Luận văn: Đánh giá sức tải môi trường du lịch tại đảo Quan Lạn

Mục lục

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Đánh giá sức tải môi trường du lịch tại đảo Quan Lạn hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài: Đánh giá sức tải môi trường du lịch tại đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, sự tồn tại và phát triển du lịch có tác động đến nhiều lĩnh vực, trong đó có môi trường. Bảo vệ môi trường là vấn đề có tầm quan trọng sống còn đối với hoạt động du lịch, bởi môi trường không những là điều kiện để diễn ra các hoạt động du lịch mà còn là yếu tố quyết định sự phát triển của du lịch, đặc biệt là trong xu hướng phát triển du lịch bền vững hiện nay. Theo đó, việc bảo vệ môi trường cần được nhìn nhận dưới góc độ nghiên cứu sức tải môi trường để đảm bảo sự phát triển du lịch không có sự quá tải gây ra các tác động tiêu cực đến cảnh quan và môi trường sống.

Nằm trong trục tam giác phát triển Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Quảng Ninh đóng vai trò là một trong những đầu tàu về phát triển kinh tế xã hội và tạo ra sức lan tỏa trong quá trình phát triển của cả Vùng. Với đường bờ biển trải dài trên 250km, Quảng Ninh là một trong số các địa phương hội tụ nhiều yếu tố tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển các ngành kinh tế biển. Hệ thống đảo ven bờ tỉnh Quảng Ninh là cửa ngõ, đầu mối giao lưu kinh tế trong nước và quốc tế đồng thởi có nguồn tài nguyên biển, ven biển (hệ sinh thái rừng ngập mặn, bãi cát, thủy sản…) được đánh giá cao và có ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế, trong đó có du lịch.

Theo Sở Du lịch Quảng Ninh, năm 2024, tổng khách du lịch đến Quảng Ninh đã đạt trên 14 triệu lượt, tăng 14% so với năm 2023, trong đó khách quốc tế đạt 5,7 triệu lượt. Tổng doanh thu từ khách du lịch năm 2024 đạt 29.487 tỷ đồng, bằng 125% so với năm 2023, đóng góp vào thu ngân sách nội địa của ngành du lịch đạt 3.568 tỷ tăng 30% so với năm 2023 (chiếm 10,7% tổng thu ngân sách nội địa của toàn tỉnh) (Sở Du lịch Quảng Ninh, 2024). Tuy nhiên, những kết quả đạt được nêu trên vẫn chưa phản ánh được hết tiềm năng của Quảng Ninh. Ngành du lịch của tỉnh đang phải đối mặt với không ít thách thức liên quan tới những rủi ro về môi trường, thị trường, thiên tai, tác động của biến đổi khí hậu.

Quan Lạn là một đảo thuộc huyện Vân Đồn nằm ở phía đông nam của tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm Huyện khoảng 40km. Đảo Quan Lạn nằm trong hệ thống đảo ven bờ tỉnh Quảng Ninh, có vị trí quan trọng về mặt an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế biển. Đặc biệt, trong quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đảo Quan Lạn được xác định là một trong bốn cụm điểm du lịch sinh thái tập trung điển hình của huyện (UBND tỉnh Quảng Ninh, 2023). Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như bãi Minh Châu, bãi Nhãng Rìa, bãi Bể Thích, bãi Chương Nẹp, bãi Giữa, hệ sinh thái rừng Trâm, hệ sinh thái rừng ngập mặn…cùng các giá trị nhân văn đặc sắc như các bến thuyền cổ, di tích lịch sử và lễ hội là tiềm năng thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái địa phương. Trong những năm gần đây, đảo Quan Lạn đang dần trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách. Lượng khách du lịch đến đảo Quan Lạn tắm biển, nghỉ dưỡng ngày càng tăng. Luận văn: Đánh giá sức tải môi trường du lịch tại đảo Quan Lạn.

Tuy nhiên, thực tế du lịch đảo Quan Lạn hiện nay vẫn chưa được phát triển một cách chuyên nghiệp theo chiến lược lâu dài, tiềm năng du lịch của đảo đa dạng song chưa được khai thác hiệu quả. Các sản phẩm du lịch tại đây khá đơn điệu; cơ sở vật chất phục vụ du lịch còn nghèo nàn; hoạt động du lịch chủ yếu ở dạng tự phát và mang tính chất tập trung mùa vụ rõ rệt. Việc chưa phát huy được các tiềm năng tài nguyên du lịch của đảo dẫn đến hiệu quả kinh tế xã hội đem lại chưa cao. Bên cạnh đó, đã xuất hiện những tác động tiêu cực của du lịch tới cảnh quan và môi trường tự nhiên trên đảo Quan Lạn. Thực trạng này đặt ra yêu cầu hoạt động du lịch đảo cần phải có những định hướng phát triển mang tính chiến lược, đảm bảo cân bằng giữa các mục tiêu phát triển kinh tế với môi trường, xã hội. Trong đó, việc quản lý lượng du khách đến phù hợp với sức chịu tải của môi trường du lịch đảo Quan Lạn có vai trò rất quan trọng nhằm kiểm soát và ngăn ngừa những tác động tiêu cực do hoạt động du lịch gây ra đối với môi trường.

Trong bối cảnh đó, tác giả đã lựa chọn đề tài luận văn Đánh giá sức tải môi trường du lịch tại đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninhnhằm đánh giá thực trạng hoạt động du lịch của đảo Quan Lạn, từ đó đề xuất một số chính sách quản lý phù hợp với địa phương.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Nhận Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Du Lịch

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài là đánh giá sức tải môi trường du lịch từ đó đề xuất giải pháp phát triển bền vững du lịch tại Đảo Quan Lạn.

Để thực hiện mục tiêu đã đề ra, tác giả tập trung giải quyết các vấn đề sau:

  • Nghiên cứu thực trạng và phân tích các tác động của hoạt động du lịch đến môi trường đảo Quan Lạn.
  • Tìm hiểu các bộ chỉ số thành phần đánh giá sức tải môi trường du lịch và lựa chọn bộ chỉ số phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay cho đảo Quan Lạn.
  • Dựa trên các chỉ số thành phần của sức tải du lịch bao gồm chỉ số tự nhiên-sinh thái, chỉ số nhân khẩu học xã hội, chỉ số kinh tế chính trị, đánh giá hoạt động phát triển du lịch trên huyện đảo
  • Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trường và cuộc sống của người dân trên đảo Quan Lạn, giải pháp hướng tới phát triển du lịch bền vững.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

  • Thu thập, xử lý số liệu, tài liệu có liên quan.
  • Tổng hợp cơ sở lý luận về du lịch và sức tải môi trường du lịch.
  • Xác định phương pháp nghiên cứu và triển khai phương pháp nghiên cứu.
  • Tổng hợp và phân tích hiện trạng hoạt động du lịch trên địa bàn đảo Quan Lạn.
  • Đánh giá sức tải môi trường hoạt động du lịch trên đảo.
  • Đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực hoạt động du lịch, đảm bảo sức tải môi trường, hướng tới phát triển du lịch bền vững.

4. Ý nghĩa của đề tài Luận văn: Đánh giá sức tải môi trường du lịch tại đảo Quan Lạn.

Luận văn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong việc đánh giá mức độ và dự báo tác động của hoạt động phát triển du lịch tới môi trường. Trên cơ sở phân tích các bài học kinh nghiệm quốc tế và trong nước có liên quan, luận văn đã làm sáng tỏ và đánh giá sức tải môi trường hoạt động du lịch trên đảo.

Dựa vào kết quả nghiên cứu, luận văn cũng đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực hoạt động du lịch, đảm bảo sức tải môi trường, hướng tới phát triển du lịch bền vững. Kết quả của luận văn cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc hoạch định các định hướng chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch tại địa phương.

5. Những đóng góp của đề tài

Kết quả nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học có giá trị cho việc hoạch định chiến lược khai thác tài nguyên, phát triển du lịch trong tổng thể phát triển kinh tế xã hội chung của đảo Quan Lạn.

Kết quả nghiên cứu cũng xác lập cơ sở khoa học và tài liệu tham khảo có giá trị giúp định hướng phát triển du lịch theo hướng bền vững.

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản

Khái niệm du lịch đã có từ lâu trong lịch sử phát triển của loài người và trở thành phổ biến trên thế giới. Có nhiều quan điểm không giống nhau về khái niệm du lịch. Vào khoảng thế kỷ XIX- XX, du lịch hầu như được coi là đặc quyền của tầng lớp giàu có, quý tộc và người ta chỉ coi đây là một hiện tượng cá biệt trong đời sống. Theo Từ điển Bách khoa quốc tế về du lịch – Le Dictionnaire international du tourisme do Viện hàm lâm Khoa học quốc tế về Du lịch xuất bản: “Du lịch là một cuộc hành trình mà một bên là người khởi hành với mục đích đã được chọn trước và một bên là những công cụ làm thỏa mãn các nhu cầu của người khởi hành” (Trương Quang Học và nnk, 2006). Luận văn: Đánh giá sức tải môi trường du lịch tại đảo Quan Lạn.

Luật Du lịch Việt Nam 2022 đưa ra một số khái niệm về du lịch như sau:

  1. Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.
  2. Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến.
  3. Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch.
  4. Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa.
  5. Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.
  6. Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế – xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai.” (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2022).

1.1.2. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững 

  • Khái niệm phát triển du lịch bền vững

Đối với ngành du lịch, phát triển du lịch bền vững không tách rời khái niệm về phát triển bền vững. Có nhiều quan niệm về phát triển du lịch bền vững, đặc biệt giữa quan điểm coi phát triển du lịch bền vững cần đảm bảo nguyên tắc chính là bảo tồn tài nguyên, môi trường và văn hoá với quan điểm cho rằng nguyên tắc hàng đầu của phát triển du lịch bền vững là sự tăng trưởng về kinh tế. Tuy nhiên, quan điểm coi sự tăng trưởng về kinh tế là hàng đầu chịu rất nhiều sự phê phán của các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà nghiên cứu về tài nguyên môi trường. Khái niệm về du lịch bền vững của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) đưa ra tại hội nghị về Môi trường và phát triển của Liên hiệp quốc tại Rio de Janeiro năm 1992: “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và quan tâm đến người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con người”. Định nghĩa này hàm chứa đầy đủ các nội dung, hoạt động, các yếu tố liên quan đến du lịch bền vững, chú trọng đến cộng đồng địa phương, bảo vệ môi trường sinh thái, gìn giũ bản sắc văn hoá cộng đồng.

  • Theo Hiệp hội Du lịch sinh thái quốc tế: Du lịch bền vững có 3 hợp phần chính, bao gồm:

Thân thiện môi trường, phát triển du lịch bền vững có tác động tích cực đến nguồn lợi tự nhiên và giảm thiểu các tác động đến môi trường (động thực vật, các sinh cảnh sống, nguồn lợi sống, sử dụng năng lượng và ô nhiễm …), đồng thời cố gắng mang lại những yếu tố có lợi cho môi trường. Luận văn: Đánh giá sức tải môi trường du lịch tại đảo Quan Lạn.

Gần gũi về xã hội và văn hóa, phát triển du lịch không những không gây hại đến các cấu trúc xã hội hoặc văn hóa của cộng đồng nơi mà các hoạt động cung cấp và sử dụng dịch vụ du lịch được thực hiện, mà còn tôn trọng văn hóa và truyền thống địa phương. Đồng thời phát triển du lịch còn có tác dụng khuyến khích các bên liên quan (các cá nhân, cộng đồng, nhà điều hành tour, và quản lý chính quyền) trong tất cả các giai đoạn của việc lập kế hoạch, phát triển và giám sát thực hiện.

Có hiệu quả kinh tế, phát triển du lịch có đóng góp về mặt kinh tế cho cộng đồng và tạo ra những thu nhập công bằng và ổn định cho cộng đồng địa phương cũng như càng nhiều bên liên quan. Nó không những mang lợi ích cho những nhà kinh doanh du lịch, mà còn đem lại lợi ích cho nhân viên và cả người xung quanh.

  • Mục tiêu và nguyên tắc phát triển du lịch bền vững

Theo Inskeep (1995) phát triển du lịch bền vững cần phải đạt được các mục tiêu sau: (i) Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế; (ii) Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển; (iii) Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa; (iv) Đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách; (v) Duy trì chất lượng môi trường.

Tổng cục Du lịch (2009) cho rằng phát triển du lịch bền vững cần đảm bảo các mục tiêu sau: (i) Đảm bảo hiệu quả kinh tế, đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội địa phương (ii) Tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng; (iii) Phân chia lợi ích công bằng trong xã hội; (iv) Đáp ứng nhu cầu của du khách; (v) Đảm bảo được khả năng kiểm soát của địa phương; (vi) Tôn trọng và phát huy các giá trị văn hoá bản địa; (vii) Hỗ trợ cho bảo tồn đa dạng sinh học, không để môi trường xuống cấp và đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn lực… Chính vì vậy, phát triển du lịch bền vững đòi hỏi có sự nỗ lực chung và đồng bộ của toàn xã hội, cần hướng tới việc đạt được ba mục tiêu cơ bản sau:

Đảm bảo sự phát triển bền vững về mặt kinh tế: Thu nhập phải lớn hơn chi phí, đạt được sự tăng trưởng cao, ổn định trong thời gian dài…

Đảm bảo sự phát triển bền vững về mặt xã hội: Thu hút cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch; Tạo việc làm nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng địa phương…

Đảm bảo sự phát triển bền vững về tài nguyên và môi trường: Sử dụng nguồn tài nguyên và môi trường theo hướng tiết kiệm, bền vững, đảm bảo sự tái tạo và phục hồi của tài nguyên; Thu hút cộng đồng và du khách vào các hoạt động bảo tồn, tôn tạo tài nguyên (Phạm Trung Lương, 2008)

  • Vai trò và ý nghĩa của phát triển du lịch bền vững

Mục tiêu của Du lịch bền vững là: Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường. Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển. Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa. Đáp ứng cao độ các nhu cầu của du khách. Duy trì chất lượng môi trường. Việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên (và tất cả những đặc điểm văn hóa kèm theo, có thể là trong quá khứ và cả hiện tại) theo cách khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham gia chủ động về kinh tế – xã hội của cộng đồng địa phương. (World Conservation Union, 1996)

Như vậy, phát triển du lịch bền vững chính là sự phát triển du lịch của một quốc gia dựa trên sự đảm bảo một cách thống nhất và đồng thời trên 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường: Luận văn: Đánh giá sức tải môi trường du lịch tại đảo Quan Lạn.

Bền vững về kinh tế thể hiện ở sự ổn định và không ngừng gia tăng sức sản xuất các quốc gia, thông thường được hiển thị bằng sự đóng góp vào chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc gia trên đầu người (GDP/người). Từ đó, đảm bảo sự tăng trưởng, phát triển ổn định lâu dài về mặt kinh tế của ngành du lịch, cũng như của toàn thể xã hội.

Bền vững ở xã hội thể hiện sự phân chia thu nhập và phúc lợi xã hội, thông thường được hiển thị bằng tính công bằng trong phân bốp các tầng lớp giàu nghèo trong xã hội. Đồng thời, sự phát triển hoạt động kinh doanh du lịch phải có những đóng góp cụ thể cho sự phát triển xã hội và cộng đồng. Bên cạnh đó, phát triển du lịch còn phải thể hiện ở việc góp phần vào việc giải quyết việc làm cho dân cư địa phương, tăng thu nhập cho nhóm dân cư địa phương này.

Bền vững về môi trường thể hiện sự sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và điều kiện môi trường xã hội, phục vụ nhu cầu các thế hệ hiện tại mà vẫn để lại cho các thế hệ tương lai những tài nguyên và điều kiện môi trường cần thiết cho sự phát triển của họ. Thực tế hiện nay một số quốc gia, song song với việc phát triển du lịch là việc tàn phá môi trường tự nhiên xung quanh. Những việc phá hoại môi trường này chỉ đem lại cho quốc gia và doanh nghiệp một chút ít lợi ích trước mắt, còn về lâu dài đây chính là mối nguy hại đe dọa đến sự sống còn của môi trường. (Phạm Trung Lương, 2008)

1.1.3. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch đảo

  • Khái niệm đảo và du lịch đảo

Đảo hay hòn đảo là phần đất được bao quanh hoàn toàn bởi nước nhưng không phải là một lục địa; tuy nhiên không có kích thước chuẩn để phân biệt giữa đảo và lục địa. Điều 121 của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển đưa ra định nghĩa “Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thuỷ triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước”.

Du lịch đảo là hoạt động du lịch được tổ chức và phát triển ở vùng địa lý đặc thù là trên đảo và vùng nước quanh đảo trên cơ sở khai thác các đặc điểm tài nguyên, môi trường biển, đảo. Hoạt động du lịch đảo được hỗ trợ bởi mối liên hệ với du lịch trên đất liền thông qua các tuyến du lịch liên kết giữa du lịch đảo với các điểm du lịch trên đất liền. (Phạm Trung Lương, 2008)

  • Đặc điểm của du lịch đảo

Du lịch đảo được tổ chức chủ yếu ở trên đảo và vùng nước quanh đảo – đây là vùng địa lý với hệ sinh thái tự nhiên rất nhạy cảm, dễ biến đổi bởi tác động của việc phát triển kinh tế xã hội và thiên tại nên du lịch đảo chịu ảnh hưởng sâu sắc của biến động tự nhiên, khí hậu, thuỷ triều…(Phạm Trung Lương, 2008)

Các yếu tố khí hậu thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức các hoạt động du lịch đảo. Do vậy, du lịch đảo mang tính chất mùa vụ cao. Ở nước ta, thời vụ du lịch đảo thường ngắn, chênh lệch cường độ giữa mùa du lịch chính so với thời kỳ trước và sau vụ khá rõ ràng. Mùa du lịch đảo khác nhau đối với đối tượng khách nội địa và quốc tế: khách nội địa có thời vụ khoảng 6 tháng mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 9); khách quốc tế phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và nhu cầu của khách có thể dài hơn. Đây là hạn chế lứn nhất của du lịch đảo ảnh hưởng tới khả năng phát triển (Thái Thị Kim Oanh, 2020)

Việc tiếp cận đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đảo thường khó khăn, phức tạp, đặc biệt là đối với các đảo xa bờ; chi phí đầu tư thường cao hơn rất nhiều so với các vùng khác. Vì vậy, phát triển sản phẩm du lịch đảo thường phải có sự liên kết chặt chẽ với các trung tâm lưu trú, dịch vụ trên bờ (Viện nghiên cứu Phát triển du lịch, 2005)

Phát triển du lịch đảo có mối quan hệ chặt chẽ trong mối tương quan với các ngành kinh tế biển khác. Phát triển du lịch đảo là một trong những trọng tâm của kế hoạch phát triển kinh tế biển (khai thác tài nguyên biển, vận tải biển,nuôi trồng và chế biến thuỷ hải sản) nhằm phát triển toàn diện, góp phần đảm bảo các mục tiêu kinh tế xã hội. (Phạm Trung Lương, 2008)

  • Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững đảo Luận văn: Đánh giá sức tải môi trường du lịch tại đảo Quan Lạn.

Ở các đảo với tính đặc thù riêng, bên cạnh các nguyên tắc chung, phát triển du lịch bền vững đảo cần tuân thủ thêm một số nguyên tắc sau:

Phát triển du lịch phù hợp với “sức chứa” của đảo: Đối với các đảo, do đặc điểm là một lãnh thổ tương đối độc lập nên khả năng cung ứng cho phát triển thường rất hạn chế. Đồng thời, môi trường tự nhiên và văn hoá, xã hội của đảo rất nhạy cảm với những tác động tiêu cực. Điều này càng thể hiện rõ hơn với các đảo nhỏ. Nếu sự  cân bằng giữa “cung” và “cầu” cho phát triển bị phá vỡ thì sẽ tạo ra các xung đột và hậu quả là sự suy thoái về tài nguyên, ô nhiễm môi trường. (Phạm Trung Lương, 2008) Đối với phát triển du lịch đảo, “sức chứa” của đảo cần xem xét từ một số góc độ sau:

Sức chứa của các bãi biển: Khả năng đón nhận tối đa lượng khác tại một thời điểm. Trong nhiều trường hợp, sức chứa này được sử dụng để xác định lượng khác tối đa ở đảo vì một trong những mục đích chính của du khách khi ra đảo là nghỉ dưỡng biển.

Sức chứa của nguồn nước: Khả năng cung cấp nước ngọt tối đa cho nhu cầu du lịch. ĐIều này cũng đồng nghĩa với khả năng tối đa khách du lịch có thể đến đảo và sử dụng dịch vụ lưu trú. (Nguyễn Đình Hoè, 2009)

Phát triển du lịch phải phù hợp với sự phát triển tổng thể của đảo: Phát triển du lịch phải được thực hiện trong mối quan hệ tổng hoà, hỗ trợ lẫn nhau với các ngành kinh tế khác nhau của đảo như nông nghiệp, thuỷ sản, giao thông vận tải… Điều này cho phép phát triển du lịch đảo phát huy tốt nhất hạ tầng xã hội của lãnh thổ. Trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của đảo nói chung, nếu du lịch được xác định là một trong những định hướng ưu tiên thì phát triển du lịch đảo sẽ thuận lợi hơn và ngược lại. (Phạm Trung Lương, 2008)

Phát triển du lịch phải gắn liền với hoạt động bảo tồn các giá trị sinh thái cảnh quan và văn hoá bản địa: Đảo là một lãnh thổ nơi các hệ sinh thái tự nhiên cũng như các giá trị văn hoá bản địa rất nhạy cảm, dễ bị biến đổi dưới tác động của các hoạt động phát triển, trong đó có du lịch. Nếu thiếu biện pháp quản lý, hoạt động phát triển du lịch sẽ có những tác động đến giá trị cảnh quan, sinh thái và văn hoá đảo. Để du lịch đảo phát triển bền vững, những giá trị tự nhiên và văn hoá cần được phát huy và bảo tồn một cách nghiêm túc. (Lê Thị Hoa, 2017)

Phát triển du lịch phải gắn liền với công tác đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền biển, đảo: Hệ thống đảo được coi là “áo giáp” bảo vệ đất nước, là”cầu nối” để vươn xa hơn trong phát triển và vì vật đảo luôn có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng. Điều này có nghĩa là mọi sự phát triển kinh tế xã hội, trong đó có du lịch cần gắn liền với tăng cường đảm bảo quốc phòng an ninh. (Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, 2018)

  • Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch đảo Luận văn: Đánh giá sức tải môi trường du lịch tại đảo Quan Lạn.

Những yếu tố chủ yếu mang tính đặc thù ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững đảo như sau:

  • Chính sách phát triển: Đảo là một lãnh thổ đặc thù, cho dù có tiềm năng du lịch lớn, thuận lợi trong giao lưu nhưng nếu không có chính sách phù hợp thì khó có thể phát triển đồng bộ được
  • Mức độ phong phú và đặc sắc của tài nguyên du lịch đảo: Đây là yếu tố quan trọng tạo nên những sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn và có sức cạnh tranh. Sự phong phú, nguyên sơ của các hệ sinh thái tự nhiên cũng như những giá trị văn hoá của người dân trên đảo là yếu tố quan trọng để thu hút du khách đến với đảo.
  • Diện tích tự nhiên của đảo: Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng phát triển các công trình dịch vụ và cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật du lịch. Những đảo có diện tích lớn có khả năng xây dựng sân bay, bến tàu biển du lịch sẽ có thêm những lợi thế cho phát triển du lịch. Điều này sẽ rất quan trọng giúp rút ngắn thời gian tiếp cận đảo với đất liền bằng những phương tiện hiện đại.
  • Khả năng tiếp cận liên quan đến khoảng cách từ đất liền ra đảo: Đây là yếu tố có tính đặc thù đối với các đảo bởi khoảng cách càng xa bờ thì khả năng phát triển du lịch đảo sẽ càng khó khăn trong cùng một điều kiện kỹ thuật về phương tiện vận chuyển. Khoảng cách càng càng dễ dẫn đến rủi ro trong vận chuyển khách ra đảo, đặc biệt trong mùa mưa bão.
  • Khả năng cung cấp nước ngọt cho nhu cầu du lịch: Do tính đặc thù của nguồn gốc phát triển, trữ lượng nước ngọt trên đảo thường có tính hạn chế. Khi lượng khách du lịch gia tăng sẽ gây áp lực đến khả năng cung cấp nước của đảo, có thể dẫn đến thiếu hụt so với nhu cầu sử dụng nước.
  • Khả năng đáp ứng lao động tại chỗ: Du lịch là một trong những ngành dịch vụ đòi hỏi lượng nhân công cao và tủ lệ nhân công được đào tạo lớn do găn liền với việc đáp ứng các dịch vụ có sự tiếp xúc với khách hàng. Chính vì vậy, khả năng đáp ứng lao động tại chỗ cả về số lượng, độ tuổi và trình độ là rất quan trọng.
  • Khả năng ứng phó với tác động của thiên tai: Đảo thường là lãnh thổ chịu tác động đầu tiên và mạnh mẽ của các hiện trượng thời tiết cực đoan như bão, áp thấp nhiệt đới… do đó phát triển du lịch đảo cần gắn với khả năng năng ứng phó với những tác động bất thường của thời tiết. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu tác động đến mọi sự phát triển thì ảnh hưởng của mực nước biển dâng và điều kiện thời tiết là yếu cố cần được quan tâm khi phát triển du lịch đảo. (Nguyễn Thanh Tưởng, 2023)

1.1.4. Cơ sở lý thuyết về đánh giá sức tải du lịch

  • Khái quát về sức tải du lịch

Khái niệm sức tải du lịch là một khái niệm rộng và có thể được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau. Khái niệm này đã được Tổ chức du lịch thế giới (1981) định nghĩa như sau: “Sức tải trong hoạt động du lịch là số lượng du khách cực đại có thể tham quan một điểm du lịch cùng một thời gian mà không phá hủy đến môi trường sinh thái, đồng thời không làm giảm đi chất lượng của môi trường ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách”. Luận văn: Đánh giá sức tải môi trường du lịch tại đảo Quan Lạn.

Nhìn chung, các khái niệm thông thường về sức tải đều có đặc điểm chung khi đề cấp đến vấn đề nếu có nhiều du khách sẽ gây ra các thiệt hại về môi trường hoặc sự đáp ứng về các nhu cầu giải trí của con người sẽ có chiều hướng thấp hơn ở mức chấp nhận được), vì vậy khái niệm hàm ý khuyến khích các nhà quản lý cố gắng hạn chế số lượng du khách bằng cách thiết lập giới hạn số lượng du khách dựa trên các yếu tố: hệ sinh thái, xã hội và các phân tích khác.

Xét trên góc độ vật lý: sức tải có thể được coi là lượng khách du lịch tối đa mà một khu vực/địa điểm du lịch có thể tiếp nhận. Khả năng tiếp nhận này liên quan đến các điều kiện về không gian sử dụng cho du khách cũng như các điều kiện đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của họ.

Xét trên góc độ sinh học: Sự cân bằng của hệ sinh thái sẽ bị biến động khi số lượng một loài trong hệ sinh thái đó có sự thay đổi đột ngột. Sức tải sinh thái tự nhiên của một khu vực/ địa điểm du lịch là lượng khách tối đa mà nếu lớn hơn sẽ vượt quá khả năng tiếp nhận của môi trường, làm xuất hiện các tác động sinh thái do hoạt  động của du khách và tiện nghi mà họ sử dụng gây ra.

Xét trên góc độ tâm lý, sức tải được hiểu là giới hạn lượng khách mà nếu vượt quá sẽ khiến khách du lịch cảm thấy khó chịu vì do hoạt động của họ bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của các du khách khác (sự ách tắc, khó khăn trong khâu di chuyển, sự chậm trễ trong quá trình được phục vụ các nhu cầu giải trí….). Những tác động này có thể làm suy giảm sự thỏa mãn của du khách đối với hoạt động du lịch.

Xét trên góc độ quản lý, sức tải được hiểu là lượng khách tối đa mà khu vực/địa điểm du lịch có khả năng phục vụ. Năng lực phục vụ (số lượng nhân viên, trang thiết bị, trình độ và phương tiện quản lý…) sẽ không thỏa mãn được các nhu cầu cảu du khách khi số lượng khác vượt quá giới hạn, làm mất khả năng quản lý và kiểm soát hoạt động của khách, kết quả là sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường và xã hội. (Tổng cục Du lịch, 2020) Luận văn: Đánh giá sức tải môi trường du lịch tại đảo Quan Lạn.

Do khái niệm sức tải bao gồm cả định tính và định lượng, vì vậy khó có thể xác định một con số chính xác cho mỗi khu vực. Mặt khác, mỗi khu vực khác nhau sẽ có chỉ số sức tải khác nhau. Các chỉ số này chỉ có thể xác định một cách tương đối bằng phương pháp thực nghiệm. Ý nghĩa và tác động của sức tải du lịch được thể hiện thông qua biểu đồ sau:

Hình 1: Mối tương quan giữa sức doanh thu và lượng khách – sức tải du lịch

Từ biểu đồ mối tương quan giữa sức doanh thu và lượng khách-sức tải du lịch trên đây có thể thấy, khi lượng khách bắt đầu tăng từ điểm A trong khoảng AB, doanh thu của điểm du lịch/ cơ sở cung cấp dịch vụ cũng bắt đầu tăng theo tỷ lệ thuận cho tới khi đạt điểm cực đại tại điểm B. Như vậy, B là giới hạn sức tải và tại điểm này doanh thu đạt cao nhất. Khi lượng khách vượt qua điểm giới hạn, sự tăng giảm của lượng khách sẽ tỷ lệ nghịch với mức độ tăng giảm của doanh. Cụ thể lượng khách tăng tới điểm C, doanh thu bị suy giảm. Nếu tiếp tục theo diễn biến như vậy khi lượng khách tăng tới điểm D, doanh số sẽ bằng không.

Thực tế cho thấy, bất cứ một điểm đến du lịch đều có một giới hạn nhất định về không gian địa lý, hành chính. Không gian đó chứa đựng một nguồn tài nguyên du lịch nhất định tạo nên sức hấp dẫn của điểm đến du lịch. Đồng thời, trong điểm du lịch này cũng tồn tại nhiều yếu tố quan trọng khác bổ trợ cho hoạt động du lịch như: nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ liên quan. Một xu hướng thực tế là, các nhà quản lý điểm đến thường chỉ tập trung quan tâm và kỳ vọng nhiều tới việc làm thế nào để thu hút được càng nhiều khách tới du lịch càng tốt, chứ ít tập trung vào chất lượng của du khách; đồng thời còn xem nhẹ hoặc thậm chí hầu như không quan tâm tới yếu tố sức tải của điểm đến du lịch. Điều này đồng nghĩa với việc họ chưa xác định được khả năng thực tế của điểm đến cả về khía cạnh không gian, thời gian, tính hợp lý trong việc quy hoạch các khu dịch vụ chức năng, bố trí nguồn nhân lực phù hợp và năng lực cung cấp dịch vụ, hàng hóa cũng như tập quán tiêu dùng của khách du lịch, để có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu thiết yếu của một lượng khách du lịch nhất định tới thăm quan vào một thời điểm nhất định. Cách tiếp cận trên có thể khiến các nhà quản lý gặp nhiều khó khăn trong việc giám sát và điều tiết lượng khách tới cũng như chất lượng sản phẩm, dịch vụ của điểm đến du lịch, nhất là vào những mùa cao điểm du lịch. Khi lượng khách tới tham quan vượt quá sức tải của điểm đến du lịch, một khối lượng lớn về hàng hóa, dịch vụ sẽ được tiêu thụ, trong khi lượng tài nguyên và nguồn nhân lực hạn chế, sẽ dẫn tới sự quá tải về mọi mặt và không thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng, doanh thu suy giảm. Nghiêm trọng hơn, tình trạng quá tải có thể triệt tiêu động lực của khách du lịch tới tham quan, cũng như quay trở lại, và hình ảnh thương hiệu điểm đến sẽ ngày một suy giảm.

  • Các chỉ số đánh giá sức tải du lịch

Các vấn đề sức tải du lịch không chỉ liên quan đến số lượng khách, mô hình không gian tập trung/ phân tán bảo vệ thiên nhiên và các chức năng của hệ sinh thái mà còn là chất lượng trải nghiệm của du khách (Coccossis và Mexa, 2004).

Chỉ tiêu du lịch bền vững được thiết kế để cung cấp các dữ liệu đáng tin cậy và các thông tin về tác động môi trường và kinh tế xã hội do phát triển du lịch, làm cơ sở cho việc ra quyết định. Các chỉ số du lịch bền vững, hay xác định mối quan hệ nhân quả cụ thể giữa du lịch và môi trường, ngày càng được sử dụng nhiều hơn để người quản lý chịu trách nhiệm cho các điểm đến du lịch. Cụ thể như: các nhà quản lý công viên quốc gia, chủ sở hữu khu nghỉ mát hoặc các thành viên của cộng đồng địa phương có liên quan đến việc bảo tồn các nhân tố quan trọng thu hút khách đến với khu du lịch của họ. Một tập hợp các chỉ số đo lường sức tải tại các khu vực có giá trị sinh thái cao nhất định, có thể giúp các nhà quy hoạch và quản lý du lịch xác định các giới hạn và cơ hội, vì thế có thể dự đoán, ngăn chặn hoặc sửa đổi những hoạt động du lịch có tính đe dọa đến môi trường (World Tourism Organization, 1997). Luận văn: Đánh giá sức tải môi trường du lịch tại đảo Quan Lạn.

Chỉ số sức tải du lịch thường là một thước đo tổng hợp về chất lượng, số lượng và độ nhạy cảm môi trường của các điểm đến (ví dụ, diện tích che phủ rừng, số lượng các khu vực tự nhiên, v.v.) và sức tải của các công trình xây dựng. Mục tiêu chung của các chỉ số này là ước tính các giới hạn an toàn của lượng khách du lịch để xác định ngưỡng hoạt động tại các điểm đến.

Coccossis và Mexa (2004) cho rằng sức tải du lịch cần xoay quanh ba thành phần cơ bản:

  • Chỉ số tự nhiên – sinh thái (Môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học, chất lượng không khí, ô nhiễm tiếng ồn, năng lượng, nước, chất thải, di sản văn hóa, cơ sở hạ tầng du lịch, đất đai, cảnh quan, giao thông vận tải và viễn thông….)
  • Bảng 1: Tổng hợp chỉ số tự nhiên-sinh thái
  • Chỉ số xã hội – nhân khẩu học (nhân khẩu học, du lịch, việc làm, hành vi xã hội, y tế và an toàn, vấn đề tâm lý)
  • Bảng 2: Tổng hợp chỉ số xã hội – nhân khẩu học
  • Chỉ số kinh tế – chính trị (Thu nhập và Đầu tư du lịch, việc làm, chi tiêu công cộng và doanh thu, chính sách phát triển du lịch)
  • Bảng 3: Tổng hợp chỉ số kinh tế-chính trị

Theo nghiên cứu của Shweta Y. Kurhade (2018), các tác động của của du lịch tại một khu vực cụ thể có thể được phân tích theo ba trục chính: môi trường (bao gồm cả môi trường tự nhiên và nhân tạo), xã hội (dân số, cơ cấu các thành phần xã hội) và kinh tế (bao gồm cả thể chế và tổ chức). Trên cơ sở đó, sức tải du lịch có thể được phân tích và đánh giá dựa trên các thành phần như sau:

Hình 2: Một số tiêu chí thành phần để đánh giá sức tải du lịch

1.1.5. Một số chỉ tiêu liên quan sức tải có thể áp dụng ở vùng biển Việt Nam Luận văn: Đánh giá sức tải môi trường du lịch tại đảo Quan Lạn.

Tại Việt Nam hiện nay chưa có các tiêu chuẩn, quy chuẩn cụ thể để đánh giá sức tải môi trường du lịch. Các tiêu chí về sức tải ở khía cạnh vật lý thường được đề cập trong các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Việt Nam liên quan đến lĩnh vực xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành, trong khi các tiêu chí liên quan đến môi trường sẽ do Bộ Tài nguyên Môi trường xây dựng và ban hành. Tổng hợp một số tiêu chí liên quan sức tải có thể áp dụng ở Việt Nam được tổng hợp như sau:

Bảng 4: Tiêu chuẩn để đánh giá sức tải vùng ven bờ Việt Nam

Các dạng sức tải Các chỉ tiêu
Sức tải vật lí – Tiêu chuẩn xây dựng để đảm bảo chất lượng môi trường là 50 m2 / giường khách.
Sức tải xã hội – Mật độ khách sử dụng trên bãi biển nằm trong khoảng từ 5- 25 m2 / người.

– Mật độ khách được nhiều người chấp nhận nhất là 1000 người/ha (10 m2 / người)

Sức tải môi trường – Giới hạn hàm lượng coliform trong nước biển: 1.000MPN/100 ml

– Giới hạn hàm lượng TSS trong nước biển: 50 mg/l

– Giới hạn hàm lượng NH4+ trong nước biển: 0,5 mg/l

(Nguồn: Nguyễn Đình Hoè và Vũ Văn Hiếu, 2002; QCVN 10-MT:2020/BTNMT)

Bảng 5. Tiêu chuẩn xây dựng cơ sở lưu trú tại Việt Nam

Bảng 6. Tiêu chuẩn sức tải cho từng loại bãi biển trên thế giới

Sức tải bãi biển (loại bãi) m2/người
–  Bình dân

–  Trung bình

–  Khá

–  Sang trọng

10

15

20

30

1.1.6. Lựa chọn bộ chỉ tiêu đánh giá sức tải môi trường du lịch đảo Quan Lạn

Trên cơ sở thu thập thông tin, phân tích sự phù hợp của các bộ tiêu chí đánh giá về sức tải của các tác giả ở Việt Nam và trên thế giới với đối tượng nghiên cứu, tác giả lựa chọn sử dụng bộ tiêu chí của nhóm tác giả Coccossis và Mexa (2004) để sử dụng cho quá trình nghiên cứu đánh giá sức tải môi trường du lịch đảo Quan Lạn. Quá trình đánh giá có kết hợp so sánh các kết quả định lượng về sức tải môi trường với các tiêu chuẩn, quy chuẩn ở Việt Nam cũng như trên thế giới.

Bảng 7. Các tiêu chí/chỉ số đánh giá sức tải môi trường du lịch đảo Quan Lạn

Nhóm chỉ số tự nhiên – sinh thái Chỉ số mật độ du khách

Công suất phòng nghỉ

Tình trạng thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Tình trạng thu gom và xử lý nước thải

Chất lượng môi trường không khí

Chất lượng môi trường nước

Nhóm chỉ số xã hội – nhân khẩu học Mật độ sử dụng tài nguyên đất

Tỉ lệ du khách trên tổng số dân địa phương

Tỉ lệ người dân có thu nhập từ du lịch

Mức độ hài lòng của du khách với dịch vụ du lịch

Mức độ hài lòng của người dân địa phương với hoạt động phát triển du lịch

Nhóm chỉ số kinh tế – chính trị Tỉ lệ đóng góp của ngành du lịch vào tổng sản phẩm nội địa

Chênh lệch về giá cả giữa các khu vực có và không có hoạt động du lịch

Chính sách và đội ngũ quản lý hoạt động du lịch

Các công cụ kiểm soát phát triển du lịch

Do gặp phải các khó khăn trong quá trình thu thập thông tin và khảo sát thực tế tại địa điểm nghiên cứu thời điểm dịch bệnh đầu năm 2025 đồng thời do tính nhạy cảm của các thông tin về chính trị, kinh tế nên tác giả sẽ tập trung chính vào việc đánh giá các tiêu chí sức tải môi trường thuộc nhóm chỉ số tự nhiên – sinh thái. Các tiêu chí thuộc nhóm nhân khẩu-xã hội học và chính trị-kinh tế trong luận văn chủ yếu được đánh giá bằng phương pháp định tính.

1.2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Luận văn: Đánh giá sức tải môi trường du lịch tại đảo Quan Lạn.

1.2.1. Tình hình nghiên cứu đánh giá sức tải du lịch trên thế giới

Đánh giá sức tải trong hoạt động du lịch đã được một số tổ chức thực hiện như: Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN), Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP), những chương trình hành động ưu tiên (PAP). Các nhà nghiên cứu ở một số trường đại học trên thế giới cũng đã thực hiện nhiều đề tài liên quan đến lĩnh vực này. Một số đề tài có liên quan như sau:

Sách hướng dẫn các chỉ số phát triển bền vững cho các điểm đến du lịch (Indicators of sustainable development for tourism destinations: A guidebook): Được UNWTO biên soạn và phát hành năm 2004, giới thiệu về những chỉ số phát triển bền vững tại các nơi đón tiếp khách du lịch, tại sao phải sử dụng các chỉ số phát triển du lịch  bền vững, các bước tiến hành thiết lập các chỉ số phát triển bền vững, áp dụng những chỉ số này trong quy hoạch và quản lý du lịch…

Hướng dẫn đánh giá sức tải du lịch tại vùng ven biển Mediterranean (Guidelines for carrying capacity assessment for tourism in Mediterranean coastal areas): Do UNEP-PAP biên soạn năm 1997, giới thiệu khái niệm về đánh giá sức tải, sự cần thiết phải đánh giá sức tải trong hoạt động du lịch, những lợi ích mang lại trong đánh giá sức tải, phương pháp và những tiêu chuẩn đánh giá sức tải trong du lịch biển tại vùng biển Địa Trung Hải…

Phương pháp đánh giá sức tải du lịch cho vùng sinh thái nhạy cảm (Methodological Framework for Evaluation of Tourism Carrying Capacity of Eco Sensitive Region) do Shweta Y. Kurhade thực hiện năm 2018.

Du lịch, du lịch sinh thái và các khu bảo tồn: Thực trạng ngành du lịch dựa vào thiên nhiên trên thế giới và các hướng dẫn phát triển du lịch (Tourism, ecotourism, and protected areas: the state of nature-based tourism around the world and guidelines for its development): Được tác giả H. Ceballos-Lascurain xây dựng với mục đích tìm cách để ngành du lịch và các khu bảo tồn có thể cùng phát triển, tôn trọng khả năng cung cấp tài nguyên hạn chế của nhiều khu vực trong việc chịu các sức ép từ du khách nói riêng và hoạt động du lịch nói chung. Tác giả đã thu thập rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm và xây dựng các định hướng phát triển du lịch cho các nhà quy hoạch, quản lý và khách du lịch.

Tác giả H.Cebaloos-Lascurain đã xây dựng công thức tính sức chịu tải cho 1 điểm đến du lịch cụ thể, bao gồm sức chịu tải vật lý và sức chịu tải thực tế. Cụ thể như sau: Luận văn: Đánh giá sức tải môi trường du lịch tại đảo Quan Lạn.

Khả năng chịu tải vật lý (PCC-Physical physical carrying capacity) là giới hạn tối đa cho phép về số lượng khách đến tham quan du lịch tại một điểm du lịch trong thời gian nhất định là: PCC = A .D.Rf (1)

  • Trong đó:

A là diện tích của điểm đến (m2)

D là diện tích cần thiết để đáp ứng nhu cầu khách đến tham quan hay còn gọi  là mật độ khách được đáp ứng trên diện tích m2 (người/ m2).

 Rf (Rotation factor) tỉ lệ khách tham quan tối đa cho 01 ngày, được tính bằng tỉ lệ giữa thời gian khách có thể lưu lại điểm tham quan/số thời gian trung bình khách lưu lại tham quan tại điểm đó.

Sức chịu tải thực tế (ERCC- Effective Real Carrying Cappacity) là số lượng khách và thời gian tham quan tối đa phù hợp với điều kiện khu vực cho phép, đủ khả năng kiểm soát tác động nhưng thỏa mãn thời gian, số lượng người tại điểm tham quan. ERCC được tính bằng công thức sau:  ERCC = PCC x ((100- Cf1)/ 100) x ((100- Cf2)/100) x … x ((100- Cfn)/100) (3)

  • Hệ số giới hạn được tính là:

Cfi (Conrrective factor) thường được gọi là hệ số giới hạn cho phép hay là hệ số các yếu tố tiêu cực cần phải loại trừ để tránh tác động xấu đến khu vực hoặc ngưỡng giới hạn cho phép khi áp dụng cho việc tính toán đến tác động ảnh hưởng. Các hệ số này được tính toán theo tỷ lệ phần trăm. Cfi = Mi/Mt

Trong đó: Mi là giá trị giới hạn của yếu tố tác động thứ i, Mt là tổng các giá trị giới hạn cho một điểm mà khách du lịch đến tham quan.

Trong thực tế chỉ số giới hạn Cfi thường căn cứ vào các yếu tố nhạy cảm của các loại tài nguyên tại khu vực tham quan như vấn đề môi trường, mức độ chịu đựng của hệ sinh thái, các yếu tố nhạy cảm về kinh tế hay là các yếu tố xã hội, con người như nhận thức, phong tục tập quán…

Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu về đánh giá sức tải du lịch, bao gồm cả đánh giá sức tải môi trường đã giới thiệu về các hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá, phương pháp đánh giá sức tải du lịch tại những địa điểm nghiên cứu cụ thể. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, các tiêu chí lựa chọn đánh giá sẽ là những nội dung quan trọng tác giả nghiên cứu và kế thừa trong đề tài nghiên cứu của mình. Luận văn: Đánh giá sức tải môi trường du lịch tại đảo Quan Lạn.

1.2.2. Tình hình nghiên cứu đánh giá sức tải du lịch tại Việt Nam

Theo hiểu biết của tác giả, ở Việt Nam chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về đánh giá sức tải trong hoạt động du lịch nói chung và du lịch biển nói riêng. Một số nghiên cứu tiêu biểu về vấn đề này như sau:

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Hoàng (2007) tập trung vào đánh giá sức tải du lịch cho hoạt động du lịch tại khu bảo tồn biển Hòn Mun, Nha Trang, Việt Nam. Cụ thể, tác giả đã lựa chọn hai hoạt động chính là bơi, lặn có ống thở, và lặn có khí tài để tính toán sức tải du lịch thực tế cho hai hoạt động này, có tính đến các hệ số điều chỉnh do yếu tố môi trường tự nhiên. Kết quả cho thấy, sức tải thực tế thấp hơn nhiều so với sức tải tối đa khi tính đến các hệ số điều chỉnh này.

Nghiên cứu của nhóm tác giả Trần Nghi, Nguyễn Thanh Lân, Nguyễn Đình Thái, Đặng Mai, Đinh Xuân Thành (2007) vận dụng công thức của A.M.Cifuentes và H. Ceballos-Lascurain cho các điểm du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng và Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

Nghiên cứu của tác giả Võ Quế (2008) vận dụng công thức của A.M.Cifuentes và H. Ceballos-Lascurain để tính toán sức chứa cho các khu du lịch sinh thái ở Việt Nam, nghiên cứu trường hợp cụ thể cho Tam Cốc – Bích Động.

Nghiên cứu của Cao Thị Thu Trang (2009) đánh giá sức tải môi trường đối với đảo Cát Bà, Hải Phòng. Tác giả tập trung đánh giá sức tải thực tế trên cơ sở có tính  đến tác động của các hoạt động du lịch, nuôi trồng thủy sản và cộng đồng dân cư. Các tiêu chuẩn để đánh giá được dựa trên UNEP (1984) và các tiêu chuẩn về chất thải theo quy chuẩn của Việt Nam.

Nghiên cứu của Nguyễn An Thịnh và Nguyễn Thị Hải (2018) trình bày nội dung và phương pháp xác định các chỉ số đại diện cho sức tải du lịch nhằm tạo cơ sở khoa học cho các nhà quản lý lồng ghép trong quy hoạch phát triển bền vững huyện Sa Pa. Nghiên cứu cụ thể đã tính toán được các sức tải thực tế, sức tải tiềm năng và sức tải tối ưu cho 6 tuyến du lịch chính đang phát triển của Sa Pa.

Nghiên cứu của Huỳnh Tấn Hải (2020) đánh giá sức tải du lịch sinh thái tại khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang. Nghiên cứu đã xây dựng được bộ chỉ tiêu để đánh giá cho cả 3 chỉ số thành phần bao gồm chỉ số tự nhiên sinh thái, chỉ số xã hội nhân khẩu học, chỉ số kinh tế chính trị.

Hiện nay, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch đang thực hiện nhiệm vụ “Đánh giá sức chịu tải môi trường của một số khu, điểm du lịch, di tích quốc gia Việt Nam”. Theo đó, Viện đang thực hiện hoàn thiện báo cáo tổng kết nhiệm vụ “Đánh giá sức chịu tải môi trường và giải pháp bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia Cúc Phương và điểm du lịch bản Lác” và thực hiện khảo sát thực địa nhằm đánh giá sức chịu tải môi trường Khu du lịch biển Sầm Sơn, Thanh Hóa.

Nhìn chung, các nghiên cứu đều chỉ ra rằng về mặt lý thuyết có thể tính toán được số lượng du khách cực đại mà một điểm du lịch có thể tiếp nhận được đối với từng loại hoạt động du lịch cùng một thời điểm nào đó trong ngày cũng như tổng lượng khách mỗi ngày. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sức chứa của một điểm du lịch còn phụ thuộc rất lớn vào nhiều yếu tố tác động khác từ bên ngoài, trong đó có cả hành vi ứng xử với môi trường của khách du lịch.

1.2.3. Tình hình nghiên cứu đánh giá sức tải du lịch tại đảo Quan Lạn Luận văn: Đánh giá sức tải môi trường du lịch tại đảo Quan Lạn.

Là hòn đảo có diện tích xếp thứ 9 trong tổng số các đảo ở Quảng Ninh với nhiều tiềm năng phát triển, tuy nhiên Quan Lạn chỉ thực sự phát triển mạnh về du lịch trong khoảng 10 năm trở lại đây, đặc biệt từ khi đảo chính thức có điện lưới quốc gia cuối năm 2019. Các nghiên cứu khoa học liên quan về phát triển du lịch đảo Quan Lạn còn rất ít, chủ yếu được lồng ghép trong các nối dung nghiên cứu về du lịch huyện Vân Đồn nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung. Một số nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đảo Quan Lạn có thể kể đến như: nghiên cứu của Phạm Xuân Trường (2018) về giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu du lịch sinh thái đảo Quan Lạn; nghiên cứu của Phạm Quang Tuấn, Dương Thị Thuỷ, Lê Phương Thuý (2020) về tiềm năng tài nguyên và giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở đảo Quan Lạn; nghiên cứu của Bùi Cẩm Phượng (2020) về giải pháp phát triển du lịch biển đảo ở xã Minh Châu, huyện Vân Đồn trong tình hình biến đổi khí hậu.

Các nghiên cứu đều nhận định rằng Quan Lạn có tiềm năng lớn trong phát triển du lịch cả về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn song chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá về thực trạng phát triển du lịch cũng như các tác động của du lịch tới điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của đảo. Do đó, tác giả nghiên cứu “Đánh giá sức tải môi trường du lịch đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn” nhằm đóng góp một phần nhỏ kiến thức liên quan nhằm hướng tới phát triển du lịch bền vững cho khu vực này.

1.3. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới và ở Việt Nam về quản lý sức tải du lịch

1.3.1. Bài học kinh nghiệm từ Singapore

Có không ít các quốc gia/ điểm đến du lịch đã rất thành công trong việc áp dụng nguyên lý quản lý sức tải vào phát triển du lịch, trong đó Singapore là một ví dụ điển hình. Quốc đảo này nằm ngoài khơi mũi phía nam của bán đảo Mã Lai, cách xích đạo 137 km về phía Bắc có diện tích 716,1 km2 với dân số trên 5,6 triệu người. Tuy có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên không lớn, chủ yếu là nhân tạo nhưng Singapore luôn là một trong những quốc gia, vùng lãnh thổ đón lượng khách quốc tế đến du lịch nhiều nhất tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Luận văn: Đánh giá sức tải môi trường du lịch tại đảo Quan Lạn.

Theo công bố của Hiệp hội Du lịch châu Á – Thái Bình Dương (PATA), 10 điểm đến đón lượng khách du lịch quốc tế cao nhất trong 6 tháng đầu năm 2024 lần lượt là Mỹ, Hong Kong, Mehico, Macao (Trung Quốc), Thái Lan, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Canada và Việt Nam. Tính riêng khu vực Đông Nam Á, trong 6 tháng đầu năm 2024, Singapore đón 9,3 triệu lượt khách quốc tế đến đứng thứ 3 trong khu vực sau Thái Lan (19,7 triệu), Malaysia (13,3 triệu). Việt Nam xếp ở vị trí thứ 4 với 8,48 triệu lượt khách.

Để đạt được thành công trên, Singapore đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ trong quản lý và phát triển du lịch, trong đó vấn đề quản lý sức tải du lịch là một trong những nội dung được quan tâm hàng đầu. Ý thức được vấn đề hạn chế diện tích về không gian lãnh thổ, nhằm tăng sức tải, Singapore đã lấn biển mở rộng diện tích đất đai để xây dựng thêm các công trình, dự án phục vụ mục đích du lịch như điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ liên quan; đồng thời mở rộng sân bay, bến đỗ, cầu cảng để đảm bảo đủ công suất phục vụ được số lượng khách du lịch quốc tế ngày càng tăng. Với nguồn nhân lực hạn chế, Singapore đã thực hiện chính sách cho phép các cơ sở dịch vụ được tuyển dụng lao động nước ngoài đủ tiêu chuẩn tay nghề cao vào làm việc để khắc phục thiếu hụt trên. Là quốc gia không có thế mạnh về tài nguyên cũng như ngành sản xuất lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, Singapore đã thực hiện chính sách nhập khẩu phù hợp từ các quốc gia khác trên thế giới để đáp ứng cả nhu cầu tiêu thụ trong nước cũng như cho khách du lịch. Về mặt thị trường, Singapore tiến hành kết nối với các nước láng giềng nhằm giãn mật độ tập trung số lượng lớn khách du lịch quốc tế ở nước mình, đặc biệt vào mùa du lịch cao điểm; tiến hành chiến lược từng bước thay thế việc thu hút khách du lịch phổ thông bằng tập trung sâu vào khai thác khách du lịch cao cấp. Tiêu dùng thông minh cũng được phổ biến và khuyến khích rộng rãi không những trong dân cư mà cả khách du lịch. Với việc thực thi biện pháp này đã giúp tiết kiệm được nhiều nguồn lực, tránh lãng phí nguồn tài nguyên khan hiếm. Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần đáng kể cho việc duy trì tính bền vững của sức tải điểm đến. (Tổng cục du lịch, 2024)

1.3.2. Bài học kinh nghiệm từ Philipines Luận văn: Đánh giá sức tải môi trường du lịch tại đảo Quan Lạn.

Đến với Philipines, Boracay là điểm đến  được yêu thích hàng đầu của du khách khi lựa chọn du lịch tại quốc gia này. Nằm cách thủ đô Manila của Philippines hơn 300 km về phía Nam, đảo Boracay thuộc tỉnh Aklan vời diện tích 10,32km2 được mệnh danh là Maldives của Philippines. Boracay từng là niềm tự hào của ngành du lịch Philipines với thành tích nhiều năm liền xuất hiện trong các danh sách bãi biển đẹp nhất hành tinh do các tạp chí du lịch uy tín bình chọn. Năm 2022, đã có tới gần 4 triệu du khách tới hòn đảo này.

Tuy nhiên, ngày 04/4/2023, Chính quyền Philippines đã ra lệnh chính thức đóng cửa hòn đảo nghỉ dưỡng nổi tiếng Boracay với khách du lịch, đồng thời siết chặt an ninh khu vực nhằm cải tạo hòn đảo này trong 6 tháng kể từ ngày 26/4/2023. Lý do Philippines đưa ra là bởi tình trạng ô nhiễm môi trường đáng báo động ở Boracay. Lượng khách du lịch quá đông khiến cho lượng nước thải và chất thải rắn phát sinh vượt quá khả năng tiếp nhận của môi trường ở đây, nguyên nhân một phần là do các khách sạn, nhà hàng và doanh nghiệp khác trên Boracay đã xả trực tiếp nước thải chưa qua xử lý xuống biển khiến môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hành vi này làm tăng nồng độ vi khuẩn coliform  trong nguồn nước ở Boracay và kéo dài các đợt sinh sản của tảo biển khiến bờ biển bãi cát trắng mịn trở nên loang lổ, mất cảnh quan. Việc thu hút số lượng lớn khách du lịch và người dân đến đây kinh doanh trong các năm gần đây dẫn tới tình trạng Boracay bị quá tải, xuất hiện nhiều bãi rác tự phát ở nhiều nơi, gây mất mỹ quan và mùi khó chịu.

Sau 6 tháng ngừng hoạt động để quy hoạch và cải tạo, ngày 26/10/2023, Philippines đã mở cửa trở lại đảo Boracay. Cùng với đó là hàng loại quy định được áp dụng đối với ngành du lịch tại hòn đảo này đó là: Số du khách tối đa được phép có mặt trên đảo là 19.200 người, vào bất kỳ thời điểm nào. Theo quy định mới, khu vực bãi biển cũng sẽ không được phép dùng để kinh doanh nghề xoa bóp, bán rong, đốt lửa trại hay xây dựng lâu đài cát để chụp ảnh; cấm uống rượu, hút thuốc, tổ chức tiệc tùng trên bãi biển. Gần 400 khách sạn và nhà hàng vi phạm các quy định về môi trường trước đó bị buộc đóng cửa. Toàn bộ khách sạn nhà hàng gần bờ biển trong phạm vi 30m tính từ bờ biển bị di chuyển vào sâu trong đất liền hơn nhằm tạo cảnh quan cho bãi biển nơi đây. Chính quyền Philipines khẳng định Boracay mới sẽ là sự khởi đầu của một “nền văn hóa du lịch bền vững” tại Philippines. (Tổng cục du lịch, 2024)

1.3.3. Bài học kinh nghiệm từ Cù Lao Chàm

Cù lao Chàm là một cụm đảo, về mặt hành chính trực thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam có diện tích 15km2. Với sự thành lập của khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm vào năm 2004 và được UNESSCO công nhận là Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới năm 2009, Cù Lao Chàm trở thành một địa danh du lịch biển nổi tiếng của miền Trung. Lượng du khách đến Cù Lao Chàm từ 20.000 lượt khách năm 2009 đã tăng lên gấp hơn 20 lần với 420.000 lượt khách năm 2024. Sự phát triển du lịch ở đã tạo ra một sự thay đổi lớn cho cơ cấu lao động của địa phương. Trước khi phát triển du lịch, khoảng 85% dân số xã Tân Hiệp sinh sống dựa vào ngành khai thác chế biến thuỷ sản thì đến năm 2024, đã có khoảng 80% dân số lao động trong ngành nghề du lịch, dịch vụ, thương mại. (Nguyễn Thanh Tưởng, 2023)

Để đảm bảo cân đối giữa số lượng du khách và khả năng cung ứng các dịch vụ đồng thời hạn chế suy thoái nguồn tài nguyên, thành phố Hội An đã ban hành một số quy định như cấm các phương tiện mang túi ni lông ra đảo, chỉ cho phép mỗi phương tiện doanh nghiệp tuyến Cửa Đại – Cù Lao Chàm xuất bến 1 lần trong ngày, khống chế lượng khách ra đảo mỗi ngày 3.000 người đồng thời tăng phí tham quan đảo từ 30 nghìn đồng lên 70 nghìn đồng nhằm sàng lọc khách, nâng cao mức chi tiêu bình quân của khách du lịch khi đến đây. Hiện tại, Cù Lao Chàm đã và đang vận hành mô hình “Sự tham gia của 4 nhà (Nhà nước – nhà nông – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp)” trong quản lý, khai thác, bảo tồn và phát triển. (Nguyễn Thanh Tưởng, 2023) Đây là mô hình thể hiện được cơ chế chia sẻ quyền và lợi ích thông qua việc đồng quản lý tài nguyên, môi trường hướng tới phát triển bền vững, phát huy thương hiệu du lịch Cù Lao Chàm.

1.4. Khái quát về đảo Quan Lạn Luận văn: Đánh giá sức tải môi trường du lịch tại đảo Quan Lạn.

1.4.1. Điều kiện tự nhiên

  • Vị trí địa lý

Tỉnh Quảng Ninh có hơn 2.000 hòn đảo thuộc khu vực ven bờ, chiếm khoảng 2/3 số đảo ven bờ cả nước (2078/2779), trong đó có 1.030 đảo đã có tên. Tổng diện tích các đảo ven bờ tỉnh Quảng Ninh là 619,913km², trong đó tập trung lớn tại 2 huyện đảo Cô Tô và Vân Đồn với tổng số đảo chính: 33 đảo. Đảo Quan Lạn (còn gọi là đảo Cảnh Cước) thuộc cụm đảo vịnh Bái Tử Long, có tọa độ địa lý 200 53’04’’ vĩ độ bắc, 1070 30’42’’ kinh độ đông. Đảo có diện tích 24 km2, kéo dài theo phương đông bắc – tây nam, cách trung tâm huyện Vân Đồn khoảng 40km về phía đông nam. Đảo có vị trí quan trọng về mặt an ninh

  • Địa hình – địa chất

Quan Lạn có dạng địa hình đồi núi – hải đảo đa dạng, phân dị mạnh với độ cao trung bình khoảng 40m so với mực nước biển, độ dốc trung bình là 250. Địa hình đảo hết sức đa dạng từ đồi núi thấp, vũng cho đến các bãi triều, trong đó địa hình đồi núi thấp chiếm tới 74%. Ven chân đảo Quan Lạn có nhiều vũng, bãi triều đất bùn, bãi cát hẹp, bãi đá rộng 15 – 70m. Địa hình đáy biển của đảo tương đối đơn giản và bằng phẳng, khu vực đáy biển xảy ra các quá trình bào mòn tích tụ tạo nền bề mặt bằng phẳng với vật liệu tích tụ chủ yếu là cát bột sỏi sạn, vụn vỏ sinh vật.

Đảo Quan Lạn cấu tạo chủ yếu bởi các trầm tích lục nguyên hệ tầng Sông Cầu tuổi Devon và các trầm tích bở rời tuổi Đệ tứ (thường được gọi là đảo đất), mang sức hấp dẫn hoàn toàn khách biệt với các đảo cấu tạo bởi đá vôi (thường gọi là đảo đá) khá phổ biến của khu vực Vịnh Hạ Long – Cát Bà. (Phạm Quang Tuấn và nnk, 2020)

  • c. Khí hậu:  Luận văn: Đánh giá sức tải môi trường du lịch tại đảo Quan Lạn.

Đảo Quan Lạn thuộc huyện Vân Đồn có đặc trưng khí hậu của vùng ven biển miền Bắc Việt Nam, khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. Thời tiết có 2 mùa rõ rệt, mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều, mùa đông lạnh và khô: Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao nhất vào tháng 7, 8 có thể lên đến 38oC, gió Nam và Đông Nam thổi mạnh, tốc độ trung bình 2 – 4 m/s gây mưa nhiều độ ẩm lớn. Đây là khoảng thời gian thuận lợi cho các hoạt động du lịch biển. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió mùa Đông Bắc thổi nhiều đợt và mạnh, mỗi đợt 4 – 6 ngày, tốc độ gió lên đến cấp 5 -6, ngoài khơi có thể lên tới cấp 7 – 8 làm thời tiết lạnh. Nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1, tháng 12 có thể xuống tới 5oC.

Độ ẩm không khí trung bình năm 84% và có sự phân hóa theo mùa: Mùa mưa độ ẩm trên 90%, còn mùa khô độ ẩm thấp hơn và cực tiểu là tháng 12 (78%).

Nắng: Nắng ở Vân Đồn tương đối cao, trung bình số giờ nắng dao động từ 1600 đến 1700 h/năm, nắng tập trung từ tháng 5 đến tháng 11.

Lượng mưa: lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2090 – 2340 mm/năm, mưa phân theo 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa nhiều: Kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, chiếm 83 – 86% tổng lượng mưa năm. Trong đó, tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 8. Mùa ít mưa: từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, lượng mưa nhỏ, chỉ chiếm 14 – 17% tổng lượng mưa năm. Trong đó, tháng I có lượng mưa ít nhất.

Gió: Huyện Vân Đồn chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chính: Gió Đông nam: Thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 9, gió thổi từ biển vào mang theo nhiều hơi nước tạo nên không khí thoáng mát. Tốc độ gió trung bình từ 2- 4 m/s. Gió Đông bắc: Từ tháng 10 đến tháng 4 năm chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc khô, lạnh,. Gió mùa đông bắc tràn về theo đợt, mỗi đợt kéo dài từ 3 đến 5 ngày, trong những đợt gió mùa đông bắc tốc độ gió đạt tới cấp 5, cấp 6, ngoài khơi cấp 7 đến cấp 9

Bão: Hàng năm trung bình có khoảng 3 – 5 cơn bão đổ bộ vào khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng, ảnh hưởng trực tiếp đến đảo Quan Lạn. Bão thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung nhiều vào tháng 7, tháng 8, có tốc độ gió 20 – 40 m/s và thường kèm theo mưa lớn. Trong những ngày mưa bão, hoạt động du lịch bị đình trệ, đôi khi bị hoãn hủy, gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch. (UBND tỉnh Quảng Ninh, 2023)

  • Hải văn Luận văn: Đánh giá sức tải môi trường du lịch tại đảo Quan Lạn.

Khu vực có chế độ nhật triều thuần nhất, trong một ngày có một lần nước lớn và một lần nước ròng. Về mùa hè, nước thường lên vào buổi chiều và về mùa đông thường lên vào buổi sáng. Các đỉnh triều (nước lớn) thường cách nhau 25 giờ. Số ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống chiếm 85  95% (tức trên 25 ngày) trong tháng. Khu vực có biên độ thuỷ triều vào loại lớn nhất nước ta, khoảng 3,5  4,0m. Triều mạnh trong năm thường vào các tháng I, VI, VII, XII, triều yếu vào các tháng III, IV, VIII, IX, tốc độ dòng triều xấp xỉ 1m/s. (UBND tỉnh Quảng Ninh, 2023)

  • e. Đặc điểm thổ nhưỡng

Đảo Quan Lạn bao gồm các nhóm đất chính sau: nhóm đất cát, nhóm đất mặn, nhóm đất xám, nhóm đất đỏ vàng.

  • f. Tài nguyên nước

Nước mặt: Do Quan Lạn là đảo nhỏ có dạng hẹp ngang nên không có sông lớn, chỉ có vài con suối nhỏ, các suối tương đối ngắn và dốc. Trên Đảo có 02 hồ cấp sinh hoạt và sản xuất như sau:

  • Hồ Thái Hòa có dung tích chứa khoảng 50.000 m3. Về mùa khô nước hồ bị cạn chiều sâu 0,4 m đến 0,5 m.
  • Hồ Minh Châu có dung tích chứa khoảng 20.000 m3.

Nước dưới đất: Bao gồm 1 tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Đệ tứ (q) và 2 tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích Jura (j), Đồ Sơn (d1). Đảo đã lắp đặt các máy bơm thủ công phục vụ các cụm dân cư, trữ lượng điều tra cấp C1=428 m3/ng nước nhạt, độ tổng khoáng hóa 0,1 – 0,82 g/l, độ pH = 6,9 – 7,5, chất lượng nước đạt yêu cầu cấp nước sinh hoạt. (UBND tỉnh Quảng Ninh, 2021)

Theo thống kê tại Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trữ lượng tài nguyên nước của Đảo như sau:

Đơn vị: triệu m3/năm

TT Nguồn nước Tổng lượng nước Lượng nước có thể khai thác sử dụng Lượng nước phân bổ
1 Nước mặt 0,09 0,07 0,07
2 Nước dưới đất 3,78 2,75 2,75
Tổng 4,05 2,82 2,82
  • Tài nguyên rừng Luận văn: Đánh giá sức tải môi trường du lịch tại đảo Quan Lạn.

Theo báo cáo kết quả kiểm kê rừng năm 2020 của tỉnh Quảng Ninh, 2 xã Quan Lạn và Minh Châu có khoảng 7.203,82ha đất rừng, bao gồm 3 loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng cụ thể như sau:

TT Địa điểm Diện tích (ha)
Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất Tổng
1 Xã Minh Châu 2904,19 828,70 3732,89
2 Xã Quan Lạn 1595,50 1875,43 3470,93
  • Tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học

Các hệ sinh thái điển hình trên Đảo bao gồm:

  • Hệ sinh thái rừng ngập mặn: Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở đây bao gồm rừng thuần loài (sú, bàn chua, đâng, mắm) và rừng hỗn giao (đâng trang; sú vẹt,…). Rừng ngập mặn giống như một ngân hàng gen giống của các giống loài thuỷ sản, một nhà máy lọc chất thải, ngăn chặn những ô nhiễm môi trường biển do rác thải, nước thải ven bờ xả ra biển.
  • Hệ sinh thái vùng triều: Hệ sinh thái vùng triều có năng suất sinh học cao, nguồn lợi hải sản phong phú và có giá trị kinh tế cao.
  • Hệ sinh thái rừng trâm: Đây là một trong những những rừng trâm lớn nhất Việt Nam, với hơn 90% cây thuần chủng niên đại khoảng 300 năm. Trâm là loại cây thân gỗ to, khả năng tái sinh tốt, có thể mọc nhiều nhánh đan xen với nhau. Gỗ trâm tốt chỉ đứng sau: Lim, gụ, sến… Mặc dù chỉ cao khoảng 10m, nhưng rừng trâm có mật độ dày, đan chặt với nhau nên tạo thành một bức tường vững chắc chắn cát di chuyển, chắn gió bão. (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, 2022).

1.4.2. Tình hình kinh tế, văn hóa xã hội Luận văn: Đánh giá sức tải môi trường du lịch tại đảo Quan Lạn.

1.4.2.1. Dân số và lao động

Trên đảo Quan Lạn có 2 đơn vị hành chính cấp xã là Xã Quan Lạn và Xã Minh Châu. Theo thống kê đến ngày 30/6/2024, dân số xã Quan Lạn là 3.547 người, xã Minh Châu 1.079 người. Trong đó, tỉ lệ nam chiếm 50,32%, nữ chiếm gần 49,68%. Mật độ dân số tại 2 xã Quan Lạn, và Minh Châu đều ở mức thấp, dưới 50 người/km2. Tỉ lệ tăng dân số ở mức thấp, khoảng 0,85- 1,05% (giai đoạn 2020-2025), trong đó chủ yếu là tăng tự nhiên, tăng cơ học thấp.  (UBND xã Minh Châu, 2024 và UBND xã Quan Lạn, 2024)

Trên địa bàn 2 xã có 7 nhóm dân tộc khác nhau sinh sống gồm: Kinh, Dao, Tày, Thái, Hoa, Nùng, Mường cùng chung sống hòa hợp.

Dân số trong độ tuổi lao động của 2 xã là 2.959 người chiếm 63,96% dân số. Trong đó, lao động làm việc trong các ngành kinh tế chiếm 86,5% dân số trong tuổi lao động. Cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế được thể hiện tại hai biểu đồ sau:

Biểu đồ 1: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế tại xã Quan Lạn

Biểu đồ 2: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế tại xã Minh Châu

Trong những năm qua, dân cư trên Đảo đã tận dụng những ưu thế của mình để đẩy mạnh việc phát triển kinh tế, bao gồm các ngành du lịch, khai thác và chế biến hải sản. Thu nhập bình quân đầu người năm 2024 tại xã Quan Lạn đạt trên 45 triệu  đồng/người/năm, tại xã Minh Châu đạt trên 43 triệu đồng/người/năm. (UBND xã Minh Châu, 2024 và UBND xã Quan Lạn, 2024)

1.4.2.2. Phát triển kinh tế

Nhìn chung hiện tại, trình độ phát triển kinh tế trên đảo Quan Lạn chưa cao, nền kinh tế chủ yếu là nông-lâm-ngư nghiệp; kinh tế công nghiệp và xây dựng còn hạn chế, tốc độ phát triển còn chậm; ngành kinh tế dịch vụ và du lịch bước đầu phát triển theo chiều hướng tăng tốc, tuy nhiên còn chiếm tỉ trọng nhỏ trong nền kinh tế.

  • Hoạt động nông nghiệp tạo sản phầm phục vụ hoạt động du lịch:

Trồng trọt: Các sản phẩm trồng trọt trên địa bàn là lúa và một số rau màu ngắn ngày phục vụ cho nhu cầu của người dân địa phương. Năm 2024, diện tích trồng lúa khoảng 23ha, sản lượng ước tính đạt khoảng 103 tấn thóc

Chăn nuôi: Chủ yếu là bò, dê, lợn, gà, vịt nhưng không hình thành trang trại chăn nuôi tập trung mà chủ yếu là chăn nuôi theo hình thức hộ gia đình. Số lượng gia súc, gia cầm trên đảo hiện nay ước tính trên 2.000 con.

Thủy sản: Là ngành kinh tế mũi nhọn dân cư trên đảo. Năm 2024, sản lượng đánh bắt thuỷ sản khoảng 1.780 tấn, nuôi trồng ước đạt 461 tấn. Luận văn: Đánh giá sức tải môi trường du lịch tại đảo Quan Lạn.

Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp: Theo thống kê của UBND xã Minh Châu và xã Quan Lạn, hiện nay trên đảo có khoảng 96 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, chủ yếu là các ngành nghề như sản xuất đá lạnh, cơ khí nhỏ, mộc dân dụng, chế biến nước mắm. Các cơ sở đều có quy mô nhỏ mang tính chất hộ gia đình.

  • Hoạt động thương mai, dịch vụ:

Thương mại: Do đặc thù của đảo cách xa đất liền, hoạt động thương mại chủ yếu lưu thông bằng đường thủy, nhưng vào mùa biển động đảo bị chia cắt thì việc cung ứng hàng hóa từ đất liền ra đảo và ngược lại tương đối khó khăn. Hệ thống phân phối thương mại trên đảo thông qua các chợ nhỏ và các điểm buôn bán nhỏ lẻ.

Dịch vụ: Hoạt động du lịch đang phát triển và ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế.

Y tế: Đảo có 2 Trạm y tế Xã và 1 bệnh viện (phân viện Quan Lạn) 15 giường. Tất cả các trạm y tế xã đều có ít nhất 1 bác sĩ, y sĩ sản nhi. Điều kiện vệ sinh môi trường từng bước được cải thiện. (UBND xã Minh Châu, 2024 và UBND xã Quan Lạn, 2024)

1.4.3. Tiềm năng phát triển du lịch đảo Quan Lạn

1.4.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Quan Lạn cũng như phần lớn các đảo ven bờ tỉnh Quảng Ninh được thành tạo chủ yếu do quá trình bóc mòn, xâm thực chia cắt lục địa và hình thành nên các đồi núi sót ven bờ, sau đó bị biển tiến Holocen tràn ngập và tạo nên các giá trị địa chất, địa hình và tài nguyên sinh vật đặc sắc.

  • Địa chất, địa hình

Đảo có địa hình đồi núi – hải đảo đa dạng, phân dị mạnh với độ cao trung bình khoảng 40m so với mực nước biển, độ dốc trung bình là 250. Hình thái chủ yếu của địa hình là đồi núi thấp và đảo đá vôi và một phần nhỏ diện tích có kiểu địa hình đồng bằng ven biển. Quan Lạn thuộc vùng đảo đông bắc bộ có cấu trúc địa chất phức tạp gồm các thành tạo có tuổi rất khác nhau như Paleozoi, Mesozoi, Kainozoi và có cấu tạo khác nhau với thành phần nham thạch cũng khá phong phú. Địa hình đảo hết sức đa dạng từ đồi núi thấp, vũng cho đến các bãi triều, trong đó địa hình đồi núi thấp chiếm tới 74%. Quan sát ven chân đảo Quan Lạn thấy xuất hiện nhiều vũng, bãi triều đất bùn, bãi cát hẹp, bãi đá rộng – 70m, kín gió thuận lợi cho việc neo đậu tàu thuyền.

Cảnh quan đa dạng phân bố thành dải theo hướng tây bắc – tây nam khá thuận lợi cho khai thác du lịch tham quan – nghỉ dưỡng. Tại Quan Lạn, địa hình đáy biển tương đối đơn giản và bằng phẳng, khu vực đáy biển giữa các bãi Sơn Hào và Minh Châu xảy ra quá trình bào mòn tích tụ, tạo nên bề mặt bằng phẳng nhất định, vật liệu tích tụ ở đây chủ yếu là cát bột sỏi sạn, vụn vỏ sinh vật. Đảo Quan Lạn là nơi phân bố của hệ thống bãi cát biển sạch, cát mịn và trắng trải dài hàng kilômét, điển hình như bãi Nhãng Rìa, Bể Thích, Chương Nẹp, bãi Giữa… rất thuận lợi cho du lịch tắm biển, xây dựng khu resort nghỉ dưỡng. Đặc biệt là bãi biển Minh Châu với chiều dài hơn 1km, cát trắng mịn, sóng êm, được đánh giá là một trong những bãi biển đẹp nhất Vịnh Bắc Bộ. Cũng không kém phần lộng lẫy, bãi biển Sơn Hào trên đảo Quan Lạn vào mùa hè với bãi cát trắng dài mịn như nhung, nước biển trong xanh và nắng dịu nhẹ đã tạo nên một thiên đường nghỉ dưỡng cho du khách. Phía trên các bãi tắm là rừng trâm tự nhiên thuần loại trên 100 tuổi, bao bọc lấy bãi biển, rất phù hợp cho việc phát triển các hoạt động du lịch sinh thái như cắm trại, nghiên cứu khoa học, nghỉ dưỡng. (Phạm Quang Tuấn và nnk, 2020)

  • Các bãi biển  Luận văn: Đánh giá sức tải môi trường du lịch tại đảo Quan Lạn.

Bãi tắm Sơn Hào: thuộc thôn Sơn Hào, xã Quan Lạn. Bãi dài hơn 2,3km, cát trắng, mịn, bãi thoải, nước biển trong, độ mặn cao. Địa hình khá bằng phẳng, độ dốc không lớn. Đây là điều kiện thuận lợi để hình thành nên các khu nghỉ dưỡng cao cấp, quy mô lớn.

Bãi Quan Lạn: thuộc thôn Thái Hoà, xã Quan Lạn. Bãi dài hơn 2,1km có dáng cong, đổ dốc thoải ra biển và được bao quanh bởi đồi phi lao. Bãi cát mịn, nước trong, thích hợp tắm biển.

Bãi Minh Châu: thuộc xã Minh Châu, bãi có chiều dài hơn 1,1km, tiếp giáp với 2 bãi biển đẹp khác là bãi Robinson và bãi Rùa. Bãi Minh Châu cũng có đặc điểm địa hình thoải, cát mịn, nước trong xanh và sóng không quá lớn.

Bãi Bể Thính (bãi Robinson) có chiều dài khoảng 3km tương tự như bãi Sơn Hào, Bãi Rùa (bãi Cồn Trũi) tiếp giáp bãi Minh Châu cát trắng, sóng to, đây cũng là nơi các loài rùa biển thường lên đẻ trứng thích hợp cho những du khách thích khám phá và trải nghiệm. (UBND huyện Vân Đồn, 2019)

Nhìn chung, các bãi biển trên đảo Quan Lạn đều mang những điều kiện thuận lợi như cát trắng mịn, nước biển trong, phù hợp để phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái.

Hình 4-5: Một số hình ảnh tại bãi biển Minh Châu (Ảnh: Tác giả)

  • Dạng địa hình đặc biệt 

Eo Gió hay còn gọi là Eo Gió Gót Beo là một mũi đá nằm ở cực Nam đảo Quan Lạn, thuộc địa phận thôn Yến Hải, xã Quan Lạn. Đây là địa điểm mới bắt đầu thu hút khách du lịch chỉ trong khoảng 5 năm gần đây. Thắng cảnh này là một dải núi cao, một bên là rừng, một bên là biển, ở giữa là hõm đá sâu tự nhiên tạo thành eo hút gió. Eo Gió thường hút gió Nam vào mùa hè, thời điểm ban đêm hoặc sáng sớm có những gió thổi rất mạnh qua những khe núi, tạo nên tiếng hú lớn. Nếu nhìn trên bản đồ, mũi đá có hình dạng giống gót giày, gót ủng, vì thế từ xa xưa, nơi đây đã được đặt tên là Gót Beo, vốn là từ cổ, địa phương chỉ điểm cuối cùng của thôn. (UBND huyện Vân Đồn, 2019)

Để đến được Eo Gió, từ trung tâm xã Quan Lạn đi khoảng 6km trên đường mòn hướng về phía đền Cậu Cửa Đông, sau đó đi bộ tiếp khoảng 600m theo con đường xuyên rừng. Đây là một thắng cảnh còn giữ nguyên được vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ mà tạo hóa ban tặng. Eo Gió như một mũi đá hình yên ngựa, có điểm lõm, lồi nhô ra biển, nơi đây có tầm nhìn đẹp, khoáng đạt hướng ra biển với các thớ đá xếp hình như những chiếc đĩa lớn chồng lên nhau khá kỳ thú.

  • Khí hậu Luận văn: Đánh giá sức tải môi trường du lịch tại đảo Quan Lạn.

Đây cũng là yếu tố quan trọng cho phát triển du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng. Đảo Quan Lạn nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho phát triển du lịch, nhưng cũng gây ra tính mùa vụ du lịch nơi đây bởi sự xuất hiện của mùa đông từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau. Vì vậy, du lịch tắm biển, tham quan tại đảo chủ yếu sầm uất vào mùa hè từ tháng 4 đến tháng 6, 7 dương lịch.

  • c. Đa dạng sinh học

Một số hệ sinh thái điển hình tại đảo Quan Lạn bao gồm: Hệ sinh thái rừng ngập mặn với quy mô khoảng 30ha có vai trò, điều hoà khí hậu, kiến tạo cảnh quan ven bờ, bảo vệ hệ thống đê và chống xói mòn, xâm nhập mặn. Đây cũng là nơi tập trung nhiều loại hải sản có giá trị như cầu gai, hải sâm, ngao và sá sùng. Hệ sinh thái rong cỏ biển tập trung tại các bãi ven bờ quy mô khoảng 100ha với các loài như Halophila ovalis, Zostera japonica. Hệ sinh thái rừng trâm diện tích khoảng 14ha, trải dài gần 5km theo hình vòng cung phủ kín cồn cát. Đây được đánh giá là một trong những rừng trâm tự nhiên lớn nhất Việt Nam với độ thuần chủng trên 90% (Phạm Quang Tuấn và nnk, 2020).

Sự đa dạng của các hệ sinh thái trên đảo góp phần làm phong phú các nguồn hải sản, làm tăng giá trị, chất lượng các đặc sản địa phương cũng như tạo cảnh quan môi trường. Các hệ sinh thái này sẽ là cơ sở để tổ chức các tour du lịch thám hiểm, đi bộ dã ngoại, cắm trại kết hợp bảo tổn, nghiên cứu khoa học.

Với không khí trong lành, các hệ sinh thái điển hình cả về quy mô và cấu trúc, bãi cát biển mềm mại đã tạo cho đảo Quan Lạn những điểm mạnh thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Đến với đảo du khách không chỉ tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu giá trị tự nhiên đặc sắc mà còn được tắm biển và thưởng thức những món ăn ngon chế biến từ hải sản tươi ngay trên bãi biển.

1.4.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

Di tích lịch sử: từ thế kỷ XI, Quan Lạn đã trở thành thương cảng sầm uất và thịnh vượng của Vân Đồn. Hiện nay, trên đảo vẫn còn lưu giữ những di tích của Bến thuyền cổ như bến Cái Làng, bến Cống Cái thuộc xã Quan Lạn và bến Con Quy xã Minh Châu. Di chỉ còn lại của các bến thuyền cổ là mảnh gốm, bát đĩa từ thời Đường – Tống của Trung Quốc, tiền Việt từ thời Lý, Trần và Lê.

Quan Lạn là mảnh đất gắn liền với truyền thống lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Năm 1990 cụm di tích Quan Lạn được Bộ Văn hoá – Thông tin (nay là Bộ Văn hoá – Thể thao – Du lịch) xếp hạng với hệ thống Đình – Chùa – Miếu – Nghè công nhận là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Đình Quan Lạn: Lúc đầu đình Quan Lạn được dựng gần bến Cái Làng, trung tâm thương cảng Vân Đồn, sau này vào những năm 1890 – 1900 đình được chuyển về xây dựng tại vị trí như ngày nay (thôn Đoài, xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn). Đình tựa thế năm ngọn núi cao tạo thành hình ngũ nhạc. Người Quan Lạn từ xưa tới nay rất tự hào khi chọn được vị thế “Tiền Tam thai, hậu Ngũ nhạc” cho ngôi đình làng của mình. Đình Quan Lạn thờ Thành Hoàng Làng, các vị tiên công có công lập ấp dựng làng, sau đó thờ Trần Khánh Dư, vị tướng đã có công lớn trong trận đánh đoàn thuyền lương giặc Nguyên – Mông và rất gắn bó với vùng đảo này. Tượng Trần Khánh Dư là pho tượng lớn nhất trong đinh cao 157cm, trong thế ngồi ngai, hai tay đặt trên đùi. Ngoài ra, đình còn thờ Dương Khổng Lộ và “tứ vị thánh nương” là những vị thần được truyền tụng thường che chở cho những người đi biển. (UBND huyện Vân Đồn, 2019) Luận văn: Đánh giá sức tải môi trường du lịch tại đảo Quan Lạn.

Chùa Quan Lạn: Chùa nằm bên cạnh đình Quan Lạn (hay còn gọi Linh Quang Tự), theo hướng Đông Nam. Chùa có kiến trúc giản dị với 3 gian. Ngoài cùng là tam quan, sau đến bái đường và hậu cung. Chùa Quan Lạn thờ Phật,công chúa Liễu Hạnh và cụ Hậu. Tương truyền cụ Hậu là một bà lão ở Quan Lạn không chồng con, sinh thời hiền lành, phúc đức, chăm chỉ làm ăn để dành một số tiền của. Cụ Hậu đã dâng toàn bộ tài sản của mình cho nhà chùa. Dân làng đã tạc tượng cụ Hậu – là bức tượng dân gian khá đặc sắc còn lưu giữ và thờ trong chùa. (UBND huyện Vân Đồn, 2019)

Miếu, nghè Quan Lạn: Nghè nằm về phía đông bắc của đảo Quan Lạn trên trục đường chính Quan Lạn đi Minh Châu cách đình khoảng 1,2km. Nghè cũ sau khi bị hỏng đến năm 1986 được xây dựng lại khang trang, dân làng long trọng rước Bài vị, sắc phong đức thánh về an toạ tại nghè. Hàng năm vào ngày 16/6 âm lịch, dân làng làm lễ rước bài vị, sắc phong của ngài từ nghè về đình tổ chức hội chèo bơi truyền thống và ngày 19/6 âm lịch làm lễ xa giá hoàn cung rước bài vị, sắc phong của ngài về nghè. Nghè và đình Quan Lạn có mối quan hệ gắn bó, mật thiết trong đời sống tinh thần của cộng đồng dân cư địa phương. Đám rước từ nghè về đình và hội đua thuyền Quan Lạn là biểu hiện sinh động cho mối quan hệ nói trên. Miếu Quan Lạn gồm ba ngôi miếu thờ ba anh em họ Phạm, đó là: Miếu Đức Ông thờ Phạm Công Chính, Miếu Sao Ỏn thờ Phạm Quý Công Và Miếu Đông Hồ thờ Phạm Thuần Dụng, là bộ tướng của Trần Khánh Dư đã chiến đấu dũng cảm và hi sinh trong trận Vân Đồn – Cửa Lục chống quân xâm lược Mông Nguyên. (UBND huyện Vân Đồn, 2019)

Đền thờ Trần Khánh Dư thuộc địa phận xã Quan Lạn, nằm cách Đình Quan Lạn khoảng 1,5 km là một công trình kiến trúc nhỏ hình chữ Nhất, tương truyền được dựng lại trên phủ cũ của ông.

Thương cảng cổ Vân Đồn: Vị trí chính xác của bến cảng cổ nằm ở vụng Cái Làng thuộc phía đông bắc xã Quan Lạn – nay là cảng cát Vân Hải. Được hình thành năm 1149, là thương cảng biển đầu tiên của Việt Nam. Thương cảng Vân Đồn xưa là một hệ thống bến cảng phân bố trên nhiều hòn đảo cách biệt nhau trong vùng vịnh Bái Tử Long: Bến Cái Làng, Cống Cái, Con Quy, Cống Hẹp, Cống Đông, Thiếu Cống, Gạo Rang, Vạn Ninh, trong đó trung tâm là hai bến Cái Làng và Cống. Quy mô lớn của thương cảng Vân Đồn một thời sầm uất đã được các nhà khảo cổ ghi nhận qua việc phát hiện nhiều bến bãi với đồ gốm và tiền đồng nhiều triều đại, trên suốt một dải đảo từ Cống Đông, Cống Hẹp, Cống Yên, Ngọc Vừng đến Minh Châu, Quan Lạn….. (Qua các dấu tích nền nhà cổ thường bắt gặp những hũ sành đựng tiền đồng cổ thuộc các thời đại phong kiến Trung Quốc từ nhà Đường tới nhà Thanh; tiền Việt Nam từ nhà Lý tới nhà Nguyễn.) Tại khu cảng cổ còn có một khẩu giếng có tên gọi nôm là na là giếng Hệu, hay còn gọi là giếng Nàng tiên nằm sát bên bờ vụng, quanh năm đầy nước. Đó là một trong những yếu tố góp phần khẳng định thêm rằng Cái Làng là một bến thuyền buôn cổ của bến thuyền cổ của cảng Vân Đồn. (UBND huyện Vân Đồn, 2019)

Lễ hội Vân Đồn (hay còn gọi là lễ hội Quan Lạn): Nguồn gốc của lễ hội là từ Hội làng của người dân đảo Quan Lạn, mang đậm nét văn hóa truyền thống vùng biển đảo Đông Bắc tổ quốc. Ngoài phần lễ tổ chức rước bài vị Trần Khánh Dư từ nghè vào đình tôn nghiêm, còn diễn ra lễ hội đua thuyền. Hội tái hiện lại trận chiến đấu oanh liệt, vang dội, mở đầu cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc Việt Nam, lần thứ 3 chống lại quân Nguyên Mông xâm lược. Dưới sự chỉ huy tài tình của Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư năm 1288, trên dòng sông Mang lịch sử, quân ta đã tập kích và đánh tan đoàn thuyền lương chở 17 vạn hộc lương thực của giặc Nguyên do Trương Văn Hổ chỉ huy, cắt đứt hoàn toàn hậu cần tiếp tế cho cuộc chiến tranh xâm lược của quân Nguyên. Luận văn: Đánh giá sức tải môi trường du lịch tại đảo Quan Lạn.

Lễ hội được tổ chức từ ngày 10 tới 20 tháng 6 âm lịch hàng năm tại đảo Quan Lạn. Vào ngày 10/6, sáng sớm treo cờ thần lớn trước cửa đình làng báo hiệu khóa làng, dân làng không ai được rời đảo đi đâu, những người xa quê và khách thập phương được về đảo dự hội. Trong ngày này làm lễ thay áo, cải lịch cho các nhân thần thờ trong đình, đền; công bố các quy định của Hội làng, phân công người chuẩn bị lễ hội để cả làng biết. Ngày 14/6 từng giáp tổ chức tiệc rượu cho tất cả nam giới trong thôn (từ 3 tuổi trở lên). Sang ngày 15/6 Ban tổ chức lễ hội sẽ chuẩn bị thuyền rồng để nghênh thần, lựa chọn người bơi chèo. Ngày 16/6 là chính hội, trong ngày này các hoạt động trong ngày gồm: rước thần về đình dự hội làng, rước tới Nghè Trần Khánh Dư tế lễ rồi lại rước trở về đình làng. Buổi chiều các gia đình làm cơm cúng tổ tiên, ông bà. Canh 3 làm lễ tế Thánh ở đình để mời các vị về dự hội và phù hộ cho dân chúng được bình yên, mùa màng bội thu. Đến ngày 17/6 rước binh khí sang miếu Đức ông Phạm Công Chính tế lễ. Cùng thời gian, tại các chùa, miếu khách tổ chức các trò chơi. Và ngày 18/6, kỉ niệm ngày chiến thắng trên sông Mang, tổ chức lễ hội đua thuyền. Ngày 19/6, chuẩn bị lễ vật để cúng ngày hôm sau và khao quân. Ngày 20/6, làm lễ cầu bình yên, hóa mã, rước bài vị Thành hoàng về nghè, các gia đình làm cơm cúng tổ tiên, kết thúc Hội. Những năm gần đây, ngoài phần lễ, phần hội ở lễ hội này có nhiều trò chơi dân gian và hoạt động thể thao, văn hóa như kéo co, đánh vật, bóng chuyền, cờ người, thi người đẹp, thi văn nghệ… (UBND huyện Vân Đồn, 2019)

Lễ hội đình Quan Lạn được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia tại Quyết định số 4587/QĐ-BVHTT&DL ngày 20/12/2024. Có thể nói, đây là lễ hội lớn và nổi tiếng nhất ở Huyện Vân Đồn. Thời điểm tổ chức lễ hội lại vào đúng mùa thuận lợi cho tổ chức các hoạt động du lịch. Vì vậy, nếu khai thác tốt đây là sản phẩm du lịch độc đáo, có sức hấp dẫn lớn đối với du khách, nhất là du khách nước ngoài. Các di tích lịch sử văn hóa và các lễ hội của đảo Quan Lạn là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú và có giá trị đối với hoạt động du lịch, đặc biệt là đối với du lịch tâm linh và giáo dục truyền thống. Đây là điều kiện thuận lợi đối với việc đầu tư xây dựng và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Không chỉ thế, việc khai thác các điểm di tích, lễ hội này còn có thể gắn với các di tích, lễ hội khác trong tỉnh Quảng Ninh và địa phương lân cận là Hải Dương, nối đến Hà Nội thành tuyến du lịch tâm linh, giáo dục truyền thống có ý nghĩa quốc gia và quốc tế.

Để xác định và đánh giá sức tải môi trường du lịch đảo Quan Lạn cần dựa trên các luận chứng khoa học. Chính vì vậy, trong chương này tác giả đã tổng quan cơ sở lý luận cũng như các công trình nghiên cứu về đánh giá sức tải cho môi trường nói chung và hoạt động du lịch nói riêng, cụ thể:

Nghiên cứu và tổng quan các cơ sở lý luận về khái niệm, mục tiêu phát triển du lịch bền vững cũng như các khái niệm, ý nghĩa, vai trò của đánh giá sức tải môi trường.

Nghiên cứu các công trình khoa học của các tác giả trên thế giới và Việt Nam và một số bài học kinh nghiệm phát triển du lịch đảo. Luận văn: Đánh giá sức tải môi trường du lịch tại đảo Quan Lạn.

Nhìn chung, việc nghiên cứu, đánh giá sức tải môi trường đã được thực hiện từ lâu trên các vùng lãnh thổ có quy mô khác nhau. Đảo Quan Lạn là nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên và tiềm năng kinh tế – xã hội thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch phong phú gồm: du lịch tham quan, nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái, du lịch vui chơi giải trí cao cấp, du lịch tâm linh và giáo dục truyền thống…. Việc đánh giá sức tải môi trường du lịch đảo Quan Lạn sẽ góp phần đưa ra được kết luận về mức độ quá tải của hoạt động du lịch, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp hướng tới phát triển du lịch bền vững đảo.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:

===>>> Luận văn: Phạm vi nghiên cứu du lịch trên đảo Quan Lạn

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0972114537