Khóa luận: Thực trạng chính sách về tiền lương đối với công chức

Mục lục

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Thực trạng chính sách về tiền lương đối với công chức hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Thực trạng chính sách tiền lương và áp dụng chính sách về tiền lương đối với công chức người lao động tại sở văn hóa và thể thao thành phố Hải Phòng dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hải Phòng

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hải Phòng

Ngày 04/4/2008 Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành Quyết định số 544/QĐ-UBND về việc hợp nhất 03 Sở Văn hóa – Thông tin, Thể dục Thể thao và Du lịch thành Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Với mục tiêu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, ngày 09/6/2016, Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng được thành lập tại Quyết định số 946/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc đổi tên Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành Sở Văn hóa và Thể thao (chuyển chức năng, nhiệm vụ lĩnh vực du lịch về Sở Du lịch).

Địa chỉ: – Số 18 Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng Số 17 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng Điện thoại: 0225.3822.616 Hòm thư: Sovhtt@haiphong.g.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Viết Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Luật

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, đặc điểm hoạt động và lực lượng công chức, người lao động thuộc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hải Phòng.

2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ.

Thực hiện Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 14/9/2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Sở Văn hóa và Thể thao đã chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ xin ý kiến Bộ Nội vụ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tham mưu trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 299/2017/QĐ-UBND, ngày 13/02/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hải Phòng. Trong phạm vi đề tài khóa luận em xin tóm tắt các chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động pháp lý thuộc lĩnh vực quản lý của Sở như sau: Khóa luận: Thực trạng chính sách về tiền lương đối với công chức.

  • Chức năng.

Sở Văn hoá và Thể thao là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và quảng cáo (trừ quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng, trên xuất bản phẩm và quảng cáo tích hợp trên các sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin) ở thành phố theo quy định của pháp luật; các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.

Sở Văn hoá và Thể thao có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Uỷ ban nhân dân thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

  • Nhiệm vụ chủ yếu:

Trình Uỷ ban nhân dân thành phố các văn bản quy phạm pháp luật, các quy quy, đề án, dự án, quy hoạch, kế hoạch về phát triển văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao.

Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao. Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức, đơn vị thuộc Sở Văn hóa và Thể thao và các Hội đồng chuyên ngành về văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao theo quy định của pháp luật. Khóa luận: Thực trạng chính sách về tiền lương đối với công chức.

Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, chương trình sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở Văn hoá và Thể thao.

Các nhiệm vụ về di sản văn hoá gồm các nhiệm vụ cụ thể về công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể trên địa bàn thành phố Hải Phòng: Công tác nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê và lập hồ sơ di sản văn hóa; quản lý, hướng dẫn tổ chức các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá, lễ hội truyền thống, tín ngưỡng gắn với di tích, nhân vật lịch sử ở địa phương; công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, thu nhận, bảo quản các di vật, cổ vật…

Các nhiệm vụ về nghệ thuật biểu diễn: thực hiện quy hoạch các đơn vị nghệ thuật biểu diễn; tổ chức các liên hoan, hội thi, hội diễn, các chương trình biểu diễn nghệ thuật; tiếp nhận, thẩm định, cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; cấp thẻ hành nghề cho nghệ sỹ, người mẫu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn; cấp giấy phép phê duyệt nội dung, cấp nhãn kiểm soát bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu cho các tổ chức thuộc thành phố sản xuất hoặc nhập khẩu….

Các nhiệm vụ về điện ảnh: tổ chức các hoạt động chiếu phim tại rạp, chiếu phim lưu động phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội và đối ngoại; các hoạt động kiểm tra, cấp phép các hoạt động chiếu phim tại rạp và lưu động trên địa bàn thành phố.

Các nhiệm vụ về mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm: Tổ chức thực hiện các hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm quy mô cấp thành phố; tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, trình cấp có thẩm quyền cấp phép triển lãm mỹ thuật, triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh; xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng, tổ chức trại sáng tác điêu khắc; đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài triển lãm sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ. Quản lý hoạt động mua bán, trưng bày, sao chép tác phẩm mỹ thuật tại thành phố. Khóa luận: Thực trạng chính sách về tiền lương đối với công chức.

Các nhiệm vụ về quyền tác giả, quyền liên quan: Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan ở thành phố theo quy định.

Các nhiệm vụ về thư viện: chuyển giao các xuất bản phẩm lưu chiểu tại thành phố; hướng dẫn việc đăng ký hoạt động thư viện, cấp và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đối với thư viện và xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của thư viện trên địa bàn thành phố.

Các nhiệm vụ về quảng cáo: tham mưu thực hiện các nội dung liên quan đến giấy phép hoạt động của doanh nghiệp quảng cáo trên địa bàn thành phố; việc tiếp nhận, cấp phép hoạt động quảng cáo; thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo (trừ báo chí, môi trường mạng, xuất bản phẩm và tích hợp trên các sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin) trên địa bàn thành phố.

Về văn hoá quần chúng, văn hoá dân tộc và tuyên truyền cổ động: tham mưu và tổ chức triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ về quy hoạch quy hoạch thiết chế văn hoá cơ sở, các hoạt động lễ hội truyền thống; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; xây dựng gia đình, làng, cơ quan, đơn vị văn hoá tại thành phố; thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”; chịu trách nhiệm là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” cấp thành phố.

Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện chính sách văn hoá dân tộc, bảo tồn, phát huy, phát triển các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể của cộng đồng các dân tộc cư trú tại thành phố; các hoạt động tuyên truyền; tổ chức hội thi, hội diễn nghệ thuật quần chúng; hoạt động karaoke, vũ trường; kinh doanh dịch vụ văn hóa, trò chơi điện tử không nối mạng và vui chơi giải trí nơi công cộng tại thành phố. Khóa luận: Thực trạng chính sách về tiền lương đối với công chức.

Các nhiệm vụ về văn học: Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách về hoạt động văn học ở thành phố theo quy định của pháp luật.

Các nhiệm vụ về gia đình: Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến gia đình, đảm bảo quyền bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trong gia đình.

Các nhiệm vụ về thể dục, thể thao cho mọi người: lập, triển khai tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển thể dục, thể thao quần chúng ở thành phố; bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn viên, cộng tác viên, trọng tài thể dục, thể thao; phổ biến, hướng dẫn các phương pháp tập luyện thể dục, thể thao; xây dựng hệ thống giải thi đấu, kế hoạch thi đấu và chỉ đạo hướng dẫn tổ chức các cuộc thi đấu thể thao quần chúng cấp thành phố.

Các nhiệm vụ về thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp: Công tác tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện vận động viên, tham gia thi đấu thể thao thành tích cao và chuyên nghiệp của thành phố; tổ chức Đại hội Thể dục thể thao cấp thành phố và các giải thi đấu quốc gia, khu vực và quốc tế tại Hải Phòng; thực hiện chế độ, chính sách đối với huấn luyện viên, trọng tài, vận động viên; cấp giấy chứng nhận, kiểm tra các điều kiện kinh doanh của câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp, doanh nghiệp và hộ kinh doanh hoạt động thể thao.

Các nhiệm vụ chủ trì và phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan đến các lĩnh vực Sở Văn hóa và Thể thao quản lý như thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm; giải quyết khiếu nại tố cáo; thẩm định dự án đầu tư; quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và hội; tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao quy mô cấp thành phố; thực hiện giao lưu, hợp tác quốc tế; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với cơ sở; nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ, thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện đối với các tài năng văn hoá nghệ thuật và thể dục thể thao; chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức; quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng chuyên môn nghiệp vụ và các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở; quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức; quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao; công tác khen thưởng, kỷ luật; chế độ thông tin, báo cáo…

  • Những hoạt động pháp lý chủ yếu: Khóa luận: Thực trạng chính sách về tiền lương đối với công chức.

 Chủ trì, phối hợp xây dựng trình Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban ban hành các quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 (năm) năm và hàng năm; đề án, dự án, chương trình phát triển văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước; phân cấp quản lý và xã hội hoá trong lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao ở thành phố; các văn bản quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh lãnh đạo thuộc ngành; văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa và Thể thao; các quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức, đơn vị thuộc Sở Văn hóa và Thể thao và các Hội đồng chuyên ngành về văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao theo quy định của pháp luật. Tiêu biểu như, chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực ngành quản lý tiêu biểu như: Hội đồng nhân dân thành phố ban hành như các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố : Nghị quyết 147/2016/NQ-HĐND ngày 13/12/2016 về việc thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, thể thao và du lịch thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; các Nghị quyết đặt tên đường, phố, công trình công cộng thành phố; Nghị quyết số 45/2018/NQ-HĐND ngày 10/12/2018 về việc quy định một số loại phí trên địa bàn thành phố; Nghị quyết số 55/2019/NQ-HĐND ngày 09/12/2019 quy định nội dung và mức chi để thực hiện chế độ dinh dưỡng đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao thành tích cao trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Tích cực phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan xây dựng các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực văn hóa, gia đình và thể thao.

Quán triệt, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, các quy định thuộc lĩnh vực quản lý; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở Văn hoá và Thể thao. Định kỳ, đột xuất báo cáo kết quả thực hiện của Sở theo chỉ đạo của cấp trên và đề nghị của các sở, ngành, địa phương liên quan.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức và lực lượng công chức, người lao động thuộc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hải Phòng. Khóa luận: Thực trạng chính sách về tiền lương đối với công chức.

 Lãnh đạo Sở:

Sở Văn hoá và Thể thao có Giám đốc và 02 Phó Giám đốc.

Giám đốc Sở: là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; báo cáo trước Hội đồng nhân dân thành phố, trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố theo yêu cầu.

02 Phó Giám đốc Sở: 01 Phó Giám đốc giúp Giám đốc Sở chỉ đạo lĩnh vực thể thao, 01 Phó Giám đốc giúp Giám đốc Sở chỉ đạo lĩnh vực di sản văn hóa và lĩnh vực văn hóa cơ sở và gia đình. 02 Phó Giám đốc Sở chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở sẽ được Giám đốc Sở ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Sở.

Việc bổ nhiệm Giám đốc Sở, Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ được Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành và theo quy định của pháp luật.

Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổ chức trực thuộc Sở theo tiêu chuẩn chức danh do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành.

Giám đốc, Phó giám đốc Sở không kiêm chức danh Trưởng của đơn vị cấp dưới có tư cách pháp nhân (trừ trường hợp văn bản có giá trị pháp lý cao hơn quy định khác). Việc miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ, chính sách đối với Giám đốc Sở, Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định theo quy định của pháp luật. Khóa luận: Thực trạng chính sách về tiền lương đối với công chức.

Tổng số: 03 công chức thuộc Ban Giám đốc Sở.

Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở: gồm 09 phòng chuyên môn nghiệp vụ có chức năng, nhiệm vụ tham mưu quản lý nhà nước các lĩnh vực văn hóa, gia đình và thể thao gồm: Văn phòng, Thanh tra, Tổ chức – Pháp chế, Kế hoạch – Tài chính, Quản lý văn hóa, Xây dựng Nếp sống văn hóa và Gia đình, Quản lý di sản văn hóa, Quản lý thể dục thể thao, Thể thao thành tích cao.

Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ có Trưởng phòng, không quá 02 Phó Trưởng phòng.

Tổng số: 46 công chức, 05 lao động hợp đồng thực hiện các công việc lái xe, tạp vụ.

Tổng cộng lực lượng lao động tại Sở Văn hóa và Thể thao gồm 49 công chức và 05 hợp đồng lao động.

Ngoài các phòng chuyên môn nghiệp vụ, Sở Văn hóa và Thể thao còn có 12 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở có chức năng, nhiệm vụ tổ chức, triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể phát triển các lĩnh vực của ngành gồm: Bảo tàng Hải Phòng; Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố; Trung tâm Văn hóa thành phố; Đoàn Ca múa Hải Phòng; Đoàn Cải lương Hải Phòng; Đoàn Chèo Hải Phòng; Đoàn Kịch nói Hải Phòng; Đoàn Nghệ thuật Múa rối Hải Phòng; Trường Trung cấp văn hóa nghệ thuật và Du lịch Hải Phòng; Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh; Trung tâm Tổ chức biểu diễn nghệ thuật thành phố; Trung tâm

Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao.

Tổng số: Viên chức thuộc các đơn vị sự nghiệp là:    408 người

  • Về biên chế công chức và vị trí việc làm tại Sở Văn hóa và Thể thao.

Biên chế công chức của Sở Văn hóa và Thể thao do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định trong tổng biên chế công chức của thành phố được Trung ương giao. Việc bố trí số lượng công chức ở các phòng chuyên môn thuộc Sở: Để triển khai hiệu quả công việc của Sở theo chức năng, nhiệm vụ được giao đề nghị đảm bảo số lượng công chức ở các phòng chuyên môn thuộc Sở theo đề xuất tại Đề án vị trí việc làm khối cơ quan Sở Văn hóa và Thể thao. Việc phân công công tác và phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng công chức cơ bản đảm bảo sự phù hợp giữa trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo, bồi dưỡng với vị trí công chức được phân công. Công tác theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ của công chức tại các phòng chuyên môn Sở được thực hiện đảm bảo theo quy định. Khóa luận: Thực trạng chính sách về tiền lương đối với công chức.

Số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập của Sở Văn hóa và Thể thao do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế sự nghiệp các đơn vị sự nghiệp công lập của thành phố.

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và danh mục vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hàng năm Sở Văn hóa và Thể thao xây dựng kế hoạch biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập trình Ủy ban nhân dân thành phố để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.

2.2. Thực trạng áp dụng chính sách tiền lương đối với công chức, người lao động tại Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hải Phòng. Khóa luận: Thực trạng chính sách về tiền lương đối với công chức.

2.2.1. Quy chế trả lương của Sở

Ngay khi thành lập, căn cứ Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012 của Quốc hội; Luật BHXH số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội; Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008 của Quốc hội; Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 19/2/2013 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Thông tư số 83/2005/TT-BNV ngày 10/8/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ nâng bậc lương và các chế độ phụ cấp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và các văn bản quy định liên quan, Sở Văn hóa và Thể thao đã ban hành Quyết định số 736/QĐ-SVHTT ngày 28/12/2016 về Quy chế chi trả tiền lương khối cơ quan Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng. Trong quá trình thực hiện, khi có các văn bản quy định mới về lao động, tiền lương, Sở Văn hóa và Thể thao đã kịp thời bổ sung, điều chỉnh quy chế trả lương của Sở để bảo đảm các quy định hiện hành.

Quy chế trả lương của Sở gồm 2 chương 10 điều đảm bảo đầy đủ các quy định về cơ sở pháp lý, mục đich, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, nguyên tắc trả lương và thực hiện chế độ tiền lương, chế độ trả lương, những ngày nghỉ được hưởng nguyên lương, thu nhập tăng thêm cho công chức, người lao động, nguồn kinh phí thực hiện và tổ chức thực hiện.

Quy chế được ký đồng thuận của Sở Văn hóa và Thể thao và Công đoàn Cơ quan Sở Văn hóa và Thể thao.

2.2.2. Tiền lương cơ sở. Khóa luận: Thực trạng chính sách về tiền lương đối với công chức.

Mức lương cơ sở áp dụng đối với công chức thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 70/2018/QH14 ngày 09/11/2018 của Quốc hội là 1.490.000 đồng.

Tiền lương của người lao động tại Sở gồm các vị trí lái xe và tạp vụ trước khi có Nghị định 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ tiền lương thực hiện theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ , mức lương theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ. Hiện tại, tiền lương của người lao động thực hiện theo quy định tại Nghị định số 161/2018/NĐ-CP và Thông tư số 03/2019/TT-BNV ngày 14/5/2019, không áp dụng thang, bảng lương quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lương vũ trang mà chuyển sang thực hiện ký hợp đồng lao động; mức lương trong hợp đồng lao động mới không thấp hơn mức lương hiện hưởng; bảo đảm trên nguyên tắc việc thực hiện các nội dung hợp đồng lao động tuân thủ quy định của Bộ luật Lao động và các quy định khác có liên quan.

2.2.3. Nguồn hình thành

Sở Văn hóa và Thể thao là cơ quan hành chính được khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính. Nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương của Sở do ngân sách thành phố Hải Phòng phân bổ hàng năm và số thu được để lại theo chế độ thu từ nguồn phí, lệ phí của Sở, nguồn thu khác theo chế độ, cụ thể:

Hàng năm, Ngân sách thành phố khoán kinh phí cho Sở là 85.000.000đ/biên chế hoặc đối tượng lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ. Không được cấp kinh phí để thực hiện hợp đồng chuyên môn nghiệp vụ,

Đến tháng 5/2021, số lượng công chức tại Sở Văn hóa và Thể thao là 49 người. Tổng quỹ tiền lương là 380.684.951 đồng/tháng, bình quân lương/người là: 7.769.080 đồng/tháng (bao gồm mức lương cơ sở, phụ cấp công vụ và các khoản phụ cấp khác và chưa tính các khoản giảm trừ); số lao đồng hợp đồng là 05 người. Tổng quy lương chi trả cho lao động hợp đồng là 32.929.400 đồng/tháng, bình quân lương lao động hợp đồng là 6.585.880 đồng/tháng. (chưa tính các khoản giảm trừ)

2.2.4. Phân tích sử dụng quỹ tiền lương của Sở Khóa luận: Thực trạng chính sách về tiền lương đối với công chức.

2.2.4.1. Quỹ tiền lương được sử dụng bảo đảm theo nguyên tắc trả lương như sau:

  • Cán bộ, công chức giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) nào thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo đó. Nếu một người giữ nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cao nhất. Nếu kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu thì được hưởng thêm phụ cấp kiêm nhiệm.
  • Việc trả lương phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, người lao động (theo bảng chấm công định kỳ hàng tháng) và nguồn trả lương (từ ngân sách nhà nước cấp và từ các nguồn thu theo quy định của pháp luật dùng để trả lương) của cơ quan.
  • Thực hiện việc áp dụng tính lương, chế độ phụ cấp lương, nâng bậc lương, trả lương, quản lý tiền lương và thu nhập phải theo đúng đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, điều kiện, chế độ được hưởng và các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền.

Thực hiện chế độ tiền lương phải gắn với cải cách hành chính; bảo đảm tương quan giữa các loại cán bộ, công chức, người lao động; bảo đảm ổn định chính trị – xã hội.

2.2.4.2. Cách tính lương và thời gian trả lương

Cách tính lương

Căn cứ hệ số lương sở Nội vụ duyệt, thông báo thay đổi tiền lương, tiền công của Phòng Tổ chức – Pháp chế, bảng chấm công của các phòng, mức lương tối thiểu theo quy định của nhà nước, phòng Kế hoạch Tài chính xây dựng cách tính lương như sau:

Tiền lương = Mức lương cơ sở hiện hành x ((Hệ số tiền lương + các khoản phụ cấp (nếu có)) x ngày công + Lương làm thêm giờ

Tiền lương thực lĩnh = Tiền lương + các khoản truy lĩnh – các khoản giảm trừ

Trong đó: Khóa luận: Thực trạng chính sách về tiền lương đối với công chức.

  • Mức lương cơ sở

Mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với cán bộ, công chức, người lao động thực hiện theo quy định tại Nghị định số 39/2019/NĐ-CP ngày 09/05/2019 của Chính phủ về quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Hệ số này được thay đổi theo quy định của nhà nước.

  • Hệ số lương

Theo xác nhận hệ số lương của Sở Nội vụ định kỳ 6 tháng 1 lần (Phòng Tổ chức – Pháp chế có trách nhiệm tổng hợp, thông báo định kỳ hàng tháng, nửa năm gửi phòng Kế hoạch – Tài chính làm căn cứ tính lương cho cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan Sở).

Các khoản phụ cấp thực hiện theo chế độ hiện hành của Nhà nước, bao gồm:

  • Phụ cấp chức vụ lãnh đạo;
  • Phụ cấp thâm niên vượt khung;
  • Phụ cấp thâm niên nghề đối với thanh tra viên;
  • Phụ cấp công vụ;
  • Phụ cấp trách nhiệm:
  • Phụ cấp trách nhiệm Kế toán trưởng, Thủ quỹ;
  • Phụ cấp trách nhiệm cán bộ, công chức hướng dẫn tập sự;
  • Phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Thanh tra viên, thống kê viên;
  • Phụ cấp trách nhiệm công tác Đảng;
  • Phụ cấp cựu chiến binh;
  • Một số loại phụ cấp khác.

f) Phụ cấp kiêm nhiệm.

Các khoản phụ cấp quy định từ điểm d, e, f nêu trên không dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn. Khóa luận: Thực trạng chính sách về tiền lương đối với công chức.

  • Ngày công: là số ngày thực tế cán bộ, công chức, người lao động được hưởng lương căn cứ theo bảng chấm công.
  • Các khoản giảm trừ bao gồm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và đoàn phí công đoàn, thuế TNCN, truy thu.

Mức trích nộp Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, đoàn phí công đoàn: Thực hiện theo quy định của Nhà nước.

  • Đối tượng tham gia chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, gồm: – Cán bộ, công chức;
  • Cán bộ, công chức được cử đi công tác, làm việc, học tập ở trong nước, nước ngoài được hưởng 40% mức lương hiện hưởng, phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);
  • Nhân viên làm việc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn đủ từ 03 tháng trở lên.
  • Đối tượng tham gia chế độ bảo hiểm thất nghiệp: Nhân viên làm việc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và hợp đồng làm việc có thời hạn từ 03 tháng trở lên.

Thời gian trả lương

Chuyển trả 01 lần/tháng (bao gồm thanh toán lương tháng trước trên cơ sở ngày công thực tế và tạm ứng 80% tiền lương và phụ cấp tháng hiện hưởng) vào tài khoản cá nhân của cán bộ, công chức, người lao động, trong khoảng từ ngày 05 đến ngày 10 hàng tháng.

Những ngày nghỉ được hưởng nguyên lương:

  • Nghỉ hằng tuần (Thứ 7 và Chủ nhật).
  • Nghỉ lễ, Tết (10/3 âm lịch, 30/4, 01/5, 02/9, Tết âm lịch, Tết dương lịch).
  • Bản thân kết hôn: nghỉ 03 ngày .
  • Con kết hôn: nghỉ 01 ngày .
  • Cha, mẹ chết (kể cả bên chồng, vợ), vợ hoặc chồng, con chết được nghỉ 03 ngày .
  • Nghỉ phép (Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho 1 người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm là 12 ngày, cứ 05 năm làm việc cho 1 người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ phép hằng năm sẽ tăng thêm tương ứng 01 ngày).

Thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, người lao động

Việc chi trả thu nhập tăng thêm cho từng công chức đảm bảo nguyên tắc gắn với chất lượng và hiệu quả công việc; người nào, bộ phận nào có thành tích đóng góp để tiết kiệm chi, có hiệu suất công tác cao sẽ được trả thu nhập tăng thêm cao hơn.

Phương pháp xác định: Khóa luận: Thực trạng chính sách về tiền lương đối với công chức.

Xác định nguồn: Trong phạm vi nguồn kinh phí tiết kiệm được và nguồn khác, Phòng Kế hoạch – Tài chính xác định hệ số tăng thêm quỹ tiền lương tối đa 1,0 (một) lần so với tiền lương ngạch, bậc, chức vụ do Nhà nước quy định để chi trả thu nhập tăng thêm cho công chức. Quỹ tiền lương để chi trả thu nhập tăng thêm một năm được xác định theo công thức:

QTL =  Lmin x K1 x K2 x L x 12 tháng

Trong đó:

  • QTL: Là Quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ của đơn vị được phép trả tăng thêm tối đa trong năm.
  • Lmin: Là mức lương tối thiểu (đồng/tháng) hiện hành do Nhà nước quy định.
  • K1: Là hệ số điều chỉnh tăng thêm thu nhập từ nguồn kinh phí thực hiện chế độ tự chủ tiết kiệm được (tối đa không quá 1,0 lần).
  • K2: Là hệ số lương ngạch, bậc, chức vụ bình quân của đơn vị.
  • L: Là số biên chế được giao và số lao động hợp đồng không xác định thời hạn đối với một số chức danh theo quy định của pháp luật và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2.2.4.3. Hình thức trả lương.

Hình thức trả lương: Hình thức trả lương theo thời gian (căn cứ bảng chấm công của các phòng gửi phòng Kế hoạch – Tài chính).

Chế độ trả lương

  • Tiền lương, tiền công của công chức được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
  • Tiền lương của cán bộ, công chức, nhân viên được cử đi học tập trung trong nước: Thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và của Bộ Tài chính.
  • Tiền lương của cán bộ, công chức, nhân viên được cử đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài từ 30 ngày liên tục trở lên hưởng sinh hoạt phí do Nhà nước đài thọ hoặc hưởng lương, hưởng sinh hoạt phí do nước ngoài, tổ chức quốc tế đài thọ thì trong thời gian ở nước ngoài được hưởng 40% mức lương hiện hưởng, phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
  • Tiền lương của nhân viên hợp đồng được chi trả theo hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động.
  • Tiền lương của cán bộ, công chức, người lao động nghỉ ốm đau, thai sản: Do cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả theo chế độ quy định hiện hành. Khóa luận: Thực trạng chính sách về tiền lương đối với công chức.
  • Tiền công của người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung của Nhà nước và của Bộ Tài chính (nếu có).
  • Lương làm thêm giờ (làm việc vào ban đêm, làm ngày nghỉ, ngày lễ, ngày tết).

Cán bộ, công chức, nhân viên làm việc vào ban đêm, thêm giờ được thanh toán lương làm việc vào ban đêm, thêm giờ theo quy định của Nhà nước.

Thanh toán tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ thực hiện theo Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005 của liên Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Công chức làm việc ban đêm, làm thêm giờ phải được Thủ trưởng đơn vị bố trí nghỉ bù. Trường hợp không bố trí được nghỉ bù, được thanh toán tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ, trước khi thực hiện phải có ý kiến phê duyệt của Thủ trưởng đơn vị: Đảm bảo số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm.

Khi thanh toán lương làm ban đêm, thêm giờ ngày nghỉ, ngày lễ Phòng Kế hoạch – Tài chính sẽ căn cứ vào bảng chấm công, giấy báo làm thêm giờ có xác nhận của trưởng phòng, giám đốc Sở để thanh toán cho cán bộ, công chức, người lao động. Đồng thời nguồn chi trả tiền lương làm ngoài giờ, thêm giờ đã được bố trí trong dự toán của các bộ phận và được phòng Kế hoạch – Tài chính cân đối trong nguồn ngân sách được giao.

2.2.5. Công tác lãnh đạo chỉ đạo và thực hiện các chính sách tiền lương đối với công chức, người lao động tại Sở Văn hóa và Thể thao.

Căn cứ Quyết định số 299/2017/QĐ-UBND, ngày 13/02/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hải Phòng, Sở Văn hóa và Thể thao đã ban hành Quyết định số 225/QĐ-SVHTT ngày 14/4/2017 về việc ban hành Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu biên chế và mối quan hệ công tác các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở Văn hóa và Thể thao, trong đó các nhiệm vụ tham mưu triển khai thực hiện các chính sách liên lương đối với công chức, người lao động tại Sở Văn hóa và Thể thao thuộc chức năng, nhiệm vụ của Phòng Tổ chức – Pháp chế. Khóa luận: Thực trạng chính sách về tiền lương đối với công chức.

Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, hàng năm, Phòng Tổ chức – Pháp chế có nhiệm vụ tham mưu xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tuyên truyền, quán triệt và triển khai các quy định của Trung ương và thành phố về công tổ chức bộ máy hành chính, sử dụng biên chế công chức, tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, lao động hợp đồng; chế độ tiền lương; thi đua, khen thưởng; văn thư, lưu trữ ….đặc biệt tuyên truyền, hướng dẫn, thực thi các quy định về công chức, người lao động và chính sách về tiền lương. Các quy định về chính sách tiền lương hiện tại được áp dụng tại Sở Văn hóa và Thể thao như: Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019; Bộ luật Lao động năm 2019; các nghị định và thông tư hướng dẫn như: Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Nghị định 161/2018/NĐ-CP, ngày 29/11/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp; Thông tư số 08/2013/TT- BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; Quy định về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, công chức và lao động hợp đồng tại các cơ quan hành chính nhà nước của thành phố Hải Phòng ban hành kèm theo Quyết định số 2586/2015/QĐ-UBND ngày 12/11/2015 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng; Quyết định số 1816/2009/QĐ-UBND, ngày 14/9/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, về việc ủy quyền, phân cấp quản lý cán bộ; Quyết định số 2111/2014/QĐ-UBND ngày 07/10/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Quy định về nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động lập thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ; Quyết định số 225/QĐ-SVHTT, ngày 22/4/2019 của Sở Văn hóa và Thể thao về việc thành lập Hội đồng tiền lương cơ quan Sở.

Thực hiện các hoạt động pháp lý về tiền lương đối với cán bộ, công chức và người lao động tại Sở như:

Về Quy trình thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên:

Thực hiện theo quy định tại Điều 2, Thông tư số 08/2013/TT-BNV, ngày 31/7/2013 của của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; Chuyên viên Phòng Tổ chức – Pháp chế rà soát những cán bộ, công chức và người lao động đủ tiêu chuẩn, điều kiện để nâng bậc lương thường xuyên theo tháng. Khóa luận: Thực trạng chính sách về tiền lương đối với công chức.

Điều kiện về thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh:

  • Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.
  • Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên

Cán bộ, công chức và người lao động có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh quy định tại Khoản 1 Điều này và qua đánh giá đạt đủ 02 tiêu chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương thì được nâng một bậc lương thường xuyên:

Đối với cán bộ, công chức:

  • Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên;
  • Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.

Đối với viên chức và người lao động:

  • Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
  • Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.

Về thủ tục nâng bậc lương thường xuyên

Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 225/QĐ-SVHTT, ngày 22/4/2019 của Sở Văn hóa và Thể thao về việc thành lập Hội đồng tiền lương cơ quan Sở tổ chức họp hoặc xin ý kiến đối với những cán bộ, công chức và người lao động nâng bậc lương thường xuyên trong tháng. Khóa luận: Thực trạng chính sách về tiền lương đối với công chức.

Thành phần họp bao gồm: Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng là các đồng chí trong tập thể lãnh đạo Sở; Các Ủy viên Hội đồng: đồng chí Trưởng phòng Tổ chức – Pháp chế Sở, Chủ tịch Công đoàn cơ quan Sở, Chánh Thanh tra Sở và các đồng chí đại diện lãnh đạo Phòng có cán bộ, công chức và người lao động nâng bậc lương trong tháng; Thư ký Hội đồng là đồng chí Chuyên viên Phòng Tổ chức – Pháp chế.

Trên cơ sở thống nhất tại cuộc họp, phòng chủ trì tham mưu lập danh sách cán bộ công chức và người lao động đủ điều kiện báo cáo Giám đốc Sở ban hành Quyết định nâng lương thường xuyên.

Về Quy trình nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ

Thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Thông tư số 08/2013/TT-BNV, ngày 31/7/2013 của của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; Quyết định số 2111/2014/QĐ-UBND ngày 07/10/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Quy định về nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động lập thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ. Chuyên viên Phòng Tổ chức – Pháp chế tham mưu cho Trưởng phòng đề nghị các phòng chuyên môn nghiệp vụ căn cứ Thông tư số 08/2013/TT-BNV, ngày 31/7/2013 của của Bộ Nội vụ, Quyết định số 2111/2014/QĐ-UBND ngày 07/10/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố rà soát những cán bộ, công chức và người lao động đủ tiêu chuẩn, điều kiện để nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ gửi về Phòng Tổ chức – Pháp chế. Các điều kiện, tiêu chuẩn, tỉ lệ về thời gian để nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ bảo đảm tuân thủ theo quy định của pháp luật và liên quan.

Về thủ tục nâng lương trước thời hạn:

Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 2111/2014/QĐ-UBND ngày 07/10/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Quy định về nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động lập thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ; Quyết định số 225/QĐ-SVHTT, ngày 22/4/2019 của Sở Văn hóa và Thể thao về việc thành lập Hội đồng tiền lương cơ quan Sở tổ chức họp hoặc xin ý kiến đối với những cán bộ, công chức và người lao động đã phòng chuyên môn nghiệp vụ gửi đề nghị xét nâng bậc lương trước thời hạn. Thành phần họp bao gồm các đồng chí trong Ban Thường vụ Đảng ủy, tập thể lãnh đạo Sở, Chủ tịch Công đoàn Sở, Chủ tịch Công đoàn cơ quan Sở Văn hoá và Thể thao; các đồng chí trong Hội đồng tiền lương; Thư ký Hội đồng là đồng chí Chuyên viên Phòng Tổ chức – Pháp chế.

Căn cứ kết kết quả cuộc họp, phòng thường trực tham mưu thủ tục và ban hành Quyết định Lập danh sách cán bộ công chức và người lao động đủ điều kiện báo cáo Giám đốc Sở có văn bản gửi Sở Nội vụ để thỏa thuận, thống nhất việc nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức và người lao động. Khóa luận: Thực trạng chính sách về tiền lương đối với công chức.

Sau khi Sở Nội vụ thẩm định, có văn bản đồng ý, Phòng Tổ chức – Pháp chế tham mưu cho Giám đốc Sở ban hành Quyết định nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ.

Về quy trình nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu:

Thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 3, Thông tư số 08/2013/TT-BNV, ngày 31/7/2013 của của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; Khi cán bộ, công chức và người lao động có thông báo nghỉ hưu; Chuyên viên Phòng Tổ chức – Pháp chế báo với những cán bộ, công chức và người lao động đủ điều kiện để nâng bậc lương trước thời hạn khi có thông báo nghỉ hưu để chuẩn bị các tài liệu có liên quan. Tiêu chuẩn, điều kiện để nâng bậc lương trước thời hạn khi có thông báo nghỉ hưu thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Phòng thường trực có trách nhiệm tham mưu thủ tục và ban hành Quyết định: Lập danh sách cán bộ công chức và người lao động đủ điều kiện báo cáo Giám đốc Sở có văn bản gửi Sở Nội vụ để thỏa thuận, thống nhất việc nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu. Sau khi Sở Nội vụ thẩm định, có văn bản đồng ý, Phòng Tổ chức.

Pháp chế tham mưu cho Giám đốc Sở ban hành Quyết định nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu.

2.3. Đánh giá thực trạng áp dụng chính sách tiền lương đối với công chức, người lao động tại Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hải Phòng..

2.3.1. Những thành tựu, kết quả đạt được:

Việc áp dụng chính sách tiền lương đối với công chức, người lao động trên cả nước, thành phố Hải Phòng nói chung và của Sở Văn hóa và Thể thao nói riêng được Đảng và Nhà nước đặc biệt qua tâm.

Các chính sách về tiền lương thường xuyên được điều chỉnh, bổ sung phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội qua các thời kỳ. Sở Văn hóa và Thể thao thường xuyên nhận được sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo của Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của Ban Tổ chức Thành ủy, Sở Nội vụ trong việc áp dụng chính sách tiền lương đối với công chức, người lao động tại Sở. Vì vậy, việc áp dụng chính sách tiền lương đối công chức, người lao động tại Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hải Phòng được thực hiện thường xuyên, liên tục đảm bảo đúng các quy định của pháp luật bảo đảm đầy đủ các chính sách đối với công chức, người lao động tại Sở về mức lương, các loại phụ cấp, thưởng, nâng lương… Khóa luận: Thực trạng chính sách về tiền lương đối với công chức.

Chế độ phụ cấp lương đối với cán bộ, công chức hiện nay được hoàn thiện đến từng nhóm đối tượng và quy định cụ thể với nhiều ưu đãi của từng ngành, nghề đặc thù, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Các chức vụ lãnh đạo (với chính sách hưởng lương chuyên môn, nghiệp vụ và phụ cấp lãnh đạo) tạo thuận lợi cho việc điều động, luân chuyển cán bộ trong hệ thống chính trị. Phụ cấp công tác đảng, đoàn thể đã giúp cán bộ, công chức, viên chức yên tâm công tác.

Việc thực hiện nâng bậc lương trước thời hạn do có thành tích xuất sắc trong công tác đã tạo động lực cho cán bộ, công chức, viên chức phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt được nhiều thành tích cao. Cùng với nâng lương trước thời hạn, việc tổ chức thi nâng ngạch công chức, thi (xét) thăng hạng viên chức đã động viên cán bộ, công chức, viên chức thi đua, học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

Việc thực hiện chế độ tiền lương khi làm việc vào những ngày nghỉ, ngày lễ, trong thời gian đi học, công tác… và chế độ tiền lương trong thời gian tập sự, thử việc đối với công chức, viên chức được quy định rõ ràng, chặt chẽ, thể hiện sự quan tâm, bảo đảm quyền lợi đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước…

Công tác cập nhật, quán triệt, tuyên truyền các văn bản Quy phạm pháp luật về chính sách tiền lương được quan tâm, tuyên truyền đến từng công chức người lao động nắm bắt và hiểu được các quyền lợi, nghĩa vụ của cá nhân thông qua nhiều hình thức như ban hành văn bản hướng dẫn, hội nghị tuyên truyền, chỉ đạo quán triệt tại cuộc họp, sinh hoạt thường kỳ của các phòng chuyên môn. Khóa luận: Thực trạng chính sách về tiền lương đối với công chức.

Công tác tham mưu thực hiện các chính sách tiền lương của phòng chuyên môn được đặc biệt quan tâm. Các công chức thuộc phòng chuyên môn được cử tham gia các lớp tập huấn nâng cao trình độ và cập nhật các thông tin, quy định mới về chính sách tiền lương; tham mưu thực hiện tốt các chính sách tiền lương đối với công chức, người lao động như chế độ nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu; việc tư vấn, hướng dẫn, giải thích những vướng mắc của cán bộ, công chức và người lao động về các chính sách tiền lương.

Các chính sách tiền lương được thực hiện thường xuyên, công khai, minh bạch. Kiểm tra kết quả và giải quyết theo thẩm quyền những vướng mắc trong việc thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức và người lao động. Vì vậy chưa bao giờ xảy ra đơn thư, khiếu kiện về thực hiện và giải quyết các vấn đề liên quan đến tiền lương và các chế độ tiên lương.

2.3.2. Những khó khăn, tồn tại.

Các quy định của Nhà nước và thành phố chính sách tiền lương rất nhiều, thường xuyên có sự thay đổi, điều chỉnh, bổ sung và ban hành các quy định mới; đòi hỏi cán bộ, công chức làm công tác về tiền lương cần phải có thời gian nghiên cứu và cập nhật các quy định mới. Song, hiện nay, Sở Văn hóa và Thể thao không có vị trí việc làm đối với công tác tiền lương, trong khi đó khối lượng công về tiền lương nhiều vì vậy phải phân nhỏ nhiệm vụ giao cho các cán bộ, công chức kiêm nhiệm, vì vậy đôi lúc còn chưa có sự thống nhất trong triển khai một số nhiệm vụ cụ thể, phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả công tác tiền lương của Sở.

Trung ương, thành phố và các cơ quan chuyên môn về tiền lương còn ít tổ chức các hội thảo, tọa đàm; các chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên đề về chính sách tiền lương nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ về chính sách tiền lương. Việc bố trí thời gian để nghiên cứu, cập nhật các các quy định về chính sách tiền lương còn hạn chế. Khóa luận: Thực trạng chính sách về tiền lương đối với công chức.

Công tác tuyên truyền, hướng dẫn về chính sách tiền lương đến công chức, người lao động trong Sở chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục. Nhất là, nhiều công chức, người lao động do công việc chuyên môn nhiều nên còn có tâm lý ngại cập nhật các văn bản, những quy định mới về chính sách tiền lương, những nội dung, vấn đề liên quan trực tiếp đến bản thân người lao động.

Mặc dù chính sách tiền lương của công chức, người lao động thường xuyên được thay đổi song, so với mức phát triển kinh tế xã hội hiện nay mức lương của công chức, người lao động còn thấp, chưa tương xứng và chưa đảm bảo được nhu cầu cuộc sống của công chức, người lao động. Chính sách tiền lương trong khu vực công còn phức tạp, thiết kế hệ thống bảng lương chưa phù hợp với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo; còn mang nặng tính bình quân, không bảo đảm được cuộc sống, chưa phát huy được nhân tài, chưa tạo được động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của người lao động.

Các công chức, người lao động Sở Văn hóa và Thể thao tại Sở Văn hóa và Thể thao ngoài mức lương cơ bản, phụ cấp công vụ và các phụ cấp khác theo quy định (nếu có), nguồn thu nhập tăng thêm được trích từ quỹ phúc lợi của Sở rất ít, do nguồn thu của Sở thấp chỉ có từ nguồn thu phí văn hoá phẩm, phí thẩm định biểu diễn nghệ thuật, phí thẩm định karaoke, phí thẩm định cơ sở thể dục thể thao, bình quân mỗi năm thu phí khoảng 150 triệu.

Tổ chức bộ máy, số lượng cán bộ, người lao động của Sở thường xuyên bị biến động do hợp nhất, sáp nhập và tách Sở và việc thực hiện bố trí, sắp xếp lại các phòng chuyên môn, vị trí việc làm cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của công chức, người lao động. Khóa luận: Thực trạng chính sách về tiền lương đối với công chức.

Một số vị trí việc làm không được hưởng các phụ cấp như phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp độc hại…. do kiêm nhiệm hoặc chưa đúng vị ví việc làm.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:

===>>> Khóa luận: Giải pháp hoàn thiện về tiền lương đối với công chức

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0972114537