Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến hiệu quả của các ngân hàng

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến hiệu quả của các ngân hàng hay nhất năm 2025 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC BIẾN ĐỘC LẬP

4.1.1. Tình hình thay đổi tỷ suất sinh lời ROA của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại Việt Nam từ năm 2014 – 2023

Tình hình hệ số ROA của các NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam từ năm 2014 – 2023 được xem xét qua gía trị trung bình của 19 ngân hàng tại mỗi năm. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi đó như sau:

Hình 4.1: Tình hình thay đổi ROA từ năm 2014 – 2023 của 19 NHTMCP niêm yết tại Việt Nam

Từ năm 2014 – 2023 thì ROA của 19 NHTMCP niêm yết tại Việt Nam nhìn chung gia tăng từ 0,57% lên đến 1,45%. Trong đó, giai đoạn 2014 – 2016 là khoảng thời gian các NHTM Việt Nam tái cấu trúc theo chỉ thị của NHNN nhằm hạn chế nợ xấu gây ra từ giai đoạn trước, hay nói cách khách NHNN thắt chặt các HĐKD của NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam do đó ROA giảm từ 0,57% xuống còn 0,47%. Bắt đầu từ sau đó năm 2017 đến trở về sau thì tỷ lệ này tăng đều mỗi năm từ 0,60% đến 1,45%. Điều này cho thấy các NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam vẫn tạo được sự ổn định chung trong HĐKD của mình. Mặc dù giai đoạn 2020 – 2022 có xuất hiện đại dịch Covid 19 nhưng lợi nhuận của NHTMCP niêm yết vẫn được duy trì với mức dương.

4.1.2. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Các biến số trong mô hình nghiên cứu được tổng hợp giá trị trung bình (GTTB), giá trị nhỏ nhất (GTNN), giá trị lớn nhất (GTLN) và độ lệch chuẩn trong bảng sau: Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến hiệu quả của các ngân hàng.

Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến số giai đoạn không có Covid 19

Biến GTTB  GTNN GTLN
ROA 0,88% 0,01% 3,21%
TDTA 55,27% 25,02% 94,65%
TDTC 2,38 1,79 3,34
TCTA 24,39% 9,61% 49,67%
TDeDA 48,91% 20,24% 98,68%
SIZE 33,06 30,77 35,53
GDP 6,61% 2,58% 8,02%
INF 2,95% 0,63% 4,08%

Nguồn: Kết quả từ STATA 14.0

Đối với ROA thì trung bình của các NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam giai đoạn không có đại dịch Covid 19 là 0,94%. Các NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam trong giai đoạn này có sự khác biệt và khoảng cách lớn, vì đặc thù kinh doanh hay chiến lược các ngân hàng có sự khác nhau. Trong đó, ROA thấp nhất là 0,01% của VIETCAP năm 2017 và lớn nhất là 3,21% năm TCB năm 2023.

Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (TDTA) trung bình của các NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam giai đoạn không có đại dịch Covid 19 là 55,27%. Các NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam vẫn ưu tiên sử dụng nợ nhiều cho cấu trúc vốn của mình, ngoài ra sự khác biệt giữa việc sử dụng nợ tại các ngân hàng rất lớn do độ lệch tương đối lớn. Trong đó, tỷ lệ này thấp nhất là 26,97% của MBB năm 2022 và cao nhất là 94,65% của SCB năm 2023.

Tỷ lệ nợ trên VCSH (TDTC) trung bình của các NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam giai đoạn không có đại dịch Covid 19 là 2,38. Do đó, về mặt bằng chung có thể thấy giữa VCSH và nợ thì các NHTMCP niêm yết vẫn sử dụng nợ với hệ số gấp trung bình 2 lần so với VCSH. Trong đó, tỷ lệ TDTC thấp nhất là 1,79 lần của SCB năm 2022 và cao nhất là 3,34 của VPB năm 2018.

Tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản (TCTA) trung bình của các NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam giai đoạn không có đại dịch Covid 19 là 24,39%. Do đó, có thể thấy các NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam vẫn duy trì mức VCSH trong cấu trúc vốn tại mức vừa phải nhưng có sự khác biệt lớn tại các ngân hàng. Trong đó, tỷ lệ này thấp nhất 9,61% năm 2021 tại SCB và lớn nhất là 49,67% của TCB năm 2023.

Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (TDeDA) trung bình của các NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam giai đoạn không có đại dịch Covid 19 là 49,48%. Do đó, có thể thấy các NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam vẫn ưu tiên sử dụng các khoản huy động từ tiền gửi tiết kiệm cho cấu trúc vốn của mình, nhằm thực hiện tốt chức năng trung gian tài chính ngoài ra chi phí cho việc sử dụng nguồn huy động từ tiết kiệm là rẻ nhất. Trong đó, tỷ lệ này thấp nhất là 20,24% tại SCB năm 2017 và cao nhất là 98,67% tại VPB năm 2019. Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến hiệu quả của các ngân hàng.

Quy mô ngân hàng (SIZE) có giá trị Log(Tổng tài sản) trung bình là 33,13. Trong đó, quy mô nhỏ nhất với Log(Tổng tài sản) là 30,78 của VIETCAP năm 2014 và lớn nhất là 35,53 thuộc về BIDV năm 2023. Mặt khác, các NHTMCP niêm yết có sở hữu của Nhà nước trên 51% như VCB, CTG, BID luôn đứng đầu trong quy mô tài sản.

Đối với vĩ mô nền kinh tế thì đại diện bởi GDP và tỷ lệ lạm phát trong giai đoạn không có Covid 19 thì dễ dàng nhận thấy tốc độ tăng trưởng GDP trung bình mỗi năm là 6,61%, trong đó thấp nhất là 5,05%, trong năm 2023 và cao nhất là 8,02% năm 2022. Đối với tỷ lệ lạm phát thì trung bình mỗi năm là 2,95%, trong đó năm 2015 thấp nhất với tỷ lệ 0,63% và cao nhất là 4,08% năm 2014.

Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến số giai đoạn có Covid 19

Biến GTTB  GTNN GTLN
ROA 1,22% 0,01% 2,80%
TDTA 53,16% 25,02% 83,72%
TDTC 2,25 1,75 3,00
TCTA 23,70% 8,08% 50,92%
TDeDA 51,79% 51,57% 98,17%
SIZE 33,40 31,57 34,96
GDP 2,75% 2,58% 2,91%
INF 2,53% 1,83% 3,22%

Nguồn: Kết quả từ STATA 14.0 Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến hiệu quả của các ngân hàng.

Trong giai đoạn có Covid 19 tại hai năm 2020 – 2021 thì ROA trung bình là 1,22% cao hơn so với giai đoạn không xuất hiện đại dịch. Giá trị nhỏ nhất là 0,01% của SCB năm 2021 và cao nhất là 2,8% của TCB năm 2021. Điều này cho thấy tuy xuất hiện đại dịch nhưng ROA của các NHTMCP vẫn được duy trì mức độ tăng trưởng.

Đối với tỷ lệ nợ trên tổng tài sản thì trung bình là 53,16% có phần giảm so với giai đoạn không có Covid 19. Nhưng tỷ lệ nợ vẫn chiếm đại đa số để tài trợ cho tài sản của ngân hàng. Trong đó, tỷ lệ này thấp nhất là 25,02% của NAMA năm 2021 và cao nhất là 83,72% của VIETCAP năm 2021.

Tỷ lệ nợ trên VCSH (TDTC) trung bình của các NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam giai đoạn có đại dịch Covid 19 là 2,25. Do đó, về mặt bằng chung có thể thấy giữa VCSH và nợ thì các NHTMCP niêm yết vẫn sử dụng nợ với hệ số gấp trung bình 2 lần so với VCSH. Trong đó, tỷ lệ TDTC thấp nhất là 1,75 lần của SCB năm 2021 và cao nhất là 3,00 của VPB năm 2020.

Tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản giai đoạn có đại dịch Covid 19 trung bình là 23,7% cao hơn giai đoạn không có đại dịch. Do đó, có thể thấy các NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam vẫn duy trì mức VCSH trong cấu trúc vốn tại mức vừa phải nhưng có sự khác biệt lớn tại các ngân hàng. Trong đó, tỷ lệ này thấp nhất 8,08% năm 2021 tại SCB và lớn nhất là 50,92% của TCB năm 2021.

Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (TDeDA) trung bình của các NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam giai đoạn có đại dịch Covid 19 là 51,97%, cao hơn so với giai đoạn không có đại dịch. Do đó, có thể thấy các NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam vẫn ưu tiên sử dụng các khoản huy động từ tiền gửi tiết kiệm cho cấu trúc vốn của mình, nhằm thực hiện tốt chức năng trung gian tài chính ngoài ra chi phí cho việc sử dụng nguồn huy động từ tiết kiệm là rẻ nhất. Trong đó, tỷ lệ này thấp nhất là 21,57% tại SCB năm 2021 và cao nhất là 98,17% tại VPB năm 2020.

Quy mô ngân hàng (SIZE) trong giai đoạn xuất hiện đại dịch Covid 19 có giá trị Log(Tổng tài sản) trung bình là 33,4. Trong đó, quy mô nhỏ nhất với Log(Tổng tài sản) là 31,57 của VIETCAP năm 2020 và lớn nhất là 34,96 thuộc về BIDV năm 2021. Mặt khác, các NHTMCP niêm yết có sở hữu của Nhà nước trên 51% như VCB, CTG, BID luôn đứng đầu trong quy mô tài sản.

Đối với vĩ mô nền kinh tế thì đại diện bởi GDP và tỷ lệ lạm phát trong giai đoạn có Covid 19 hai năm 2020 – 2021 thì dễ dàng nhận thấy tốc độ tăng trưởng GDP trung bình mỗi năm là 2,75% thấp hơn so với giai đoạn không có Covid 19, trong đó thấp nhất là 2,58%, trong năm 2021 và cao nhất là 2,91% năm 2020. Đối với tỷ lệ lạm phát thì trung bình mỗi năm là 2,53%, trong đó năm 2015 thấp nhất với tỷ lệ 1,83% năm 2021 và cao nhất là 3,22% năm 2020.

4.1.3. Phân tích tương quan giữa các biến số độc lập và kiểm soát của mô hình nghiên cứu Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến hiệu quả của các ngân hàng.

Phân tích tương quan của các biến độc lập nhằm xem xét mô hình có xuất hiện đa cộng tuyến nghiêm trọng hay không ? Để xem xét hiện tượng này thì sẽ thông qua hệ số tương quan từng cặp của các biến số với nhau và yêu cầu không được cao hơn 0,8 (Farrar và Glauber, 1967). Ma trận tương quan của các biến số độc lập được thiết lập như sau:

Bảng 4.3: Ma trận tương quan của các biến số độc lập

  TDTA TDTC TCTA TDeDA SIZE GDP CPI COVID
TDTA 1,000
TDTC -0,125 1,000
TCTA 0,066 0,309 1,000
TDeDA -0,133 0,786 0,461 1,000
SIZE -0,204 -0,340 -0,282 -0,218 1,000
GDP 0,048 0,203 0,009 -0,063 -0,135 1,000
INF -0,041 -0,121 0,017 0,037 0,048 0,140 1,000
COVID -0,055 -0,189 -0,033 0,081 0,136 -0,902 -0,182 1,000

Nguồn: Kết quả từ STATA 14.0

Dựa trên bảng 4.3 và xét độ lớn giữa hệ số tương quan giữa các biến số độc lập thì đa phần đều thấp hơn 0,8. Tuy nhiên, có biến số COVID và GDP có hệ số tương quan với độ lớn là 0,902 thì đây là tương quan cao, nên có thể xảy ra đa cộng tuyến với cặp biến này. Tuy nhiên, biến COVID là biến giả khác loại với biến định lượng GDP, do đó cần phải kiểm định sâu hơn để xác định chính xác có thật sự xảy ra hiện tượng này hay không ?

4.2. KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH HỒI QUY ĐA BIẾN Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến hiệu quả của các ngân hàng.

4.2.1. Kết quả ước lượng các mô hình hồi quy

Như đã đề cập tại chương 3 thì ba mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất mà tác giả sẽ sử dụng để phân tích trong luận văn này đó là Pooled OLS, FEM và REM nhằm xem xét sự tác động của CTV và các biến kiểm soát đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam.

Bảng 4.4: Kết quả hồi quy các mô hình Pooled OLS, FEM và REM

Tên biến ROA
OLS FEM REM
TDTA -0,009*** -0,006*** -0,007***
TDTC -0,010*** -0,005*** -0,006***
TCTA 0,040*** 0,035*** 0,036***
TDeDA 0,029*** 0,018*** 0,022***
SIZE 0,003*** 0,006*** 0,005***
GDP 0,089* 0,088** 0,088**
INF -0,057 -0,047 -0,050
COVID 0,00 0,004** 0,004**
R-square 61,89% 67,85% 67,16%
Với ***, **, * tương ứng với mức ý nghĩa 1%; 5%; 10%

Nguồn: Kết quả từ STATA 14.0

Dựa trên kết quả bảng 4.4 ta có thể thấy các mô hình Pooled OLS, FEM, REM đều có hệ số xác định R2 lớn hơn 60% thuộc [0,5; 1] điều này cho thấy các biến số có ý nghĩa thống kê tác động tại các mô hình này sẽ giải thích được trên 60% sự thay đổi của ROA tại các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam. Ngoài ra, dựa trên kết quả ban đầu về hồi quy đa biến của các mô hình thì các biến số độc lập TDTA, TDTC tác động tiêu cực đến ROA tại các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam với mức ý nghĩa 1%. Các biến số TCTA và TDeTA tác động tích cực đến ROA tại các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam với mức ý nghĩa 1%.

Mặt khác, các biến kiểm soát SIZE, GDP tác động tích cực đến ROA. COVID thì có ý nghĩa thống kê tác động tích cực đến ROA tại mô hình FEM, REM với mức ý nghĩa 5% nhưng hai biến số này lại không tác động tại Pooled OLS. Cuối cùng thì INF không có ý nghĩa thống kê với tất cả các mô hình. Tuy nhiên, xét về dấu tác động của các biến số tại ba mô hình thì có tương đồng cao, do đó tạo sự phù hợp với dữ liệu nghiên cứu để tiếp tục cho các kiểm định tiếp theo.

4.2.2. Kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến hiệu quả của các ngân hàng.

Trong ba mô hình Pooled OLS, FEM và REM thì luận văn cần phải lựa chọn một trong ba mô hình này để có thể kiểm định tiếp tục và kết luận kết quả nghiên cứu, trong đó:

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp

Kiểm định Kết quả kiểm định Kết quả lựa chọn
Kiểm định F – test F (8,163)         =  43,00

Prob > F          =   0,000

Mô hình FEM phù hợp
Kiểm định Breus – Pargan  chibar2(01)      =   265,04

Prob > chibar2 =   0,000

Mô hình REM phù hợp
Kiểm định Hausman chi2(8)              =      17,57 Prob>chi2         =      0,025 Mô hình FEM phù hợp

Nguồn: Kết quả từ STATA 14.0

Với kiểm định lựa chọn giữa Pooled OLS và FEM thì luận văn sử dụng kiểm định F – test với cặp giả thuyết là H0 mô hình Pooled OLS phù hợp và H1 là mô hình FEM phù hợp. Kết quả cho thấy Prob > F là 0,000 thấp hơn 5% nên chấp nhận H1, do đó mô hình FEM phù hợp. Với kiểm định lựa chọn giữa Pooled OLS và REM thì luận văn sử dụng kiểm định Breus – Pargan test với cặp giả thuyết là H0 mô hình Pooled OLS phù hợp và H1 là mô hình REM phù hợp. Kết quả cho thấy Prob > chibar2 là 0,000 thấp hơn 5% nên chấp nhận H1, do đó mô hình REM phù hợp. Với hai kiểm định trên thì ta thấy FEM và REM phù hợp hơn Pooled OLS. Do đó, kiểm định Hausman dưới đây sẽ kết luận mô hình phù hợp nhất cho luận văn này.

Mặt khác, khi kiểm định Hausman để xem xét tính phù hợp giữa hai mô hình FEM và REM với cặp giả thuyết như sau: H0 là không có sự tồn tại giữa các biến số độc lập với phần dư tương quan nên mô hình REM phù hợp; H1 là có sự tồn tại giữa các biến số độc lập với phần dư tương quan nên mô hình FEM. Kết quả tại Bảng 4.3 cho thấy giá trị P – value của kiểm định này thấp hơn 5% nên chấp nhận H1, hay nói cách khác thì mô hình FEM phù hợp hơn. Ngoài ra, trong ba mô hình được đưa ra để lựa chọn thì mô hình FEM cũng có tính vững hơn và hệ số xác định của mô hình này cao nhất với tỷ lệ 66,34%, do đó mô hình này phù hợp với việc thực hiện các kiểm định tiếp theo để kết luận kết quả.

4.2.3. Kiểm định các hiện tượng khuyết tật của mô hình FEM

4.2.3.1. Kiểm định đa cộng tuyến Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến hiệu quả của các ngân hàng.

Kiểm định đa cộng tuyến sẽ dựa trên tổng hợp về hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến số. Trong đó, cặp giả thuyết như sau H0 là mô hình không có đa cộng tuyến và H1 là mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến.

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến

Biến số VIF
COVID 5,78
GDP 5,50
TDeDA 4,13
TDTC 4,08
SIZE 1,42
TCTA 1,31
INF 1,20
TDTA 1,11
VIF trung bình 3,07

Nguồn: Kết quả từ STATA 14.0

Dựa vào kết quả 4.6 ta thấy các hệ số phóng đại phương sai VIF đều thấp hơn 10 và giá trị trung bình VIF thấp hơn 5. Điều này cho thấy giả thuyết H0 được ủng hộ, hay nói cách khác mô hình không có đa cộng tuyến. Do đó, dữ liệu độc lập và có sự tin cậy để tiếp tục kiểm định.

4.2.3.2. Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Với hiện tượng phương sai sai số thay đổi thì cặp giả thuyết H0 là không tồn tại hiện tượng phương sai sai số trong mô hình và H1 là có tồn tại hiện tượng phương sai sai số trong mô hình.

Bảng 4.7: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi của mô hình FEM

Hiện tượng phương sai sai số thay đổi 
  chi2 (01)    =      1529,21

Prob>chi2  =      0,0000

Nguồn: Kết quả từ STATA 14.0 Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến hiệu quả của các ngân hàng.

Kết quả kiểm định tại bảng 4.7 cho thấy Prob là 0,000 thấp hơn mức ý nghĩa 5% do đó bác bỏ H0, đồng nghĩa với việc mô hình FEM có tồn tại hiện tượng phương sai sai số thay đổi.

4.2.3.3. Kiểm định tự tương quan

Với hiện tượng tự tương quan thì cặp giả thuyết H0 là không tồn tại hiện tượng tự tương quan trong mô hình và H1 là có tồn tại hiện tượng tự tương quan trong mô hình.

Bảng 4.8: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi của mô hình FEM

Hiện tượng tự tương quan 

F(1,21)   =     51,894   Prob > F =      0,0000

Nguồn: Kết quả từ STATA 14.0

Kết quả kiểm định tại bảng 4.8 cho thấy Prob là 0,000 thấp hơn mức ý nghĩa 5% do đó bác bỏ H0, đồng nghĩa với việc mô hình REM có tồn tại hiện tượng phương sai sai số thay đổi.

4.2.3.4. Khắc phục các hiện tượng khuyết tật mô hình FEM

Như vậy khi xác định được mô hình FEM đã có tồn tại hai hiện tượng phương sai số thay đổi và tự tương quan thì cần phải tiến hành khắc phục hai hiện tượng này theo phương pháp FGLS, nhằm xác định kết quả cuối cùng để thảo luận và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu tương ứng.

Bảng 4.9: Kết quả ước lượng mô hình bằng phương pháp FGLS

Biến độc lập Biến phụ thuộc ROA
Hệ số hồi quy Sai số chuẩn P-value
TDTA -0,003* 0,001 0,035
TDTC -0,003*** 0,001 0,000
TCTA 0,035*** 0,004 0,000
TDeDA 0,019*** 0,003 0,000
SIZE 0,004*** 0,0003 0,000
GDP 0,065*** 0,015 0,000
INF -0,039** 0,012 0,002
COVID 0,003** 0,001 0,001
Wald chi2(8) 249,85
Prob > chi2 0,0000
R2 67,16%

Nguồn: Kết quả từ STATA 14.0 Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến hiệu quả của các ngân hàng.

Với biến phụ thuộc là ROA thì sau khi kiểm định các hiện tượng khuyết tật và khắc phục tương ứng thì nhận được kết quả P – value của mô hình theo phương pháp FGLS là 0,000 thấp hơn mức ý nghĩa 5%. Điều này chứng minh được mô hình cuối cùng này phù hợp với tổng thể và có ý nghĩa thống kê phân tích tiếp theo. Cụ thể các biến số độc lập đại diện cho cấu trúc vốn của các NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam là  TDTA, TDTC, TCTA, TDeDA  có P – value thấp hơn 5% có nghĩa là các biến số này có ý nghĩa thống kê tác động đến ROA của các ngân hàng. Hay nói các tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ trên VCSH, tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản tác động đến ROA của các NHTMCP niêm yết tại Việt Nam.

Ngoài ra, các biến kiểm soát SIZE, GDP, INF và COVID có P – value thấp hơn 5% có nghĩa là các biến số này có ý nghĩa thống kê tác động đến ROA của các NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam. Hay nói cách khác quy mô ngân hàng, tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, đại dịch Covid 19 tác động đến ROA của các NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam.

Mô hình FEM có hệ số xác định R2 là 67,16% có thể nói các biến độc lập và biến kiểm soát có ý nghĩa thống kê tác động giải thích được 67,16% sự thay đổi của ROA hay hiệu quả hoạt động của NHTMCP niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn 2014 – 2023. Dựa trên kết quả bảng 4.7 thì mô hình hồi quy được thiết lập như sau:

4.2.3.5. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Dựa trên kết quả bảng 4.9 tổng hợp kết quả và đối sánh với giả thuyết thống kê ban đầu để kết luận, nếu kết quả của mỗi nhân tố có hệ số góc khác với giả thuyết ban đầu sẽ kết luận không phù hợp. Nếu P – Value của biến số đó lớn hơn 5% thì giả thuyết đó sẽ bị bác bỏ.

Bảng 4.10: Kết quả tổng hợp 

Giả thuyết nghiên cứu Biến độc lập ROA Kết luận giả thuyết
Kỳ vọng Kết quả
Dấu P-value
H1 TDTA Tiêu cực (-) Tiêu cực (-) 0,035 Phù hợp
H2 TDTC Tiêu cực (-) Tiêu cực (-) 0,000 Phù hợp
H3 TCTA Tích cực (+) Tích cực (+) 0,000 Phù hợp
H4 TDeDA Tiêu cực (-) Tích cực (+) 0,000 Không phù hợp
H5 SIZE Tích cực (+) Tích cực (+) 0,000 Phù hợp
H6 GDP Tích cực (+) Tích cực (+) 0,000 Phù hợp
H7 INF Tiêu cực (-) Tiêu cực (-) 0,002 Phù hợp
H8 COVID Tiêu cực (-) Tích cực (+) 0,001 Không phù hợp

Nguồn: Tổng hợp kết quả tính toán Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến hiệu quả của các ngân hàng.

4.3. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

Với kết quả nghiên cứu thực nghiệm thì luận văn đã lựa chọn mô hình FEM là phù hợp nhất trong các mô hình được hồi quy. Đồng thời, tiến hành các kiểm định liên quan để phát hiện các hiện tượng khuyết tật và khắc phục. Từ đó, mô hình FEM được khắc phục với phương pháp FGLS có kết quả như bảng 4.7 và 4.8. Nhìn chung thì các kết quả thu được tương đồng với mức độ cao so với các kỳ vọng ban đầu của giả thuyết nghiên cứu đặt ra. Do đó, tại phần này thì luận văn sẽ thảo luận và đối sánh các kết quả này so với các công trình nghiên cứu trước đây. Trong đó:

4.3.1. Đối với biến số đại diện cho cấu trúc vốn 

Luận văn sử dụng bốn tỷ lệ tương ứng với nợ và VCSH để đại diện cho cấu trúc vốn và các bốn biến số này đều có ý nghĩa thống kê tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam. Tương ứng với độ lớn của các hệ số hồi quy tại bảng 4.7 thì ta thấy mức độ tác động từ cao xuống thấp đó là tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản TCTA (β = 0,035); tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản TDeTA (β = 0,019); tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu TDTC (β = -0,003); tỷ lệ nợ trên tổng tài sản TDTA (β = -0,003). Các kết quả này được thảo luận như sau:

Đối với tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản thì hệ số hồi quy β là 0,035 có nghĩa là khi tỷ lệ này tại các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam tăng 1% thì ROA sẽ tăng 0,035%. Hay nói cách khác tỷ lệ này càng tăng thì sẽ giúp cho hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ngày càng gia tăng. Kết quả này đã chứng minh cho thực tế tại các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam khi huy động được càng nhiều vốn từ chủ sở hữu thì càng có lợi. Trong đó, điển hình là các hoạt động phát hành cổ phiếu tại TTCK sẽ làm cho giá trị ngân hàng tăng cao, khả năng vốn hóa cao làm cho uy tín và khả năng tiếp cận của các ngân hàng gia tăng tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng kinh doanh. Mặt khác, các nguồn vốn được hình thành từ lợi nhuận giữ lại được xem là các nguồn vốn dài hạn giúp cho ngân hàng giảm được áp lực huy động từ vốn vay và thanh toán các khoản lãi vay, đồng thời bảo toàn được lợi ích cao nhất của cổ đông ngân hàng. Từ đó, các điều kiện thuận lợi được hình thành để ngân hàng tài trợ với các loại tài sản sinh lời tốt hơn, có thể cho vay với các món sinh lợi cao hơn hay đầu tư vào các hạng mục mạo hiểm dài hạn nhằm thu được lợi nhuận cao hơn. Do đó, tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản tăng cao sẽ tạo điều kiện cho hiệu quả hoạt động của các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam tốt hơn. Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu của Jadah và cộng sự (2020); Athari và Bahreini (2021); Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2014); Đặng Thanh Cường và cộng sự (2021); Nguyễn Quốc Anh và Tăng Mỹ Sáng (2022); Vương Thị Hương Giang và cộng sự (2023). Đồng thời, kết quả này phù hợp với lý thuyết trật tự phân hàng, có nghĩa là các đơn vị kinh doanh hay cụ thể là các NHTMCP niêm yết sẽ ưu tiên sử dụng nguồn lợi nhuận được giữ lại để HĐKD. Trong đó, lợi nhuận giữ lại được xem là nguồn VCSH điển hình. Vì đối với nguồn vốn này thì các ngân hàng giảm được áp lực thanh toán nợ gồm gốc và lãi, từ đó gia tăng được lợi nhuận. Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến hiệu quả của các ngân hàng.

Đối với tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản thì hệ số hồi quy β là 0,019 có nghĩa là khi tỷ lệ này tại các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam tăng 1% thì ROA sẽ tăng 0,019%. Hay nói cách khác tỷ lệ này càng tăng thì sẽ giúp cho hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ngày càng gia tăng. Kết quả này đã chứng minh cho thực tế tại các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam khi huy động được các nguồn tiết kiệm từ các đối tượng trong nền kinh tế, đặc biệt là các kỳ hạn dài sẽ tạo điều kiện rất lớn cho ngân hàng thực hiện các chức năng trung gian tài chính. Mặt khác, nguồn vốn từ tiền gửi tiết kiệm trên thị trường được xem là kênh sinh lợi ổn định và thụ động ít rủi ro đối với các khách hàng gửi tiền, do đó lãi suất tiền gửi mà các ngân hàng phải trả cho khách hàng thường thấp hơn so với các khoản lãi vay từ các tổ chức tín dụng khác. Do đó, chi phí lãi trả cho tiền gửi sẽ giúp cho ngân hàng tiết kiệm được rất nhiều so với việc đi vay từ các NHTM khác hay tổ chức tài chính trên thị trường. Ngoài việc huy động tiền gửi thì các NHTMCP niêm yết Việt Nam còn phát hành những loại trái phiếu hay chứng chỉ tiền gửi với mục đích sinh lợi ổn định cho khách hàng nhằm tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi và chi phí thấp để tăng trưởng tín dụng hoặc tài trợ cho các loại tài sản sinh lợi, công nghệ hay hạng mục đầu tư. Từ đó, cho thấy tiền gửi được huy động là một trong những nguồn vốn giúp cho ngân hàng có thể gia tăng nguồn lực của tổ chức và tạo ra lợi nhuận lớn, đồng thời tiết kiệm được chi phí hơn so với các nguồn vồn huy động khác. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2014). Đồng thời, kết quả này phù hợp với lý thuyết chi phí trung gian, khi các chủ sở hữu có bất đồng với các cổ đông thì việc sử dụng các khoản nợ từ các nguồn khác sẽ giúp xoa dịu mâu thuẫn này. Do đó, điển hình tại các NHTMCP niêm yết khi nguồn huy động càng nhiều, thì các cổ đông càng tin tưởng hơn về tình hình kinh doanh của ngân hàng. Mặc dù, tiền lãi chi trả vẫn phải đảm bảo nhưng chi phí này vẫn thấp hơn các nguồn huy động khác để kinh doanh.

Đối với tỷ lệ nợ trên tổng tài sản và tỷ lệ nợ trên VCSH thì hệ số hồi quy β lần lượt là -0,003 và -0,003 có nghĩa là khi hai tỷ lệ liên quan đến tỷ lệ nợ của ngân hàng tăng 1% thì ROA sẽ giảm lần lượt là 0,003% và 0,003%. Nói cách khác, sự gia tăng của hai tỷ lệ nợ của ngân hàng có liên quan đến sự suy giảm hiệu quả hoạt động. Kết quả này đã chứng minh cho thực tế rằng các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam khi sử dụng các khoản nợ vay từ các nguồn khác trên thị trường nhiều thì lãi buộc phải thanh toán rất nhiều ngoài các khoản gốc. Ngoài ra, khi các khoản nợ tiếp tục tăng nhưng không tương đương với HĐKD của mình, chi phí lãi sẽ tăng. Điều này cho thấy năng lực quản lý để giảm chi phí cũng như hiệu quả hoạt động của ngân hàng sẽ thấp. Ngoài ra, các NHTMCP đang niêm yết tại TTCK Việt Nam hiện đang ưu tiên sử dụng các khoản nợ hơn là VCSH. Theo thống kê, các ngân hàng hiện đang sử dụng mức nợ gấp khoảng hai lần so với VCSH. Do đó, các khoản nợ và lãi sẽ tăng. Mặt khác, việc sử dụng các khoản nợ ngắn hạn cũng sẽ tạo ra những hạn chế cho ngân hàng, chẳng hạn như áp lực thanh toán đến nhanh. Do đó, khi đến hạn, các ngân hàng sẽ phải sử dụng các khoản nợ khác để thanh toán các khoản nợ cũ tiếp tục trong ngân hàng điều này khiến ngân hàng không tiết kiệm được chi phí và VCSH không phát huy được lợi ích của nguồn vốn, kết quả là hiệu quả hoạt động giảm đi. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Jadah và cộng sự (2020); Arhinful và cộng sự (2022). Đồng thời, kết quả này phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng hay nói cách khác thì các NHTMCP niêm yết vẫn ưu tiên sử dụng các nguồn vốn nội tại, lợi nhuận giữ lại hay VCSH trước khi huy động các khoản nợ khác. Điều này giúp duy trì lợi ích của cổ đông và hạn chế được các khoản lãi sinh ra liên tục làm giảm lợi nhuận.

4.3.2. Đối với các biến kiểm soát Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến hiệu quả của các ngân hàng.

Luận văn có phân tích thêm về sự tác động của các biến số kiểm soát đến cấu trúc vốn của các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam bao gồm bên trong và bên ngoài ngân hàng. Trong đó, dựa trên độ lớn của các hệ số hồi quy của các biến số thì mức độ tác động từ cao xuống thấp đó là tăng trưởng kinh tế GDP (β = 0,065); tỷ lệ lạm phát INF (β = -0,039); quy mô ngân hàng SIZE (β = 0,004); đại dịch Covid 19 (β = 0,003). Các kết quả này được thảo luận đối sánh như sau:

Đối với tăng trưởng kinh tế thì hệ số hồi quy β là 0,065 có nghĩa là khi tỷ lệ này tại các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam tăng 1% thì ROA sẽ tăng 0,065%. Hay nói cách khác tỷ lệ này càng tăng thì sẽ giúp cho hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ngày càng gia tăng. Điều này chứng minh cho thực tế khi nền kinh tế có tỷ lệ GDP tăng trưởng tốt thì điều kiện về mọi mặt của thị trường sẽ được đảm bảo, từ đó tạo cơ sở cho các NHTMCP niêm yết mở rộng thị trường, phát huy các nguồn lực sẵn có của mình dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm lợi nhuận. Đặc biệt, khi GDP tăng thì thu nhập xã hội tăng thì các khoản vay của khách hàng sẽ đảm bảo hơn cho ngân hàng. Ngoài ra, các hoạt động đa dạng hóa của ngân hàng cũng thuận tiện hơn từ đó giúp cho các nguồn lực tại ngân hàng được tận dụng triệt để nên lợi nhuận cũng gia tăng, hiệu quả hoạt động được đảm bảo. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Đặng Thanh Cường và cộng sự (2021); Nguyễn Quốc Anh và Tăng Mỹ Sáng (2022); Athari và Bahreini (2021).

Đối với tỷ lệ lạm phát thì hệ số hồi quy β là -0,039 có nghĩa là khi tỷ lệ này tăng 1% thì ROA sẽ giảm 0,039%. Hay nói cách khác tỷ lệ này càng tăng thì càng làm giảm hiệu quả hoạt động. Kết quả này đã minh chứng cho thực tế khi lạm phát của quốc gia càng tăng thì giá cả hàng hóa leo thang, sức muc của đồng tiền cũng giảm xuống nên tình hình kinh tế sẽ rất khó khăn, từ đó tác động đến các giao dịch của ngân hàng cũng có phần kém thuận lợi. Mặt khác, khi giá cả leo thang chi phí tăng lên nên ngân hàng buộc phải tăng các mức lãi suất cho vay từ đó làm cho các khoản cho vay trở nên rủi ro hơn vì khách hàng gặp khó khăn trong việc kinh doanh lẫn trả nợ. Do đó, các nguồn lực của ngân hàng không phát huy được năng lực của mình nên hiệu quả hoạt động suy giảm. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2014).

Đối với quy mô ngân hàng thì hệ số hồi quy β là 0,004 có nghĩa là khi quy mô tài sản tại các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam tăng 1% thì ROA sẽ tăng 0,004%. Hay nói cách khác quy mô càng tăng thì sẽ giúp cho hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ngày càng gia tăng. Điều này chứng minh cho thực tế các NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam có quy mô càng lớn thì càng dễ dàng chứng minh thương hiệu hay uy tín của mình trên thị trường, điển hình như các ngân hàng được xem là Big4 như VCB, BIDV, Vietinbank hoặc các NHTM tư nhân như Techcombank, VPBank,… Chính sự thuận lợi này dễ dàng giúp các ngân hàng này tiếp cận khách hàng hay mở rộng thị trường với những sản phẩm đặc thù của mình dễ dàng hơn. Mặt khác, quy mô ngân hàng đo lường thông qua tổng tài sản nên khi quy mô càng lớn thì nguồn lực của các tổ chức này càng mạnh mẽ, tạo điều kiện cơ sở để cho các ngân hàng phát huy thế mạnh của mình để mở rộng thị phần, tính toán rủi ro hay phân bổ các hạng mục một cách tốt nhất để thu được lợi nhuận cao nhất. Do đó, quy mô càng lớn và các hoạt động quản trị đi kèm thì sẽ làm cho hiệu quả hoạt động của các ngân hàng gia tăng. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Quốc Anh và Tăng Mỹ Sáng (2022); Vương Thị Hương Giang và cộng sự (2023); Jadah và cộng sự (2020); Arhinful và cộng sự (2022).

Đối với đại dịch Covid 19 thì hệ số hồi quy β là 0,003 có nghĩa là khi xuất hiện đại dịch thì hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng tăng 0,003% so với thời điểm không có đại dịch. Điều này chứng minh cho việc giai đoạn này thì các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam thu hẹp khẩu vị rủi ro tập trung vào các hoạt động thu phí dịch vụ, thanh toán, bảo lãnh nhiều hơn nên lợi nhuận có phần được bảo toàn thậm chí có phần tăng hơn. Ngoài ra tận dụng các nguồn lực tại chỗ của mình hiệu quả để gia tăng lợi nhuận trong giai đoạn dịch bệnh, nên hiệu quả hoạt động tăng theo. Đây là phát hiện mới của luận văn khi nghiên cứu trong phạm vi 19 NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2014 – 2023.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến hiệu quả của các ngân hàng.

Chương 4 đã tiến hành đánh giá sự thay đổi của hệ số ROA của 19 NHTMCP niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn 2014 – 2023 với giá trị trung bình mỗi năm. Sau đó, thông qua thống kê mô tả các giá trị đặc trung của các biến số trong mô hình nghiên cứu để nhận định và đánh giá tình hình chung. Đồng thời, phân tích sự tương quan giữa các biến số độc lập và kiểm soát. Thông qua mô hình hồi quy đa biến thì luận văn tiến hành điểm định sự phù hợp và lựa chọn mô hình FEM để phân tích. Mô hình FEM mắc phải các hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan do đó thông qua khắc phục với phương pháp FGLS, cho ra kết quả nghiên cứu cuối cùng có sự tương đồng với các kỳ vọng của giả thuyết nghiên cứu ban đầu đặt ra. Kết quả nghiên cứu cuối cùng cho thấy tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ trên VCSH tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam nhưng tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản lại tác động tích cực. Ngoài ra, các biến kiểm soát quy mô ngân hàng, tăng trưởng kinh tế GDP và đại dịch Covid tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam nhưng tỷ lệ lạm phát lại tác động tiêu cực.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.1. KẾT LUẬN NGHIÊN CỨU

Luận văn sử dụng mô hình hồi quy trên dữ liệu bảng nhằm xác định sự tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động tại NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam. Sử dụng biến phụ thuộc đại diện cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng đó là ROA, các biến độc lập được sử dụng đạ diện cho cấu trúc vốn đó là tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (TDTA), tỷ lệ nợ trên VCSH (TDTC), tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản (TCTA) và tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (TDeDA). Ngoài ra, luận văn còn nghiên cứu thêm sự tác động của các biến kiểm soát như quy mô ngân hàng (SIZE), tăng trưởng kinh tế (GDP), tỷ lệ lạm phát (INF), đại dịch Covid 19 (COVID). Dữ liệu ngân hàng được thu thập từ BCTC của 19 NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam từ năm 2014 đến năm 2023 và dữ liệu vĩ mô được thu thập từ Cục Thống kê Việt Nam.

Các mục tiêu cụ thể đã được luận văn hoàn thành về mặt cơ bản, trong đó với mục tiêu xác định và đo về sự tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam thì kết quả cho thấy tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ trên VCSH tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam nhưng tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản lại tác động tích cực. Ngoài ra, các biến kiểm soát quy mô ngân hàng, tăng trưởng kinh tế GDP và đại dịch Covid tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam nhưng tỷ lệ lạm phát lại tác động tiêu cực. Đồng thời, các biến số trong mô hình nghiên cứu đều có mức ý nghĩa thống kê thấp hơn 5% do đó đều tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam. Ngoài ra, mức độ tác động của các nhân tố thuộc cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động ngân hàng từ cao xuống thấp đó là tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản TCTA (β = 0,035); tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản TDeTA (β = 0,019); tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu TDTC (β = -0,003); tỷ lệ nợ trên tổng tài sản TDTA (β = 0,003). Đối với các biến kiểm soát thì mức độ tác động từ cao xuống thấp đến hiệu quả hoạt động ngân hàng là tăng trưởng kinh tế GDP (β = 0,065); tỷ lệ lạm phát INF (β = -0,039); quy mô ngân hàng SIZE (β = 0,003); đại dịch Covid 19 (β = 0,003).

Vì vậy, dựa trên các kết quả nghiên cứu tương ứng với cấu trúc vốn và biến kiểm soát, thì luận văn sẽ tiến hành đề xuất các hàm ý quản trị khả thi cho các NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam để có cấu trúc vốn hợp lý, nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động trong tương lai tại phần dưới đây.

5.2. ĐỀ XUẤT HÀM Ý CHÍNH SÁCH Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến hiệu quả của các ngân hàng.

5.2.1. Hàm ý đối với cấu trúc vốn

5.2.1.1. Giảm các khoản nợ phải trả tại ngân hàng

Theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản và tỷ lệ nợ trên VCSH đều có tác động giảm hiệu quả hoạt động của các NHTMCP niêm yết tại Việt Nam với hệ số tác động lần lượt là -0,003; -0,004. Điều này cho thấy nếu các ngân hàng càng sử dụng nhiều khoản nợ, nhưng không hiệu quả trong việc phân bổ thì sẽ gây ra áp lực thanh toán, giảm lợi nhuận hay hiệu quả hoạt động không được đánh giá cao.

Vì vậy, để các ngân hàng có thể cải thiện hiệu quả hoạt động trong tương lai, các ngân hàng sẽ cần điều chỉnh cơ cấu vốn theo hướng hạn chế sử dụng vốn vay từ các tổ chức tài chính hoặc các NHTM khác. Điều này trái ngược với việc huy động vốn thông qua các kênh khác như tiền gửi tiết kiệm hoặc phát hành trái phiếu, v.v., vì các hoạt động này có chi phí thấp hơn các hình thức vay khác, điều này sẽ giúp các ngân hàng thương mại niêm yết tiết kiệm được một khoản chi phí lãi vay mà họ đã phải gánh chịu.

Đồng thời, việc sáp nhập và mua lại sẽ buộc các NHTM đại chúng phải đồng ý hợp nhất các khoản vay trước đây do các NHTM khác yếu kém bị sát nhập nắm giữ. Tỷ lệ trong ngân hàng sẽ tăng lên do điều này và việc tăng chi phí lãi vay sau đó cũng sẽ tương ứng. Do đó, việc sáp nhập và mua lại chỉ nên thực hiện khi đó là chủ trương của NHNN và phương án sáp nhập cần được xem xét cẩn thận để giảm thiểu lượng nợ mà ngân hàng bị sát nhập đang có.

Các NHTMCP niêm yết nên ưu tiên các khoản vay trung và dài hạn từ các tổ chức cho vay để giảm bớt lượng căng thẳng do áp lực thanh toán và các yêu cầu lãi suất liên tục gây ra. Việc này giúp NHTMCP niêm yết giảm bớt áp lực và có nền tảng để đầu tư dài hạn tạo ra lợi nhuận lớn hơn. Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến hiệu quả của các ngân hàng.

5.2.1.2. Tăng các nguồn huy động từ vốn chủ sở hữu tại ngân hàng

Theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản có tác động tăng hiệu quả hoạt động của các NHTMCP niêm yết tại Việt Nam với hệ số tác động là 0,035. Điều này cho thấy, khi có nguồn VCSH càng lớn thì các NHTMCP niêm yết càng có được sự tự chủ tài chính tốt hơn, điều kiện để mở rộng hoạt động kinh doanh cũng thuận lợi hơn và từ đó gia tăng hiệu quả hoạt động. Vì vậy, các ngân hàng cần phải điều chỉnh cấu trúc vốn vốn của mình theo hướng gia tăng tỷ lệ VCSH trong ngân hàng để  đảm khả năng tự chủ tài chính, giảm thiểu rủi ro. Trong đó, các NHTMCP niêm yết cần phát hành thêm cổ phiếu trên thị trường chứng khoán đối với các NHTM đã lên sàn giao dịch. Điều này vừa giúp cho các ngân hàng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô các sản phẩm của ngân hàng, tạo uy tín và sự tin tưởng của khách hàng.

Các NHTMCP niêm yết có thể chia cổ tức bằng cổ phiếu, đây là hình thức mà các ngân hàng cũng có thể tăng vốn bằng cách chia cổ tức bằng cổ phiếu hoặc phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông. Hình thức tăng vốn này có hiệu quả trong việc nâng cao ý thức và trách nhiệm, thể hiện vai trò của cổ đông đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Một phương án khác cũng nên được các NHTMCP niêm yết lưu tâm đó chính là việc giữ lại lợi nhuận, nguồn vốn này được xem là sự thống nhất của các cổ đông giữ lại phần lợi ích của mình nhằm tập trung cho việc tái đầu tư hay hạn chế được việc vay nợ của ngân hàng nhằm bảo toàn lợi ích của mình trong tương lai. Hay nói cách khác, khi lợi nhuận giữ lại tăng lên thì nguồn vốn dài hạn của ngân hàng tăng lên, áp lực thanh toán được giảm tải và tận dụng được nguồn lực tài chính sẵn có của mình thì hiệu quả hoạt động sẽ có điều kiện được tăng lên tốt hơn.

5.2.1.3. Tăng nguồn huy động từ tiền gửi tại ngân hàng

Theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản có tác động tăng hiệu quả hoạt động của các NHTMCP niêm yết tại Việt Nam với hệ số tác động là 0,019.

Điều này cho thấy, khi có nguồn huy động tiền gửi tiết kiệm càng lớn thì các NHTMCP niêm yết càng có được có được nguồn vốn chi phí rẻ để thực hiện chức năng tài chính trung gian, từ đó lợi nhuận dễ dàng được gia tăng và hiệu quả hoạt động cũng được nâng cao. Vì vậy, các NHTMCP niêm yết cần đẩy mạnh các kênh huy động khác như tiền gửi tiết kiệm điện tử, tiết kiệm huy động qua các ứng dụng điện thoại, tiết kiệm qua hệ thống ngân hàng trực tuyến livebank. Cùng với đó, các kỳ hạn cũng như loại hình tiết kiệm cũng có thể đa dạng nhiều hình thức hấp dẫn để thu hút nguồn tiền từ các cá nhân và doanh nghiệp.

Mặt khác, các khoản huy động tiền gửi khuyến khích khách hàng chuyển từ ngắn hạn sang dài hạn để tránh được áp lực thanh toán gốc quá sớm, nhằm phục vụ cho các hạng mục đầu tư dài dạn.

5.2.2. Hàm ý đối với các biến kiểm soát Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến hiệu quả của các ngân hàng.

Quy mô ngân hàng tác động làm gia tăng hiệu quả hoạt động của NHTMCP niêm yết tại Việt Nam. Do đó, muốn gia tăng hiệu quả hoạt động thì cần xet xét vấn đề gia tăng quy mô. Vì khi NHTMCP niêm yết gia tăng quy mô có thể tận dụng lợi thế theo quy mô để phát triển hoạt động, giảm thiểu chi phí tiếp cận nguồn tài trợ từ bên ngoài. Các ngân hàng cần xem xét việc mở rộng quy mô với việc tuyển dụng đầu vào kỹ lưỡng, vì khi quy mô được mở rộng mà đội ngũ làm việc không hiệu quả thì cũng không phát huy hết được lợi thế theo quy mô. Việc mở rộng này cần gắn liền với việc đánh giá hiệu quả đóng góp của nhân viên để có chế độ lương, thưởng phù hợp nhằm khuyến khích họ làm việc tốt hơn; đồng thời các chương trình đào tạo huấn luyện nhân viên cũng cần được tổ chức định kỳ cùng các kỳ thi đánh giá năng lực nhân viên khi thực hiện nghiệp vụ. Việc gia tăng quy mô cần gắn liền với các chiến lược hoạt động kinh doanh cụ thể tập trung vào hoạt động kinh doanh truyền thống và các hoạt động kinh doanh hiện đại.

Các sản phẩm ngân hàng ứng dụng công nghệ số có ý nghĩa khách quan và đây là một lợi thế cạnh tranh hữu hiệu của ngành ngân hàng trong tương lai. Các NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam cần nhanh chóng nắm bắt cơ hội, thay đổi nhận thức trong xây dựng chiến lược kinh doanh của mình, hướng đến lấy khách hàng làm trung tâm, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, áp dụng công nghệ số đem đến cho khách hàng nhiều trải nghiệm và tiện ích hơn.

Cuối cùng, với bối cảnh tăng trưởng kinh tế thì các NHTMCP nên tận dụng tốt các điều kiện sẵn có của mình và môi trường kinh doanh để phát huy các thế mạnh trong việc mở rộng quy mô, tiếp cận nhiều hơn khách hàng, đổi mới sản phẩm và cập nhật các xu hướng mới. Từ đó, nguồn lực tổng thể của ngân hàng tạo được sức mạnh không bị lãng phí và tạo ra được nhiều lợi ích hơn, gia tăng sức mạnh cạnh tranh lẫn hiệu quả hoạt động của mình.

5.3. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

5.3.1. Hạn chế của luận văn

Luận văn chỉ đang dừng lại xem xét ROA là chỉ tiêu phản ánh cho hiệu quả hoạt động của các NHTMCP niêm yết, tuy nhiên vẫn còn các chỉ tiêu khác như ROE, NIM. Hoặc có những thước đo kinh tế về hiệu quả hay thị trường.

Ngoài ra, luận văn có thể không xem xét các biến độc lập hoặc biến kiểm soát khác có tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Ngoài ra, luận văn bị hạn chế bởi vì nó không thực hiện bất kỳ hồi quy bổ sung nào để xác định tính vững của mô hình.

5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến hiệu quả của các ngân hàng.

Nghiên cứu tiếp theo thì tác giả sẽ sử dụng các chỉ tiêu khác để đo lường cho hiệu quả hoạt động của các NHTMCP niêm yết như ROE, NIM.

Để đại diện cho cấu trúc vốn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP niêm yết tại Việt Nam, luận văn sử dụng thêm các biến khác. Hoặc có thể mở rộng giai đoạn nghiên cứu để thu được kết quả nghiên cứu chi tiết hơn.

Thêm hồi quy để kiểm tra tính vững của mô hình. Để thực hiện một phân tích toàn diện về thực trạng thu nhập của các NHTMCP niêm yết tại Việt Nam, cần thu thập thêm dữ liệu. Rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam bằng cách mở rộng phạm vi nghiên cứu cho tất cả NHTMCP niêm yết tại Việt Nam hoặc trong khu vực.

TÓM TẮT CHƯƠNG 5

Chương 5 tóm tắt các kết quả của luận văn liên quan đến các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra trong chương 1. Đồng thời, đề xuất các hàm ý quản trị có thể thực hiện cho các NHTMCP niêm yết tại Việt Nam liên quan đến CTV, bao gồm hạn chế tỷ lệ nợ, tăng tỷ lệ VCSH và tiền gửi huy động của ngân hàng. Đồng thời, theo các biến kiểm soát, các NHTMCP niêm yết sẽ mở rộng quy mô, tận dụng các nguồn lực để đổi mới sản phẩm dịch vụ và tăng cường tiếp cận khách hàng để tăng lợi nhuận và tránh lãng phí nguồn lực. Chương 5 cũng đề cập đến các hạn chế và mục tiêu nghiên cứu tiếp theo. Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến hiệu quả của các ngân hàng.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:

===>>> Luận văn: Tác động cấu trúc vốn đến hiệu quả của các ngân hàng

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ===>>> Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến hiệu quả của các ngân hàng […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0972114537