Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch Sa Pa hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài: Sự tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch Sa Pa, tỉnh Lào Cai dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế kỷ 21, Việt Nam ta đang từng bước phát triển thành nước công nghiệp hóa – hiện đại hóa, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng được đẩy mạnh và đạt được nhiều thành tựu to lớn được bạn bè Quốc tế ghi nhận. Bên cạnh sự phát triển vượt bậc của đất nước thì cũng kéo theo nhiều hệ lụy đáng lo ngại, môi trường bị ảnh hưởng là một trong số đó.
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng trên các mặt báo và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân. Trong đó, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Thông qua các phương tiện truyền thông, chúng ta có thể dễ dàng thấy được các hình ảnh, cũng như các bài báo phản ánh về thực trạng môi trường hiện nay. Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh nhất từ biến đổi khí hậu, những năm gần đây biến đổi khí hậu toàn cầu đã gây ra những thiệt hại hết sức to lớn cho đất nước ta, nền kinh tế chậm phát triển, đời sống người dân tại các vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp thì hết sức khó khăn, vất vả.
Chất lượng môi trường bị giảm thiểu không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người mà còn ảnh hưởng đến giống nòi, con cháu mai sau. Môi trường là yếu tố vô cùng quan trọng đối với con người. Chúng ta không thể tồn tại nếu không có môi trường tự nhiên, chính vì vậy mà việc giữ gìn, bảo vệ môi trường tự nhiên đang là xu hướng chung của cả đất nước Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Luận văn: Bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch Sa Pa.
Trong những năm gần đây, phát triển du lịch đang là xu hướng của các quốc gia đang phát triển vì giá trị mà du lịch đem lại rất lớn. Phát triển du lịch được Đảng và Nhà nước Việt Nam xem là một ngành kinh tế mũi nhọn vì đất nước Việt Nam có nhiều ưu đãi về cảnh quan, thiên nhiên, tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú. Năm 2023, Việt Nam lần đầu tiên đón 18 triệu lượt khách quốc tế, tăng 16,2% so với năm 2022. Giai đoạn từ 2019-2023, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng 2,3 lần từ 7,9 triệu lượt lên 18 triệu lượt, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 22,7% mỗi năm. Việt Nam liên tục nằm trong nhóm những quốc gia có tốc độ tăng trưởng khách du lịch nhanh nhất thế giới. Năm 2023, du lịch Việt Nam nhận giải thưởng Điểm đến di sản hàng đầu thế giới do World Travel Awards trao tặng, Điểm đến Golf tốt nhất thế giới do World Golf Awards trao tặng. Cùng với đó, World Travel Awards cũng vinh danh Việt Nam là điểm đến hàng đầu châu Á 2 năm liên tiếp 20222023, Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á 2023, Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á 2023. Du lịch đã trở thành nhu cầu tất yếu, góp phần không nhỏ vào chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và cải thiện chất lượng đời sống của người dân.
Với vị trí địa lý thuận lợi và các tiềm năng đa dạng, đặc biệt là có các tài nguyên thiên nhiên đặc sắc như thời tiết mát mẻ quanh năm, có đỉnh Phan Xi Păng – nóc nhà của Đông Dương, do đó Sa Pa là một địa phương có vị thế rất quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của Tỉnh Lào Cai nói riêng. Trong những năm gần đây du lịch phát triển mạnh, số lượng khách du lịch đến đây cũng tăng lên rất nhanh qua từng năm, năm 2022, Sa Pa đón khoảng 2 triệu 420 ngàn lượt khách du lịch, tăng 14% so với năm 2021, 7 tháng đầu năm 2023, Sa Pa đón khoảng 3,3 triệu lượt khách du lịch, vượt tổng lượt khách đến Sa Pa năm 2022. Tuy nhiên cùng với sự phát triển mạnh của du lịch thì môi trường tự nhiên ở đây cũng phải chịu sức ép rất lớn từ các hoạt động phát triển du lịch, du lịch phát triển nhanh kéo theo lượng rác thải từ hoạt động du lịch tăng nhanh, tạo áp lực lớn đến môi trường tự nhiên và môi trường xã hội ở địa phương này. Chỉ tính riêng lượng rác thải sinh hoạt tại trung tâm thị trấn Sa Pa hiện nay đã là 28 tấn/ngày, tăng gấp 5 lần so với năm 2018 là 5,3 tấn/ngày. Hiện tại môi trường tự nhiên tại khu du lịch Sa Pa – Lào Cai vẫn giữ nguyên được những ưu đãi mà thiên nhiên ban tặng, tuy nhiên nhìn vào lượng khách du lịch đến đây và lượng rác thải đang tăng rất nhanh trong những năm gần đây có thể thấy chất lượng môi trường tại đây cũng ít nhiều bị ảnh hưởng bởi những hoạt động phục vụ công tác phát triển du lịch.
Để công tác phát triển du lịch tại Sa Pa theo hướng bền vững thì yếu tố bảo vệ môi trường cần đặc biệt được quan tâm. Việc thúc đẩy khách du lịch chung tay vào công tác bảo vệ môi trường tự nhiên là yếu tố hàng đầu góp phần bảo vệ sự nguyên vẹn của môi trường tự nhiên, chỉ khi khách du lịch nói riêng và con người nói chung cùng chung tay bảo vệ môi trường thì môi trường tự nhiên mới giữ được những nét đẹp vốn có của nó, ngôi nhà chung của tất cả các loài sinh vật mới có thể vững chắc.
Từ những yếu tố trên, việc đánh giá tình hình tham gia bảo vệ môi trường của khách du lịch là rất cần thiết, việc đánh giá được thực trạng tham gia bảo vệ môi trường của khách du lịch tại Sa Pa sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn khái quát về mức độ tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên của khách du lịch tại Sa Pa và từ đó đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế, giảm thiểu các tác động tiêu cực của khách du lịch đến môi trường tự nhiên ở đây, góp phần vào công tác bảo vệ môi trường và phát triển du lịch tại Sa Pa được bền vững, tôi quyết định chọn đề tài “Sự tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch Sa Pa, tỉnh Lào Cai” làm luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành Xã hội học.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu về việc tham gia bảo vệ môi trường của con người nói chung và khách du lịch nói riêng được nhiều tác giả trong nước và quốc tế nghiên cứu, trên góc độ nghiên cứu tại các khu du lịch thì việc tham gia bảo vệ môi trường của khách du lịch được các tác giả nghiên cứu chủ yếu trên phương diện là một trong ba yếu tố để phát triển du lịch bền vững là kinh tế, xã hội và môi trường. Luận văn: Bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch Sa Pa.
Luận án Tiến sỹ “Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha – Kẻ Bàng” của tác giả Trần Tiến Dũng, Hà Nội, Năm 2007 [6] đã cho thấy: Tác giả đã góp phần bổ sung và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững, đưa ra các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững và các khuyến nghị đối với ngành du lịch trong việc phát triển du lịch bền vững, tác giả đã đánh giá thực tiễn thực trạng phát triển của khu du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng trong thời gian nghiên cứu trên cả 3 khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Trên khía cạnh môi trường, tác giả đã chỉ ra các nguyên tắc để phát triển du lịch bền vững về môi trường như giảm thiểu rác thải từ khách du lịch cũng như việc xác định việc số lượng khách du lịch tăng nhanh chóng cũng dẫn đến tình trạng không kiểm soát được, gây xuống cấp các cơ sở hạ tầng du lịch, ô nhiễm môi trường cũng tăng nhanh. Luận án cũng xác định việc bảo vệ môi trường, tăng đa dạng thiên nhiên là một trong các yếu tố làm cho du lịch được phát triển bền vững. Luận án cũng đã đưa ra các giải pháp nhằm phát triển ngành du lịch trở nên bền vững trên cả 3 khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên trong nhóm các giải pháp về môi trường tác giả chỉ tập trung vào bảo tồn, tôn tạo thiên nhiên mà không có các giải pháp hướng đến khách thể là khách du lịch, nếu chỉ tập trung vào việc bảo tồn, tôn tạo thiên nhiên mà không có sự tham gia của khách du lịch, không có các chính sách hạn chế tác động của khách du lịch đến môi trường thì việc bảo vệ môi trường là hết sức khó khăn, đồng thời cũng sẽ làm ngành du lịch chậm phát triển.
Luận án tiến sỹ “Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ” của tác giả Dương Hoàng Hương, Hà Nội, Năm 2021 [12] đã cho thấy: Tác giả đã chỉ rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Phú Thọ, tác giả đã chỉ ra 05 yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững là năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch; ý thức trách nhiệm của khách du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cư địa phương; tài nguyên du lịch; trình độ phát triển kinh tế – xã hội, chính sách đối với phát triển du lịch và mức độ ổn định của môi trường pháp lý, chính trị – xã hội, an ninh – quốc phòng của quốc gia và địa phương; sự liên kết và hợp tác giữa các địa phương trong nước và quốc tế; liên kết, phối hợp giữa du lịch và các ngành liên quan. Trên cơ sở đó tác giả đã nghiên cứu và chỉ ra thực trạng du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ, so sánh với các khu vực có ngành du lịch phát triển trên toàn thế giới và đánh giá theo các tiêu chí phát triển du lịch bền vững và đưa ra các các định hướng và giải pháp phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Phú Thọ. Điểm nổi bật ở Luận án là đã chỉ ra ý thức trách nhiệm của khách du lịch là một trong các yếu tố then chốt để phát triển du lịch bền vững, chính ý thức trách nhiệm của du khách là yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc bảo vệ môi trường, một trong các yếu tố then chốt trong công tác phát triển du lịch bền vững, từ đó đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường, phát triển du lịch bền vững cho nhóm đối tượng là khách du lịch.
Luận án tiến sỹ “Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh biến đổi khí hậu” của tác giả Ngô Hải Ninh, Hà Nội, Năm 2021 [17]. Luận án là công trình khoa học có hệ thống, tổng thể và đầy đủ trên cơ sở tiếp cận phương pháp liên ngành và khu vực học về phát triển du lịch bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Ninh. Luận án phân tích được đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa cho phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh. Luận án đánh giá tính bền vững của du lịch tỉnh Quảng Ninh theo nhóm tiêu chí/khía cạnh: Kinh tế, xã hội – văn hóa, môi trường – tài nguyên, mỗi nhóm gồm bốn tiêu chí cụ thể. Luận án khái quát được diễn biến của các yếu tố khí hậu, kịch bản biến đổi khí hậu và tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đến ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh, cụ thể là: Tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kĩ thuật – hạ tầng du lịch, hoạt động lữ hành, khu vực du lịch và năng lực thích ứng của các địa phương. Luận án cũng đã đánh giá được việc tăng nhanh lượng khách du lịch cũng là một trong các yếu tố gây nên ô nhiễm môi trường, từ đó tác giả đã chỉ ra tầm quan trọng của việc quản lý khách du lịch đến với địa phương. Luận án đã đề xuất được các nhóm giải pháp phát triển du lịch bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu, cụ thể là nhóm giải pháp giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu đến ngành du lịch và nhóm giải pháp phát phát triển bền vững ngành du lịch thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Ninh trong đó có giải pháp hướng đến khách du lịch. Luận văn: Bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch Sa Pa.
Luận án tiến sỹ “Phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững” của tác giả La Nữ Ánh Vân, Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2016 [33] đã cho thấy: Tác giả đã chỉ ra những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, trên cơ sở đó tác giả phân tích và đưa ra thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận theo ngành, lãnh thổ và từ đó đánh giá thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững, trên cơ sở tổng quan những vấn đề lý luận và thực trạng phát triển du lịch ở địa bàn tỉnh Bình Thuận, tác giả đã đưa ra định hướng phát triển du lịch Bình Thuận giai đoạn 2014 – 2024 trên cơ sở phát triển bền vững là phát triển cân đối, hợp lý, hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường từ đó tác giả đề xuất các giải pháp về cả 3 khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên về khía cạnh môi trường các giải pháp của tác giả không có sự tham gia của khách du lịch, điều đó sẽ làm khó khăn hơn trong quá trình bảo vệ môi trường tại đây vì lượng khách du lịch lớn mà không có các giải pháp ngăn chặn những tác động tiêu cực đến môi trường của khách du lịch thì việc phát triển du lịch bền vững là khó có thể thực hiện được khi môi trường không được cải thiện.
Bài báo khoa học “Mối quan hệ giữa con người và môi trường trong sự phát triển bền vững ở nước ta nhìn từ góc độ xã hội học” của tác giả Phan Văn Thạng. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, Số 18a (2017) 251-257” [26], cho thấy con người và môi trường tự nhiên gắn bó rất mật thiết với nhau và không thể tách rời, khi một trong hai nhân tố này bị thay đổi thì nhân tố còn lại chắc chắn cũng thay đổi theo. Trong mối quan hệ tương tác này nếu con người biết giới hạn để sử dụng vừa phải nguồn tài nguyên thiên nhiên thì mối quan hệ giữa con người và môi trường sẽ ngày càng bền chặt và tồn tại lâu dài, còn nếu như ngược lại thì mối quan hệ sẽ không thể lâu dài, con người phá hoại môi trường thì ngược lại môi trường sẽ tiêu diệt con người thông qua thiên tai, dịch bệnh. Tác giả đã đưa ra kết luận là để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nhân loại cần duy trì mối quan hệ thân thiên giữa con người và môi trường.
Bài báo khoa học “Sự bền vững trong phát triển du lịch tại Sa Pa” của tác giả Lã Thị Bích Quang. Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Khoa học xã hội và nhân văn, Tập 15, số 02 (2022) 99-110” [22], bài báo đã đánh giá sự bền vững trong phát triển du lịch tại Sa Pa (Lào Cai) trên 03 khía cạnh: Kinh tế, xã hội và môi trường để chỉ ra sự khác biệt trong tư duy và hành động của mỗi bên và những khó khăn trong quá trình đạt được sự bền vững. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm giúp du lịch Sa Pa phát triển bền vững, phát huy hết tiềm năng và tạo dựng thương hiệu mạnh cho du lịch Việt Nam. Tác giả cũng đã chỉ ra áp lực mà môi trường phải gánh chịu khi lượng khách du lịch ngày càng tăng dẫn đến rác thải du lịch cũng tăng một cách nhanh chóng, tác giả cũng đã chỉ ra các giải pháp mà chính quyền địa phương đã đưa ra để giải quyết tình trạng này, tuy nhiên tác giả chỉ tập trung vào các giải pháp về phía chính sách, tuyên truyền chủ trương, chính sách phát triển du lịch mà không đề cập đến các giải pháp nhắm vào bản thân khách du lịch. Chỉ khi có sự kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố thì du lịch Sa Pa nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung mới có thể phát triển và môi trường mới được bảo vệ một cách tốt nhất.
Bài báo khoa học “Đánh giá tác động của hoạt động du lịch sinh thái tới môi trường tự nhiên và xã hội tại Bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình” của tác giả Trần Thị Hương. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm Nghiệp, số 01 (2022) 113-122” [14]. Bài báo đã chỉ ra hoạt động du lịch là hoạt động làm nâng cao chất lượng sống của người dân, tuy nhiên hoạt động phát triển du lịch cũng gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên và môi trường xã hội tại đây. Tác giả đã đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động phát triển du lịch đến các cả 2 loại môi trường là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Dựa trên các tác động tiêu cực tác giả đã đề xuất các nhóm giải phải nhằm giảm thiểu sự tác động tiêu cực của phát triển du lịch đến môi trường như quy hoạch môi trường, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường du lịch, kiểm soát chất thải và đổi mới cơ chế, phương thức hoạt động và tăng cường sự hợp tác của các bên liên quan.
Bài báo khoa học “Human-environment Interactions: The Sociological Perspectives” của tác giả O.A. Ogunbameru. Tạp chí Khoa học Journal of Human Ecology, J. Hum. Ecol, 16(1), P.63-68 (2004)” [38]. Bài viết này sử dụng các quan điểm của xã hội học để giải thích về mối quan hệ giữa con người và môi trường. Bài viết đã ứng dụng ba quan điểm của xã hội học điển hình đó là lý thuyết chức năng, lý thuyết xung đột và lý thuyết tương tác để xem xét mối quan hệ giữa con người và môi trường. Các lý thuyết gia thuộc các trường phái này đều nhìn nhận mối quan quan hệ này trên các góc độ khác nhau, tuy nhiên mấu chốt vẫn là do hoạt động của con người ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Bài viết cũng đưa ra một số khuyến nghị nhằm khắc phục và hạn chế những hiểm họa của môi trường do hoạt động của con người gây ra trong khu vực đồng bằng sông Niger-Nigeria.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn: Bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch Sa Pa.
3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn hướng tới tìm hiểu thực trạng tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên của khách du lịch, thông qua việc nghiên cứu sự tham gia của khách du lịch vào công tác bảo vệ môi trường tự nhiên để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên của khách du lịch, từ đó đưa ra các khuyến nghị, giải pháp để sự tham gia của khách du lịch vào công tác bảo vệ môi trường được tối ưu.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng hợp, bổ sung các dữ liệu về sự tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch Sa Pa – Lào Cai.
- Đánh giá được thực trạng tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên của khách du lịch tại khu du lich Sa Pa – Lào Cai. Phân tích các yếu tố tác động đến sự tham gia bảo vệ môi trường của khách du lịch.
- Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm giúp cho việc tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên của khách du lịch được dễ dàng và triệt để hơn.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Sự tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Cán bộ quản lý môi trường – Phòng Tài Nguyên và Môi trường Sa Pa.
- Khách du lịch Việt Nam đến Sa Pa.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung tìm hiểu về tình hình tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch Sa Pa – Lào Cai.
- Phạm vi về không gian: Phạm vi không gian được giới hạn trong Thị xã Sa Pa – Lào Cai.
- Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu về tình hình tham gia của khách du lịch trong bảo vệ môi trường tự nhiên giai đoạn 01/2024 – 7/2024 Luận văn: Bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch Sa Pa.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: Phương pháp chọn mẫu trong đề tài nghiên cứu được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên những khách du lịch trong khu du lịch Sa Pa – Lào Cai.
Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi: Tiến hành phỏng vấn 250 khách du lịch Việt Nam tại khu du lịch Sa Pa – Lào Cai, khách du lịch có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên (nhóm khách du lịch dưới 18 tuổi chưa thận thức rõ ràng về luật pháp). Nội dung bảng hỏi xoay quanh việc tìm hiểu nhận thức và việc tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường tại khu du lịch Sa Pa – Lào Cai hiện nay, cũng như các yếu tố tác động đến việc tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên của khách du lịch. Theo câu hỏi nghiên cứu và các vấn đề do giả thuyết đặt ra, trong đó chú ý đến vấn đề giới tính, trình độ học vấn, độ tuổi và nghề nghiệp là những tiêu chí cần phải có trong bảng hỏi để việc cung cấp thông tin có tính khách quan, phân bổ hợp lý để có thể thăm dò ý kiến của khách du lịch có tính đồng đều và cân đối. Như vậy, các số liệu trong đề tài nghiên cứu được tính trên tỉ lệ khách du lịch trả lời cho việc đánh giá các thái độ, nhận thức, hành vi thông qua ý kiến của khách du lịch về việc tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên.
Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu 20 khách du lịch và 03 cán bộ phòng tài nguyên – môi trường thị xã Sa Pa, chủ đề phỏng vấn xoay quanh chủ đề tham gia bảo vệ môi trường của khách du lịch đến đây.
Phương pháp phân tích số liệu: Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu này chủ yếu là: các tài liệu về xã hội học môi trường trước hết là các công trình nghiên cứu, các đề tài khoa học, các luận án, tài liệu của Đảng và Nhà nước về vấn đề môi trường, báo cáo về tài nguyên – môi trường tại khu du lịch của trung ương và địa phương.
Phương pháp quan sát: Phương pháp này hỗ trợ và làm sáng tỏ thêm những thông tin đã được thu thập và làm cơ sở minh chứng cho các giả thuyết và hướng nghiên cứu. Sử dụng các công cụ hỗ trợ để thu thập thông tin, ghi nhận thông tin (như chụp ảnh) về thực trạng tham gia bảo vệ môi trường của khách du lịch ở khu du lịch Sa Pa – Lào Cai.
Phương pháp phân tích và xử lý thông tin: xử lý thông tin định lượng bằng phần mềm SPSS, sau đó nhóm và mã hóa các thông tin theo các tiêu chí quan tâm.
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
6.1 Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu này được vận dụng một số khái niệm, lý thuyết như lý thuyết hành động xã hôi, lý thuyết tương tác biểu trưng, khái niệm sự tham gia, khái niệm ô nhiễm môi trường tự nhiên để tìm hiểu và giải thích những khía cạnh của việc khách du lịch tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên: sự tham gia bảo vệ môi trường của khách du lịch bị tác động bởi những yếu tố gì, những yếu tố đó tác động như thế nào đến việc tham gia bảo vệ môi trường của khách du lịch. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ những khó khăn làm ảnh hưởng đến hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên của khách du lịch, nguyên nhân của những khó khăn đó và đề xuất các biện pháp nhằm cải thiện, khắc phục những khó khăn đó.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn Luận văn: Bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch Sa Pa.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường tại khu du lịch Sa Pa – Lào Cai.
Nghiên cứu sẽ giúp chính quyền địa phương, tổ chức du lịch và khách du lịch có cái nhìn rõ nét hơn về vai trò của mình trong công tác bảo vệ môi trường tự nhiên tại Sa Pa nói riêng và Việt Nam nói chung.
Nghiên cứu góp phần cung cấp dữ liệu, thông tin phục vụ công tác đào tạo sinh viên ngành du lịch.
Góp phần đưa ra các biện pháp cải thiện việc tham gia bảo vệ tự nhiên của khách du lịch để thúc đẩy du lịch Lào Cai phát triển bền vững.
7. Câu hỏi nghiên cứu, Giả thuyết nghiên cứu
7.1 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên của khách du lịch tại khu du lịch Sa Pa – Lào Cai hiện nay như thế nào?
- Những yếu tố nào đã tác động đến việc tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên của khách du lịch tại khu du lịch Sa Pa – Lào Cai.
7.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Khách du lịch đến Sa Pa du lịch có tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên, tuy nhiên tình hình khách du lịch tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch Sa Pa – Lào Cai hiện nay còn chưa tốt. Khách du lịch còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường tự nhiên.
- Có rất nhiều nhân tố tác động đến việc tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên của khách du lịch tại khu du lịch Sa Pa – Lào Cai hiện nay như yếu tố: học vấn, giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, chính sách, luật pháp, công ty du lịch.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về việc tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên.
- Chương 2. Thực trạng khách du lịch tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch Sa Pa – Lào Cai.
- Chương 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên của khách du lịch tại khu du lịch Sa Pa – Lào Cai. Luận văn: Bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch Sa Pa.
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC THAM GIA CỦA KHÁCH DU LỊCH TRONG VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
1.1. Các khái niệm công cụ
1.1.1. Khái niệm tham gia
Theo từ điển Your dictionary, Sự tham gia là quá trình các cá nhân, nhóm và tổ chức được tham vấn hoặc có cơ hội tham gia tích cực vào một dự án hoặc chương trình hoạt động [40].
Theo từ điển Eldis, ở cấp độ cơ bản nhất, sự tham gia có nghĩa là mọi người tham gia vào các quyết định ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Thông qua sự tham gia, mọi người có thể xác định các cơ hội và chiến lược hành động, đồng thời xây dựng tình đoàn kết để tạo ra sự thay đổi. Sự tham gia có ý nghĩa phụ thuộc vào việc mọi người sẵn sàng và có thể tham gia và thể hiện tiếng nói của họ. Tuy nhiên, điều này có thể là một thách thức khi mọi người cảm thấy bị đe dọa, thiếu kiến thức nhất định hoặc ngôn ngữ thích hợp để hiểu và đóng góp, hoặc thậm chí cảm thấy họ có thể không có quyền tham gia.
Động lực của sự tham gia vì sự phát triển kinh tế sẽ phụ thuộc một phần vào việc ai là người tạo ra không gian để sự tham gia diễn ra, xác định phạm vi và các quá trình liên quan. Sự tham gia đã được sử dụng theo những cách khác nhau bởi các tác nhân khác nhau và trong những hoàn cảnh khác nhau [37].
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) sự tham gia có ý nghĩa đòi hỏi các cá nhân được quyền tham gia vào các quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến họ, bao gồm cả việc thiết kế, thực hiện và giám sát các can thiệp sức khỏe. Trên thực tế, sự tham gia có ý nghĩa có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm cung cấp thông tin khách quan, cân bằng cho người dân, tham khảo ý kiến cộng đồng để thu thập phản hồi từ người dân bị ảnh hưởng, tham gia hoặc làm việc trực tiếp với cộng đồng, cộng tác bằng cách hợp tác với các cộng đồng bị ảnh hưởng trong từng khía cạnh ra quyết định bao gồm việc phát triển các giải pháp thay thế và xác định các giải pháp, và trao quyền cho cộng đồng để giữ quyền kiểm soát cuối cùng đối với các quyết định quan trọng ảnh hưởng đến phúc lợi của họ [41].
Theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới (1995), sự tham gia được định nghĩa là một quá trình tự nguyện trong đó mọi người, bao gồm cả những người yếu thế (về thu nhập, giới tính, dân tộc hoặc trình độ học vấn), tác động hoặc kiểm soát các quyết định ảnh hưởng đến họ. Bản chất của việc tham gia là thực hiện tiếng nói và sự lựa chọn [39].
Brett (2003) lại định nghĩa sự tham gia như một tiến trình giáo dục và trao quyền trong đó người dân (với sự hỗ trợ của đối tác phát triển) tự xác định vấn đề và nhu cầu, huy động nguồn lực và đóng góp trách nhiệm để lập kế hoạch, quản lý, kiểm soát và đánh giá các hành động tập thể và cá nhân mà bản thân họ quyết định [36]. Theo Arnstein (1969), sự tham gia là sự phân phối lại quyền lực mà trong đó những người nghèo trong xã hội được quyền để kiểm soát và gây ảnh hưởng tới những vấn đề mà ảnh hưởng đến cuộc sống của họ [35]. PGS. TS Mai Thanh Cúc và một số tác giả (2023) khái niệm sự tham gia là “quá trình người dân được giác ngộ, có trách nhiệm, tham gia tích cực và bền vững của cộng đồng trong quá trình phát triển, từ xác định vấn đề quy hoạch, thực hiện, giám sát, đánh giá và chia sẻ lợi ích” [5]. Hoàng Mạnh quân (2007) cho rằng sự tham gia của cộng đồng trong các dự án phát triển có thể hiểu đơn giản là cùng tham dự, chia sẻ và hành động với nhau trong các dự án, là trạng thái mà tri thức, kỹ năng và tài nguyên của cộng đồng được huy động và áp dụng một cách đầy đủ nhất [23].
Theo Đại từ điển Tiếng Việt của Tác giả Nguyễn Như Ý xuất bản năm 2017 thì Tham gia là hoạt động góp một phần sức lực của bản thân vào một hoạt động chung nào đó, nhằm hướng đến đạt được một hay nhiều mục đích nào đó. Tham gia là hoạt động giúp cho mọi người gắn kết lại với nhau hơn, cùng nhau hướng tới những mục đích chung. Như vậy, nhìn chung khái niệm tham gia là khá trừu tượng và có thể hiểu theo các cách khác nhau [34].
1.1.2. Khái niệm khách du lịch Luận văn: Bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch Sa Pa.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 và Điều 10 Luật Du lịch 2021 có quy định về khái niệm và phân loại của khách du lịch như sau:
Khách du lịch là những người đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên của mình để đến một nơi khác trong thời gian ít hơn 12 tháng liên tục với mục đích chính của chuyến đi là thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài việc tiến hành các hoạt động để đem lại thu nhập và kiếm sống ở nơi đến. Khái niệm khách du lịch này được áp dụng cho cả khách du lịch quốc tế và khách du lịch trong nước và áp dụng cho cả khách đi du lịch trong ngày và đi du lịch dài ngày có nghỉ qua đêm. Theo đó, khách du lịch bao gồm: khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài. Cụ thể, các loại khách du lịch này được định nghĩa như sau:
- Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam.
- Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch.
- Khách du lịch ra nước ngoài là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài [20].
Trong nghiên cứu này chỉ nghiên cứu nhóm khách du lịch là công dân Việt Nam, nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên nhóm khách du lịch đến đây là rất ít.
1.1.3. Khái niệm môi trường tự nhiên
1.1.3.1. Khái niệm môi trường không khí
Theo tài liệu hội thảo nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường được tổ chức tại Đồng Nai năm 2017, Môi trường không khí được định nghĩa là hỗn hợp các khí bao bọc quanh trái đất có nhiệm vụ duy trì và bảo vệ sự sống trên toàn bộ bề mặt trái đất [3].
Môi trường không khí có vai trò rất quan trọng, là một yếu tố không thể thiếu đối với sự sinh tồn và phát triển của sinh vật trên trái đất. Con người có thể nhịn ăn, nhịn uống trong vài ngày nhưng không thể nhịn thở trong 5 phút.
1.1.3.2. Khái niệm môi trường nước
Môi trường nước được hiểu là môi trường mà những cá thể tồn tại, sinh sống và tương tác qua lại đều bị ảnh hưởng và phụ thuộc vào nước. Môi trường nước có thể bao quát trong một lưu vực rộng lớn như biển, sông, hồ hoặc chỉ chứa trong một giọt nước.
1.1.3.3. Khái niệm môi trường đất
Môi trường đất hay môi trường thổ nhưỡng là lớp ngoài cùng của thạch quyển bị biến đổi tự nhiên dưới tác động tổng hợp của nước, không khí, sinh vât. Các thành phần chính của môi trường đất là chất khoáng, nước, không khí, mùn và các loại sinh vật từ vi sinh vật cho đến côn trùng, chân đốt…, môi trường đất không chỉ là môi trường để con người xây dựng cơ sở hạ tầng để sinh sống và là mặt bằng để sản xuất nông nghiệp mà còn là môi trường sinh sống của rất nhiều loại sinh vật, vi sinh vật khác.
1.1.3.4. Khái niệm môi trường sinh thái Luận văn: Bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch Sa Pa.
Môi trường sinh thái là một mạng lưới hoàn chỉnh gồm các đất, nước, không khí và các cá thể sống trong toàn cầu có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bất kì một vấn đề gì xảy ra sẽ đều ảnh hưởng đến tất cả môi trường.
1.1.4. Khái niệm bảo vệ môi trường
Theo Luật bảo vệ môi trường năm 2005, hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động nhằm làm cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái; phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học [18]. Như vậy, bảo vệ môi trường vừa được hiểu là bảo vệ chất lượng môi trường nói chung, vừa bảo vệ chất lượng của từng thành phần môi trường như bảo vệ đất, bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ đa dạng sinh học…
Theo điều 3, Luật bảo vệ môi trường năm 2018, Bảo vệ môi trường là Hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành [19].
Có rất nhiều khái niệm về bảo vệ môi trường nhưng tất cả các khái niệm đều có một mục đích chung hướng tới là việc bảo vệ môi trường là hoạt động làm cho môi trường được giữ nguyên hiện trạng vốn có của nó.
1.1.5. Khái niệm sự tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên
Từ khái niệm sự tham gia và khái niệm bảo vệ môi trường ở trên, khái niệm sự tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên trong nghiên cứu này được hiểu là: Sự lôi cuốn khách du lịch tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường để họ có thể tự khởi xướng, quyết định, triển khai và giám sát, quản lý các hoạt động nhằm cải thiện chất lượng môi trường tại khu du lịch, làm tăng chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình khi đến đây tham quan, nghỉ dưỡng.
Khi áp dụng vào thực tế, sự tham gia thể hiện ở nhiều dạng khác nhau. Sự tham gia là một khái niệm khó nắm bắt mà sự phân biệt giữa các dạng tham gia là không dễ dàng. Tuy nhiên, trong bản tóm tắt của các dự án phát triển của các quốc gia và các tổ chức phi chính phủ có gợi ý rằng ba dạng khác nhau của sự tham gia trong thực tế là: đóng góp, tổ chức và trao quyền. Ở nghiên cứu này tập trung nghiên cứu sự tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên ở dạng đóng góp.
Tham gia là đóng góp: Theo cách hiểu này, sự tham gia nhấn mạnh đến sự tự nguyện hay các dạng khác của sự đóng góp của khách du lịch để quyết định trước việc tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường.
Ở trong nghiên cứu này việc tham gia của khách du lịch vào các hoạt động bảo vệ môi trường theo 2 hình thức là tham gia trực tiếp và tham gia gián tiếp. Luận văn: Bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch Sa Pa.
Tham gia trực tiếp: Các hoạt động trực tiếp bảo vệ môi trường của khách du lịch trong nghiên cứu này là các hoạt động của con người tác động trực tiếp đến môi trường không qua các yếu tố trung gian như vứt rác thải đúng nơi quy định, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, di chuyển bằng các phương tiện thân thiện với môi trường, tham gia dọn dẹp vệ sinh tại nơi du lịch.
Tham gia gián tiếp: Các hoạt động gián tiếp bảo vệ môi trường của khách du lịch trong nghiên cứu này là các hoạt động của con người thông qua các yếu tố trung gian nhắm tới mục đích cuối cùng là bảo vệ môi trường tự nhiên như tuyên truyền cho khách du lịch khác, chia sẻ thông tin bảo vệ môi trường lên các trang mạng xã hội, tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường.
Sự tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên tại Sa Pa cũng được thể hiện qua việc thực hiện các nội quy tại khu du lịch Sa Pa như không săn bắn chim, thú; không hái hoa bẻ cành; không đốt lửa trong rừng; đi vệ sinh đúng nơi quy định; không mang các chất độc hại khi đi tham quan; không cho động vật hoang dã ăn; không khắc chữ lên thân cây; không gây ồn ào khi đi tham quan.
1.2. Các lý thuyết vận dụng nghiên cứu
1.2.1. Lý thuyết hành động xã hội
Lý luận về hành động xã hội của M.Weber là một trong những lý luận quan trọng nhất trong xã hội học hiện đại của M.Weber. Theo M.Weber: xã hội học chính là khoa học về hành động xã hội. Mọi hiện tượng và sự kiện xã hội đều có thể giải thích bằng lý luận hành động xã hội, vì suy cho cùng xã hội thống nhất bởi các quan hệ xã hội mà quan hệ xã hội lại do con người tạo ra. Tóm lại, con người tạo ra xã hội và xã hội không phải tổng cộng số học của những cá thể mà là tổng hòa của các hành động xã hội, Và chính vì thế mà nhiệm vụ của xã hội học là tiếp cận, giải thích, tìm hiểu hành động xã hội, cũng như giải thích một cách nhân quả về quá trình và kết quả tác động của nó.
Sau này lý thuyết hành động xã hội được Talcott Parsons bổ sung và cải tiến, theo ông hành động xã hội bao gồm các yếu tố cơ bản sau đây:
- Chủ thể hành động là những cá nhân;
- Các chủ thể theo đuổi các mục đích;
- Chủ thể phát triển theo các phương diện khác nhau để đạt được mục đích
- Chủ thể đối mặt với những hoàn cảnh khác nhau, những hoàn cảnh gây tác động đến việc lựa chọn mục địch và phương tiện;
- Chủ thể bị điều khiển bởi các giá trị và chuẩn mực tác động đến việc lựa chọn mục đích và phương tiện.
Luận văn sử dụng lý thuyết về hành động xã hội để tiếp cận, giải thích tại sao các cá nhân lại tham gia hoặc không tham gia bảo vệ môi trường và từ đó xem xét các góc độ biểu hiện ý kiến đối với các vấn đề môi trường, qua đó có thể thấy được dựa vào việc có hoặc không tham gia bảo vệ môi trường của khách du lịch sẽ có tác động như thế nào đến môi trường tự nhiên.
1.2.2. Lý thuyết tương tác biểu trưng Luận văn: Bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch Sa Pa.
Nguồn gốc của thuyết tương tác biểu trưng là các quan niệm xã hội học của Max Weber, George Simmel, Robert Park và một số nhà Triết học khác.
Thuyết tương tác biểu tượng hay thuyết tương tác biểu trưng là một quan điểm xã hội học là có ảnh hưởng trong nhiều lĩnh vực của ngành xã hội học. Nó đặc biệt quan trọng trong microsociology và tâm lý xã hội. Tương tác tượng trưng được bắt nguồn từ chủ nghĩa thực dụng Mỹ và đặc biệt là từ các tác phẩm của George Herbert Mead.
Luận điểm gốc của Thuyết tương tác biểu trưng cho rằng: xã hội được tạo thành từ sự tương tác của vô số các cá nhân; bất kỳ hành vi và cử chỉ nào của con người đều có vô số các ý nghĩa khác nhau; hành vi và cử chỉ nào của con người không những phụ thuộc mà còn thay đổi cùng với các ý nghĩa biểu trưng. Đặc trưng của chủ nghĩa tương tác biểu trưng đó là nhìn theo tiến trình của xã hội, nó là quá trình thích nghi liên tục của những người tham gia, hành vi của mình với hành vi của những người khác dựa trên cơ sở sự thấu hiểu của các tâm trạng chủ quan của những người khác.
Thuyết tương tác biểu trưng gồm 7 nguyên tắc cơ bản, bao gồm:
- Loài người, không giống như các loài vật, được thiên phú cho khả năng tư duy;
- Khả năng tư duy được định hình bởi các tương tác xã hội;
- Trong tương tác xã hội, mọi người có thể học được các ý nghĩa và biểu tượng cho phép họ thực hành khả năng tư duy riêng biệt;
- Các ý nghĩa và biểu tượng cho phép mọi người thực hiện hành động và tương tác mang tính con người riêng biệt;
- Mọi người có khả năng bổ sung hay thay đổi các ý nghĩa và các biểu tượng họ sử dụng trong hành động và tương tác trên cơ sở diễn dịch của họ về hoàn cảnh;
- Mọi người có thể thực hiện những bổ sung và thay đổi này bởi vì, một phần nhờ khả năng tương tác nhau của họ, cho phép họ kiểm nghiệm các dạng hành động khả dĩ, định giá các thuận lợi và bất lợi tương đối rồi chọn ra một cái;
- Các khuôn mẫu bện lấy nhau của hành động và tương tác tạo ra các nhóm và các xã hội.
Thuyết tương tác biểu trưng cho rằng xã hội được tạo thành từ sự tương tác của vô số cá nhân, bất kỳ hành vi cử chỉ nào của con người đều có vô số các ý nghĩa khác nhau, hành vi và hoạt động của con người không những phụ thuộc mà còn thay đổi cùng với các ý nghĩa biểu trưng. Do đó luận văn đã sử dụng lý thuyết tương tác biểu trưng để làm sáng tỏ vai trò, đóng góp của khách du lịch trong việc tham gia bảo vệ môi trường. Sự thể hiện vai trò của cá nhân khách du lịch được nhìn nhận thông qua sự tương tác của họ với các khách du lịch khác trong hoạt động tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên và trong quá trình tương tác đó các cá nhân sẽ hiểu và thừa nhận sự đóng góp của mỗi người trong quá trình bảo vệ môi trường tự nhiên. Lý thuyết tương tác biểu trưng góp phần cung cấp cơ sở lý luận trong phân tích ý nghĩa các biểu trưng thông qua quá trình tương tác giữa các cá nhân khách du lịch trong thời gian đến Sa Pa du lịch. Vai trò của khách du lịch sẽ được thể hiện rõ nét thông qua sự tương tác của họ với những khách du lịch khác tại Sa Pa.
1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu Luận văn: Bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch Sa Pa.
1.3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
Sa Pa nằm trên một mặt bằng ở độ cao 1500 đến 1650 mét ở sườn núi Lô Suây Tông. Đỉnh của núi này có thể nhìn thấy ở phía đông nam của Sa Pa, có độ cao 2228 mét. Từ thị trấn nhìn xuống có thung lũng Ngòi Đum ở phía đông và thung lũng Mường Hoa ở phía tây nam.
Thị xã Sa Pa nằm ở phía tây tỉnh Lào Cai cách Thành phố Lào Cai 38km, cách Hà Nội 376km. có vị trí địa lý:
Phía đông giáp huyện Bảo Thắng và thành phố Lào Cai;
Phía tây giáp các huyện Tam Đường, Tân Uyên, tỉnh Lai Châu;
Phía nam giáp huyện Văn Bàn; Phía bắc giáp huyện Bát Xát.
- Địa hình
Sa Pa có địa hình đặc trưng của miền núi phía Bắc, độ dốc lớn, trung bình từ 35 – 400, có nơi có độ dốc trên 450, địa hình hiểm trở và chia cắt phức tạp. Nằm ở phía Đông của dãy Hoàng Liên Sơn, Sa Pa có độ cao trung bình từ 1.200 m đến 1.800 m, địa hình nghiêng và thoải dần theo hướng Tây – Tây Nam đến Đông Bắc. Điểm cao nhất là đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143 m và thấp nhất là suối Bo cao 400 m so với mặt biển.
Địa hình của Sa Pa chia thành ba dạng đặc trưng sau:
Tiểu vùng núi cao trên đỉnh: Gồm các xã Tả Giàng Phình, Bản Khoang, Tả Phìn, San Sả Hồ. Diện tích của vùng 16.574 ha, chiếm 24,42% diện tích tự nhiên của huyện. Độ cao trung bình của khu vực từ 1.400 – 1.700 m, địa hình phân cắt, độ dốc lớn và thung lũng hẹp tạo thành một vùng hiểm trở. Luận văn: Bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch Sa Pa.
Tiểu vùng Sa Pa – Sa Pả: Gồm các xã Sa Pả, Trung Chải, Lao Chải, Hầu Thào, Tả Van, Sử Pán và Thị trấn Sa Pa có diện tích 20.170 ha, chiếm 29,72% diện tích của huyện. Đây là tiểu vùng nằm trên bậc thềm thứ hai của đỉnh Phan Xi Păng, độ cao trung bình là 1.500 m, địa hình ít bị phân cắt, phần lớn có kiểu đồi bát úp.
Tiểu vùng núi phân cắt mạnh: Gồm 7 xã phía Nam của huyện là Bản Phùng, Nậm Sài, Thanh Kim, Suối Thầu, Thanh Phú, Nậm Cang và Bản Hồ có diện tích 31.120 ha, chiếm 45,86 % diện tích của huyện. Đặc trưng của vùng là kiểu địa hình phún xuất núi cao, đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp sâu.
- Khí hậu
Sa Pa nằm sát chí tuyến trong vành đai Á nhiệt đới Bắc Bán Cầu vì vậy khí hậu Sa Pa mang sắc thái ôn đới và cận nhiệt đới. Đây là địa điểm tránh nóng lý tưởng cho du khách vào mùa hè, bởi không khí mát mẻ quanh năm. Thời tiết ở Sa Pa khó dự đoán chính xác vì có thể “sáng nắng, chiều mưa” bất kỳ lúc nào.
Khi trải nghiệm một ngày ở Sa Pa, du khách sẽ ấn tượng vì thời tiết một ngày ở đây thường có đủ bốn mùa. Buổi sáng, tiết trời ở Sa Pa giống như mùa xuân, buổi trưa nắng nhẹ như mùa hạ, buổi chiều sương xuống cho cảm giác giống mùa thu, và đêm đến mang cái rét lành lạnh của mùa đông.
Do khí hậu ở Sa Pa chịu ảnh hưởng bởi địa hình núi đồi phức tạp, nên nhiệt độ trung bình trong năm là khoảng 15°C, nhiệt độ cao nhất là 33°C vào tháng 4, nhiệt độ thấp nhất là 0°C vào tháng Giêng. Độ ẩm trung bình ở Sa Pa là 85 – 90%, lượng mưa 2.762 mm. Vì vậy, khi đến Sa Pa, du khách có thể lựa chọn thời điểm một trong bốn mùa dưới đây:
Mùa xuân: Thời tiết mùa xuân ở Sa Pa thường có ngưỡng nhiệt độ lý tưởng từ 15 – 18°C, vào khoảng thời gian từ tháng 2 cho đến đầu tháng 5. Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp bạt ngàn của những rừng hoa mận, hoa đào khoe sắc, và cảm nhận hương vị mùa xuân ở từng trồi non mơn mởn và cuộc sống nhộn nhịp của người dân nơi đây.
Mùa hè: Thường bắt đầu từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 8 hàng năm. Mùa hè ở Sa Pa không phải chịu cái nắng gay gắt như ở các tỉnh đồng bằng hoặc ven biển. Nhiệt độ ban ngày là khoảng 20 – 25°C, nhiệt độ ban đêm thấp hơn với 13 – 15°C. Do đó, nếu muốn tránh thời tiết oi bức, nóng nực vào mùa hè, du khách có thể đến Sapa nghỉ dưỡng và thưởng thức phong cách cùng khí hậu tuyệt vời nơi đây.
Mùa thu: Thời điểm đến Sa Pa đẹp nhất trong năm có lẽ là vào mùa thu từ cuối tháng 8 cho đến tháng 11. Tiết trời mùa thu Sa Pa mát mẻ và trong lành, không khí khô, lạnh vừa phải. Đặc biệt, đây là mùa lúa chín vàng trên những cung ruộng bậc thang, tạo nên phong cảnh tuyệt đẹp.
Mùa đông: Đến Sa Pa vào mùa đông, du khách phải là người chịu được cái rét đặc trưng của vùng núi miền cao. Mùa này, Sa Pa thường có mây mù bao phủ, nhiệt độ đôi khi còn ở mức dưới 0°C. Tuy nhiên, nếu muốn được nhìn thấy tuyết rơi, hoặc băng giá, du khách có thể đến Sapa vào khoảng thời gian từ tháng 12 cho đến tháng 3 hàng năm [27].
- Dân cư Luận văn: Bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch Sa Pa.
Sa Pa là vùng đất xinh đẹp không chỉ vì cảnh quan mà còn bởi sự hội tụ của nhiều sắc tộc cùng chung sống. Đến nơi đây ngày chợ phiên du khách sẽ không khỏi thích thú với đủ mọi váy áo rực rỡ của các dân tộc H’Mông Đen, Dao Đỏ, Tày, Giáy, Xá Phó. Mỗi dân tộc là một sự khác biệt về trang phục, lối sống, tập tục, phương thức canh tác…, cùng những bản sắc văn hóa riêng biệt, phong phú và bí ẩn.
Theo thống kê năm 2023, thị xã Sa Pa có diện tích 681,37 km², dân số là 81,857 người, mật độ dân số đạt 96 người/km².
Các đồng bào dân tộc cư trú ở 10 xã, 6 phường, sống chủ yếu bằng nông nghiệp, nghề rừng và những ngành nghề thủ công truyền thống như dệt thổ cẩm, mây tre đan. Dân tộc Kinh cư trú chủ yếu ở trị trấn Sa Pa, sống bằng nghề nông nghiệp và dịch vụ thương mại [27].
1.3.2. Đặc điểm về du lịch và môi trường
Vào thời kháng chiến chống Pháp, sau khi chiếm được Sa Pa vào năm 1887 thực dân Pháp đã bắt đầu xây dựng Sa Pa thành một nơi nghỉ dưỡng. Họ đã đưa các kiến trúc sư nổi tiếng tại Pháp tại thời điểm đó và huy động một lực lượng lớn lao động từ các vùng miền trên cả nước tham gia xây dựng Sa Pa trở thành một khu nghỉ dưỡng quy mô cho họ. Đến năm 1915, tại Sa Pa đã có rất nhiều khách sạn lớn được dựng lên phục vụ cho việc nghỉ dưỡng của người Pháp. Đến năm 1945 Sa Pa đã có khoảng hơn 300 ngôi biệt thự do người Pháp xây dựng, các địa điểm du lịch nổi tiếng ngày này như Hang đá, Thác bạc, Cầu mây cũng đã được đi vào hoạt động. Tuy nhiên cho tới ngày nay các khu biệt thự nghỉ mát này hầu như đã bị phá hủy do chiến tranh biên giới năm 1949.
Sau khi đất nước hòa bình, Năm 1954 Sa Pa đã mở cửa trở lại đón khách nội địa đến đây tham quan, nghĩ dưỡng, du lịch thời đó tại đây chưa thể phát triển, cho đến tận năm 1992, sau khi nhà nước ta có chủ trương mở cửa đón khách Quốc tế tại Sa Pa, du lịch ở đây mới thực sự phát triển.
Cho đến nay Khu du lịch Sa Pa có diện tích tự nhiên 67.864 ha, chiếm 8,24% diện tích tự nhiên của tỉnh, nằm trong tọa độ địa lý từ 22007’04” đến 22028’46” vĩ độ bắc và 103043’28” đến 104004’15” độ kinh đông. Phía Bắc giáp huyện Bát Xát. Phía Nam giáp huyện Văn Bàn. Phía Đông giáp huyện Bảo Thắng. Phía Tây giáp huyện Than Uyên và Tam Đường- tỉnh Lai Châu. Trung tâm khu du lịch Sa Pa là thị trấn Sa Pa cách thành phố Lào Cai 37 km về phía Tây Nam, nằm trên trục quốc lộ 4D từ Lào Cai đi Lai Châu. Luận văn: Bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch Sa Pa.
Tài nguyên động vật và thực vật: Hệ động, thực vật, phong phú về số lượng và đa dạng về chủng loại, đặc biệt có nhiệu loại động, thực vật quý hiếm cần được bảo vệ. Trên dãy núi Hoàng Liên thuộc khu du lịch sapa có những loại dược liệu quý, hiếm, là “mỏ” của loài gỗ quý như thông dầu. Khu rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn có 136 loài chim, có 56 loài thú, 553 loài côn trùng. Có 37 loài thú được ghi trong “sách đỏ Việt Nam”. Rừng Hoàng Liên Sơn có 864 loài thực vật, trong đó có 173 loài cây thuốc.
Cảnh quan: Khu du lịch Sapa có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như: Thác Bạc, Cầu Mây, Hàm Rồng, Động Tả Phìn, đỉnh núi Fansipan, vườn quốc gia Hoàng Liên… Đặc biệt bãi đá cổ xã Hầu Thào & Tả Van đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Nhà nước. Đó là một trong những di sản của người Việt cổ, đến nay đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và đang được đề nghị tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Cùng với các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử văn hóa là những đỉnh núi cao, những ruộng bậc thang lượn sóng.
Khi đến đây du lịch tham quan nghỉ dưỡng, du lịch tại Sa Pa , khách du lịch có thể chọn lựa đến 31 địa điểm nổi tiếng tại Sa Pa như: Sunworld Fansipan Legend, Bản Cát Cát, Thung lũng hoa hồng Sa Pa, Nhà thờ đá Sa Pa, Núi Hàm Rồng, Thác Tiên Sa, Thác Bạc, Thác Tình Yêu – suối Vàng, Dinh thự Hoàng A Tưởng, Cầu Mây, Tả Van, Thung lũng Mường Hoa, Bãi đá cổ Sa Pa, Suối Mường Hoa, Tu viện cổ Tả Phìn, Bản Tả Phìn, Bản Tả Van, Cổng trời Sa Pa, Đèo Ô Quy Hồ, Bản Sín Chải, Bản Lao Chải, Bản Hồ, Hang Tiên, Thanh Kim – Sâu Châu, Tả Giàng Phình, Giàng Tả Chải – Sử Pán, Bản Ý Lình, Hồ Động, Cốc San, Chợ phiên Cán Cấu, Chợ tình Sa Pa, Bảo tàng Sa Pa, Vườn quốc gia Hoàng Liên.
Sa Pa còn là nơi cư trú của nhiều dân tộc thiểu số, có nhiều ngôi nhà nhỏ chênh vênh trên đỉnh núi, có nghề dệt thổ cẩm nổi tiếng [27].
Môi trường: Hiện tại môi trường tự nhiên của khu du lịch Sa Pa cơ bản vẫn giữ được những ưu thế mà thiên nhiên ban tặng, với lợi thế nằm ở vùng núi cao, ở Sa Pa thời tiết luôn dễ chịu quanh năm, mùa hè không quá nóng, chính vì vậy mùa hè thu hút lượng lớn khách du lịch muốn đến đây tránh nóng, còn mùa đông lại thu hút khách du lịch muốn một lần được nhìn thấy băng tuyết trong đời.
Theo thống kê, hiện Sa Pa có 571 cơ sở lưu trú dịch vụ du lịch với tổng số 6.786 phòng, 13.642 giường; 275 nhà hàng lớn, nhỏ, 64 nhà hàng trong các khách sạn; 20 cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, 46 cơ sở kinh doanh dịch vụ xông hơi, massage… Các cơ sở dịch vụ du lịch hoạt động trên cơ sở quy định của Nhà nước và quy định về giá, danh mục hàng hóa, dịch vụ phải kê khai giá trên địa bàn tỉnh. Luận văn: Bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch Sa Pa.
Chất lượng sản phẩm du lịch cao, nhiều cơ sở lưu trú, kinh doanh dịch vụ du lịch có chất lượng cao đã được cộng đồng trong nước và ngoài nước biết đến và đánh giá cao [28].
Chính vì những đặc điểm nổi bật trên mà du lịch tại Sa Pa đặc biệt phát triển mạnh các năm gần đây, lượng khách du lịch đến Sa Pa năm 2023 ước đạt 3.294.000 lượt, vượt 10,98% KH, tăng 22% so với năm 2022. Doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt 9.300 tỷ đồng, vượt 4,8% KH; tăng 68% so với năm 2022. Số ngày lưu trú du lịch trung bình 2,4 ngày/người [28].
Qua bảng số liệu 1.1 ta có thể thấy lượng khách du lịch đến Sa Pa thay đổi qua từng năm và có xu hướng tăng rất mạnh trong các năm gần đây. Số lượng khách du lịch tăng mạnh đã góp phần phát triển thị xã Sa Pa nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung, tuy nhiên việc số lượng khách du lịch đến Sa Pa tăng nhanh chóng cũng làm tăng sức ép đến môi trường tự nhiên nơi đây, chính vì vậy môi trường tự nhiên tại Sa Pa cũng có những thay đổi mang tính tiêu cực.
Tiểu kết chương 1 Luận văn: Bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch Sa Pa.
Như vậy, trong nội dung của chương 1 tác giả đã làm rõ nội hàm và phạm vi của một số khái niệm cơ bản của luận văn như: môi trường tự nhiên, tham gia, bảo vệ môi trường, khu du lịch… cũng như cách vận dụng trong nghiên cứu của luận văn. Đồng thời, luận văn sử dụng lý thuyết hành động xã hội và lý thuyết tương tác biểu trưng để nghiên cứu về sự tham gia của khách du lịch trong bảo vệ môi trường tự nhiên tại Sa Pa – Lào Cai. Ngoài ra còn đưa ra một số đăc điểm về địa bàn nghiên cứu từ đặc điểm tự nhiên đến đặc điểm kinh tế – xã hội để giúp tác giả phân tích các giả thuyết được thuận lợi hơn.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Thực trạng khách du lịch bảo vệ môi trường tự nhiên

Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://dichvuvietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: lamluanvan24h@gmail.com