Khóa luận: Biện pháp Marketing-Mix nhằm thu hút khách du lịch

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Biện pháp Marketing-Mix nhằm thu hút khách du lịch hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Một số biện pháp Marketing-Mix nhằm thu hút khách du lịch vào mùa du lịch thấp điểm tại khách sạn New Star Hạ Long dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

PHẦN MỞ ĐẦU

1: Lý do chọn đề tài

Ngày nay, du lịch là một phần không thể thiếu trong thế giới hiện đại và đó là một điều kiện cần thiết để hội nhập kinh tế. Đặc biệt Việt Nam là một nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ, cùng song hành với các ngành kinh tế công nghiệp hiện đại thì du lịch Việt Nam ngày càng trở nên thu hút nhiều du khách cũng như các nhà đầu tư. Với tài nguyên được thiên nhiên ban tặng, với các cảnh đẹp hùng vĩ và lịch sử ngàn năm mang nhiều giá trị văn hoá sâu sắc du lịch Việt. Đặc biệt trong đó du lịch ở vùng đất được ví như Việt Nam thu nhỏ với biển xanh cát trắng và những hang động huyền bí mang tên Quảng Ninh thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước tới . Với địa danh du lịch được UNESCO công nhận 2 lần là kì quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long khiến du khách đi hết từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác. Điểm tham quan hấp dẫn đã khiến cho nhu cầu đi du lịch tăng cao từ đó thúc đấy kéo theo là các dịch vụ cung ứng như khách sạn, nhà hàng hay các công ty du lịch lữ hành…

Khách sạn chính là cầu nối quan trọng là điểm nghỉ ngơi và đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của du khách. New Star Hạ Long là một trong những khách sạn được lựa chọn nhiều với sự yêu thích giá cả phải chăng và chất lượng dịch vụ tốt.

Marketing từ lâu đã được các nước phát triển trên thế giới ứng dụng trong hoạt động kinh doanh và nhiều hoạt động xã hội khác. Một kế hoạch marketing hiệu quả được xem là chìa khóa cho sự thành công trong ngành công nghiệp không khói này. Marketing ngày nay đã trở thành một triết lí kinh doanh sáng giá nhất, là công cụ quan trọng giúp cho doanh nghiệp đạt ưu thế cạnh tranh và đứng vững trên thương trường. Tuy nhiên hoạt động du lịch thường diễn ra không đồng đều trong năm. Sự mất cân bằng của các vấn đề cung, cầu trong du lịch, sự tăng quá tải khách vào mùa cao điểm cũng như sự thiếu vắng du khách trong mùa thấp điểm đã ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu trong ngành du lịch.

Xuất phát từ những vấn đề trên cùng với việc nhận thức được tầm quan trọng từ đó bản thân em đã tìm hiểu về vấn đề này và chọn đề tài “MỘT SỐ BIỆN PHÁP  MARKETING-MIX NHẰM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH VÀO MÙA DU LỊCH THẤP ĐIỂM TẠI KHÁCH SẠN NEW STAR HẠ LONG. “ làm chuyên đề tốt nghiệp của mình!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Giá Viết Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Du Lịch

2. Mục đích nghiên cứu Khóa luận: Biện pháp Marketing-Mix nhằm thu hút khách du lịch.

Đề tài nghiên cứu nhằm giải quyết những vấn đề sau:

Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về khách sạn, kinh doanh khách sạn và các chính sách marketing trong kinh doanh khách sạn.

  • Phân tích các chính sách marketing tại khách sạn New Star Hạ Long nói chung và cụ thể trong mùa thấp điểm.
  • Xác định những thất bại, những cản trở sẽ ảnh hưởng đến hoạt động marketing nhằm thu hút khách vào mùa thấp điểm tại khách sạn..
  • Nhìn nhận đưa ra giải pháp nâng cao hoạt động marketing.

3: Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Dưới sự hướng dẫn và chỉ bảo nhiệt tình của giảng viên hướng dẫn – Ths Nguyễn Thị Tình, em đã chọn cho mình đề tài “Một số biện pháp Marketing-Mix nhằm thu hút khách du lịch vào mùa du lịch thấp điểm tại khách sạn New Star Hạ Long” , vì vậy phạm vi nghiên cứu là các nội dung cơ bản xoay quanh:

  • Không gian: Tại khách sạn New Star Hạ Long
  • Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2015-2017

4. Phương pháp nghiên cứu

Để đánh giá được chính sách Marketing Mix em đã dùng phương pháp:

  • Phương pháp thu nhập số liệu: Thu nhập các nguồn thông tin từ khách sạn, báo cáo kết quả kinh doanh, cơ cấu tổ chức, tình hình lao động của khách sạn New Star Hạ Long trong năm 2015-2017 của phòng kế toán cung cấp; Sách vở, báo chí, các khoá luận chuyên đề tham khảo có liên quan.
  • Phương pháp phân tích: Tử những số liệu sơ cấp, thứ cấp thu nhập được tiến hành phân tích từ đó có những nhận xét, đánh giá về vấn đề cho chính xác khách quan và đạt hiệu quả cao.
  • Phương pháp tổng hợp : tổng hợp số liệu từ nhiều nguồn sách báo, internet, tạp chí…khác nhau nhằm có được cái nhìn tổng quát nhất về vấn đề nghiên cứu. Khóa luận: Biện pháp Marketing-Mix nhằm thu hút khách du lịch.

5. Kết cấu của chuyên đề

Chuyên đề tốt nghiệp nội dung chính bao gồm 3 chương:

  • Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách marketing mix trong kinh doanh khách sạn.
  • Chương 2: Thực trạng chính sách Marketing mix cho mùa du lịch thấp điểm tại khách sạn New Star Hạ Long
  • Chương 3: Giải pháp xây dựng chính sách marketing-mix nhằm thu hút khách du lịch vào mùa du lịch thấp điểm tại khách sạn New Star Hạ Long.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH MARKETING TRONG KINH DOANH KHÁCH SẠN

1.1 Tổng quan về lĩnh vực kinh doanh khách sạn

1.1.1  Khách sạn

Khái niệm

Cùng với những sự thay đổi trong kinh doanh khách sạn, sự thay đổi về quy mô, chất lượng phục vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật qua các thời kỳ kinh tế cũng dẫn đến có những quan điểm khác nhau về khách sạn hoặc ở mỗi quốc gia tuỳ thuộc vào điều kiện và mức độ phát triển của hoạt động kinh doanh khách sạn, các quốc gia cũng đưa ra các quy định về khái niệm khách sạn khác nhau.

Ở nước Bỉ đã định nghĩa: “Khách sạn phải có ít nhất từ 10 đến 15 buồng và các tiện nghi tối thiểu như phòng vệ sinh, máy điện thoại…

Còn ở Pháp lại định nghĩa: “Khách sạn là một cơ sở lưu trú được xếp hạng có các buồng và căn hộ với các trang thiết bị tiện nghi nhằm thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi của khách trong một khoảng thời gian dài (có thể là hàng tuần hoặc hàng tháng nhưng không lấy đó làm nơi cư trú thường xuyên). Có thể nói nhà hàng khách sạn có thể hoạt động quanh năm hoặc theo mùa.”

Việt Nam, qua quá trình nghiên cứu của các chuyên gia đầu ngành đã đưa ra khái niệm:

Khách sạn( Hotel) là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy mô từ 10 buồng trở lên và đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch”

1.1.2: Kinh doanh khách sạn Khóa luận: Biện pháp Marketing-Mix nhằm thu hút khách du lịch.

1.1.2.1: Khái niệm

Cùng với sự phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội và đời sống vật chất, nhu cầu của khách tại các khách sạn đã không chỉ dừng lại ở việc lưu trú và ăn uống dẫn đến nhiều nhu cầu giải trí của khách xuất hiện. Để tăng lợi thể cạnh tranh, tăng khả năng thu hút khách các khách sạn đã mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, tiến hành kinh doanh thêm các dịch vụ khác như: các dịch vụ giải trí, thể thao, y tế, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, dịch vụ giặt là.v.v..

Kinh doanh khách sạn không chỉ cung cấp dịch vụ tự mình đảm nhận, mà còn bán các sản phẩm của các ngành và lĩnh vực khác như: nông nghiệp, công nghiệp, chế biến , dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ vận chuyển , điện nước… Như vậy, khách sạn đồng thời còn là trung gian thực hiện dịch vụ tiêu thụ, phân phối sản ph ẩm của ngành khác trong nền kinh tế quốc dân.

Trên các cơ sở đó, ta có thể hiểu khái niệm về kinh doanh khách sạn như sau: “Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn nghỉ, và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi”.

1.1.2.2: Các hoạt động trong kinh doanh khách sạn

  • Kinh doanh lưu trú:

Kinh doanh lưu trú là hoạt động kinh doanh ngoài lĩnh vực sản xuất vật chất, cung cấp các dịch vụ cho thuê buồng ngủ các dịch vụ bổ sung khác cho khách hàng trong thời gian lưư trú tạm thời tại các điểm du lịch, nhằm mục đích có lãi.

Kinh doanh ăn uống : Kinh doanh ăn uống trong khách sạn gồm ba hoạt động cơ bản sau:

Hoạt động sản xuất vật chất: Đây là hoạt động chế biến thức ăn cho khách. – Hoạt động lưu thông: Đây là hoạt động thực hiện việc bán các sản phẩm chế biến và sản phẩm của các ngành khác cho khách.

Hoạt động tổ chức phục vụ: là hoạt động nhằm mục đích tạo điều kiện để khách hàng tiêu thụ thức ăn tại chỗ, cung cấp các điều kiện tiêu thụ thức ăn tại chỗ và cung cấp các điều kiện phục vụ cho việc vui chơi, nghỉ ngơi và thư giãn của khách.

Kinh doanh ăn uống trong khách sạn đòi hỏi phải có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, tiện nghi cao và đội ngũ nhân viên phục vụ cũng đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn , nghiệp vụ, có thái độ phục vụ tốt để có thể đáp ứng tốt các nhu cầu về ăn uống của khách. Ta có thể hiểu định nghĩa về kinh doanh ăn uống như sau: “Kinh doanh ăn uống trong khách sạn bao gồm các hoạt động chế biến thức ăn, bán và phục vụ nhu cầu tiêu dùng các thức ăn, đồ uống và cung cấp các dịch vụ khác nhằm thoả mãn các nhu cầu về ăn uống và giải trí tại các khách sạn cho khách để nhằm mục đích có lãi”.

Hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ sung: Khóa luận: Biện pháp Marketing-Mix nhằm thu hút khách du lịch.

Đây là hoạt động kinh doanh các dịch vụ khác ngoài dịch vụ chính là dịch vụ lưu trú và ăn uống, nhằm cung cấp và thoả mãn các nhu cầu thứ yếu trong thời gian khách lưu lại tại khách sạn . Các dịch vụ bổ sung ngày càng nhiều về số lượng, đa dạng về hình thức và thường phù hợp với vị trí, thứ hạng, loại biểu, quy mô và thị trường khách hàng mục tiêu của từng cơ sở kinh doanh lưu trú . Đối với dịch vụ bổ sung của khách sạn người ta lại đưa ra thành dịch vụ bổ sung bắt buộc và dịch vụ bổ sung không bắt buộc tuỳ thuộc vào quy định trong tiêu chuẩn phân hạng khách sạn của mỗi quốc gia. Việc kinh doanh dịch vụ chính mang lại nguồn doanh thu cao cho các khách sạn. Song để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho khách sạn thì các nhà quản lý thường lại muốn đưa vào khai thác kinh doanh các dịch vụ bổ sung vì khả năng quay vòng vốn nhanh hơn và yêu cầu về vốn đầu tư lại không cao.

1.1.2.3 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn

Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch

Hoạt động kinh doanh khách sạn chỉ thành công khi biết khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch là yếu tố thúc đẩy con người đi du lịch, đây là yếu tố quyết định nguồn khách của khách sạn. Rõ ràng, trong kinh doanh du lịch, tài nguyên du lịch đóng vai trò then chốt, xác lập số lượng và đối tượng khách đến khách sạn đồng thời nó cũng quyết định đến quy mô, thứ hạng và hiệu quả kinh doanh của khách sạn.

Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn

Đặc điểm này xuất phát từ nguyên nhân do yêu cầu về tính chất lượng cao của sản phẩm khách sạn: đòi hỏi các thành phần của cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn cũng phải có chất lượng cao. Tức là chất lượng của cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn tăng lên cùng với sự tăng lên của thứ hạng khách sạn. Sự sang trọng của các thiết bị được lắp đặt bên trong khách sạn chính là một nguyên nhân đẩy chi phí đầu tư ban đầu của công trình khách sạn lên cao.

Kinh doanh khách sạn mang tính quy luật Khóa luận: Biện pháp Marketing-Mix nhằm thu hút khách du lịch.

Kinh doanh khách sạn chịu sự chi phối của một số nhân tố, mà chúng lại hoạt động theo một số quy luật như: quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế – xã hội, quy luật tâm ý của con người…

Tác động của các quy luật, đặc biệt là các quy luật tự nhiên như thời tiết, khí hậu….của một số khu vực có tác động đáng kể đến khả năng khai thác các tài nguyên du lịch trong vùng và hình thành nên tính mùa vụ trong kinh doanh du lịch. Tác động của các quy luật kinh tế – xã hội, văn hóa, thói quen từ những địa phương khác nhau hình thành nên tính đa dạng và khác biệt về nhu cầu của những đối tượng khách hàng – Đây là cơ sở để các khách sạn đa dạng hóa sản phẩm và đối tượng phục vụ của mình. Việc nghiên cứu kỹ các quy luật và sự tác động của chúng đến kết quả kinh doanh sẽ giúp các khách sạn chủ động đề ra các giải pháp và phương án kinh doanh có hiệu quả.

Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đối lớn

Sản phẩm của khách sạn mang tính chất phục vụ và sự phục vụ này không thể cơ giới hóa được, mà chỉ thực hiện được bỏi các nhân viên phục vụ trong khách sạn. Mặt khác, lao động trong khách sạn có tính chuyên môn hóa khá cao. Thời gian lao động lại phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách, thường kéo dài 24/24 giờ mỗi ngày. Do vậy, cần phải sử dụng một số lượng lớn lao động phục vụ trực tiếp trong khách sạn. Việc sử dụng nguồn nhân lực trong kinh doanh khách sạn có ý nghĩa rất quan trọng và cũng là một yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh. Chất lượng sản phẩm của khách sạn được đo lường bằng sự cảm nhận của khách hàng. Do vậy, các biểu hiện về văn hóa ứng xử, tâm lý hành vi…phải được đặc biệt chú trọng trong quá trình tuyển dụng nhân viên cho khách sạn.

1.1.3 Thị trường kinh doanh khách sạn

Thị trường kinh doanh khách sạn là một bộ phận của thị trường, một phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ du lịch, phản ánh toàn bộ các mối quan hệ giữa người mua và người bán, tập hợp toàn bộ các quan hệ cung cầu các thông tin kinh tế, kĩ thuật gắn với mối quan hệ trong du lịch. Chính vì thế thị trường khách sạn cũng có những đặc điểm của thị trường hàng hóa nói chung, nó cũng chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế cơ bản: quy luật giá trị, quy luật cung cầu hay quy luật cạnh tranh. Thị trường khách sạn là tập hợp các người mua các sản phẩm khách sạn (hay còn gọi là “khách hàng”). Việc phân chia thị trường khách sạn cũng như thị trường du lịch có thể thực hiện dưới nhiều hình thức, tùy vào các tiêu thức đưa ra để phân loại.

1.2 Tính thời vụ trong ngành kinh doanh du lịch khách sạn Khóa luận: Biện pháp Marketing-Mix nhằm thu hút khách du lịch.

1.2.1 Tính thời vụ du lịch

1.2.1.1 Khái niệm

Thời vụ du lịch được hiểu là những biến động lặp đi, lặp lại hàng năm của cung và cầu của các dịch vụ và hàng hóa du lịch dưới tác động của một số nhân tố nhất định. Trong thực tế, thời vụ du lịch của một trung tâm hoặc một đất nước nào đó là tập hợp về sự tác động tương kế giữa các biến động theo mùa của cung và cầu trong tiêu dùng du lịch. Một điểm du lịch có thể có một hoặc nhiều thời vụ du lịch tuỳ theo vào khả năng đa dạng hóa các loại hình du lịch ở đó.

Thời vụ du lịch là khoảng thời gian của một chu kì kinh doanh, mà tại đó có sự tập trung cao nhất của cung và cầu du lịch

1.2.1.2 Các đặc điểm của tính thời vụ du lịch

Dưới sự tác động của những nhân tố khác nhau, thời vụ du lịch có nhiều đặc điểm riêng. Những đặc điểm quan trọng nhất là:

Tính thời vụ trong du lịch mang tính phổ biến ở tất cả các nước và các vùng có hoạt động du lịch

Về mặt lý thuyết, nếu một vùng du lịch kinh doanh nhiều thể loại du lịch và đảm bảo được cường độ hoạt động đều đặn trong các tháng của năm (luôn giữ được lượng khách và doanh thu nhất định) thì tại vùng đó tính thời vụ là không tồn tại. Tuy nhiên, khả năng đó là rất khó thực hiện vì có rất nhiều yếu tố tác động lên hoạt động kinh doanh du lịch làm cho hoạt động đó khó có thể đảm bảo được cường độ hoạt động đều đặn trong năm và vì vậy tồn tại tính thời vụ trong du lịch.

Một nước hoặc một vùng du lịch có thể có một hoặc nhiều thời vụ du lịch tùy thuộc vào các thể loại du lịch phát triển ở đó

Một nước hay một vùng chỉ phát triển một loại hình du lịch là chủ yếu như nghỉ biển hay nghỉ núi thì ở đó chỉ có một mùa du lịch là vào mùa hè hoặc mùa đông. Tại một số vùng núi ở châu Âu (tại Áo, Pháp) phát triển hai mùa du lịch chính là mùa đông trượt tuyết, mùa hè leo núi nghĩ dưỡng và chữa bệnh. Khóa luận: Biện pháp Marketing-Mix nhằm thu hút khách du lịch.

Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau đối với các thể loại du lịch khác nhau

Du lịch chữa bệnh thường có mùa dài hơn và cường độ vào mùa chính yếu hơn. Du lịch nghỉ biển (vào mùa hè), nghỉ núi (trượt tuyết vào mùa đông) có mùa ngắn hơn và cường độ mạnh hơn (do phụ thuộc vào yếu tố thiên nhiên nhiều hơn).

Cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau theo thời gian của chu kỳ kinh doanh

Thời gian mà ở đó cường độ lớn nhất được quy định là thời vụ chính (mùa chính), còn thời kỳ có cường độ nhỏ hơn ngay trước mùa chính gọi là thời vụ trước mùa, ngay sau mùa chính gọi là thời vụ sau mùa. Thời gian còn lại trong năm còn được gọi là ngoài mùa. Ở một số nước chỉ kinh doanh du lịch nghỉ biển là chủ yếu thời gian ngoài mùa người ta gọi là “mùa chết”.

Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch phụ thuộc vào mức độ phát triển và kinh nghiệm kinh doanh du lịch của các quốc gia du lịch, điểm du lịch và các nhà kinh doanh du lịch

Cùng kinh doanh một loại hình du lịch, với các điều kiện về tài nguyên du lịch tương đối như nhau thì ở các nước, các vùng, các cơ sở kinh doanh du lịch phát triển hơn, có kinh nghiệm kinh doanh tốt hơn thì thời vụ du lịch thường kéo dài hơn và cường độ của mùa du lịch yếu hơn. Ngược lại, các nước, các vùng, các cơ sở du lịch mới phát triển, chưa có nhiều kinh nghiệm kinh doanh (chính sách tiếp thị, quảng cáo chưa tốt) thường có mùa du lịch ngắn hơn và cường độ của mùa du lịch chính thể hiện mạnh hơn.

Cường độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào số lượng các cơ sở lưu trú chính đâu (đất nước, vùng) có chủ yếu là các cơ sở lưu trú chính – khách sạn, motel, nhà nghỉ, khu điều dưỡng, mùa du lịch kéo dài hơn và cường độ của mùa chính là yếu hơn so với nơi sử dụng nhiều nhà trọ và camping. Ở đó mùa du lịch thường ngắn hơn và cường độ thường mạnh hơn.

1.2.1.3 Các yếu tố tác động tới thời vụ trong du lịch Khóa luận: Biện pháp Marketing-Mix nhằm thu hút khách du lịch.

Khí hậu:Khí hậu là nhân tố có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành tính thời vụ du lịch. Nó tác động mạnh lên cả cung và cầu du lịch. Về mặt cung, đa số các điểm tham quan du lịch giải trí đều tập trung số lượng lớn vào mùa hè với khí hậu ấm áp như các điểm du lịch nghỉ biển, nghỉ núi, chữa bệnh. Về mặt cầu, mùa hè là mùa có lượng du khách lớn nhất.

Thời gian rỗi :Nói chung, người ta chỉ đặt vấn đề đi du lịch khi có thời gian rảnh rỗi trong một năm. Đây là một nhân tố quan trọng nhất cho phép phát triển nhu cầu du lịch hiện đại bởi nó tác động đến hầu hết dân cư, tạo nên hiện tượng quần chúng hóa trong du lịch.

Sự quần chúng hóa trong du lịch :Là nhân tố ảnh hưởng đến đại lượng cầu trong hoạt động du lịch.

Vào mùa du lịch chính giá tour cao, nhưng do đi du lịch theo đoàn được hưởng chính sách giảm giá.

Họ ít hiểu biết về điều kiện nghỉ của từng trong năm, nên chọn thời tiết vào mùa đi du lịch chính để sự rủi ro về thời tiết là ít nhất.

Họ chọn thời gian đi nghỉ dưới tác động của tâm lý họ thích đi nghỉ cùng thời gian các nhân vật có danh tiếng đi nghỉ.

Phong tục tập quán của dân cư : Phong tục có tính chất lâu dài và phần nhiều được hình thành dưới tác động của các điều kiện kinh tế – xã hội. Do phong tục của các dân tộc Việt Nam quan niệm các tháng đầu năm là tháng hội hè, vì vậy các lễ hội đền đình, chùa đều tập trung lớn nhất vào mùa này.

Điều kiện và tài nguyên du lịch :Đây là nhân tốc tác động mạnh mẽ đến cung du lịch.

Một vùng có thể khai thác nhiều thể loại du lịch khác nhau phụ thuộc vào tài nguyên du lịch của mình. Các loại hình khác nhau có tính thời vụ cao thấp khác nhau. Vì vậy, đối với một vùng, độ dài thời vụ du lịch ở đó phụ thuộc vào sự đa dạng các thể loại có thể phát triển ở đó.

Sự sẵn sàng đón tiếp khách :Là nhân tố ảnh hưởng đến độ dài cầu thời vụ thông qua đại lượng cung trong hoạt động kinh doanh du lịch.

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và cách thức tổ chức hoạt động trong các cơ sở du lịch ảnh hưởng đến sự phân bố hợp lý các nhu cầu của du khách. Khóa luận: Biện pháp Marketing-Mix nhằm thu hút khách du lịch.

1.2.2 Các yếu tố hình thành tính mùa vụ du lịch

1.2.2.1 Tài nguyên du lịch:

Khái niệm

Theo “Giáo trình Địa lý du lịch” : tài nguyên du lịch là các đối tượng tự nhiên, văn hóa – lịch sử đã bị biến đổi ở những mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu xã hội và khả năng sử dụng trực tiếp vào mục đích du lịch.

Theo “Luật du lịch Việt Nam” : tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên thiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử – văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến điểm du lịch, đô thị du lịch.

Đặc điểm của tài nguyên du lịch

  • Tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, trong đó có nhiều tài nguyên đặc sắc và độc đáo có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch.
  • Tài nguyên du lịch không chỉ có giá trị hữu hình mà còn có những giá trị vô hình (tạo cảm xúc thẩm mỹ văn hoá của khách).
  • Tài nguyên du lịch có thời gian khai thác khác nhau, tạo nên tính mùa vụ du lịch.
  • Tài nguyên du lịch được khai thác tại chổ để tạo ra sản phẩm du lịch, nên có sức hút cơ sở hạ tầng và khách du lịch tới nơi tập trung các tài nguyên đó.
  • Tài nguyên du lịch có thể sử dụng nhiều lần, nếu sử dụng kết hợp với bảo vệ. – Tài nguyên du lịch đòi hỏi được bảo vệ ở mức cao nhất.

Phân loại tài nguyên du lịch Khóa luận: Biện pháp Marketing-Mix nhằm thu hút khách du lịch.

Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác.

Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.

Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.

Tài nguyên du lịch có thể thuộc sở hữu nhà nước hoặc sở hữu của tổ chức, cá nhân.

1.3 Marketing mix trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn Khóa luận: Biện pháp Marketing-Mix nhằm thu hút khách du lịch.

1.3.1 Một số khái niệm

1.3.1.1 Marketing mix

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về marketing. Một số định nghĩa tiêu biểu:

Viện nghiên cứu Marketing Anh quốc cho rằng marketing là quá trình tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể, đến sản xuất và đưa hàng hoá đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp thu được lợi nhuận tối đa.

Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: Marketing là một quá trình lập kế hoạch và thực hiện các chính sách sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh của của hàng hoá, ý tưởng hay dịch vụ để tiến hành hoạt động trao đổi nhằm thoả mãn mục đích của các tổ chức và cá nhân.

Theo Mc. Carthy: Marketing là quá trình nghiên cứu khách hàng là ai, họ cần gì và muốn gì, làm thế nào để đáp ứng nhu cầu của họ nhằm tạo ra lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp bằng cách: cung cấp sản phẩm/dịch vụ mà khách hàng cần, đưa ra mức giá khách hàng chấp nhận trả, đưa sản phẩm/dịch vụ đến với khách hàng, và cung cấp thông tin/giao tiếp với khách hàng.

Hiện nay, định nghĩa về marketing của Phillip Kotler và của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ được xem là hoàn chỉnh và được thừa nhận rộng rãi nhất trên phạm vi toàn thế giới.

1.3.1.2 Marketing mix trong kinh doanh khách sạn

Định nghĩa marketing du lịch theo Tổ chức Du lịch thế giới: “Marketing du lịch là một triết lý quản trị mà nhờ nghiên cứu, dự đoán, tuyển chọn dựa trên nhu cầu của du khách, nó có thể đem sản phẩm du lịch ra thi trường sao cho phù hợp với mục đích thu nhiều lợi nhuận cho tổ chức du lịch”

Riêng marketing trong kinh doanh khách sạn là quá trình liên tục, nối tiếp nhau qua đó bộ phận marketing lập kế hoạch, nghiên cứu, thực hiện, kiểm soát, đánh giá các hoạt động nhằm mục đích thõa mãn nhu cầu, mong muốn của khách hàng và đạt được những mục tiêu của khách sạn.

1.3.2 Vai trò của hoạt động marketing mix Khóa luận: Biện pháp Marketing-Mix nhằm thu hút khách du lịch.

Ngày nay bất kì doanh nghiệp nào muốn thành công đều phải đặt nhiệm vụ marketing lên hàng đầu, bên cạnh các hoạt động khác như sả xuất sản phẩm hay cải tiến chất lượng sản phẩm. Lịch sử phát triển của ngành khách sạn đã trải qua nhiều thay đổi quan trọng và có thể nói rằng hoạt động marketing mang tính quyết định trong việc đương đầu với những thay đổi đó. Cùng với xu hướng phát triển chung của thời đại, du lịch được xác định là một trong nhiều ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân. Ở một số nước phát triển, du lịch còn là nhu cầu không thể thiếu của mỗi người.

Với bất kì lĩnh vực kinh doanh nào thì khả năng đáp ứng tốt được nhu cầu của thị trường, tạo ra những sản phẩm đáp ứng chính xác nhu cầu của thị trường là yếu tố quyết định sự thành công của tổ chức kinh doanh. Để thỏa mãn tốt nhu cầu của khách, cần tiến hành khuếch trương, quảng bá sản phẩm của mình để thu hút khách. Hơn thế, đặc tính của sản phẩm du lịch là ở xa khách hàng cũng khiến cho marketing du lịch trở nên cần thiết hơn.

Bên cạnh đó, sức ép cạnh tranh trong thời buổi kinh tế thị trường càng chứng tỏ việc dự trù chiến lược marketing là một công việc cần thiết và có ý nghĩa sống còn với doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành nói chung và các khách sạn nói riêng. Các khách sạn phải đối phó với cạnh tranh trong ngành.

Ngoài ra, hoạt động marketing còn đóng vai trò như cầu nối giữa khách hàng với khách sạn. Thông qua hoạt động marketing, đơn vị kinh doanh dịch vụ có thể hiểu rõ về bản thân mình và đối thủ cạnh tranh. Marketing cũng là hạt nhân trong việc lôi cuốn thu hút khách đến tiêu dùng sản phẩm của khách sạn. Khóa luận: Biện pháp Marketing-Mix nhằm thu hút khách du lịch.

1.3.3 Đặc trưng của hoạt động marketing mix

Do marketing trong kinh doanh khách sạn là một phần của marketing dịch vụ mà nó có những đặc trưng của marketing dịch vụ nói chung và cũng có những đặc điểm riêng của mình.

1.3.3.1 Đặc trưng của marketing trong kinh doanh dịch vụ

Thứ nhất, marketing dịch vụ được ra đời chậm hơn so với các lĩnh vực phi dịch vụ vài chục năm.

Thứ hai, marketing trong lĩnh vực dịch vụ có những đặc điểm riêng, khác biệt hơn so với marketing phi dịch vụ.

Thứ ba, ngoài các khác biệt chung nói trên, còn phải nói đến sự khác biệt phát sinh trong từng hoàn cảnh, các khác biệt riêng này cũng có thể mất đi khi có những thay đổi về quy định quản lý, khung pháp lý, v.v…và nó tùy thuộc vào các loại hình doanh nghiệp khác nhau.

1.3.3.2 Đặc trưng của marketing trong kinh doanh khách sạn

Bên cạnh những khác biệt giữa marketing phi dịch vụ và marketing dịch vụ, marketing trong ngành khách sạn lại có những đặc trưng khác. Các đặc trưng khác nhau này phát sinh do các khác biệt giữa ngành kinh doanh khách sạn và các ngành dịch vụ khác. Có thể chia làm 2 nhóm: Khác biệt chung và khác biệt do hoàn cảnh.

  • Khác biệt chung

Một là thời gian tiếp cận khách hàng của kinh doanh khách sạn ít hơn sơ với các ngành dịch vụ khác nên thời gian “lấy lòng” khách cũng ngắn hơn.

Hai là sản phẩm khách sạn luôn có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người với người. Sự ràng buộc về mặt tình cảm này ở kinh doanh khách sạn lớn hơn ở các ngành kinh doanh dịch vụ khác. Có thể nói rằng sự hấp dẫn của sản phẩm khách sạn dựa rất nhiều vào mối quan hệ tình cảm. Khóa luận: Biện pháp Marketing-Mix nhằm thu hút khách du lịch.

Ba là các bằng chứng hữu hình của sản phẩm khách sạn có vị rí rất quan trọng đối với việc lấy lòng tin của khách hàng. Một số bằng chứng hữu hình có thể kể tới là tờ rơi quảng cáo, trang phục của nhân viên, giả cả thuê phòng, v.v…

Bốn là uy tín và tầm cỡ của khách sạn đóng vai trò lớn. Quyết định lựa chọn khách hàng dựa nhiều vào điều này nên các nhà hoạch định chiến lược cần phải biết.

Năm là vai trò của khâu trung gian trong hoạt động kinh doanh khách sạn. Vì thế phải mở rộng hệ thống phân phối và học sẽ được coi là các chuyên gia bán hàng, kéo khách hàng về với khách sạn của mình.

Sáu là cách thức hoạt động của các công ty bổ trợ cũng tác động nhiều tới sản phẩm khách sạn.

Bảy là các dịch vụ trong khách sạn rất dê bị sao chép. Đây là một thách đố với những người kinh doanh khách sạn khi họ muốn đổi mới, làm khác đi để nâng cao tính cạnh tranh.

Tám là việc kinh doanh khách sạn mang tính thời vụ rõ nét. Việc khuếch trương sản phẩm vào thời kì mùa vụ là rất cần thiết, tuy nhiên hơn thế đó là việc duy trì quảng bá hình ảnh trong thời kì trái vụ bởi nó sẽ giúp khách hàng có ấn tượng về khách sạn và sẽ tới nghỉ khi họ có quyết định đi du lịch.

  • Khác biệt do hoàn cảnh

Một là, những nhà quản lý thành lập khách sạn trong quá khứ rất ít được đào tạo bài bản về hoạt động marketing, khi họ bắt đầu quan tâm tới hoạt động marketing thì các doanh nghiệp của các lĩnh vực khác đã có ‘phòng marketing”.

Hai là, các nhà quản lý chưa thực sự coi trọng các kĩ năng của marketing. Trong ngành khách sạn thường có xu hướng coi trọng các kĩ năng nấu nướng, kĩ năng buồng, kĩ năng pha chế đồ uống…hơn kĩ năng marketing.

Ba là việc tổ chức trong các khách sạn cũng khác nhau tùy theo quy mô và hạng khách sạn. Thông thường ở các khách sạn, chức năng của “giám đốc kinh doanh” và “giám đốc marketing” thường được trao cho một người trong khi ở các ngành khác thì do hai người khác nhau đảm nhiệm. Khóa luận: Biện pháp Marketing-Mix nhằm thu hút khách du lịch.

Bốn là các tác động của quy định Nhà nước. Nhìn chung trong hoạt động du lịch cũng như trong hoạt động của các khách sạn, quản lý của Nhà nước có tác động lớn và nhiều khi có xu hướng làm giảm sự năng động, hạn chế linh hoạt trong công tác marketing của các tổ chức này nếu Nhà nước đưa ra các quyết định ít khéo léo, không linh hoạt, không tạo điều kiện cho lĩnh vực này phát triển.

1.3.4 Nội dung chính của các chính sánh marketing trong kinh doanh du lịch

1.3.4.1 Chính sách sản phẩm

Sản phẩm lưu trú có tính xác định không gian. Sản phẩm lưu trú được quyết định ngay từ khâu chọn vị trí để xây dựng – tức là được quyết định ngay trong bước mở đầu của việc xây dựng kế hoạch kinh doanh. Quyết định về vị trí xây dựng khách sạn thể hiện tính tiện lợi, tính nghệ thuật, quy mô và thứ hạng của khách sạn. Một vị trí xây dựng khách sạn tốt sẽ tiềm ẩn trong sản phẩm của khách sạn những giá trị vô hình như sự thuận tiện trong đi lại, sự khoáng đạt về tầm nhìn, tạo ra cảm giác thoải mái cho khách lưu trú, lợi thế về tài nguyên và du lịch trong vùng, sự hài hòa về kiến trúc và không gian nghệ thuật với cảnh quan thiên nhiên và các công trình đã có từ trước… Tất cả những yếu tố này tạo ra một phần giá trị của sản phẩm khi đưa khách sạn vào khai thác và cũng là khả năng để đầu tư hoặc nâng cấp thứ hạng của khách sạn trong tương lai.

Bên cạnh đó, sản phẩm lưu trú còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người. Quá trình cung cấp dịch vụ cho khách sạn là một quá trình tiếp xúc giữa khách của khách sạn và những người lao động trong khách sạn. Cung cách giao tiếp, trang phục nhân viên và kỹ năng thực hiện các quy trình nghiệp vụ là một trong những yếu tố tạo nên nét đặc trưng cho sản phẩm lưu trú của khách sạn – những yếu tố có khả năng quyết định hay không việc trở lại khách sạn của khách trong những cơ hội du lịch tiếp theo. Khóa luận: Biện pháp Marketing-Mix nhằm thu hút khách du lịch.

1.3.4.2 Chính sách giá

Tùy vào đặc điểm của mỗi thị trường nhất định và môi sản phẩm cụ thể mà giá có thể chỉ xác định cho riêng dịch vụ lưu trú hoặc dịch vụ lưu trú và kèm các phương án khác nhau của dịch vụ ăn uống (ăn từng phần, ăn trọ gói).

Thứ hạng của cơ sở lưu trú cũng là một cơ sở để định ra các mức giá khác nhau trong kinh doanh lưu trú. Trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường dịch vụ như hiện nay, phẩm cấp hay thứ hạng của cơ sở lưu trú là một trong số những tiêu chí để khách hàng lựa chọn dịch vụ. Đó là nguyên nhân của sự chênh lệch giá rõ ràng giữa khách sạn có thứ hạng cao và khách sạn bình dân. Khách sạn càng nổi tiếng, càng có uy tín trên thị trường thì khả năng chủ động định giá của khách sạn đó càng lớn.

Yếu tố quyết định thuộc về độ nhạy bén và tính mềm dẻo của chủ trương quản trị trong doanh nghiệp và của chính những người chào bán sản phẩm (bộ phận lễ tân). Trong dài hạn, cầu có tác động đến giá một cách rõ rệt thể hiện qua uy tín của khách sạn. Mức cầu đối với dịch vụ lưu trú của một khách sạn cụ thể tỷ lệ thuận với uy tín và mức độ nổi tiếng của khách sạn đó.

Quá trình định giá của một sản phẩm dịch vụ gồm 5 bước:

Bước 1: Tính toán và phân tích chi phí: chi phí kinh doanh được chia làm hai loại:

  • Chi phí cố định: là chi phí về tổng thể nó không thay đổi theo khối lượng hàng hoá sản phẩm…
  • Chi phí biến đổi: là chi phí thay đổi theo tổng thể khối lượng hàng hoá và dịch vụ.

Bước 2: Tính toán hoà vốn: là điểm mà tại đó với một khối lượng sản phẩm hàng hoá làm ra nhất định tương ứng với một mức giá nhất định thì doanh thu bằng chi phí. Khóa luận: Biện pháp Marketing-Mix nhằm thu hút khách du lịch.

Bước 3: Khối lượng hoà vốn: là khối lượng sản phẩm làm ra để đạt điểm hoà vốn với mức giá xác định.

Bước 4: Phân tích khả năng và vị trí của doanh nghiệp trên thị trường du lịch. Xác định tính độc quyền, vị trí ảnh hưởng, quy mô để từ đó xác định giá độc quyền thấp hoặc cao.

Bước 5: Phân tích mức gía trên thị trường khu vực và thế giới- Tìm hiểu về giá khách sạn, dịch vụ,… cuả các hãng du lịch gần kề. – Tìm hiểu giá thế giới

1.3.4.3 Chính sách phân phối

Phân phối trong kinh doanh lưu trú là một tiến trình ngược lại với việc phân phối các sản phẩm vật chất thông thường. Nếu việc phân phối một sản phẩm vật chất là quá trình doanh nghiệp đưa sản phẩm tiếp cận với khách hàng theo các kênh phân phối nhất định thì phân phối trong kinh doanh địch vụ lưu trú lại là quá trình doanh nghiệp tìm cách thu hút để khách hàng tự tìm hiểu, tiếp cận và sử dụng dịch vụ của mình. Để thực hiện tốt quá trình này, hầu hết các doanh nghiệp đều phải dựa vào các trung gian, vì trong thực tế, cầu về sản phẩm lưu trú thường xuất phát từ nhiều nguồn khách khác nhau và rất khó nắm bắt. Sản phẩm lưu trú cũng được phân phối qua hai kênh truyền thống là trực tiếp và gián tiếp

1.3.4.4 Chính sách xúc tiến bán hàng

Xúc tiến trong lưu trú chủ yếu tập trung vào quan hệ công chúng (PR). Cơ sở kinh doanh lưu trú là nơi diễn ra các hoạt động xã hội và cần phải được thông tin rộng trong xã hội. Để hoạt động quan hệ công chúng được thực hiện tốt, trước hết doanh nghiệp cần phải xây dựng môi trường doanh nghiệp thật sự văn hóa.

Thông qua các hội nghị, hội thảo được tổ chức ngay trong cơ sở kinh doanh lưu trú, doanh nghiệp có thể thiết thiết lập được quan hệ với các cơ quan truyền thông đại chúng để tìm cơ hội cho việc quảng bá sản phẩm của mình. Trong thực tế, những khách sạn có thứ hạng cao, nằm trong thành phố thường là nơi diễn ra các hoạt động kinh tế sôi động như tiếp đãi các vị khách sang trọng, các tập đoàn ngoại giao, các buổi triễn lãm, trưng bày, các buổi ca nhạc, thời trang. Đây là những hình thức quan trọng để quan hệ công chúng, là điều kiện thuận lợi để cung cấp những thông tin về sản phẩm đến các đối tượng khách hàng. Khóa luận: Biện pháp Marketing-Mix nhằm thu hút khách du lịch.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:

===>>> Khóa luận: Thực trạng Marketing – Mix cho mùa du lịch thấp điểm

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ===>>> Khóa luận: Biện pháp Marketing-Mix nhằm thu hút khách du lịch […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0972114537