Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Tác động cấu trúc vốn đến hiệu quả của các ngân hàng hay nhất năm 2025 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tên đề tài luận văn: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tóm tắt nội dung luận văn: Luận văn này đã tiến hành tóm lược các nội dung về lý thuyết liên quan đến cấu trúc vốn, hiệu quả hoạt động của ngân hàng cùng các chỉ tiêu tài chính đo lường cho chúng. Ngoài ra, dựa trên các lý thuyết nền tảng chỉ ra mối quan hệ giữa các nhân tố cấu trúc vốn tác động đến hiệu quả hoạt động tại các NHTM. Mặt khác, dựa vào việc tóm lược các công trình trong nước và nước ngoài liên quan đến sự tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thì luân văn đã đánh giá được nét tương đồng trong lý thuyết và xác định được các khoảng trống mà các công trình còn tồn tại. Từ đó, kế thừa và đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu áp dụng cho hoàn cảnh của các NHTMCP niêm yết tại Việt Nam. Trong đó, hiệu quả hoạt động của ngân hàng được luận văn sử dụng ROA để phản ánh, nhằm xem xét sức mạnh tổng thể nguồn lực của ngân hàng tạo được bao nhiêu lợi nhuận ? Các nhân tố đại diện cho cấu trúc vốn bao gồm tỷ lệ nợ trên tài sản, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản và tỷ lệ tiền gửi trên tài sản. Ngoài các biến số độc lập đó thì luận văn cũng xem xét tổng thể với các biến kiểm soát như quy mô ngân hàng, tăng trưởng kinh tế, lạm phát và đại dịch Covid 19 tác động đến ROA. Từ đó, luận văn thu thập dữ liệu của 19 NHTMCP niêm yết tại Việt Nam từ năm 2014 – 2023, xử lý và thực hiện hàng loạt các ước lượng, kiểm định với các mô hình hồi quy. Mô hình tác động cố hình FEM được lựa chọn để phân tích và xuất hiện hai khuyết tật phương sai sai số thay đổi, tự tương quan nên khắc phục với phương pháp FGLS thu được kết quả cuối cùng đó là: Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ trên VCSH tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam nhưng tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản lại tác động tích cực. Ngoài ra, các biến kiểm soát quy mô ngân hàng, tăng trưởng kinh tế GDP và đại dịch Covid tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam nhưng tỷ lệ lạm phát lại tác động tiêu cực. Từ kết quả đó luận văn tiến hành đề xuất các hàm ý chính sách tương ứng cho các nhân tố tác động để gia tăng được hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng.
Từ khóa: Cấu trúc vốn, hiệu quả hoạt động, nợ, vốn chủ sở hữu, vĩ mô.
ABSTRACT Luận văn: Tác động cấu trúc vốn đến hiệu quả của các ngân hàng.
Title of thesis: The impact of capital structure on the performance of joint stock commercial banks listed on the Vietnamese stock market.
Summary of the thesis: This thesis has summarized the theoretical content related to capital structure, bank performance and financial indicators to measure them. In addition, based on the fundamental theories, it shows the relationship between capital structure factors affecting the performance of commercial banks. On the other hand, based on summarizing domestic and foreign works related to the impact of capital structure on bank performance, the thesis has assessed the similarities in theory and identified the gaps that the works still exist. From there, inherit and propose a model and research hypothesis applicable to the context of joint stock commercial banks listed in Vietnam. In which, the bank’s performance is reflected by the thesis using ROA, to consider how much profit the overall strength of the bank’s resources creates? The factors representing capital structure include debt to asset ratio, debt to equity ratio, equity to asset ratio and deposit to asset ratio. In addition to those independent variables, the thesis also considers the overall with control variables such as bank size, economic growth, inflation and the Covid 19 pandemic affecting ROA. From there, the thesis collects data from 19 listed commercial banks in Vietnam from 2014 – 2023, processes and performs a series of estimates and tests with regression models. The fixed-effects model FEM was selected for analysis and two defects of variance, autocorrelation appeared, so it was overcome with the FGLS method to obtain the final result: The ratio of debt to total assets, the ratio of debt to equity negatively affects the performance of listed commercial banks on the Vietnamese stock market, but the ratio of equity to total assets, the ratio of deposits to total assets have a positive impact. In addition, the control variables of bank size, GDP economic growth and the Covid pandemic have a positive impact on the performance of listed commercial banks on the Vietnamese stock market, but the inflation rate has a negative impact. From that result, the thesis proposes corresponding policy implications for the influencing factors to increase the performance of banks.
Keywords: Capital structure, performance, debt, equity, macro.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Ngân hàng thương mại (NHTM) là các tổ chức tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế của đất nước. Nguyên nhân là do các NHTM đóng vai trò là trung gian tài chính giữa dòng vốn nhàn rỗi và khu vực thiếu vốn. Với mục đích kiếm lợi nhuận, các NHTM lợi dụng chênh lệch lãi suất trên tiền gửi và cho vay. Mặt khác, các NHTM được coi là “mạch máu” của hệ thống kinh tế do chúng tạo ra đòn bẩy, giúp các bên tham gia thị trường tiếp tục hoạt động, vượt qua thách thức hoặc tăng thu nhập. Vì vậy, các NHTM càng mạnh thì hệ thống tài chính sẽ hoạt động hiệu quả hơn, góp phần nâng cao sự tăng trưởng của quốc gia. Mặt khác, một hệ thống NHTM yếu kém khi tồn tại có nguy cơ thua lỗ sẽ tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế với những hậu quả nặng nề. Hơn nữa, trong điều kiện kinh tế hiện nay, các NHTM trong nước và thậm chí cả ngân hàng nước ngoài đang cạnh tranh gay gắt với nhau nhằm tăng thị phần và thu nhập. Do đó, Nguyễn Văn Tiến (2015) cho rằng việc các ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động là điều bắt buộc và cần thiết nếu muốn tiếp tục tồn tại và duy trì sự ổn định của mình.
Hiệu quả hoạt động được xem là kết quả mà các NHTM sử dụng các nguồn lực như nguyên liệu đầu vào để tạo ra đầu ra với chi phí tiết kiệm nhất hoặc mang lại lợi nhuận tối đa (Rose, 2002). Trong khi điều này đang diễn ra, hiệu quả hoạt động của các NHTM bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như nền kinh tế vĩ mô và các nhóm nội bộ hiện diện trong tổ chức. Cụ thể, nhóm yếu tố bên trong bao gồm những thứ như quy mô ngân hàng, tính thanh khoản, tốc độ tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín dụng, cơ cấu vốn,… (Athanasoglou và cộng sự, 2008) Tập hợp các yếu tố kinh tế vĩ mô bao gồm những thứ như tổng sản phẩm quốc nội, lạm phát, mức độ tập trung thị trường trung bình,… Trong số các khía cạnh được nêu bật, cơ cấu vốn đóng vai trò rất thiết yếu trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Điều này là do cơ cấu này biểu thị các nguồn vốn được sử dụng để tạo tài sản hoặc vận hành hoạt động kinh doanh cho ngân hàng. Ngoài ra, việc NHTM sử dụng cấu trúc vốn hợp lý sẽ giúp giảm áp lực thanh toán, giảm chi phí vốn, tạo hiệu quả sử dụng nguồn lực, từ đó mang lại lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng. Mặt khác, nếu NHTM có cấu trúc vốn không hợp lý sẽ đe dọa sự ổn định của ngân hàng do ngân hàng phải đối mặt với áp lực thanh toán, tăng phí sử dụng cho các khoản vốn hoặc nguồn vốn sử dụng cho các hoạt động kinh doanh một cách bất hợp lý, dẫn đến các vấn đề thua lỗ. Do đó, mục tiêu hàng đầu của các NHTM là thiết lập một cấu trúc vốn hợp lý, bên cạnh việc nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm duy trì tăng trưởng tài chính và tăng sức cạnh tranh. Luận văn: Tác động cấu trúc vốn đến hiệu quả của các ngân hàng.
Có rất nhiều kết luận khác nhau về sự tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Bandt và cộng sự (2014) cho rằng cấu trúc vốn có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động, Berger và Patti (2006) cho rằng cấu trúc vốn có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, De Bandt và cộng sự (2014) ủng hộ quan điểm rằng cấu trúc vốn có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động. Theo Hoffmann (2010) thì có một mối quan hệ không đơn điệu giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động ngân hàng. Cụ thể hơn, có một tỷ lệ ngưỡng của vốn chủ sở hữu trên tổng vốn. Nếu tỷ lệ này nằm dưới ngưỡng này thì cơ cấu vốn có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Mặt khác, nếu tỷ lệ này nằm trên ngưỡng này thì cơ cấu vốn có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013) phát hiện ra rằng cấu trúc vốn có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động ngân hàng ở Việt Nam. Mặt khác, Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cảnh (2015) phát hiện có mối liên hệ ngược chiều giữa cấu trúc vốn với hiệu quả kinh doanh tại các NHTM Việt Nam. Nên các kết luận vẫn có sự khác nhau trong các giai đoạn nghiên cứu, quốc gia khác nhau hay đặc thù HĐKD của các NHTM. Đồng thời, các nghiên cứu chưa tập trung vào cấu trúc sở hữu Nhà nước tại các NHTM, trong khi việc sở hữu này tác động rất nhiều đến chiến lược hay định hướng kinh doanh của các ngân hàng. Cùng với đó là trong giai đoạn gần đây, đặc biệt từ năm 2020 – 2022 thì đại dịch Covid 19 xuất hiện cũng có những tác động xấu đến nền kinh tế lẫn việc huy động các nguồn vốn tại ngân hàng, do đó kéo theo tác động đến HQHĐ nhưng các nghiên cứu về vấn đề này vẫn chưa tập trung.
Vì vậy, xuất phát từ sự quan trọng của cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM thì tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” nhằm đề xuất các hàm ý khả thi cho các ngân hàng có được cấu trúc vốn hợp lý để gia tăng hiệu quả kinh doanh trong tương lai.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Luận văn này sẽ xác định và đo lường sự tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam. Trong đó, hiệu quả hoạt động của ngân hàng được đo lường thông qua chỉ tiêu ROA, đây là tỷ suất phản ánh mức độ sử dụng hiệu quả của tổng tài sản hay nguồn lực của ngân hàng để tạo ra lợi nhuận ròng. Từ đó, đề xuất các hàm ý để các ngân hàng có được cấu trúc vốn hợp lý để gia tăng hiệu quả hoạt động trong tương lai.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, xác định các nhân tố đo lường cho cấu trúc vốn tại các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam.
Thứ hai, xác định và đo lường sự tác động của các nhân tố cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam.
Thứ ba, đề xuất các hàm ý cho các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam nhằm có được cấu trúc vốn hợp lý để gia tăng hiệu quả hoạt động trong tương lai.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Luận văn: Tác động cấu trúc vốn đến hiệu quả của các ngân hàng.
Thứ nhất, các nhân tố nào đo lường cho cấu trúc vốn tại các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam ?
Thứ hai, sự tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam như thế nào ? Mức độ tác động ra sao ?
Thứ hai, các hàm ý nào được đề xuất cho các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam nhằm có được cấu trúc vốn hợp lý để gia tăng hiệu quả hoạt động trong tương lai ?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Cấu trúc vốn của NHTM và sự tác động của nó đến hiệu quả hoạt động.
Phạm vi nghiên cứu về không gian: Luận văn sẽ sử dụng dữ liệu thứ cấp của 19 NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam cụ thể là tại sàn HOSE và HNX không tính các ngân hàng niêm yết trên sàn UPCOM, không tính đến các NHTMCP có vốn sở hữu nước ngoài 100% hay đặt trụ sở đại diện tại Việt Nam. Số lượng NHTMCP niêm yết này chiếm trên 75% tổng thị phần và tài sản của hệ thống các ngân hàng niêm yết tại TTCK Việt Nam, do đó mẫu này đủ tính đại diện cho toàn hệ thống.
Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Thời gian dữ liệu được sử dụng từ năm 2014 – 2023. Khoảng thời gian này hệ thống NHTMCP Việt Nam tái cấu trúc 2014 – 2015 để lặp lại ổn định với hoạt động tín dụng. Sau đó, sự bão hòa của hệ thống ngân hàng, suy thoái kinh tế 2018 – 2019 và cao điểm là đại dịch Covid 19 gây ra những tác động rất xấu cho nền kinh tế, hệ thống ngân hàng. Vì vậy, giai đoạn này có những sự tác động dẫn đến sự thay đổi của cấu trúc vốn lẫn hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam.
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sẽ tiến hành thực hiện hai phương pháp nghiên cứu chính đó là định tính và định lượng. Trong đó, phương pháp định tính được thực hiện thông qua tổng hợp các lý thuyết liên quan đến cấu trúc vốn, hiệu quả hoạt động tại các NHTM. Đồng thời, chỉ ra sự tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động tại các NHTM. Tiếp đó, thông qua các lược khảo công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài thời gian qua để đánh giá các khoảng trống nhằm có cơ sở để đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu cho bối cảnh các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam.
Phương pháp định lượng được thực hiện thông qua việc xử liệu liệu thứ cấp của các NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2014 – 2023 và thiết kế dạng bảng. Từ dữ liệu đó tiến hành xử lý thông qua phần mềm thống kê STATA 14.0 để cho ra các kết quả. Sau đó, luận văn sẽ thống kê mô tả đặc điểm của các biến số, thực hiện hồi quy với các mô hình như Pooled OLS, FEM, REM. Dựa trên các mô hình hồi quy sẽ thực hiện hàng loạt các kiểm định như Hausman, F – test để lựa chọn mô hình phù hợp, từ đó kiểm định sự xuất hiện các khuyết tật và khắc phục chúng với phương pháp FGLS để có được kết quả hồi quy cuối cùng. Từ kết quả đó tạo cơ sở để kết luận các giả thuyết nghiên cứu, thảo luận và đề xuất các hàm ý cho các NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam.
1.6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Luận văn: Tác động cấu trúc vốn đến hiệu quả của các ngân hàng.
Luận văn này đóng góp kết quả thực nghiệm về sự tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động tại các NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2014 – 2023. Ngoài ra, từ kết quả nghiên cứu này thì luận văn sẽ đề xuất với nhà quản trị ngân hàng có những chiến lược hay chính sách để có được một cấu trúc vốn hợp lý để nâng cao hiệu quả hoạt động trong tương lai hay các giai đoạn phát triển tiếp theo.
1.7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Để có thể hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu thì luận văn sẽ có cấu trúc 5 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài
Nội dung chính của chương này tập trung vào trình bày lý do lựa chọn đề tài. Từ đó, xác định các mục tiêu, câu hỏi và đối tượng nghiên cứu. Đồng thời, trình bày tổng quát về phương pháp nghiên cứu và các đóng góp chính của luận văn về mặt lý luận cũng như thực tiễn của nó. Cuối cùng trình bày kết cấu và nội dung dự kiến của mỗi chương cần được hoàn thành.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và lược khảo nghiên cứu
Nội dung chính của chương là tổng hợp các cơ sở lý thuyết nền tảng liên quan đến cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các NHTM và mối quan hệ tác động giữa chúng. Đồng thời thông qua lược khảo các nghiên cứu liên quan để phát hiện các khoảng trống nghiên cứu và làm cơ sở đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu tương ứng với bối cảnh NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam.
Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu
Nội dung chính của chương này là tập trung và việc đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu tương ứng với sự tác động của cấu trúc vốn và các biến kiểm soát đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam. Ngoài ra, trình bày về phương pháp nghiên cứu bao gồm cách thức lẫy mẫu, thu thập số liệu và các phương pháp tính toán xử lý số liệu liên quan.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Luận văn: Tác động cấu trúc vốn đến hiệu quả của các ngân hàng.
Nội dung chính của chương này là tập trung vào việc trình bày kết quả xử lý số liệu từ các NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam giai đoạn 2014 – 2023. Thông qua, thống kê mô tả mẫu nghiên cứu, phân tích tương quan, hồi quy đa biến và kiểm định tương ứng từ mô hình hồi quy được chọn. Từ kết quả khắc phục các hiện tượng sẽ tiến hành kết luận giả thuyết nghiên cứu và thảo luận kết quả này.
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách
Nội dung chính của chương này là tập trung vào kết luận kết quả đạt được của nghiên cứu. Từ kết quả hồi quy tiến hành đề xuất các hàm ý quản trị tương ứng với các biến số trong mô hình nghiên cứu nhằm giúp cho các NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam lựa chọn một cấu trúc vốn hợp lý để gia tăng hiệu quả hoạt động trong tương lai.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương này tập trung vào trình bày lý do lựa chọn đề tài thông qua đánh giá tình hình chung về vấn đề hệ thống NHTM Việt Nam, tình hình về các nghiên cứu liên quan. Từ đó, xác định các mục tiêu, câu hỏi và đối tượng nghiên cứu. Đồng thời, trình bày tổng quát về phương pháp nghiên cứu và các đóng góp chính của luận văn về mặt lý luận cũng như thực tiễn của nó. Cuối cùng trình bày kết cấu và nội dung dự kiến của mỗi chương cần được hoàn thành.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1.1. Định nghĩa hiệu quả hoạt động tại ngân hàng thương mại
Farrell (1957) cho rằng hiệu quả hoạt động của một tổ chức doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh của một ngân hàng thương mại, vẫn được xác định bởi hai tiêu chí là tuyệt đối và tương đối. Cụ thể hơn, hiệu quả tuyệt đối được thể hiện bằng kết quả kinh doanh sau khi các chi phí để đạt được kết quả đã được trừ vào thu nhập mà doanh nghiệp tạo ra. đối với chỉ số tuyệt đối này, nó phản ánh quy mô, khối lượng hoặc lợi nhuận đạt được theo các thông số cụ thể liên quan đến vị trí hoặc thời gian. Mặt khác, hiệu quả tuyệt đối bị hạn chế trong quá trình so sánh các đơn vị kinh doanh có cùng quy mô về chiến lược kinh doanh. Mặt khác, khi đánh giá hiệu quả tuyệt đối, các đơn vị kinh doanh hay NHTM chủ yếu lấy những số liệu cụ thể khi thực hiện tính toán. Tuy nhiên, điều này không chứng minh được đơn vị kinh doanh đang sử dụng nguồn lực của mình hiệu quả như thế nào so với các đối thủ khác. Mặt khác, hiệu quả tương đối được tính bằng tỷ lệ có tính đến cả đầu vào và đầu ra. Điều này giúp dễ dàng so sánh các tổ chức có quy mô khác nhau và nằm ở các khu vực khác nhau hoặc là thời điểm khác. Khi đánh giá hiệu quả hoạt động tại các đơn vị kinh doanh cụ thể này có sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực hoặc các biến đầu vào hay không ? Điều cần thiết là phải tiến hành đánh giá hiệu quả tương đối từ các nguồn lực đầu vào nhằm tạo ra các yếu tố đầu ra có chất lượng cao và thu được lợi ích lớn nhất có thể. Luận văn: Tác động cấu trúc vốn đến hiệu quả của các ngân hàng.
Theo Rose (2002) thì NHTM cũng được coi là một tổ chức kinh doanh, trong đó kinh doanh tiền tệ là hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTM. Vì vậy, cách các ngân hàng đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình sẽ tương đương với cách các doanh nghiệp đánh giá hiệu quả hoạt động của mình. Nhìn ở góc độ hẹp hơn, hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các NHTM có thể được định nghĩa là việc sử dụng các nguồn lực của mình nhằm tạo ra lợi nhuận tốt nhất có thể, đồng thời đảm bảo hoạt động ổn định. Hiểu theo nghĩa rộng hơn, hiệu quả kinh doanh của các NHTM không chỉ gắn liền với lợi nhuận mà còn liên quan đến cơ cấu tài sản, nợ cũng như tốc độ tăng trưởng của thu nhập. Nói cách khác, lực lượng lao động, cơ sở vật chất, năng lực tài chính và các mối quan hệ với các yếu tố kinh tế vĩ mô cơ bản là những nguồn lực cơ bản mà một NHTM sở hữu hay còn gọi là các yếu tố đầu vào. nền kinh tế. Với sự hỗ trợ của các yếu tố đầu vào này, các ngân hàng có thể tạo ra hàng hóa đầu ra gắn liền với tiền gửi tiết kiệm, cho vay và đầu tư. Những sản phẩm đầu ra này đóng vai trò là nền tảng để các ngân hàng cố gắng kiếm lợi nhuận. cũng như đánh giá hiệu quả điều hành các hoạt động kinh doanh của bạn.
Tóm lại, hiệu quả hoạt động được xem là kết quả của việc kết hợp các yếu tố đầu vào của ngân hàng như nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, nhân lực và các khía cạnh khác trong quá trình hoạt động. Khi các yếu tố đầu vào này được kết hợp với nhau, các NHTM có thể thực hiện các chức năng trung gian tài chính, bao gồm huy động vốn, cấp tín dụng, đầu tư vốn và cung cấp các dịch vụ khác, nhằm tạo ra lượng đầu ra tối đa. Kết quả của việc kết hợp này được đánh giá qua hiệu quả hoạt động và thông thường được đo lường thông qua lợi nhuận. Hay lợi nhuận sẽ được đánh giá qua tỷ lệ của nó trên các nguồn lực, để đánh giá xem một đồng nguồn lực của ngân hàng sẽ tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận ? Khi tỷ lệ này cao, có nghĩa là ngân hàng sử dụng thận trọng các nguồn lực của mình nhằm tạo ra lợi nhuận cao nhất có thể, đảm bảo hoạt động ổn định và tiếp tục mở rộng.
2.1.2. Phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động tại ngân hàng thương mại
Theo Phan Thị Thu Hà (2013) có những cách tiếp cận chủ yếu dựa trên việc đánh giá thông qua biên lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên nguồn lực của ngân hàng.
2.1.2.1. Theo phương pháp truyền thống Luận văn: Tác động cấu trúc vốn đến hiệu quả của các ngân hàng.
Với quan điểm hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của mình nhằm đạt được kết quả của mục tiêu hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh. Trần Ngọc Thơ (2015) cho rằng, doanh nghiệp có thể sử dụng các chỉ tiêu phản ánh sức sản xuất, suất hao phí và sức sinh lợi để đánh giá hiệu quả kinh doanh. Sức sản xuất cho biết khả năng tạo ra kết quả sản xuất từ các yếu tố đầu vào… Trần Ngọc Thơ (2015) cho rằng có ba chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng, tốc độ luân chuyển và suất sinh lời của chi phí hoặc các yếu tố đầu vào. Mặc dù các hướng nghiên cứu trên đều đề xuất ba chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh với các tên gọi khác nhau, nhưng xét về bản chất thì khá giống nhau. Đều là phản ánh sự tương quan giữa kết quả đầu ra với các yếu tố đầu vào; khả năng sử dụng các yếu tố đầu vào và cuối cùng là khả năng tạo ra lợi nhuận từ các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, ngân hàng cũng được xem là một doanh nghiệp kinh doanh do đó để đo lường hiệu quả hoạt động thì lợi nhuận cũng được xem là một chỉ tiêu để thể hiện.
Lợi nhuận của NHTM là khoản chênh lệch được xác định thông qua tổng doanh thu trừ đi tất cả các khoản chi phí hoạt động mà NHTM phải trả hợp lý, hợp lệ. Lợi nhuận của NHTM được thực hiện trong năm được xem là kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Trong đó bao gồm lợi nhuận từ nghiệp vụ và các hoạt động kinh doanh khác (Nguyễn Văn Tiến, 2015). Trong đó:
- Lợi nhuận trước thuế = Tổng thu nhập – Tổng chi phí
- Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Thuế thu nhập doanh nghiệp
2.1.2.2. Phương pháp biên lợi nhuận
Phương pháp xác định này sẽ được sử dụng để tìm cả tham số SFA không tham số cũng như tham số DEA (Phân tích màng bao dữ liệu). Sử dụng phương pháp này, các NHTM sẽ phân tích biên lợi nhuận của hoạt động kinh doanh nhằm xác định hiệu quả hoạt động khi thay đổi một đơn vị đầu vào. Nói cách khác, mục đích của phương pháp này là đo khoảng cách đo lường giữa đơn vị được đề cập và đơn vị có biên lợi nhuận cao nhất (Berger và DeYoung, 1997). Tuy nhiên, hệ thống này đòi hỏi mức độ nghiêm ngặt cao khi xét đến các giá trị gắn liền với đầu vào và đầu ra của các NHTM. Để xác minh chính xác các giả định thống kê, cần phải khái quát hóa bằng cách sử dụng các dạng hàm phù hợp từ góc độ toán học. Do đó, điều cần thiết là phải đầu tư vào việc thu thập dữ liệu một cách có phương pháp và được tổ chức cẩn thận.
2.1.2.3. Phương pháp tỷ suất lợi nhuận
Khi sử dụng phương pháp này, thông lệ là sử dụng các tỷ lệ sinh lời như ROA và ROE. Việc đo lường các chỉ số này dựa trên tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tài sản, vốn chủ sở hữu bình quân và các yếu tố tương tự khác. Do tất cả các chỉ số này đều được trình bày trên báo cáo tài chính nên việc thu thập chúng vào những thời điểm hoặc giai đoạn cụ thể khá đơn giản và tùy thuộc vào mục tiêu đánh giá.
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản bình quân (ROA): Theo Ongore và Kusa (2013) và Khrawish (2011) thì tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) là tỷ lệ được sử dụng để lượng hóa khả năng sinh lời của các NHTM. Tỷ lệ này được tính bằng cách chia lợi nhuận sau thuế (EAT) cho tổng tài sản bình quân của ngân hàng. Tỷ lệ được đề cập là thước đo khả năng tạo ra lợi nhuận từ tài sản của ngân hàng. Nói cách khác, chỉ số này thể hiện kỹ năng quản lý của các nhà điều hành ngân hàng về khả năng sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Nói cách khác, lợi nhuận trên tài sản (ROA) đề cập đến hiệu quả mà ngân hàng tạo ra lợi nhuận ròng bằng cách sử dụng các nguồn lực và tài sản của mình. Theo Wen (2010), tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) càng lớn thì việc sử dụng tài sản của ngân hàng càng thành công. Để tính ROA, công thức sau được sử dụng:
Tỷ suất sinh lời trên tài sản bình quân (ROA) = Tuy nhiên, trong luận văn này thì tác giả lựa chọn ROA để làm chỉ tiêu đại diện cho hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Vì ROA thể hiện cho việc các NHTM sử dụng tổng thể các nguồn lực của mình hay tổng tài sản của mình vào các hoạt động kinh doanh, đầu tư tổng thể nhằm sinh ra lợi nhuận. Mặt khác, tổng tài sản của ngân hàng cũng phản ánh được sự cân bằng với nguồn vốn tài trợ cho nó, từ đó phản ánh việc hiệu quả trong sử dụng nguồn vốn để tạo ra lợi nhuận ròng cho ngân hàng.
2.2. CẤU TRÚC VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Luận văn: Tác động cấu trúc vốn đến hiệu quả của các ngân hàng.
2.2.1. Định nghĩa cấu trúc vốn tại ngân hàng thương mại
Các NHTM được coi là một loại hình kinh doanh của doanh nghiệp (Nguyễn Văn Tiến, 2015). Đặc điểm nổi bật của loại công ty này là nó không tham gia vào việc bán các mặt hàng hoặc dịch vụ sản xuất thông thường mà tập trung vào giao dịch tiền tệ hoặc giao dịch tài chính. Theo đó, cơ cấu vốn của các NHTM sẽ được thể hiện ở mức tương đương với các loại hình doanh nghiệp khác đang hoạt động trên thị trường. Cụ thể hơn, sau đây là những khái niệm liên quan đến cơ cấu vốn:
Theo Ross và cộng sự (2008) thì cấu trúc vốn của một doanh nghiệp là tỷ lệ giữa vốn nợ và vốn chủ sở hữu, hoặc nó phản ánh tỷ lệ phần trăm vốn nợ và VCSH trên tổng vốn của doanh nghiệp. Tỷ lệ này cho thấy tỷ lệ vốn vay so với VCSH. Nếu doanh nghiệp có tỷ lệ VCSH cao có thể tự quản lý tài chính của mình và có thể hoạt động độc lập. Khi tỷ lệ cho vay cao chứng tỏ hoạt động đang sử dụng một lượng đòn bẩy tài chính đáng kể. Một doanh nghiệp được cho là có cơ cấu vốn tối ưu khi tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu ở mức tốt nhất có thể. Ngay khi đạt được điều kiện lý tưởng, chi phí sử dụng vốn cổ phần sẽ ở mức thấp nhất và giá trị thị trường của cổ phiếu sẽ ở mức cao nhất.
Theo Ross và cộng sự (2012) thì cấu trúc vốn được định nghĩa là sự kết hợp giữa nghĩa vụ trả nợ và VCSH. Trong bối cảnh này, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu được coi là nguồn tài trợ cho việc xây dựng tài sản, kinh doanh. Do đó, các lựa chọn về cơ cấu vốn hoặc nguồn tài trợ được coi là chiến lược mà mọi doanh nghiệp sản xuất hoặc thương mại bắt buộc phải áp dụng nhằm đạt được mục tiêu quan trọng là tối đa hóa lợi ích của cổ đông và giá trị của doanh nghiệp.
Nguyễn Minh Kiều (2012) cho rằng cấu trúc vốn đề cập đến sự kết hợp giữa nợ và vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn dài hạn. Số tiền này có thể được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp. Việc lựa chọn cơ cấu vốn được xác định bởi tình hình hoạt động hiện tại hoặc bởi sự biến động của thị trường mà doanh nghiệp cần phải điều chỉnh để tiếp tục hoạt động và thích ứng với hoàn cảnh mới.
Nguyễn Đình Luân (2016) cho rằng cấu trúc vốn là sự mô tả tỷ lệ phần trăm nợ và vốn chủ sở hữu cấu thành vốn kinh doanh tổng thể của một tổ chức. Mục đích sử dụng các nguồn này nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh hàng ngày, mua tài sản cố định hoặc đầu tư vào các sản phẩm gắn liền với công ty. Trong quá trình diễn ra các chu kỳ kinh doanh diễn ra đồng thời, cơ cấu vốn của các công ty thường xuyên có những biến động. Hơn nữa, tùy thuộc vào lựa chọn được thực hiện, cơ cấu vốn của công ty có thể mang lại những lợi thế hoặc hạn chế cho công ty.
Tóm lại, cơ cấu vốn của NHTM được coi là sự kết hợp giữa nợ và vốn chủ sở hữu được huy động để xây dựng nguồn vốn của ngân hàng. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sắm sửa tài sản, cơ sở vật chất và các hoạt động của NHTM. Cơ cấu vốn phù hợp của NHTM cần phải hài hòa giữa nợ phải trả và VCSH khi chi phí vốn thấp và chấp nhận được rủi ro phù hợp với điều kiện kinh doanh của ngân hàng. Do đó, cơ cấu vốn của một NHTM thường tập trung vào mối liên hệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
2.2.2. Thành phần của cấu trúc vốn của ngân hàng thương mại Luận văn: Tác động cấu trúc vốn đến hiệu quả của các ngân hàng.
Theo khái niệm của cấu trúc vốn thì thành tại NHTM là sự kết hợp của nợ và VCSH được huy động để hình thành nguồn vốn. Do đó, thành phần của cấu trúc vốn bao gồm:
2.2.2.1. Các khoản nợ
Nguyễn Minh Kiều (2012) cho rằng tại các đơn vị kinh doanh thì nợ được xem là các khoản nợ phải trả trong đo chia thành hai nhóm chính là nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Đồng thời, Bennette và Donnelly (1993) cũng cho rằng các đơn vị kinh doanh riêng biệt có chính sách tài trợ riêng với các khoản nợ ngắn hay dài hạn thì sự tương tác giữa mức nợ vay của hai nhóm này này sẽ xuất hiện. Michaelas và cộng sự (1999) cũng chỉ ra rằng nếu các nhân tố tác động đến nợ vay ngắn hạn khác nợ vay dài hạn thì cần sử dụng cả hai chỉ tiêu này để đo lường cho cấu trúc vốn. Do đó, tại luận văn này thì các khoản nợ được hiểu là toàn bộ các khoản nợ của ngân hàng huy động từ các nguồn bên trong hay bên ngoài.
Nợ ngắn hạn: Là các khoản nợ có thời hạn phải trả hay thanh toán không quá 12 tháng hoặc dưới một chu kỳ kinh doanh thông thường.
Nợ dài hạn: Là các khoản nợ có thời hạn phải trả hay thanh toán từ 12 tháng trở lên hoặc trên một chu kỳ kinh doanh thông thường.
Mặt khác, các NHTM có thể huy động các khoản nợ của mình thông qua các trung gian tài chính như vay của NHNN hay các NHTM khác, công ty tài chính hoặc tự mình phát hành những chứng khoán nợ (Ross và cộng sự, 2012)
Vay NHNN hay các NHTM khác: Đây là hình thức mà NHTM xác lập hợp đồng tín dụng với NHNN hay các NHTM khác, với nguyên tắc hoàn trả gốc và lãi vô điều kiện. Các khoản vay tùy vào mục đích kinh doanh của ngân hàng mà sử dụng các kỳ hạn tương ứng. Luận văn: Tác động cấu trúc vốn đến hiệu quả của các ngân hàng.
Phát hành trái phiếu dài hạn: Đây là hình thức mà các ngân hàng sẽ phát hành các loại trái phiếu với nhiều hình thức khác nhau như theo phương thức trả lãi một lần hay coupon, theo lãi suất thả nổi hoặc cố định. Phát hành trái phiếu được xem là phương thức khá linh hoạt nhưng phải dựa trên uy tín của ngân hàng trên thị trường. Mặt khác, trái phiếu huy động vẫn phải được ngân hàng cam kết hoàn trả gốc lãi vô điều kiện nhưng xếp sau nợ vay các NHTM khác nếu gặp rủi ro phá sản.
2.2.2.2. Vốn chủ sở hữu
Theo Rajan và Zingales (1995) thì VCSH là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ đơn vị kinh doanh và các thành viên trong đơn vị kinh doanh liên doanh hoặc các cổ đông. Có 3 nguồn tạo nên VCSH đó là số tiền góp vốn của các nhà đầu tư, tổng số tiền tạo ra từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (lợi nhuận chưa phân phối) và chênh lệch đánh giá lại tài sản. Vì vậy, VCSH của ngân hàng bao gồm vốn kinh doanh (vốn góp và lợi nhuận chưa chia), chênh lệch đánh giá lại tài sản, các quỹ của doanh nghiệp như quỹ phát triển, quỹ dự trữ, quỹ khen thưởng phúc lợi… Các ngân hàng có thể huy động vốn chủ sở hữu bằng nhiều cách đó là vốn góp ban đầu, tăng vốn góp, phát hành cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu thường hay giữ lại lợi nhuận.
Vốn góp ban đầu: Là một lượng vốn góp ban đầu nhất định do các cổ đông hay chủ sở hữu góp vào các NHTM khi mới thành lập. Tùy vào hình thức sở hữu của ngân hàng sẽ quyết định tính chất và hình thức tạo vốn của bản thân NHTM. Đối với ngân hàng của Nhà nước, vốn góp ban đầu chính là vốn đầu tư của Nhà nước – chủ sở hữu vào ngân hàng. Quy mô của vốn góp ban đầu vào NHTM phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc điểm kinh doanh, quy định của pháp luật ở mỗi thời kỳ…
Lợi nhuận không chia: Cổ tức sẽ được chia cho các cổ đông vào cuối năm tài chính từ lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp để tăng VCSH các cổ đông sẽ đồng ý cho NHTM giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư mà không nhận hoặc nhận một phần cổ tức. Đây là nguồn vốn rất chủ động, NHTM không bị ràng buộc từ bên ngoài,tăng khả năng tự chủ về tài chính và dễ dàng hơn trong các quan hệ tín dụng khác từ đó tạo cơ hội cho NHTM thu được lợi nhuận cao hơn trong các giai đoạn phát triển sau này.
Phát hành cổ phiếu: Cổ phiếu bao gồm cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường. Phát hành cổ phiếu để huy động vốn là một nguồn tài chính dài hạn rất quan trọng của NHTM vì có thể huy động vốn nhanh và nguồn vốn huy động lớn.
2.2.3. Các chỉ số đại diện cho cấu trúc vốn tại ngân hàng thương mại Luận văn: Tác động cấu trúc vốn đến hiệu quả của các ngân hàng.
2.2.3.1. Tỷ lệ nợ tại ngân hàng thương mại
Tỷ lệ nợ tại các NHTM thường được phản ánh thông qua hai chỉ tiêu đó là tỷ lệ nợ trên tổng tài sản và tỷ lệ nợ trên VCSH (Nguyễn Văn Tiến, 2015). Trong đó:
Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản: Tỷ lệ này cho biết mức độ tài trợ hình thành tài sản của NHTM từ nợ vay. Tỷ lệ này cho biết năng lực tài chính, khả năng trả nợ và những rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải, trong đó tỷ lệ này được xét đến tính đặc thù của khía cạnh kinh doanh (Firer và Williams, 2005).
- Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản =
Firer và Williams (2005) lập luận rằng tỷ lệ này nếu lớn hơn 50% có nghĩa là các ngân hàng đang ưu tiên nhiều hơn trong việc sử dụng các khoản nợ để tài trợ cho tài sản. Ngược lại nếu thấp hơn 50% thì ngân hàng đang ưu tiên cho các nguồn khác để tài trợ điển hình đó là VCSH.
Tỷ lệ nợ trên VCSH: Tỷ lệ này cho biết tình hình các ngân hàng sử dụng các nguồn tài trợ cho HĐKD của mình. Hai nguồn vốn này sở hữu những đặc điểm riêng biệt và có mối quan hệ với nhau được dùng để đánh giá cấu trúc vốn (Firer và Williams, 2005).
- Tỷ lệ nợ trên VCSH =
Nếu hệ số này càng lớn hơn 1 có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao hơn VCSH trong tổng nguồn vốn, hay nợ phải trả đóng vai trò rất quan trọng trong NHTM (Firer và Williams, 2005).
Tóm lại, trong hai tỷ lệ phản ánh cho tình hình nợ phải trả tại ngân hàng thì ta có thể thấy rằng nếu các tỷ lệ này càng cao, có nghĩa là các NHTM đang ưu tiên với việc sử dụng các khoản nợ vào việc tài trợ hay vận hành kinh doanh. Chính vì thế, các NHTM sẽ đối mặt với các rủi ro cụ thể đó là áp lực thanh toán, chi phí hoạt động tăng lên cao do phải trả lãi cho các khoản nợ vay này. Trong đó, các khoản nợ vay điển hình mà các ngân hàng hay sử dụng đó là nguồn huy động từ khách hàng gửi tiền, việc phát hành trái phiếu hay đi vay của NHNN và các tổ chức tín dụng khác (Nguyễn Văn Tiến, 2015).
2.2.3.2. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tại ngân hàng thương mại
Tỷ lệ VCSH tại NHTM được xem là giá trị phản ánh mức độ tự tài trợ hay sự tự chủ tài chính của các ngân hàng, do đó tỷ lệ này càng cao thì sự tự chủ tài chính trong HĐKD của các NHTM càng được duy trì tốt (Stephen và cộng sự, 2003). Hay nói cách khác tỷ lệ này càng cao thì các khoản nợ phải trả cũng giảm xuống nên nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng cũng được giảm tải. Thay vào đó các hoạt động phát hành cổ phiếu, chủ sở hữu bổ sung vốn hay giữ lại lợi nhuận làm gia tăng nguồn vốn dài hạn trong ngân hàng. Tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM tài trợ vào các hạng mục dài hạn hay mở rộng kinh doanh.
- Tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản = Luận văn: Tác động cấu trúc vốn đến hiệu quả của các ngân hàng.
Hệ số này có giá trị càng lớn thì mức độ tự chủ về mặt tài chính và khả năng bù đắp tổn thất bằng VCSH càng cao, do đó rủi ro kinh doanh càng thấp. Nếu hệ số này lớn hơn 50% tức là nguồn vốn của NHTM phần lớn được tài trợ từ nguồn vốn thực góp của các cổ đông.
Tóm lại tại luận văn này thì cấu trúc vốn của các NHTM sẽ được phản ánh thông qua các chỉ tiêu đó là tỷ lệ nợ và VCSH trên tổng tài sản, nhằm phản ánh được năng lực tài chính, sự tự chủ cũng như các rủi ro mà các NHTM phải đối mặt khi sử dụng các loại nguồn vốn cơ sở để vận hành kinh doanh đặc thù (Firer và Williams, 2005).
2.3. TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.3.1. Các lý thuyết liên quan đến mối liên hệ giữa cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các đơn vị kinh doanh
2.3.1.1. Trật tự phân hạng
Khi Myers và Majluf (1984) trình bày lý thuyết về trật tự phân hạng thì nền tảng xây dựng nó dựa trên cơ sở thông tin bất cân xứng. Có ba hình thức huy động vốn chính được mọi doanh nghiệp sử dụng bao gồm cả các NHTM: Vốn nội bộ bao gồm lợi nhuận giữ lại; cổ phiếu được phát hành và vốn vay (nợ) và vốn của chủ sở hữu. Trong đó, mức độ ưu tiên sẽ bao gồm việc sử dụng vốn nội bộ trước, tiếp theo là vay nợ và cuối cùng là phát hành cổ phiếu (Myers và Majluf, 1984). Vì vậy, lý thuyết này nhấn mạnh đáng kể đến việc phân cấp tầm quan trọng của việc sử dụng nguồn vốn trong doanh nghiệp và các NHTM cũng không nằm ngoài quy luật này. Đặc biệt, các cơ sở kinh doanh sẽ tập trung vào nguồn vốn nội bộ để tái đầu tư hoặc chia cổ tức khi cần thiết. Điều này cho phép các đơn vị kinh doanh giữ được lợi nhuận khi họ có lợi nhuận, ngay cả khi tổ chức đang có HĐKD sinh lời. Khi nguồn lợi nhuận giữ lại này không đủ thì lúc này các khoản vay được tiến hàng để hỗ trợ các hoạt động tạo tài sản hoặc các dự án đầu tư. Trong đó, khác với các doanh nghiệp thông thường thì NHTM sẽ vay nợ tại NHNN hay các NHTM hoặc tổ chức tài chính khác. Nếu không đủ nguồn tài trợ thì lúc này các NHTM mới tính toán đến việc phát hành cổ phiếu hay gia tăng VCSH. Các động thái quyết định này cho thấy các doanh nghiệp hay ngân hàng đều có những ưu tiên phân hạng với các nguồn vốn của mình. Luận văn: Tác động cấu trúc vốn đến hiệu quả của các ngân hàng.
Mặt khác, lý thuyết này đã chỉ ra rằng các ngân hàng mong muốn có kết quả hoạt động có lãi thường sẽ vay ít hơn. Nguyên nhân là do khi vay họ sẽ có nghĩa vụ trả cả gốc và lãi khi đến hạn. Nếu các khoản vay thiếu hiệu quả sẽ có tác động đến việc lợi nhuận ngân hàng suy giảm và dẫn đến khả năng vỡ nợ. Tuy nhiên, các nNHTM hoạt động ở quy mô nhỏ hơn hoặc sức cạnh tranh ít hơn hơn thường coi trọng tỷ lệ nợ hơn. Nguyên nhân là do họ không sở hữu đủ vốn nội bộ để tiếp tục hoạt động tái đầu tư, trong đó việc sử dụng vốn vay là ưu tiên hàng đầu. Do đó, khi nói đến hệ thống phân cấp, thì các nguồn vốn cần được sử dụng ở mức độ hợp lý. Nếu NHTM tiếp tục tích lũy thêm nợ, thì HĐKD sẽ trở nên khó khăn nếu không phân phối hiệu quả vì nó sẽ không thể tiết kiệm tiền trả lãi. Kết quả là, tầm quan trọng của mối tương quan nghịch giữa đòn bẩy tài chính và hiệu quả hoạt động.
2.3.1.2. Chi phí trung gian
Với lý thuyết chi phí trung gian thì các chi phí được đề cập phát sinh trong sự liên hệ giữa người đứng đầu (quản lý doanh nghiệp hay ngân hàng) và các bên trung gian có thể là cổ đông ngoài hay các chủ nợ. Lý thuyết này giả định rằng cấu trúc vốn tối ưu được thiết lập thông qua việc tiết kiệm tối đa các khoản chi phí phát sinh từ xung đột giữa các bên liên quan (Jensen và Meckling, 1976). Nó đóng vai trò quan trọng trong sự quyết định tài chính giữa nhà quản lý và các bên cổ đông hay chủ nợ. Khi các doanh nghiệp hay cụ thể tại bối cảnh này là các ngân hàng khi gặp khó khăn về mặt tài chính thì các cổ đông sẽ đẩy mạnh quản lý đưa quyết định về lấy vốn từ các chủ nợ cho chủ sở hữu. Thời điểm này thì các chủ nợ sẽ yêu cầu mức lẫi cao hơn trong việc cho vay hay chuyển đổi tài chính. Việc sử dụng các khoản nợ và thanh toán lãi vay sẽ làm giảm đi xung đột giữa cổ đông và người đứng đầu. Vì nếu vào thời điểm này mà các ngân hàng tiến hành phát hành cổ phiếu nhiều hơn thì lợi ích của các cổ đông lại càng bị chia nhỏ, mâu thuẫn nội bộ sẽ càng gia tăng và đặc biệt chi phí phát hành rất cao nên việc sử dụng nợ lúc này có lợi hơn trong việc giảm tổng chi phí đại diện. Nhưng nếu tình huống ngược lại khi đòn bẩy đang được sử dụng cao thì buộc các nhà quản lý và cổ đông phải đi đến quyết định gia tăng chi phí phát hành để gia tăng cổ phần trong doanh nghiệp nhằm có luọng vốn đủ để HĐKD.
2.3.1.3. Lý thuyết về chu kỳ kinh tế
Samuelson và Nordhalls (1948) cho rằng “Chu kỳ kinh doanh là một sự dao động của tổng sản lượng quốc dân, của thu nhập và việc làm thường kéo dài trong một giai đoạn được đánh dấu bằng một sự mở rộng hay thu hẹp trên quy mô lớn trong hầu hết các khu vực của nền kinh tế, thường trong một khoảng thời gian từ 02 – 10 năm”.
Trong đó chu kỳ kinh tế có hai giai đoạn chính đó là giai đoạn suy thoái và giai đoạn mở rộng, điểm cự trị của các đỉnh và đáy là giai đoạn chuyển hướng của chu kỳ, sự đi xuống của một chu kỳ gọi là suy thoái đây là một giai đoạn mà trong đó GDP thực tế giảm xuống ít nhất trong hai quý liên tiếp và suy thoái bắt đầu tại một đỉnh và kết thúc tại một đáy. Trong giai đoạn suy thoái cầu về lao động giảm làm thất nghiệp gia tăng, lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, giá chứng khoán thường sẽ giảm xuống khi các nhà đầu tư cảm nhận được chu kỳ kinh tế đi xuống. Giai đoạn mở rộng là hình ảnh phản chiếu của suy thoái, mỗi nhân tố trên sẽ hoạt động theo chiều ngược lại. Không có hai chu kỳ kinh tế nào hoàn toàn giống nhau. Điều này cho thấy, tính chu kỳ kinh tế lan rộng đến các đối tượng trong nền kinh tế, hay điển hình nó thể hiện qua GDP và tỷ lệ lạm phát. Khi nền kinh tế đạt được sự tăng trưởng thì các đối tượng rất thuận lợi trong kinh doanh, đòn bẩy của ngân hàng tạo ra hiệu quả và khả năng trả nợ của các đối tượng vay cũng dễ hơn nên nợ xấu được thu hẹp, hoặc các hoạt động kinh doanh khác dễ dàng thực hiện hơn nên hiệu quả hoạt động được duy trì. Nhưng ngược lại, trong chu kỳ kinh tế có sự thu hẹp, khó khăn hay lạm phát đang tăng thì việc kinh doanh tổng thể của ngân hàng gặp nhiều cản trở, nên hiệu quả hoạt động cũng kém đi.
2.3.1.4. Lý thuyết tính kinh tế theo quy mô Luận văn: Tác động cấu trúc vốn đến hiệu quả của các ngân hàng.
Panzar và Willig (1977) cho rằng nếu các đơn vị kinh doanh tiến hành mở rộng các sản phẩm dịch vụ cung cấp thì chi phí sản xuất trung bình sẽ giảm xuống. Điều này có nghĩa là khi các đơn vị kinh doanh thực hiện việc mở rộng hay đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh của mình, thì các nguồn lực của doanh nghiệp sẽ được biến đổi và tận dụng, hạn chế được sự lãng phí (Markides và Williamson, 1994). Nếu nhiều lĩnh vực kinh doanh cùng được thực hiện dựa trên nguồn lực sẵn có thì tổng chi phí sẽ có thể được hạn chế từ đó làm cho lợi nhuận tăng lên hay tính hiệu quả sử dụng nguồn lực tạo ra thu nhập cũng được đánh giá tốt hơn.
Với NHTM là đơn vị kinh doanh cung cấp với đầu ra sản phẩm là các sản phẩm tài chính thì khi các NHTM tiến hành đa dạng hóa các loại sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng, thì vẫn với đội ngũ nhân lực, công nghệ, vật chất hay hệ thống thông tin đó vẫn được tận dụng để vận hành. Từ đó, tiết kiệm được chi phí, hiệu quả cũng tăng lên và rủi ro được kiểm soát tốt hơn.
2.3.2. Kết luận về sự tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại
Berger (1995) cho rằng cấu trúc vốn tác động cùng chiều đến lợi nhuận hay hiệu quả hoạt động của các NHTM. Vì khi các NHTM có tỷ lệ vay nợ cao vượt mức kỳ vọng mức sử dụng nợ tối ưu thì sẽ làm tăng chi phí phá sản do các yếu tố bên ngoài gây ra. Do đó, các NHTM buộc phải gia tăng VCSH để làm giảm cơ cấu nợ trong ngân hàng, nên vẫn bảo toàn HĐKD và đảm bảo an toàn trong hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Mặt khác, khi tiến hành loại bỏ thông tin cân xứng hay thông tin riêng về dòng tiền trong tương lai và các lãnh đạo ngân hàng có thể báo hiệu thông tin này thông qua cấu trúc vốn (Myers và Majluf, 1984). Kết quả cho thấy sự cân bằng tín hiệu xuất hiện trong ngân hàng với mức kỳ vọng cao về hiệu quả hoạt động khi có VCSH cao. Với các thông tin nội bộ tồn tại dưới dạng kỳ vọng về doanh thu, chi phí và rủi ro tốt hơn với các đối tượng bên ngoài. Ngoài ra, Bandt và cộng sự (2014) chỉ ra rằng tỷ lệ VCSH càng cao, có nghĩa là nguồn vốn dài hạn của NHTM càng cao, nhưng nó chỉ tật sự đem lại hiệu quả hoạt động cao nhất cho tổ chức khi các kênh giám sát thật chặt chẽ, vì khi có được nguồn vốn dài hạn từ VCSH thì các lãnh đạo ngân hàng giảm được áp lực thanh toán và mở rộng khẩu vị rủi ro để cho vay hay đầu tư mạo hiểm, nên tìm kiếm được lợi nhuận nhiều hơn. Luận văn: Tác động cấu trúc vốn đến hiệu quả của các ngân hàng.
Nhưng với một khía cạnh khác thì cấu trúc vốn đem lại tác động tiêu cực cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng, đặc biệt trong giai đoạn mà các NHTM có tỷ lệ đòn bẩy đang thấp, nên việc gia tăng đòn bẩy làm giảm chi phí đại diện của vốn cổ phần nhưng tăng giá trị của ngân hàng. Berger và Patti (2006) đã lập luận rằng lý thuyết chi phí đại diện khi áp dụng với bối cảnh ngân hàng thì lại kết luận cấu trúc vốn tác động tiêu cực đến lợi nhuận của ngân hàng, vì nợ vay tăng cao sẽ làm tăng chi phí lãi và đe dọa rủi ro vỡ nợ của ngân hàng do kinh doanh không hiệu quả. Hart và Moore (1995) cũng ủng hộ lý thuyết chi phí đại diện và cho rằng khi các NHTM sử dụng nguồn vốn vay thì buộc các nhà quản lý phải có đối sách hay chiến lược để thực hiện cam kết trả gốc và lãi vay. Mặt khác, nợ vay cũng đem lại những lợi ích cho VCSH về mặt cân đối thông tin. Khi đi vay thì các nhà quản lý ngân hàng phải tiết lộ các thông tin về sự tăng trưởng của tổ chức để đảm bảo sự tin tưởng cho cổ đông, nhà đầu tư về năng lực trả nợ trong tương lai. Tuy nhiên, với trường hợp vay nợ của ngân hàng thì nguồn vay chủ yếu đến từ huy động tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cư dân trong nền kinh tế, phần lớn đối tượng này không có nhiều chuyên môn hay năng lực giám sát khoản tiền mình gửi vào ngân hàng ngoài việc chỉ biết nhận lãi hàng kỳ (Dewatripont và Tirole, 1994). Nên lợi dụng sự chủ quan đó, mà các NHTM tận dụng càng nhiều nhưng việc phân phối nguồn huy động này không hiệu quả thì càng đe dọa lợi nhuận hay hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng lớn.
Ngoài ra, cấu trúc vốn còn có sự tác động không đơn điệu đến hiệu quả hoạt động của các NHTM. Điều này có nghĩa là với lý thuyết chi phí đại diện chỉ ra tỷ lệ VCSH tác động không đơn thuần một hướng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Jensen và Meckling (1976) cho rằng khi tỷ lệ VCSH tại ngân hàng đang cao có nghĩa là sử dụng nợ đang thấp thì khi tăng các khoản huy động từ nợ, thì người quản lý phải giảm chi phí đại diện của nợ hay tập trung vào các nguồn nợ có lãi thấp để tăng lợi nhuận. Nhưng ngược lại, khi NHTM đang rơi vào trạng thái nguy cơ vỡ nợ thì các chi phí phá sản và chi phí đại diện không cân xứng với chi phí VCSH thì nếu tăng thêm đòn bẩy tài chính dẫn đến chi phí tổng đại diện cao hơn và hiệu quả hoạt động ngày càng kém đi. Mặt khác, Berger và Patti (2006) cũng lập luận rằng theo giả thuyết rủi ro thì các NHTM có lợi nhuận hay hiệu quả hoạt động tốt thì ưu tiên sử dụng nợ mà ưu tiên với tỷ lệ VCSH thấp hơn, vì chi phí sử dụng nợ thường thấp hơn chi phí sử dụng VCSH ngoài ra tận dụng lợi ích từ lá chắn thuế của lãi vay (Athanasoglou và cộng sự, 2008). Nhưng với giả thuyết nhượng quyền thì các NHTM nên lựa chọn tỷ lệ VCSH cao để bảo vệ lợi ích về thu nhập cao nhất cho các cổ đông.
2.4. LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN Luận văn: Tác động cấu trúc vốn đến hiệu quả của các ngân hàng.
2.4.1. Các nghiên cứu tại nước ngoài
Tại Iraq, khi nghiên cứu về sự tác động của cấu trúc vốn đến lợi nhuận kinh doanh của các NHTM, thì Jadah và cộng sự (2020) đã sử dụng dữ liệu thứ cấp của 18 NHTM từ năm 2009 – 2018, đồng thời sử dụng mô hình hồi quy đa biến Pooled OLS. Biến phụ thuộc mà nhóm tác giả sử dụng đại diện cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là ROA. Các chỉ số đại diện cho cấu trúc vốn của ngân hàng đó là tỷ lệ nợ trên VCSH, tỷ lệ VCSH, tỷ lệ nợ, tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ nợ trên VCSH, tỷ lệ nợ, tỷ lệ nợ ngắn hạn và dài hạn trên tổng tài sản tác động tiêu cực đến ROA. Tỷ lệ VCSH, quy mô ngân hàng tác động tích cực đến ROA. Ngoài ra, GDP và lạm phát không tác động đến ROA.
Tại Ả Rập, khi nghiên cứu về lợi nhuận của các NHTM thì Athari và Bahreini (2021) đã sử dụng dữ liệu thứ cấp của các 29 ngân hàng từ năm 2003 – 2017. Đồng thời, nhóm tác giả sử dụng mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM, REM để kết luận. Trong đó, đại diện cho lợi nhuận của ngân hàng đó là ROE. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản tác động tích cực đến ROE. Mặt khác, rủi ro ngân hàng, tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát cũng tác động tích cực đến ROE.
Tại Bangladesh, khi nghiên cứu về tác động của đòn bẩy tài chính, an toàn vốn, hiệu quả quản lý, rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các ngân hàng, thì Uddin (2022) đã sử dụng dữ liệu thứ cấp của 6 NHTM niêm yết tại quốc gia này từ năm 2017 – 2020 và sử dụng mô hình hồi quy đa biến REM để kết luận. Biến phụ thuộc mà nhóm tác giả sử dụng đại diện cho lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng là ROA. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, hệ số an toàn vốn tác động tích cực đến ROA. Tỷ lệ nợ xấu và hiệu quả quản lý chi phí tác động tiêu cực đến ROA.
Tại Ghana, khi nghiên cứu về tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các tổ chức tài chính, thì Arhinful và cộng sự (2022) đã sử dụng dữ liệu thứ cấp của 15 tổ chức tài chính từ năm 2011 – 2020 và sử dụng mô hình hồi quy đa biến REM để kết luận. Biến phụ thuộc mà nhóm tác giả sử dụng đại diện cho lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng là ROA, NIM. Cấu trúc vốn được đại diện bởi các tỷ lệ VCSH, nợ trên tài sản, nợ trên EBITDA, nợ trên VCSH. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nợ trên tổng tài sản và nợ trên EBITDA tác động tiêu cực đến ROA, NIM.
Ngoài ra, biến kiểm soát quy mô tổ chức tác động tích cực đến ROA, NIM.
2.4.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam Luận văn: Tác động cấu trúc vốn đến hiệu quả của các ngân hàng.
Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2014) khi nghiên cứu về khả năng sinh lợi của các NHTM Việt Nam, nhóm tác giả đã sử dụng dữ liệu của 22 NHTM từ 2007 – 2013, đồng thời sử dụng mô hình hồi quy đa biến theo phương pháp GMM. Biến phụ thuộc mà nhóm tác giả sử dụng đại diện cho lợi nhuận kinh doanh là ROA, ROE. Ngòa ra, cấu trúc vốn được nhóm tác giả sử dụng các chỉ tiêu sau làm đại diện đó là tỷ lệ VCSH, tỷ lệ tài trợ bởi tiền gửi, đồng thời các biến số này tác động tích cực đến ROA, ROE. Ngoài ra, quy mô ngân hàng, đa dạng hóa thu nhập, GDP tác động tích cực đến ROA, ROE. Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát tác động tiêu cực đến ROA, ROE.
Đặng Thanh Cường và cộng sự (2021) khi nghiên cứu về lợi nhuận tại các NHTM Việt Nam đã sử dụng dữ liệu thứ cấp của 12 ngân hàng niêm yết tại HOSE, đồng thời thông qua mô hình hồi quy đa biến hồi quy OLS để kết luận. Biến phụ thuộc mà nhóm tác giả sử dụng đại diện cho lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng là ROA, ROE. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ VCSH, năng lực tài chính, GDP tác động tích cực đến ROA, ROE. Nhưng quy mô ngân hàng và tỷ lệ chi phí hoạt động tác động tiêu cực đến ROA, ROE.
Nguyễn Quốc Anh và Tăng Mỹ Sáng (2022) khi nghiên cứu về vốn và lợi nhuận tại ngân hàng, nhóm tác giả đã sử dụng dữ liệu thứ cấp của 22 NHTM Việt Nam từ năm 2011 – 2020 với mô hình hồi quy đa biến Pooled OLS, FEM, REM và GMM. Biến phụ thuộc mà nhóm tác giả sử dụng đại diện cho lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng là ROE. Đại diện cho vốn của ngân hàng thì nhóm tác giả sử dụng hệ số CAR và tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số CAR tác động tích cực nhưng tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản lại tác động tiêu cực đến ROE. Ngoài ra, các biến kiểm soát như quy mô ngân hàng, tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ nợ xấu lại tác động tích cực đến ROE.
Vương Thị Hương Giang và cộng sự (2023) khi nghiên cứu về tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng, thì nhóm tác giả sử dụng dữ liệu của 31 NHTM Việt Nam từ năm 2012 – 2021 với mô hình hồi quy đa biến Pooled OLS, FEM, REM và GLS. Biến phụ thuộc mà nhóm tác giả sử dụng đại diện cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là ROA, ROE. Đại diện cho cấu trúc vốn của ngân hàng thì nhóm tác giả sử dụng tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản. Kết quả nghiên cứu cho thấy cấu trúc vốn tác động tích cực đến ROA, ROE. Ngoài ra các biến kiểm soát như quy mô ngân hàng, tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ tiền gửi, tăng trưởng doanh thu tác động tích cực đến ROA, ROE. Nhưng tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát lại tác động tiêu cực đến ROA, ROE.
Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu liên quan
2.4.3. Khoảng trống nghiên cứu Luận văn: Tác động cấu trúc vốn đến hiệu quả của các ngân hàng.
Dựa trên việc tóm tắt tổng quát về các lý thuyết, lược khảo các nghiên cứu liên quan về cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các NHTM, cũng như mối quan hệ tác động giữa chúng thì luận văn xác định các khoảng trống nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, đa phần các nghiên cứu đã tập trung cấu trúc vốn thông qua các chỉ tiêu đó là tỷ lệ nợ, tỷ lệ VCSH theo như các lý thuyết về trật tự phân hạn hay chi phí trung gian đã đề cập. Tuy nhiên, trong nguồn vốn tài trợ cho kinh doanh của ngân hàng thì tiền gửi huy động rất quan trọng, đây là nguồn vốn giúp cho các NHTM thực hiện chức năng tài chính và đặc thù HĐKD của đơn vị kinh doanh này. Do đó, nó tác động rất lớn đến việc sinh ra lợi nhuận hay hiệu quả hoạt động của ngân hàng, nhưng các nghiên cứu vẫn chưa tập trung nhiều hay vẫn có những kết luận trái chiều với nhau điển hình với nghiên cứu của Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2014); Vương Thị Hương Giang và cộng sự (2023). Nên luận văn xác định đây là khoảng trống nghiên cứu cần xem xét và phân tích với tính cập nhật hơn tại Việt Nam.
Thứ hai, các nghiên cứu đa phần số liệu chỉ cập nhật đến trước năm 2022 do đó tạo ra khoảng trống về phạm vi thời gian nghiên cứu. Mặt khác, trong giai đoạn gần đây cụ thể từ năm 2020 – 2021 có xuất hiện đại dịch Covid 19 và các tác động tiêu cực của nó đem lại cho thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng là thực tế điển hình. Hay nói cách khác, đại dịch này có thể tác động rất lớn đến tình hình kinh doanh của hệ thống NHTM Việt Nam hay hiệu quả hoạt động của tổ chức, nhưng chưa được tập trung nghiên cứu do đó tạo ra khoảng trống nghiên cứu cho luận văn cần giải quyết.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 đã tiến hành trình bày tổng quát về các lý thuyết nền tảng liên quan đến cấu trúc vốn, hiệu quả hoạt động và các chỉ tiêu đo lường các NHTM, các lý thuyết liên quan luận giải về sự tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động tại NHTM. Sau đó, tiến hành lược khảo các nghiên cứu trong nước và nước ngoài có liên quan đến sự tác động của cấu trúc vốn và các biến kiểm soát đến hiệu quả hoạt động của NHTM nhằm xác định các khoảng trống nghiên cứu để tạo cơ sở đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu trong chương tiếp theo. Luận văn: Tác động cấu trúc vốn đến hiệu quả của các ngân hàng.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: PPNC Tác động cấu trúc vốn đến hiệu quả ngân hàng

Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://dichvuvietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: lamluanvan24h@gmail.com