Luận văn: PPNC Tác động cấu trúc vốn đến hiệu quả ngân hàng

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: PPNC Tác động cấu trúc vốn đến hiệu quả ngân hàng hay nhất năm 2025 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Để hoàn thành được các mục tiêu nghiên cứu thì luận văn này sẽ được thực hiện với quy trình bao gồm 7 bước như sau:

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tổng hợp của tác giả Luận văn: PPNC Tác động cấu trúc vốn đến hiệu quả ngân hàng.

Bước 1: Tìm hiểu vấn đề , mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, sau đó xem xét các nghiên cứu tại Việt Nam và nước ngoài liên quan, từ đó xác định khoảng trống nghiên cứu.

Bước 2: Tổng hợp các lý thuyết nền liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Bước 3: Lựa chọn các biến phù hợp.

Bước 4: Xây dựng mô hình nghiên cứu giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.

Bước 5: Thu thập dữ liệu từ các báo cáo tài chính năm đã kiểm toán của các NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam và xử lý dữ liệu bằng các mô hình hồi quy phù hợp.

Bước 6: So sánh các mô hình hồi quy, từ đó lựa chọn mô hình phù hợp và tiến hành kiểm nghiệm

Bước 7: Trình bày và thảo luận kết quả nghiên cứu, đưa ra những hàm ý quản trị phù hợp.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Dữ liệu nghiên cứu

Tác giả đã thu thập dữ liệu từ 19 NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam trong vòng 10 năm, tổng cộng thu thập được 190 quan sát. Do đó, số lượng quan sát trong bài nghiên cứu là hoàn toàn phù hợp và có cơ sở. Tác giả thu thập dữ liệu từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán và báo cáo thường niên do các ngân hàng thương mại đăng tải chính thức trên website và trang web www.cafef.vn trong vòng 10 năm từ 2014 đến 2023. Luận văn: PPNC Tác động cấu trúc vốn đến hiệu quả ngân hàng.

Trong các ngân hàng hoạt động tại Việt Nam thì tác giả loại trừ các ngân hàng có vốn nước ngoài hay có trụ sợ đặt tại Việt Nam và lựa chọn nhóm NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam để lấy dữ liệu vì đây là nhóm loại hình chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các nhóm loại hình NHTM tại Việt Nam (63%). Do đó, số lượng ngân hàng này chiếm mức tỷ lệ thỏa mãn yêu cầu của tác giả, chi tiết được trình bày trong Phụ lục 01 đính kèm.

Dữ liệu nghiên cứu được tác giả sử dụng trong nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các BCTC hợp nhất đã kiểm toán, BCTN của 19 NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam. Nguồn số liệu tổng hợp vào cuối mỗi năm trong giai đoạn 2014 – 2023 cho nên nghiên cứu gồm tộng cộng 190 quan sát.

Đối với các chỉ số kinh tế vĩ mô mỗi năm như tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng được thu thập từ các trang web uy tín như World Bank. Số liệu được thu thập và sắp xếp theo dữ liệu bảng, cấu trúc dữ liệu bảng được kết hợp từ hai thành phần: thành phần dữ liệu chéo và thành phần dữ liệu thời gian. “Ngoài ra, trong nghiên cứu tác giả sử dụng biến giá để đánh giá tác động của dịch bệnh Covid-19 của các NHTM Việt Nam với giá trị là 1 nếu là năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, và ngược lại nhận giá trị 0 là năm không bị ảnh hưởng.

Đồng thời, trong nghiên cứu tác giả lựa chọn thời gian nghiên cứu là 10 năm (gồm giai đoạn từ 2014 đến 2023). Trong khoảng thời gian này, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều biến động, hay gần đây nhất là những ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, lạm phát nghiêm trọng trong 2022 – 2023, chiến tranh giữa Nga và Ukraina, v.v. Do đó, khoảng thời gian này sẽ có những tác động mạnh mẽ đến hoạt động của các NHTM Việt Nam.

3.2.2. Phương pháp tính toán và ý nghĩa Luận văn: PPNC Tác động cấu trúc vốn đến hiệu quả ngân hàng.

3.2.2.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Bước đầu thì luận văn sẽ tiến hành đánh giá tình hình chung về giá trị trung bình của hiệu quả hoạt động của các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2014 – 2023, để có cái nhìn tổng quan về sự thay đổi của các biến số đặc trưng này. Sau đó, tiến hành thống kê mô tả với các giá trị trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất, độ lệch chuẩn với các biến số trong mô hình nghiên cứu, đồng thời đánh giá sự khác biệt giữa các ngân hàng trong mẫu.

3.2.2.2. Phân tích ma trận tương quan của các biến số độc lập và kiểm soát

Đối với mô hình hồi quy đa biến thì giả định ràng buộc cho sự phù hợp của nó là các biến độc lập hay các biến kiểm soát không được tương quan cao với nhau, nếu xảy ra tình trạng này thì hiện tượng đa cộng tuyến xuất hiện. Vì vậy, một phương thức để xác định là sử dụng ma trận cấu trúc tương quan giữa các biến số. Nếu hệ số tương quan trong ma trận của các cặp số lớn hơn 0,8 có nghĩa là cặp biến số đó tương quan mạnh, hay có khả năng mô hình xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng và cần kiểm định sâu hơn để kết luận.

3.2.2.3. Phân tích các mô hình hồi quy đa biến

Mô hình Pooled OLS (hồi quy gộp): Mô hình này theo phương pháp bình phương nhỏ nhất với dữ liệu bảng, đây là mô hình giản đơn và cơ bản nhất khi hồi quy các biến số. Với phương pháp OLS này thì giả định đặt ra không tồn tại khác biệt giữa các đơn vị chéo, tung độ gốc α được dùng chung cho các đơn vị chéo. Do đó, mô hình này không phản ánh sự khác biệt giữa các đơn vị chéo tại mẫu nghiên cứu, do cả hai tham số ước lượng không thay đổi với đơn vị chéo. Nhưng phương pháp này dễ xuất hiện tự tương quan chuỗi, thể hiện qua hệ số d (hệ số Durbin Watson thấp) nên kết quả ước lượng kém chất lượng và thiếu sự tin cậy.

Mô hình FEM (tác động cố định): Để khắc phục các nhược điểm của mô hình Pooled OLS về sự không đồng nhất của các đơn vị chéo thì mô hình FEM sẽ tính đến đặc trung riêng của các đơn vị chéo. Với FEM thì các hệ số hồi quy riêng có giả định giống nhau với các đơn vị chéo nhưng hệ số chặn lại có tính phân biệt. Đặc biệt, trong mô hình FEM thì mỗi thành phần của mẫu nghiên cứu đều có những điểm riêng thuộc các đối tượng hay thời gian khác nhau và được xem như các hằng số có khả năng tác động đến các biến độc lập. Do đó, mô hình FEM sẽ phân tích sự liên hệ giữa các phần dư với từng đơn vị với biên độc lập để kiểm soát và tách sự tác động của các đặc trưng riêng rẻ (không thay đổi với thời gian) khỏi các biến số độc lập.

Mô hình REM (tác động ngẫu nhiên): Mô hình này thì lại tập trung vào việc xác định các hệ số chặn khác nhay với từng đơn vị chéo, tác động chung của các biến độc lập. Với những hệ số chặn tại các đơn vị chéo phát sinh bởi một hệ số chặn chung không thay đổi theo thời gian hay các đối tượng. Mỗi biến ngẫu nhiên là một thành phần sai số thay đổi theo đối tượng nhưng không thay đổi theo thời gian (với thành phần của sau số là biến số không quan sát được thể hiện các sự tác động của yếu tố không quan sát được bằng cách trực tiếp). Do đó, thay vì tiếp cận trực tiếp mỗi đặc điểm riêng của các đơn vị hay cách chúng tương quan với biến độc lập, thì REM xem xét những đặc điểm này là các biến số ngẫu nhiên không tương quan với biến độc lập và được xem là những cơ sở để giải thích đến sự tác động đến biến phụ thuộc. Vì vậy, tại những tình huống nghiên cứu mà có sự khác biệt với các đơn vị tác động đến biến phụ thuộc thì mô hình REM có phần tối ưu hơn mô hình FEM.

3.2.2.4. Kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp Luận văn: PPNC Tác động cấu trúc vốn đến hiệu quả ngân hàng.

Trong ba mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM, REM thì cần phải thực hiện kiểm định lựa chọn một mô hình phù hợp để kết luận. Do đó, các kiểm định tương ứng như sau

Kiểm định F – Test: Kiểm định này nhằm xác định lựa chọn giữa Pooled OLS và FEM. Với cặp giả thuyết đặt ra gồm H0 là không tồn tại sự khác biệt giữa các đối tượng hay thời gian khác nhau, tương ứng với Pooled OLS được chọn. H1 là tồn tại tồn tại sự khác biệt giữa các đối tượng hay thời gian khác nhau, tương ứng với FEM được chọn. Với kiểm định này thì dựa trên hệ số P – Value của F – Test để kết luận, thông thường nếu P – Value thấp hơn 5% thì sẽ bác bỏ H0 thì sẽ lựa chọn mô hình FEM và ngược lại nếu P – Value lớn hơn 5% thì sẽ chấp nhận H0 thì sẽ lựa chọn mô hình Pooled OLS.

Kiểm định Breusch – Pagan: Kiểm định này nhằm xác định lựa chọn giữa Pooled OLS và REM. Với cặp giả thuyết đặt ra gồm H0 là không tồn tại sự sai khác với phương sai sai số thay đổi, tương ứng với Pooled OLS được chọn. H1: tồn tại sự sai khác với phương sai sai số thay đổi, tương ứng với REM được chọn. Với kiểm định này thì dựa trên hệ số P – Value của Breusch – Pagan để kết luận, thông thường nếu P – Value thấp hơn 5% thì sẽ bác bỏ H0 thì sẽ lựa chọn mô hình REM và ngược lại nếu P – Value lớn hơn 5% thì sẽ chấp nhận H0 thì sẽ lựa chọn mô hình Pooled OLS.

Kiểm định Hausman: Kiểm định này nhằm xác định lựa chọn giữa FEM và REM. Với cặp giả thuyết đặt ra gồm H0 là không có sự xuất hiện các biến số độc lập với những phần dư tương quan, tương ứng với REM được chọn. H1 là có sự xuất hiện các biến số độc lập với những phần dư tương quan, tương ứng với FEM được chọn. Với kiểm định này thì dựa trên hệ số P – Value của Hausman để kết luận, thông thường nếu P – Value thấp hơn 5% thì sẽ bác bỏ H0 thì sẽ lựa chọn mô hình FEM và ngược lại nếu P – Value lớn hơn 5% thì sẽ chấp nhận H0 thì sẽ lựa chọn mô hình REM.

3.2.2.5. Kiểm định các hiện tượng với mô hình được chọn

Kiểm định đa cộng tuyến: Kiểm định này nhằm phát hiện các biến số độc lập có tương quan cao với nhau hay không ? Nếu các cặp biến độc lập tương quan quan cao với nhau thì mô hình xảy ra đa cộng tuyến. Hiện tượng này sẽ được kiểm định thông qua hệ số phóng đại phương sai VIF. Với cặp giả thuyết H0 là mô hình không tồn tại đa cộng tuyến, H1 là mô hình tồn tại đa cộng tuyến. Nếu VIF của các biến số và trung bình trong mô hình thấp hơn 10 thì giả thuyết H0 được chấp nhận hay không có đa cộng tuyến trong mô hình nghiên cứu và ngược lại. Luận văn: PPNC Tác động cấu trúc vốn đến hiệu quả ngân hàng.

Kiểm định phương sai sai số thay đổi: Kiểm định nhằm xác định mô hình có xuất hiện phương sai của các phần dư khác hằng số, nó sẽ làm cho các quan sát có sự sai khác và mất đi tính phân phối ngẫu nhiên của dữ liệu. Với cặp giả thuyết H0 là mô hình không tồn tại phương sai sai số thay đổi, H1 là mô hình tồn tại phương sai sai số thay đổi. Nếu P – Value của kiểm định Breusch – Pagan Lagrangian lớn hơn 5% thì sẽ chấp nhận H0 thì không tồn tại phương sai sai số thay đổi. Ngược lại, nếu P – Value thấp hơn 5% thì sẽ chấp nhận H1 thì tồn tại phương sai sai số thay đổi.

Kiểm định tự tương quan: Kiểm định này nhằm xác định sự tương quan của các biến quan sát trong mẫu, nếu xuất hiện thì sẽ tạo sự sai lệch trong dữ liệu và mô hình. Với cặp giả thuyết H0 là mô hình không tồn tại tự tương quan, H1 là mô hình tồn tại tự tương quan. Nếu P – Value của kiểm định Wooldridge lớn hơn 5% thì sẽ chấp nhận H0 thì không tồn tại tự tương quan. Ngược lại, nếu P – Value thấp hơn 5% thì sẽ chấp nhận H1 thì tồn tại tự tương quan.

3.2.2.6. Khắc phục các hiện tượng khuyết tật

Nếu mô hình được chọn thông qua các kiểm định trên gặp phải hiện tượng phương sai sai số thay đổi, tự tương quan thì tiến hành khắc phục theo phương pháp FGLS (Feasible Generalized Least Square). Phương pháp này sẽ tập trung vào việc khắc phục sửa sai cho các phương sai, độ lệch chuẩn và tạo tính ổn định cho sự biến thiên của dữ liệu nhằm đưa ra kết quả thỏa mãn với giả thuyết bình phương nhỏ nhất theo tiêu chuẩn. Đồng thời, sau khi khắc phục theo FGLS thì mô hình hồi quy đa biến mới được thiết lập, từ đó sẽ dựa trên hệ số hồi quy của các biến số và P – Value tương ứng và mức ý nghĩa 5%, để xem xét việc kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đề xuất là phù hợp hay không ? Sau đó, dựa trên kết luận giả thuyết đó tiến hành thảo luận so sánh với các nghiên cứu trước đây.

3.3. MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Luận văn: PPNC Tác động cấu trúc vốn đến hiệu quả ngân hàng.

3.3.1. Đề xuất mô hình nghiên cứu

Với những cơ sở từ việc tóm tắt tổng quát cơ sở lý thuyết liên quan đến cấu trúc vốn, hiệu quả hoạt động và các lược khảo nghiên cứu về sự tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động tại NHTM, thì luận văn này sẽ kế thừa mô hình nghiên cứu của Jadah và cộng sự (2020) để phát triển với bối cảnh tại Việt Nam dành cho các NHTMCP niêm yết trên TTCK. Luận văn sử dụng mô hình của Jadah và cộng sự (2020) vì nghiên cứu này sử dụng ba chỉ tiêu liên quan đến cấu trúc vốn đó là tỷ lệ nợ trên tài sản, tỷ lệ nợ trên VCSH và tỷ lệ VCSH trên tài sản. Đồng thời, các biến số này đều có ý nghĩa thống kê tác động và phù hợp với các lập luận của lý thuyết chi phí trung gian và trật tự phân hạng. Nhưng để đầy đủ cho sự phản ánh của cấu trúc vốn tại NHTM thì luận văn sẽ bổ sung chỉ tiêu tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản, đồng thời cũng để lấp đầy khoảng trống nghiên cứu. Mặt khác, ngoài các biến số độc lập đại diện cho cấu trúc vốn của các NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam thì luận văn này cũng sẽ xem xét sự tác động của các biến số kiểm soát được kế thừa từ các nghiên cứu trước. Trong đó, luận văn chia thành hai nhóm đó là bên trong và bên ngoài ngân hàng. Với nhóm bên trong là quy mô ngân hàng và bên ngoài ngân hàng bao gồm tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, đại dịch Covid 19. Tóm lại, các biến số được đề xuất vào mô hình nghiên cứu được tổng hợp dưới bảng sau:

Bảng 3.1: Tóm tắt các biến số được đề xuất trong mô hình nghiên cứu

Tên biến Ký hiệu Nguồn Kỳ vọng tác động
Hiệu quả hoạt động của NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam
Lợi nhuận ròng trên tài sản bình quân ROA

Jadah và cộng sự (2020); Arhinful và cộng sự (2022); Vương Thị Hương Giang và cộng sự (2023)

X

Các biến độc lập đại diện cho cấu trúc vốn của ngân hàng
Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản TDTA Jadah và cộng sự (2020); Arhinful và cộng sự (2022) Tiêu cực (-)
Tỷ lệ nợ trên VCSH TDTC Jadah và cộng sự (2020) Tiêu cực (-)
Tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản TCTA Jadah và cộng sự (2020); Athari và Bahreini (2021); Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2014); Đặng Thanh Cường và cộng sự (2021); Nguyễn Quốc Anh và Tăng Mỹ Sáng (2022); Vương Thị Hương Giang và cộng sự (2023) Tích cực (+)
Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản TDeDA Vương Thị Hương Giang và cộng sự (2023) Tiêu cực (-)
Các biến kiểm soát
Quy mô ngân hàng SIZE Nguyễn Quốc Anh và Tăng Mỹ Sáng (2022); Vương Thị Hương Giang và cộng sự (2023); Jadah và cộng sự (2020); Arhinful và cộng sự (2022) Tích cực (+)
Tăng trưởng kinh tế GDP Đặng Thanh Cường và cộng sự (2021); Nguyễn Quốc Anh và Tăng Mỹ Sáng (2022); Athari và Bahreini (2021) Tích cực (+)
Tỷ lệ lạm phát INF Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2014). Tiêu cực (-)
Đại dịch Covid 19 COVID Tác giả đề xuất Tiêu cực (-)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả Luận văn: PPNC Tác động cấu trúc vốn đến hiệu quả ngân hàng.

Mô hình nghiên cứu đo lường sự tác động của cấu trúc vốn và các biến kiểm soát đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam đó là: ROAi,t =  + 𝜷𝟏∗TDTAi,t + 𝜷𝟐∗TDTCi,t + 𝜷𝟑∗TCTAi,t + 𝜷𝟒∗TDeDAi,t +

Trong đó các ký hiệu sẽ được đề cập tại Bảng 3.1. Các hệ số βj là hệ số tương quan tác động giữa các biến số độc lập với biến phụ thuộc,  là chỉ số biểu diễn sai số của mô hình nghiên cứu. Ngoài ra, i biểu diễn cho NHTMCP niêm yết tại Việt Nam thứ i và t biểu diễn cho năm thứ t.

3.3.2. Mô tả và phương thức đo lường các biến số trong mô hình nghiên cứu

Hiệu quả hoạt động của các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam: Biến số này được biểu diễn thông qua tỷ số ROA. Tỷ số này thể hiện mức độ sử dụng hiệu quả các nguồn lực tổng thể của ngân hàng để tạo ra lợi nhuận ròng.

  • ROA = *100%

Các biến số độc lập đại diện cho cấu trúc vốn của các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam:

Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản: Biến số này phản ảnh tình hình các NHTMCP niêm yết sử dụng nợ vay cho các mục đích tài trợ, kinh doanh hay đầu tư để sinh ra lợi nhuận. Đồng thời, phản ánh áp lực thanh toán các khoản gốc lãi từ nợ vay của ngân hàng.

  • TDTA = *100%

Tỷ lệ nợ trên VCSH: Biến số này phản ảnh cơ cấu sử dụng nợ và VCSH trong ngân hàng. Hệ số này phản ánh mức độ ưu tiên của ngân hàng vào nguồn vốn nào hơn ?

  • TDTC = *100%

Tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản: Biến số này phản ánh tình hình tự chủ tài chính của các NHTMCP niêm yết, đồng thời phản ánh việc giảm thiểu được các khoản nợ vay của ngân hàng thay thế bằng các nguồn vốn dài hạn từ các kênh phát hành cổ phiếu hay từ chủ sở hữu. Luận văn: PPNC Tác động cấu trúc vốn đến hiệu quả ngân hàng.

  • TCTA = *100%

Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản: Biến số này phản ánh việc ngân hàng huy động nguồn vốn từ tiền tiết kiệm của các đối tượng trong nền kinh tế, hay đây là nguồn nợ phổ biến giúp cho ngân hàng thực hiện chức năng trung gian tài chính.

  • TDeTA = *100%

Các biến số kiểm soát thuộc bên trong và bên ngoài ngân hàng:

Quy mô ngân hàng: Biến số này phản ánh sức mạnh tài chính của ngân hàng. Từ đó, tạo điều kiện cho các NHTMCP niêm yết tiếp cận khách hàng hay mở rộng kinh doanh.

  • SIZE = Log(Tổng tài sản của NHTM)

Tăng trưởng kinh tế: Biến số này đại diện cho sự điều kiện kinh tế đang thuận lợi để cho các NHTMCP niêm yết kinh doanh có hiệu quả.

  • GDP = *100%

GDPt là tổng sản phẩm quốc nội năm t; GDPt-1 là tổng sản phẩm quốc nội năm t – 1.

Tỷ lệ lạm phát: Biến số này đại diện cho sự điều kiện kinh tế đang khó khăn làm cho các NHTMCP niêm yết kinh doanh có phần hạn chế tính hiệu quả.

  • INF = *100%

CPIt là chỉ số giá tiêu dùng năm t; CPIt-1 là chỉ số giá tiêu dùng năm t – 1.

Đại dịch Covid 19: Biến số này là biến giả nhận hai giá trị 1 và 0. Trong đó, giá trị 1 sẽ được thể hiện với ý nghĩa là sự xuất hiện của đại dịch trong giai đoạn nghiên cứu, cụ thể là các năm 2020 – 2021. Giá trị 0 sẽ được ghi nhận cho các năm còn lại. Tại luận văn này thì biến số này sẽ phản ánh mức độ chênh lệch của ROA tại các NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam giữa các năm có sự xuất hiện đại dịch so với các năm không xuất hiện.

3.3.3. Giả thuyết nghiên cứu Luận văn: PPNC Tác động cấu trúc vốn đến hiệu quả ngân hàng.

3.3.3.1. Đối với tỷ lệ nợ của ngân hàng

Jadah và cộng sự (2020); Arhinful và cộng sự (2022) cho rằng khi các NHTM có cấu trúc vốn trong đó sử dụng nợ nhiều thông qua việc huy động tiền gửi tiết kiệm, vay từ các tổ chức khác hay phát hành trái phiếu ra thị trường, nhằm phục vụ cho các hoạt động tài trợ hoặc kinh doanh thì sẽ phải đối mặt với áp lực thanh toán rất nhiều. Đặc biệt, nếu các khoản nợ hay huy động này với kỳ hạn ngắn thì NHTM dễ rơi vào trạng thái khó khăn nhiều hơn. Mặt khác, khi sử dụng nợ nhiều nhưng nguồn vốn này lại không được phân bố hiệu quả hay HĐKD không cân xứng với nguồn vốn huy động được thì chi phí lãi sẽ rất nhiều, điều này làm cho lợi nhuận của NHTM suy giảm hay nói cách khác hiệu quả hoạt động không được đánh giá cao. Do đó, nếu NHTM ưu tiên sử dụng nợ nhiều trong cấu trúc vốn của mình sẽ tạo khó khăn nhiều hơn và hiệu quả hoạt động cũng có những sự cản trở nhất định. Vì vậy, giả thuyết được đề xuất như sau:

  • H1: Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động tại NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam. 
  • H2: Tỷ lệ nợ trên VCSH tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động tại NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam.

3.3.3.2. Đối với tỷ lệ vốn chủ sở hữu của ngân hàng

Jadah và cộng sự (2020); Athari và Bahreini (2021); Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2014); Đặng Thanh Cường và cộng sự (2021); Nguyễn Quốc Anh và Tăng Mỹ Sáng (2022); Vương Thị Hương Giang và cộng sự (2023) đã lập luận rằng VCSH được xem là nguồn vốn dài hạn trong cơ cấu cấu trúc vốn của NHTM. Do đó, khi các NHTM huy động được càng nhiều nguồn vốn này và dùng nó để vận hành kinh doanh hay thực hiện các hoạt động đầu tư, sẽ có những thuận lợi nhất định đặc biệt giảm được áp lực thanh toán từ các khoản nợ ngắn hạn đến hạn liên tục. Mặt khác, nguồn vốn này càng được huy động nhiều thì lợi ích của các cổ đông góp vốn vào sẽ được bảo toàn nên dễ dàng cho NHTM trong việc thực hiện mở rộng quy mô hay tiếp cận khách hhàng tốt hơn. Từ đó, hiệu quả hoạt động của NHTM cũng sẽ có điều kiện được nâng cao. Vì vậy, giả thuyết về tỷ lệ VCSH được đề xuất như sau:

H3: Tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động tại NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam.

3.3.3.3. Đối với tỷ lệ tiền gửi huy động của ngân hàng Luận văn: PPNC Tác động cấu trúc vốn đến hiệu quả ngân hàng.

Vương Thị Hương Giang và cộng sự (2023) cho rằng khi các NHTM sử dụng nhiều tiền gửi để kinh doanh thì các khoản chi phí lãi chi trả cho khách hàng gửi tiền ngày càng nhiều hơn. Nếu tình huống hoạt động kinh doanh không thuận lợi, thì các khoả lãi cam kết phải trả này vẫn phải được thực hiện, do đó càng làm cho các NHTM đi đến tình huống khó khăn. Hay nói cách khác, nếu huy động tiền gửi càng nhiều nhung không tính toán sự hợp lý khi sử dụng dẫn đến chi phí lãi tăng cao thì năng lực quản lý của lãnh đạo ngân hàng sẽ bị đánh giá thấp hay hiệu quả hoạt động cũng suy giảm. Vì vậy, giả thuyết được đề xuất như sau:

H4: Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động tại NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam. 

3.3.3.4. Đối với quy mô ngân hàng

Nguyễn Quốc Anh và Tăng Mỹ Sáng (2022); Vương Thị Hương Giang và cộng sự (2023); Jadah và cộng sự (2020); Arhinful và cộng sự (2022) cho rằng các NHTM có quy mô càng lớn thì càng dễ dàng trong việc mở rộng HĐKD, tiếp cận khách hàng hay các hạng mục đầu tư. Từ đó, sinh lợi nhuận nhiều hơn hay hiệu quả hoạt động có phần thuận lợi hơn các ngân hàng có quy mô nhỏ hơn. Vì vậy, giả thuyết được đề xuất như sau:

H5: Quy mô ngân hàng tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động tại NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam.

3.3.3.5. Đối với tăng trưởng kinh tế

Đặng Thanh Cường và cộng sự (2021); Nguyễn Quốc Anh và Tăng Mỹ Sáng (2022); Athari và Bahreini (2021) cho rằng hoạt động của ngân hàng có liên hệ mật thiết với kinh tế, xã hội nên nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế tốt thì kích thích cho ngân hàng hoạt động tốt hơn, thu hút được khách hàng làm việc nhiều hơn với khách hàng tạo ra lợi nhuận cho mình cũng như tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Vì vậy, giả thuyết được đề xuất như sau:

H6: Tăng trưởng kinh tế tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động tại NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam.

3.3.3.6. Đối với tỷ lệ lạm phát Luận văn: PPNC Tác động cấu trúc vốn đến hiệu quả ngân hàng.

Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2014) cho rằng lạm phát ảnh hưởng đế giá cả tăng cao, sức mua của đồng tiền suy giảm,… đối với ngân hàng thì nó ảnh hưởng đến lãi suất mà lãi suất là công cụ mà khách hàng làm việc với ngân hàng, tuy nhiên nếu lãi suất cho vay tăng thì hoạt động của ngân hàng sẽ trở nên khó khăn, từ đó khả năng sinh lời của ngân hàng cũng giảm xuống. Mặt khác, khi lạm phát tăng cao thì các hoạt động đầu tư của NHTM cũng sẽ gặp nhiều cản trở nên từ đó làm cho hiệu quả hoạt động cũng giảm. Vì vậy, giả thuyết về tỷ lệ lạm phát được đề xuất như sau:

H7: Tỷ lệ lạm phát tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động tại NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam.

3.3.3.7. Đối với đại dịch Covid 19

Trong giai đoạn 2020 – 2021 thì thế giới xuất hiện đại dịch Covid 19, nó đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới, Việt Nam và ngành ngân hàng nói riêng. Đặc biệt, trong giai đoạn này Việt Nam ưu tiên đóng cửa nền kinh tế để chống dịch. Do đó, các HĐKD của các đối tượng cũng suy giảm và khó khăn trầm trọng. Vì vậy, sự khó khăn này có khả năng làm cho lợi nhuận của các ngân hàng sụt giảm, đồng thời hiệu quả về các nguồn lực cũng không được tận dụng tối đa. Vì vậy, giả thuyết được đề xuất như sau:

H8: Đại dịch Covid 19 tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động tại NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 đã tiến hành đề xuất mô hình cùng các giả thuyết nghiên cứu tương ứng cho các biến số đại diện cho cấu trúc vốn và các biến kiểm soát. Đồng thời, chương này đã mô tả và phương thức đo lường cho các biến số. Ngoài ra, cách thức chọn mẫu và số lượng NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam cũng được trình bày. Cuối cùng, phương pháp tính toán và ý nghĩa các hệ số dùng vào các kiểm định cũng đã được trình bày chi tiết. Luận văn: PPNC Tác động cấu trúc vốn đến hiệu quả ngân hàng.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:

===>>> Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến hiệu quả của các ngân hàng

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0972114537