kiện an toàn tại Điều 9 của Nghị định này.

Chữ ký số là loại Chữ ký điện tử có giá trị tin cậy và độ bảo mật cao nhất.

Giữa Chữ ký điện tử (không phải là chữ ký số) và chữ ký số có những điểm khác nhau cơ bản sau đây:

Yếu tố so sánh Chữ ký điện tử (không phải là chữ ký số) Chữ ký số
Tính chất CKĐT có thể là bất kỳ biểu tượng, hình ảnh, quy trình nào được đính kèm với tin nhắn hoặc tài liệu biểu thị danh tính của người ký và hành động đồng ý với nó. Chữ ký số có thể được hình dung như một „dấu vân tay‟ điện tử, được mã hóa và xác định danh tính người ký.
Tiêu chuẩn Không phụ thuộc vào các tiêu chuẩn. Không sử dụng mã hóa. Sử dụng các phương thức mã hóa mật mã.
Cơ chế xác thực Xác minh danh tính người ký thông qua email, mã PIN điện thoại, v.v. Người nhận chữ ký sử dụng khóa công khai của người ký để xác định tính vẹn toàn cũng như nguồn gốc của chữ ký số.
Tính năng Xác minh tài liệu Bảo mật tài liệu.
Xác nhận Không có quá trình xác nhận cụ thể. Được thực hiện bởi các cơ quan chứng nhận tin cậy hoặc nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số.
Bảo mật Dễ bị giả mạo Độ an toàn cao
Giá trị chứng cứ Thấp Cao
Chi phí Không

Vì bất kỳ ai cũng có thể tạo được Chữ ký điện tử bằng kỹ thuật máy tính mà không tốn phí nên so với chữ ký số thì các loại Chữ ký điện tử khác có số lượng người dùng rất lớn, nhưng khi xảy ra tranh chấp, giá trị chứng minh của chữ ký số là vượt trội vì tính xác thực cao”. Ngoài ra, đối với chữ ký số còn đòi hỏi phải có một bên thứ ba để điều chỉnh quy trình. Bên thứ ba thường là bên có uy tín, đáng tin cậy và là một tổ chức thuộc danh mục đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép để ban hành chứng thư kỹ thuật số cho các doanh nghiệp và các cá nhân hợp pháp. Để sở hữu hợp pháp một chữ ký số, các Doanh nghiệp và cá nhân phải trải qua một quá trình đăng ký tương tự như việc sử dụng các dịch vụ viễn thông. Pháp luật Việt Nam có những quy định chặt chẽ về loại chữ ký này. Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định chữ ký số được xem là chữ ký điện tử an toàn khi đáp ứng các điều kiện sau: Luận văn: Pháp luật về chữ ký điện tử trong hợp đồng thương mại.

  1. Chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó.
  2. Chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số do một trong các tổ chức sau đây cấp:
  3. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia;
  4. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ;
  5. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng;
  6. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng được quy định tại Điều 40 của Nghị định này.
  7. Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.”

Hợp đồng ký kết thông qua Chữ ký điện tử được pháp luật thừa nhận

BLDS năm 2015 quy định hình thức giao kết hợp đồng bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể. Liên quan đến hình thức giao kết hợp đồng bằng văn bản, Khoản 4 Điều 400 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản”. Quy định này chỉ đề cập đến “chữ ký” mà không yêu cầu cụ thể “chữ ký viết tay” hay Chữ ký điện tử. Về quy định cũng như trên thực tế, việc của các bên là cần chứng mình “sự chấp nhận” đối với Hợp đồng thương mại và “sự chấp nhận” ấy có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, chứ không phải chỉ duy nhất “chữ ký viết tay”. Thực tiễn xét xử, Toà án và Trọng tài cũng chú trọng nội dung, xem xét ý chí thực sự của các bên trong Hợp đồng thương mại hơn là hình thức thể hiện sự chấp thuận đối với nội dung đó.

Những điểm tích cực của Chữ ký điện tử so với chữ ký viết tay

CKĐT không chỉ đáp ứng khả năng của chữ ký viết tay trong việc xác thực người ký và tính toàn vẹn của tài liệu mà còn vượt trội so với các “văn bản giấy” của chúng ở một số khía cạnh.

Thứ nhất, sử dụng Chữ ký điện tử là điều kiện cần để bảo đảm tính pháp lý của các Giao dịch điện tử, cho phép các giao dịch có thể thực hiện trong môi trường điện tử.

Thứ hai, việc sử dụng Chữ ký điện tử được truyền tải thông qua các phương tiện điện tử diễn ra trong thời gian cực kì ngắn. Vì vậy, sử dụng Chữ ký điện tử giúp đẩy nhanh các Giao dịch điện tử và tiết kiệm chi phí. Ví như việc gửi chuyển phát nhanh tài liệu bằng văn bản đi các nước có thể mất hàng tuần, hàng tháng nhưng với việc sử dụng các phương tiện điện tử, thời gian chỉ tính bằng giây, bằng phút. Không những vậy, chi phí gửi văn bản giấy bằng chuyển phát nhanh thường cao hơn và hoàn toàn có thể xảy ra tình huống bị thất lạc trên đường vận chuyển hoặc vì một lý do khác. Tất nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, việc gửi tài liệu qua các phương tiện điện tử hoàn toàn có thể bị “đánh cắp thông tin” nhưng điều đó không có nghĩa là, gửi “văn bản giấy” thì đảm bảo giữ được bí mật tuyệt đối. Luận văn: Pháp luật về chữ ký điện tử trong hợp đồng thương mại.

Thứ ba, Chữ ký điện tử có thể làm giảm thiểu việc giả mạo chữ ký bởi vì rất khó tạo ra một Chữ ký điện tử y hệt như chữ ký đang được sử dụng và có thể kiểm tra bằng những cách thức thông thường như mã khóa công khai.

Thứ tư, Chữ ký điện tử ngăn chặn khả năng làm giả tài liệu. Các tài liệu điện tử liên quan trong Thương mại điện tử, khi đã được ký bằng chữ ký số là không thể thay đổi. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo tính xác thực của hợp đồng trên môi trường điện tử.

Thứ năm, Chữ ký điện tử được số hóa và nhỏ gọn. Công nghệ này cho phép người dùng dễ dàng truy cập và theo dõi. Quá trình lưu trữ của nó đơn giản cũng như tiết kiệm hơn.

Thứ sáu, việc khuyến khích sử dụng Chữ ký điện tử trong các hoạt động thương mại cũng là một cách giảm bớt số lượng giấy tờ hành chính, góp phần đáng kể vào việc bảo vệ tài nguyên môi trường. Đây được coi như là một bước để tiến tới nền kinh tế tuần hoàn (circular economy) được hiểu là một mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất và dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất, quản lý và tái tạo tài nguyên theo một vòng tròn khép kín nhằm tránh tạo ra phế thải và loại bỏ tác động tiêu cực lên môi trường, bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con người.

Có thể chúng ta đang quen với cái gọi là “chữ ký tươi”, lấy đó làm phương tiện an toàn và duy nhất để xác định danh tính của một cá nhân hay tổ chức. Nhưng chữ ký đó không an toàn, chúng không được xác minh thường xuyên, không thực sự là duy nhất và dễ bị làm giả, dễ bị sao chép và trong trường hợp kẻ trộm thông tin cá nhân sử dụng các giấy tờ tùy thân giả hoặc đánh cắp được, thì chữ ký kẻ trộm cung cấp có thể không cần phải giống với chữ ký của chủ sở hữu – chỉ cần nó giống với chữ ký đã được đăng ký tại các tổ chức, Doanh nghiệp hoặc đã được chấp nhận từ phía các đối tác làm ăn.

1.2. Các Luật mẫu của UNCITRAL – Những thông lệ quốc tế chuẩn mực về chữ ký điện tử và thương mại điện tử Luận văn: Pháp luật về chữ ký điện tử trong hợp đồng thương mại.

Các giao dịch thương mại quốc tế trong lĩnh vực Thương mại điện tử ngày càng phổ biến trên thế giới. Đã có nhiều câu hỏi pháp lý được đặt ra liên quan đến tính khả thi của các tài liệu được ký điện tử.

Theo dòng lịch sử thì những nỗ lực đầu tiên để công nhận Chữ ký điện tử đã có từ những năm 1980 ở Hoa Kỳ. Đạo luật thống nhất về Giao dịch điện tử và Chữ ký điện tử trong toàn cầu và Đạo luật thương mại quốc gia Hoa Kỳ đã công nhận rằng các Giao dịch điện tử và chữ ký có thể có tác dụng tương tự như giao tiếp và chữ ký viết tay. Dựa theo xu hướng này, các Luật mẫu UNCITRAL được ra đời và trải qua nhiều lần sửa đổi, đều thống nhất cho phép ký kết thỏa thuận hợp đồng dưới dạng điện tử.

Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Luật Thương mại quốc tế (tên tiếng Anh là United Nations Commission on International Trade Law, viết tắt là UNCITRAL) đã được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thành lập ngày 17/12/1966 có trụ sở chính đặt trong khuôn viên Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Vienna với mục tiêu thúc đẩy sự tiến bộ, hài hòa và thống nhất của pháp luật thương mại quốc tế. UNCITRAL đã tiến hành soạn thảo một Luật mẫu về thương mại điện tử (tên tiếng Anh là Model Law on Electronic Commerce, viết tắt là MLEC), và ban hành vào ngày 12/6/1996 nhằm tạo khung pháp lý cho sự phát triển của Thương mại điện tử. MLEC là văn bản quy chiếu mang tính toàn cầu đặc biệt quan trọng đối với các quy định của pháp luật về Thương mại điện tử, là cơ sở để các nước hoàn thiện các quy định pháp luật về Thương mại điện tử của mình theo 5 nguyên tắc cơ bản cụ thể là:

Tài liệu điện tử có giá trị pháp lý như tài liệu dạng văn bản, nếu thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật nhất định;

  • Tự do thoả thuận Hợp đồng;
  • Tôn trọng việc sử dụng tự nguyện cách thức truyền thông điện tử;
  • Giá trị pháp lý của Hợp đồng và những quy định pháp lý về hình thức Hợp đồng, điều kiện của Hợp đồng để có giá trị pháp lý và phải được tôn trọng thi hành; – Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng phải đi trước”.

Năm 2001, UNCITRAL cũng đã đưa ra Luật Mẫu về Chữ ký điện tử bao gồm những phần chính như phạm vi áp dụng, định nghĩa, ứng xử của các bên liên quan, tuân thủ yêu cầu về chữ ký… khiến cho hành lang pháp lý của Chữ ký điện tử trở nên rõ ràng hơn và giúp các quốc gia dễ tiếp cận hơn, nhằm đưa những quy định trên áp dụng trở lại với mỗi quốc gia tùy từng hoàn cảnh điều kiện cụ thể.

Việc xây dựng Luật Mẫu về Chữ ký điện tử đã đưa ra các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật và các điều kiện đảm bảo giá trị hiệu lực của Chữ ký điện tử. Hiện nay, có khá nhiều quốc gia thành viên đã tiếp thu những nguyên tắc và nội dung cơ bản của Luật Mẫu về Chữ ký điện tử trong pháp luật của mình. Luận văn: Pháp luật về chữ ký điện tử trong hợp đồng thương mại.

Đơn cử như Luật Giao dịch điện tử của Myanmar, Chữ ký điện tử là “bất kì biểu tượng hoặc ký hiệu nào được hình thành bởi công nghệ tương tự nào khác để xác thực nguồn gốc của thông điệp dữ liệu và sự chấp nhận của người ký đối với thông tin trong thông điệp dữ liệu đó”.

Còn theo Luật Giao dịch điện tử của Singapore Chữ ký điện tử là “bất kỳ một chữ, ký tự, con số hoặc biểu tượng nào dưới dạng số được gắn hoặc liên kết một cách logic với một hồ sơ điện tử nhằm mục đích xác thực hoặc chấp nhận nội dung của hồ sơ điện tử đó”.

Đối với chỉ thị của Liên minh Châu Âu, Chữ ký điện tử là dữ liệu điện tử được gắn hoặc kết hợp logic với thông điệp dữ liệu và các phương pháp xác thực. Bên cạnh việc quy định về Chữ ký điện tử chỉ thị của Liên minh Châu Âu còn đề cập đến Chữ ký điện tử tiên tiến, theo đó Chữ ký điện tử tiên tiến là Chữ ký điện tử đáp ứng các yêu cầu như chỉ kết nối duy nhất với người ký, có khả năng xác định người ký và chịu sự kiểm soát duy nhất của người ký, đặc biệt là bất kỳ sự thay đổi nào sau khi ký đều có thể bị phát hiện.

Theo Luật Chữ ký điện tử Hoa Kỳ, Chữ ký điện tử có thể là âm thanh, biểu tượng hoặc quá trình được tạo bởi phương tiện điện tử, đính kèm hoặc kết hợp lôgíc với một thông điệp dữ liệu và thực hiện thông qua người ký.

Theo quy định của pháp luật Hàn Quốc, Chữ ký điện tử nghĩa là dữ liệu dưới dạng điện tử được gắn hoặc kết hợp một cách lôgíc với tài liệu điện tử, nó có thể được sử dụng để xác định mối quan hệ của bên ký kết với tài liệu điện tử và chữ ký số là thông tin dưới dạng số được gắn hoặc kết hợp một cách lôgíc với thông điệp điện tử nhằm nhận dạng người ký và xác thực thông điệp điện tử được ký bởi người ký đó.

Theo Luật chữ ký điện tử của Trung Quốc, Chữ ký điện tử được coi là dữ liệu điện tử chứa đựng trong thông điệp dữ liệu hoặc đính kèm với thông điệp dữ liệu và được sử dụng để nhận biết người ký và biểu thị sự tán thành của người ký với nội dung của thông điệp dữ liệu. Như vậy theo quy định của Trung Quốc thì Chữ ký điện tử chính là các dữ liệu điện tử chứa đựng trong thông điệp dữ liệu hoặc đính kèm với thông điệp dữ liệu. Mặc dù trong Luật không quy định một cách trực tiếp thế nào là dữ liệu điện tử nhưng căn cứ vào các điều khoản khác trong Luật thì dữ liệu điện tử được xem như là thông điệp dữ liệu.

Nhìn chung khi đưa ra khái niệm về Chữ ký điện tử, chữ ký số thì pháp luật các nước đều cho rằng Chữ ký điện tử đều tồn tại dưới dạng các từ, chữ số, ký hiệu, âm thanh, hình ảnh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử.

Tóm lại pháp luật của nhiều nước trên thế giới quy định về Chữ ký điện tử đã khá rõ ràng, cụ thể. Tuy nhiên căn cứ vào quan hệ xã hội và pháp luật tại mỗi quốc gia, một số nước lại quy định khá chung chung như Luật Chữ ký điện tử của Myanmar hoặc có một số quy định khá phức tạp như pháp luật của Liên minh Châu Âu.

So sánh giữa Luật mẫu UNCITRAL với pháp luật về Chữ ký điện tử ở Việt Nam

Nhìn lại lịch sử đã qua có thể thấy rằng những quy định chi tiết của Luật mẫu UNCITRAL về Chữ ký điện tử đã được cộng đồng quốc tế thông qua và áp dụng từ khá lâu. Luật mẫu về Chữ ký điện tử trong tiếng Anh thường được gọi là Model Law on Electronic Signatures – MLES. Luận văn: Pháp luật về chữ ký điện tử trong hợp đồng thương mại.

Luật mẫu về Chữ ký điện tử được Ủy ban Liên hiệp quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) ban hành vào ngày 5/7/2001. Luật mẫu về Chữ ký điện tử là tiêu chuẩn đánh giá kỹ thuật giữa Chữ ký điện tử và chữ ký viết tay. Mục đích của việc ban hành Luật mẫu Chữ ký điện tử là nhằm mục đích đem lại một khuôn khổ pháp lí điều chỉnh đối với việc sử dụng Chữ ký điện tử.

Luật mẫu có cách tiếp cận với các vấn đề công nghệ một cách trung lập, tránh sử dụng những từ ngữ kĩ thuật chuyên ngành. Luật mẫu còn là các qui định cơ bản để xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của người ký, người nhận và bên thứ ba tham gia vào quá trình ký điện tử.

Luật mẫu về Chữ ký điện tử là nguồn luật tham khảo chung cho các quốc gia về điều chỉnh Chữ ký điện tử trong các thông điệp dữ liệu. Vì thế, từng quốc gia cũng ban hành những văn bản Quy phạm pháp luật riêng để điều chỉnh chữ ký số hay Chữ ký điện tử trong phạm vi lãnh thổ quốc gia riêng mình.

Về định nghĩa: Luật mẫu UNCITRAL đã định nghĩa “Chữ ký điện tử” có nghĩa là dữ liệu ở dạng điện tử, được gắn hoặc liên kết hợp lý, với một thông điệp dữ liệu, có thể được sử dụng để xác định người ký liên quan đến thông điệp dữ liệu và để chỉ ra sự chấp nhận của người ký đối với thông tin có trong thông điệp dữ liệu. Còn tại Điều 21 Luật Giao dịch điện tử 2005 có định nghĩa về Chữ ký điện tử “được tạo lập dưới dạng từ, chữ số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách logic với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp nhận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký”. Qua đây ta thấy được sự tương đồng của Luật mẫu UNCITRAL đối với pháp luật Việt Nam trong việc định nghĩa Chữ ký điện tử.

Về giá trị pháp lý của Chữ ký điện tử: Điều 24 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định khá rõ ràng giá trị pháp lý của Chữ ký điện tử nếu đáp ứng đủ các điều kiện: Luận văn: Pháp luật về chữ ký điện tử trong hợp đồng thương mại.

Phương pháp tạo Chữ ký điện tử cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được sự chấp nhận của người ký đối với nội dung thông điệp dữ liệu.

Chữ ký điện tử đó đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thông điệp dữ liệu được tạo ra và gửi đi.

Đối với Luật mẫu UNCITRAL thì được quy định khái quát hơn với tại Điều 3: Đối xử bình đẳng với công nghệ chữ ký, trong đó có quy định nào trong luật này, ngoại trừ Điều 5, sẽ được áp dụng để loại trừ, hạn chế hoặc tước bỏ hiệu lực pháp lý của bất kỳ phương pháp tạo Chữ ký điện tử nào đáp ứng các yêu cầu nêu tại Điều 6 khoản 1, hoặc đáp ứng các yêu cầu của pháp luật hiện hành. Đối chiếu với Điều 5 và khoản 1 Điều 6 ta thấy Chữ ký điện tử luôn được tôn trọng nếu các bên đều tuân thủ yêu cầu về Chữ ký điện tử và Chữ ký điện tử đó đáng tin cậy cũng như phù hợp với mục đích sử dụng của các bên, trừ khi các bên có thỏa thuận khác mà thỏa thuận đó không vi phạm đạo đức đồng thời không trái với luật. Qua đây ta thấy pháp luật Việt Nam đã dựa trên những quy định của luật mẫu Uncitral mà vận dụng linh hoạt và quy định khá chi tiết giá trị pháp lý của Chữ ký điện tử trong Luật Giao dịch điện tử 2005.

Về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan sử dụng Chữ ký điện tử: Theo pháp luật về Chữ ký điện tử tại Việt Nam, có quy định cụ thể nghĩa vụ của người ký Chữ ký điện tử và nghĩa vụ của bên chấp nhận Chữ ký điện tử tại Điều 25 và 26 Luật Giao dịch điện tử 2005, trong đó chủ yếu các bên cần có biện pháp sử dụng và kiểm chứng giá trị pháp lý của Chữ ký điện tử, khi phát hiện có dấu hiệu bất thường phải thông báo cho bên kia biết đồng thời luôn phải có các phương án áp dụng biện pháp cần thiết để đảm bảo tính chính xác và toàn vẹn Chữ ký điện tử. Còn luật mẫu Uncitral lại gộp chung nghĩa vụ của các bên liên quan tại Điều 11 với quy định về ứng xử của các bên phụ thuộc. Những điều khoản này cũng khá giống với các Quy phạm pháp luật ở nước ta, nhưng ngắn gọn súc tích hơn với các quy định khá bao quát rằng bên phụ thuộc sẽ chịu hậu quả pháp lý nếu như không thực hiện được:

  • + Các bước hợp lý để xác minh độ tin cậy của Chữ ký điện tử.
  • + Khi một Chữ ký điện tử được hỗ trợ bởi một chứng chỉ để thực hiện các bước hợp lý.
  • + Để xác minh tính hợp lệ, đình chỉ hoặc thu hồi chứng chỉ.
  • + Tuân thủ mọi giới hạn đối với chứng chỉ.

Nhìn chung đây là những quy định khá phổ quát, và được thể hiện bằng tiếng Anh nên có thể nhiều lúc chưa chuyền tải rõ ý đối với người nghiên cứu, nhưng qua đây ta thấy pháp luật Việt Nam đã có sự tiếp thu rất sáng tạo và hài hòa để đưa pháp luật của quốc tế vào thực tiễn tại Việt Nam, có sự diễn giải hợp lý dễ tiếp cận hơn để các Doanh nghiệp, tổ chức nước ta hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ các bên khi sử dụng Chữ ký điện tử nhằm vận dụng nó đúng pháp luật, tránh các hậu quả pháp lý có thể gặp phải.

Tóm lại, qua các điểm quan trọng như trên, ta thấy Chữ ký điện tử trong pháp luật Việt Nam trên đã điều chỉnh khá tốt dựa trên nền tảng Luật mẫu Uncitral và pháp luật quốc tế, giải quyết được đa số các vấn đề quan trọng liên quan đến Chữ ký điện tử trong Hợp đồng thương mại. Nhưng các quan hệ pháp luật cũng không ngừng thay đổi mỗi ngày, do đó việc phát sinh các vấn đề sai sót tồn đọng trong Chữ ký điện tử là điều không thể tránh khỏi, và nhiệm vụ của những người nghiên cứu về pháp luật là phải tìm ra những lỗ hổng pháp lý có thể phát sinh để đề xuất ra các biện pháp khắc phục.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Luận văn: Pháp luật về chữ ký điện tử trong hợp đồng thương mại.

Để tiết kiệm thời gian và chi phí trong giao dịch, đặc biệt là các giao dịch thương mại quốc tế, các bên liên quan có thể ký kết và hoàn tất hợp đồng một cách nhanh chóng hợp pháp ngay tại trụ sở của họ mà không cần phải dịch chuyển hợp đồng, hồ sơ, tài liệu, bố trí nhân sự đàm phán, sắp xếp thời gian hay phải chi trả những khoản tiền nhất định để tiến hành. Việc ra đời Chữ ký điện tử như là cuộc cách mạng góp phần thay đổi các hồ sơ dữ liệu thủ công của các tổ chức, Doanh nghiệp, trở thành các dữ liệu điện tử và thúc đẩy các giao dịch Thương mại điện tử lên một trình độ mới.

Trong Chương 1, Luận văn đã làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về Chữ ký điện tử và Hợp đồng thương mại. Luận văn cũng đã phân tích những ưu điểm nổi trội của Chữ ký điện tử. Ngoài ra, Luận văn đã trình bày về những luật mẫu của UNCITRAL điều chỉnh trong lĩnh vực Thương mại điện tử nói chung và Chữ ký điện tử nói riêng. Mặc dù không phải là những quy tắc bắt buộc nhưng các Luật Mẫu của UNCITRAL là những chuẩn mực có tính toàn cầu để các quốc gia tham khảo trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật của nước mình nhằm hài hoà hoá các quy tắc điều chỉnh về Thương mại điện tử và Chữ ký điện tử ở các nước.

CKĐT không chỉ đáp ứng khả năng của chữ ký viết tay trong việc xác thực người ký và tính toàn vẹn của tài liệu mà còn vượt trội so với các “văn bản giấy” của chúng ở một số khía cạnh như: (i) việc bảo đảm tính pháp lý của các Giao dịch điện tử, cho phép các giao dịch có thể thực hiện trong môi trường điện tử; (ii) việc sử dụng Chữ ký điện tử được truyền tải thông qua các phương tiện điện tử diễn ra trong thời gian cực kì ngắn; (iii) Chữ ký điện tử có thể làm giảm thiểu việc giả mạo chữ ký; (iv) Chữ ký điện tử ngăn chặn khả năng làm giả tài liệu; (v) Chữ ký điện tử được số hóa và nhỏ gọn; (vi) việc khuyến khích sử dụng Chữ ký điện tử trong các hoạt động thương mại cũng là một cách giảm bớt số lượng giấy tờ hành chính, góp phần đáng kể vào việc bảo vệ tài nguyên môi trường. Mặc dù không thể phủ nhận việc sử dụng Chữ ký điện tử cũng có những hạn chế và rủi ro nhất định nhưng những hạn chế, rủi ro đó vẫn có thể được khắc phục bằng ý thức của người sử dụng, bằng công nghệ kĩ thuật và bằng quy định của pháp luật. Luận văn: Pháp luật về chữ ký điện tử trong hợp đồng thương mại.

Việc áp dụng Chữ ký điện tử trong các Hợp đồng thương mại ngày nay là hữu ích và cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và có thể xảy ra những trường hợp buộc phải thực hiện “giãn cách xã hội” như đại dịch Covid-19 vừa qua.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:

===>>> Luận văn: Thực trạng PL về chữ ký điện tử hợp đồng thương mại

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ===>>> Luận văn: Pháp luật về chữ ký điện tử trong hợp đồng thương mại […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0972114537