Luận văn: Phạm vi nghiên cứu du lịch trên đảo Quan Lạn

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Phạm vi nghiên cứu du lịch trên đảo Quan Lạn hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài: đối tượng, phạm vi, quan điểm và phương pháp nghiên cứu dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là hiện trạng môi trường và thực trạng các hoạt động phát triển du lịch dựa trên đánh giá các tiêu chí sức tải môi trường du lịch tại đảo Quan Lạn.

Đối tượng khảo sát:

  • Phỏng vấn: Hộ dân sống trên đảo Quan Lạn; Du khách đến đảo Quan Lạn, cán bộ thuộc cơ quan quản lý môi trường, du lịch.
  • Khảo sát chất lượng môi trường tại khu vực nghiên cứu khi chịu tác động của hoạt động du lịch.

2.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn: Phạm vi nghiên cứu du lịch trên đảo Quan Lạn.

  • Về phạm vi khoa học: hoạt động du lịch và sức tải môi trường du lịch trên đảo Quan Lạn.
  • Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn đảo Quan Lạn (bao gồm 02 xã Quan Lạn và Minh Châu, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh).
  • Về thời gian:

Số liệu thứ cấp được sử dụng trong đề tài là giai đoạn 2020 – 2024, đặc biệt do tình hình dịch Covid đầu năm 2025, hoạt động du lịch ở đảo bị đình trệ, bởi vậy số liệu được lấy theo mùa du lịch 2024 và có cập nhật theo tình hình du lịch tháng 6 năm 2025.

Số liệu sơ cấp được điều tra tháng 9/2024, tháng 1 và 5/2025

2.3. Nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung vào các nội dung sau:

  1. Đánh giá sức tải môi trường nói chung và môi trường du lịch nói riêng đã được thực hiện từ lâu ở nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới. Việc đánh giá được sức chứa của một điểm đến du lịch sẽ góp phần xây dựng các quy hoạch, chiến lược phát triển du lịch theo định hướng phát triển bền vững.
  2. Quan Lạn là đảo ven bờ phía Đông Nam tỉnh Quảng Ninh, có tiềm năng phát triển du lịch nhờ vào nguồn tài nguyên thiên nhiên và điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội đặc sắc của địa phương. Tuy nhiên, thực trạng hoạt động du lịch ở Quan Lạn hiện nay chưa phát triển thực sự tương xứng với tiềm năng du lịch: doanh thu thấp, các sản phẩm du lịch còn đơn điệu; tài nguyên du lịch có nguy cơ bị suy thoái.
  3. Trên cơ sở thu thập thông tin dữ liệu và nghiên cứu các công trình khoa học đã được công bố trên thế giới và Việt Nam, tác giả xác lập và lựa chọn bộ chỉ số đánh giá sức tải môi trường du lịch đảo Quan Lạn.
  4. Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động du lịch và sức tải môi trường du lịch đảo Quan Lạn, đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực hoạt động du lịch, đảm bảo sức tải môi trường, hướng tới phát triển du lịch bền vững.

2.4. Phương pháp tiếp cận

  • Các quan điểm tiếp cận nghiên cứu bao gồm:

Quan điểm tiếp cận hệ thống: Theo cách tiếp cận này, việc nghiên cứu đánh giá sức tải môi trường du lịch sẽ được tiến hành một cách đồng bộ trên các khía cạnh môi trường, xã hội, kinh tế và quản lý nhà nước.

Quan điểm tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng, khách du lịch và các bên liên quan đến hoạt động du lịch: Với cách tiếp cận này, tác giả sẽ có được các thông tin, thấy được sự mong muốn của khách du lịch, các cơ sở kinh doanh du lịch, cộng đồng địa phương và các bên liên quan với hoạt động du lịch đảo, góp phần cung cấp cái nhìn đa chiều về vấn đề nghiên cứu, từ đó có các định hướng đúng đắn về phát triển du lịch đảo Quan Lạn.

Quan điểm kinh tế sinh thái: Hoạt động du lịch là một hoạt động kinh tế, đem lại nguồn thu cho địa phương. Tuy nhiên, tiếp cận kinh tế du lịch theo hướng sinh thái được hiểu đó là phát triển du lịch cần gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ và duy trì cảnh quan tự nhiên, nguyên sơ của địa phương.

Quan điểm tiếp cận phát triển bền vững: Phát triển du lịch phải gắn liền với việc đảm bảo phát triển kinh tế nhưng vẫn giữ ổn định về xã hội đồng thời bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường. Việc đánh giá các hoạt động du lịch dưới góc độ phát triển bền vững sẽ giúp tác giả đề xuất được các định hướng và giải pháp phát triển du lịch đảo Quan Lạn theo hướng bền vững.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Hỗ Trợ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Du Lịch

2.5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn: Phạm vi nghiên cứu du lịch trên đảo Quan Lạn.

2.5.1. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, thu thập thông tin

2.5.1.1. Thông tin và số liệu thứ cấp

Thu thập thông tin từ các báo cáo tổng hợp, báo cáo kinh tế, xã hội, du lịch, môi trường của Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh, của Ủy ban nhân dân, Phòng Tài nguyên Môi trường, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Vân Đồn, Ủy ban nhân dân các xã Minh Châu, Quan Lạn, các báo cáo và kết quả nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã công bố trên các tạp chí chuyên ngành, các kỷ yếu hội nghị, hội thảo, internet…

2.5.1.2. Thông tin và số liệu sơ cấp

Kết hợp sử dụng bảng hỏi và phỏng vấn theo các phiếu điều tra đã được chuẩn bị sẵn đối với 130 người (80 người dân tại địa phương và 50 khách du lịch)

  • Đối với cộng đồng địa phương

Đối tượng điều tra: Chủ và nhân viên các cơ sở lưu trú, nhà hàng, các cơ sở kinh doanh khác và dân cư trên đảo lao động trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, khai thác và nuôi trồng thủy hải sản.

Nội dung điều tra: Du lịch có tạo ra cơ hội việc làm và tăng thu nhập, những khó khăn khi tham gia kinh doanh du lịch, du lịch có tác động gì đến kinh tế xã hội và môi trường…

  • Đối với khách du lịch

Đối tượng điều tra: Các đối tượng khách du lịch (theo tour và tự do) đến tham quan du lịch đảo Quan Lạn

Nội dung điều tra: Lý do chọn Quan Lạn là điểm đến du lịch, thời gian lưu trú và mức chi tiêu, mức độ hài lòng khi du lịch….

2.5.2. Phương pháp chuyên gia Luận văn: Phạm vi nghiên cứu du lịch trên đảo Quan Lạn.

  • Đối tượng tham vấn:

Người làm công tác quản lý nhà nước liên quan đến hoạt động du lịch tại Phòng Văn hóa thông tin, Phòng Tài nguyên môi trường, UBND xã Minh Châu, xã Quan Lạn.

Người làm công tác quản lý và nghiên cứu lĩnh vực du lịch tại Khoa Du lịch, Đại học Hạ Long, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực bảo tồn tài nguyên tại Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bái Tử Long.

Nội dung tham vấn: Đảo Quan Lạn có những tiềm năng gì để khai thác phát triển du lịch, các cơ hội có thể tạo ra từ phát triển du lịch; các trở ngại ảnh hưởng đến phát triển du lịch, tác động của việc phát triển du lịch đến kinh tế, xã hội và môi trường; các chỉ tiêu phù hợp để đánh giá sức tải môi trường du lịch, lựa chọn giải pháp để phát triển du lịch bền vững đảo Quan Lạn…

Cách thức thu thập dữ liệu: tác giả trực tiếp xin ý kiến các nhà quản lý

2.5.3. Phương pháp lấy mẫu, phân tích trong phòng thí nghiệm

Trong quá trình khảo sát thực địa, tác giả sử dụng phương pháp lấy mẫu tại hiện trường và phân tích trong phòng thử nghiệm theo các TCVN và Quốc tế về môi trường để xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí, môi trường nước tại khu vực nghiên cứu. Quá trình lấy mẫu và phân tích được tác giả thực hiện cùng các cán bộ Trung tâm Phân tích FPD ngày 09/5/2025. Trung tâm địa chỉ tại phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long có phòng thử nghiệm đạt chuẩn Quốc gia (Vilas 475) và đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (Vimcert 043). Luận văn: Phạm vi nghiên cứu du lịch trên đảo Quan Lạn.

2.5.4. Phương pháp phân tích thống kê

Phương pháp này được vận dụng để tổng hợp tất cả các tài liệu, số liệu thu thâp được; sau đó phân tích để đưa ra được số liệu cần cho đề tài trên nguyên tắc tất cả các tài liệu, số liệu thích hợp và chính xác.

2.5.5. Phương pháp đánh giá

Việc lựa chọn các chỉ tiêu đo lường và đánh giá sức tải môi trường du lịch cho đảo Quan Lạn được thực hiện theo quy trình như sau:

Bước 1: Xem xét, rà soát các chỉ tiêu hiện có: Bước này được tiến hành chủ yếu dựa trên việc nghiên cứu các tài liệu của các tổ chức và cá nhân có uy tín về đánh giá sức tải nói chung và đánh giá sức tải môi trường du lịch nói riêng. Có thể kể đến như bộ chỉ tiêu đánh giá sức tải du lịch cho vùng ven biển Mediterranean do UNEP-PAP biên soạn năm 1997, bộ chỉ tiêu của Coccossis và Mexa (2004), bộ chỉ tiêu của Shweta Y. Kurhade (2018), bộ chỉ tiêu của Ravi Sharma (2021)….

Bước 2: Sàng lọc, lựa chọn các chỉ tiêu: Để đảm bảo đánh giá một cách toàn diện, tác giả đã tiến hành tham vấn ý kiến chuyên gia từ các nhà quản lý có liên quan đến hoạt động du lịch đảo Quan Lạn để sàng lọc các chỉ tiêu dựa trên mức độ phù hợp với vấn đề nghiên cứu, từ đó phân loại các chỉ tiêu cụ thể bao gồm:

Các vấn đề về kinh tế: (i) Đảo Quan Lạn chưa xây dựng được sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng, độc đáo, hấp dẫn nhằm thu hút khách lưu trú dài ngày, mức độ đáp ứng nhu cầu của khách còn thấp nên tỷ lệ khách du lịch hài lòng và quay trở lại Đảo chưa cao (ii) Công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đảo du lịch chưa mạnh và không đa dạng, tỉ lệ hiện diện trong các sự kiện truyền thông du lịch còn ít nên khách du lịch biết đến Quan Lạn chưa nhiều, đặc biệt là khách quốc tế; (iii) Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch cũng như nhân viên phục vụ ở các nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng hầu như chưa có chuyên môn, nghiệp vụ. Luận văn: Phạm vi nghiên cứu du lịch trên đảo Quan Lạn.

Các vấn đề về xã hội: (i) Tỉ lệ cộng đồng địa phương có tham gia xây dựng, đóng góp ý kiến và giám sát thực hiện các dự án đầu tư, phát triển du lịch tại địa phương còn thấp; (ii) Tỉ lệ việc làm trong ngành du lịch dành cho người dân địa phương trên tổng số lao động địa phương còn thấp

Các vấn đề môi trường: (i) Công tác vệ sinh môi trường, thu gom rác còn nhiều điểm bất cập; (ii) Nhiều cơ sở lưu trú chưa có hệ thống thu gom và xử lý chất thải; (iii) Tỉ lệ đóng góp từ ngành du lịch cho công tác bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trường còn thấp.

Trên cơ sở tham khảo các vấn đề đã nêu ở trên, tác giả lựa chọn các tiêu chí phù hợp với đối tượng nghiên cứu là đảo Quan Lạn. Kết hợp với nguồn dữ liệu thu thập và phân tích được, tác giả tiến hành đánh giá sức tải môi trường du lịch theo phương pháp đánh giá bán định lượng, đối sánh với các quy chuẩn cho phép, từ đó phân tích mức độ và khả năng sức tải môi trường du lịch tại đảo Quan Lạn. Luận văn: Phạm vi nghiên cứu du lịch trên đảo Quan Lạn.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:

===>>> Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch trên đảo Quan Lạn

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0972114537