Luận văn: Thực trạng QLNN với hoạt động Phật giáo Nam Tông

Mục lục

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Thực trạng QLNN với hoạt động Phật giáo Nam Tông hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo Nam Tông ở tỉnh Trà Vinh dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

2.1. Khái quát vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và xã hội của tỉnh Trà Vinh

Trà Vinh là tỉnh Duyên hải ở phía Đông Nam Đồng bằng sông Cửu Long, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, với diện tích tự nhiên là 2.358 km². Vị trí địa lý giới hạn từ: 9°31’46’’ đến 10°04’5” vĩ độ Bắc và 105°57’16” đến 106°36’04” kinh độ Đông. Phía Bắc, Tây – Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long; phía Đông giáp tỉnh Bến Tre với sông Cổ Chiên; phía Tây giáp tỉnh Sóc Trăng với Sông Hậu; phía Nam, Đông – Nam giáp biển Đông với hơn 65 km bờ biển. Tỉnh Trà Vinh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm thành phố Trà Vinh, thị xã Duyên Hải và 07 huyện: Càng Long, Cầu Kè, Cầu Ngang, Châu Thành, Duyên Hải, Tiểu Cần, Trà Cú với 11 phường, 10 thị trấn và 85 xã.

Địa hình Trà Vinh mang tính chất vùng đồng bằng ven biển, chịu ảnh hưởng bởi sự giao thoa giữa sông và biển đã hình thành các vùng trũng, phẳng xen lẫn các giồng cát, các huyện phía bắc địa hình bằng phẳng hơn các huyện ven biển, địa hình dọc theo 2 bờ sông thường cao, vào sâu nội đồng bị các giồng cát hình cánh cung chia cắt tạo nên các vùng trũng cục bộ, xu thế độ dốc chỉ thể hiện ở trên từng cánh đồng. Nhìn chung địa hình thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp từ 0,6 – 1m thích hợp cho tưới tiêu tự chảy, ít bị hạn cũng như không bị ngập úng.

Trà Vinh có số dân là 1.009.168 người, chiếm 5,84% Đồng bằng sông Cửu Long (theo điều tra dân số năm 2019), có 275.817 hộ dân cư trong đó 41.481 hộ sống ở khu vực thành thị (chiếm 15%), 234.336 hộ sống ở khu vực nông thôn (chiếm 85%). Mật độ dân số 414 người/km². Luận văn: Thực trạng QLNN với hoạt động Phật giáo Nam Tông.

Trên địa bàn Trà Vinh có 29 dân tộc sinh sống, nhưng đông nhất là 03 dân tộc Kinh (69%), Khmer (29%) và dân tộc Hoa (1%); có 59 xã, phường, thị trấn có trên 20% đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Trà Vinh là địa bàn cư trú lâu đời của cộng đồng dân tộc người Khmer có nền văn hóa dân tộc đặc trưng như tiếng nói, chữ viết, món ăn và đặc biệt là hệ thống chùa rất đặc thù.

Trà Vinh là tỉnh nghèo khoáng sản, chỉ có cát xây dựng nhưng lại có bờ biển dài 65 km. Vùng biển ở khu vực Trà Vinh có nguồn tài nguyên phong phú, có giá trị kinh tế cao, cùng với hệ thống sông ngòi chằng chịt, nguồn lợi thuỷ sản nội đồng, ven biển sẽ là tiềm năng lớn để thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển. Trung tâm tỉnh lỵ nằm trên quốc lộ 53, cách thành phố Hồ Chí Minh gần 200 km và cách thành phố Cần Thơ 100 km. Trà Vinh nối với thành phố Vĩnh Long bằng quốc lộ 53, tuyến thông thương đường bộ duy nhất nối Trà Vinh với các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Bảng Giá Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Lý Công

2.2. Hoạt động của Phật giáo Nam Tông ở tỉnh Trà Vinh

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển

Trà Vinh có 9 tôn giáo chính đang hoạt động là là Phật giáo, Công giáo, Cao Đài, Tin Lành, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam, Hồi giáo, Tứ Ân Hiếu nghĩa, Bửu sơn kỳ Hương và Phật giáo Hòa Hảo. Toàn tỉnh có 399 cơ sở thờ tự, 6.700 chức sắc, chức việc và khoảng hơn 550 ngàn tín đồ các tôn giáo chiếm 54% dân số.

Phật giáo Nam Tông đã có mặt ở Trà Vinh từ rất sớm, vào năm 373 thế kỷ IV Sau Công nguyên, chùa Som Bua Răng Sây (Som Bua) ở xã Hòa Ân, huyện Cầu Kè là ngôi chùa đầu tiên của phật giáo nam tông trên địa bàn tỉnh được hình thành [48, tr. 212].

Có thể nói, phật giáo nam tông giữ vai trò độc tôn trong đời sống cộng đồng của đồng bào Khmer; ngôi chùa phật giáo nam tông vừa là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, vừa là trung tâm văn hóa của cộng đồng dân tộc Khmer ở Trà Vinh. phật giáo nam tông ở Trà Vinh là một hệ phái Phật giáo có truyền thống yêu nước, gắn bó với dân tộc và cách mạng Việt Nam. Chư tăng phật giáo nam tông Trà Vinh sớm giác ngộ cách mạng, sớm tham gia phong trào yêu nước giải phóng dân tộc. Ngay từ những năm 1930, sư sãi phật giáo nam tông đã góp phần mình vào công cuộc cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nhiều sư sãi đã tham gia phục vụ cách mạng, nhiều ngôi chùa như đã trở thành nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng. Luận văn: Thực trạng QLNN với hoạt động Phật giáo Nam Tông.

Trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược nhiều sư sãi và phật tử phật giáo nam tông đã một lòng theo Đảng tham gia cách tham gia đánh đuổi giặc ngoại xâm. Đặc biệt là vào ngày 20/3/1965 dưới sự chỉ đạo của Khu ủy Khu Tây Nam Bộ và Tỉnh ủy Trà Vinh, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Trà Vinh được thành lập. Ngay từ những ngày đầu thành lập, dưới sự lãnh đạo của Khu ủy Khu Tây Nam bộ và Tỉnh uỷ Trà Vinh, Hội đã tập hợp sư sãi và tín đồ phật giáo nam tông theo cách mạng, nhiều ngôi chùa phật giáo nam tông Khmer đã trở thành cơ sở cách mạng, như: chùa Ô Mịch (xã Châu Điền, huyện Cầu Kè), chùa Mé Láng (xã Định An, huyện Trà Cú); chùa Căn Nom (xã Trường Thọ, huyện Cầu Ngang) chùa Ấp Sóc (xã Huyền Hội, huyện Càng Long), chùa Pro Khúp (xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải)… Nhiều vị cao tăng đã vận động sư sãi và Phật tử đấu tranh chính trị như: Sư cả Thạch Phát, Hòa thượng Kim Nhiêu Kem, Thượng tọa Kim Túc Chơn, Hòa thượng Kim Chao, Hòa thượng Thạch Còn, Hòa thượng Trầm Phước Tỵ, Hòa thượng Trần Dạnh, Hoà thượng Lâm Co, Hòa thượng Thạch Út… Đồng thời cũng có nhiều sư sãi đã theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc khoác áo Cà sa đi kháng chiến và đã hy sinh thân mình để giành độc lập tự do cho dân tộc, tiêu biểu là những tấm gương tu sĩ Liệt sĩ Dương Sóc, Liệt sĩ Kim Sum, Liệt sĩ Kim Nang, Hòa thượng Sơn Vọng, Hòa thượng Thạch Som đã khoác áo cà sa đi kháng chiến giành độc lập tự do cho dân tộc, cho Tổ quốc “Đi làm cách mạng là làm phước” (Cố Đại lão Hòa Thượng Thạch Som, Nguyên Đệ Tam Phó Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam).

Sau năm 1975 đến nay, phật giáo nam tông của tỉnh tiếp tục đồng hành cùng dân tộc, hàn gắn vết thương chiến tranh. Đặc biệt là từ năm 1981 đến nay với tinh thần đoàn kết, hòa hợp tuân thủ các nguyên tắc tổ chức và hoạt động phật giáo nam tông tỉnh tiếp tục lãnh đạo sư sãi và tín đồ tiếp tục đẩy mạnh việc hoằng pháp độ sinh hướng dẫn sư sãi và đồng bào Phật tử hành đạo đúng đường hướng của Giáo hội. Mặt khác, là luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, tích cực phòng, chống và làm thất bại âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch nhằm bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, góp phần nền móng vững chắc cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của GHPG nước nhà trong lòng dân tộc và trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân và sự giúp đỡ của các Sở, ngành và chính quyền các cấp trong 02 ngày 11 và 12/10/1993 Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh Trà Vinh lần thứ I (nhiệm kỳ 1993 – 1998) được tiến hành long trọng tại hội trường Thành ủy thành phố Trà Vinh. Đây là Đại hội mang tính bước ngoặt đánh dấu sự ra đời của Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh. Phật giáo Trà Vinh đến nay đã qua 06 kỳ Đại hội Ban Trị sự Phật giáo tỉnh.

Tính từ Đại hội lần thứ I của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đến nay, phật giáo nam tông ở Trà Vinh có nhiều vị cao tăng đạo cao đức trọng, đã được Đại hội đại biểu Phật giáo cả nước suy tôn vào Hội đồng chứng minh, suy cử vào thành viên Hội đồng trị sự và là thành viên các Ban, Viện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam như: HT. Ma Ha Thạch Sa Rây, HT. Thạch Xom là Phó Pháp chủ, Hội đồng chứng minh; HT. Thạch Sok Xane, Phó chủ tịch Hội đồng trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam, v.v…

Dưới sự lãnh đạo của Giáo hội phật giáo Việt Nam, cùng với sự nỗ lực của sư sãi, tín đồ phật giáo nam tông, nhiều hoạt động Phật sự của phật giáo nam tông trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã thu được những thành tích đáng ghi nhận, góp phần vào việc xây dựng và phát triển ngôi nhà chung Giáo hội phật giáo Việt Nam, nhiều vị giáo phẩm phật giáo nam tông đã tích cực tham gia các phong trào ở địa phương, được nhân dân tín nhiệm bầu vào các tổ chức đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội đồng nhân dân các cấp. Với trí tuệ, đức độ và uy tín của nhà tu hành, nhiều vị giáo phẩm đã đóng góp những ý kiến hiệu quả giúp cho cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và thực hiện tốt chính sách tín ngưỡng, tôn giáo, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, để cùng xây dựng quê hương Trà Vinh vững mạnh, giàu đẹp.

2.2.2. Số lượng tín đồ, chức sắc Luận văn: Thực trạng QLNN với hoạt động Phật giáo Nam Tông.

Số lượng chư tăng phật giáo nam tông tỉnh Trà Vinh nhiều nhất so với số lượng chư tăng cùng hệ ở các tỉnh khác ở Nam Bộ. Tính đến hết năm 2019, phật giáo nam tông tại tỉnh Trà Vinh có 3.371 vị tăng. Hầu hết chức sắc phật giáo nam tông Khmer ở tỉnh Trà Vinh có phẩm trật là Đại đức, Thượng tọa, Hòa thượng đều có trình độ học vấn từ lớp 9/12 trở lên và đều tốt nghiệp Trung cấp Pali.

Bảng 2.1: Số lượng các chư tăng phật giáo nam tông tỉnh Trà Vinh

Số lượng các chức sắc của phật giáo nam tông tỉnh Trà Vinh cũng đã có sự gia tăng qua các năm, tuy nhiên con số này là không lớn. So với số lượng các tín đồ thì được đánh giá là khá mỏng bởi số lượng tín đồ của phật giáo nam tông tỉnh Trà Vinh lên tới 305.000 người năm 2019.

Để đáp ứng nhu cầu tu học ngày một nâng cao của sư sãi Nam Tông Khmer, phật giáo nam tông tỉnh Trà Vinh đã thành lập Trường Trung cấp phật giáo nam tông Khmer.

Trường Trung cấp Phật học Trà Vinh có 45 Tăng Ni sinh tốt nghiệp khóa IV, khóa V và 60 Tăng Ni sinh đang theo học Trường Trung cấp Phật học tỉnh. Trường Trung cấp Pali Khmer tỉnh hiện có 95 Tăng sinh đang theo học, và đã tốt nghiệp ra trường 27 vị. Trong thời gian qua, việc giáo dục giáo lý, giáo luật của phật giáo nam tông cho các sư tăng, sư sãi của tỉnh Trà Vinh cũng đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Các lớp sơ cấp và trung cấp Phật học được mở thường xuyên tại các địa phương. Chương trình đào tạo của các lớp cũng có sự đan xen giữa kiến thức Phật học và kiến thức xã hội.

Trong năm 2019, Tăng Ni sinh trong tỉnh đã được Ban trị sự giới thiệu theo học tại các trường ở các thành phố lớn và các tỉnh lân cận như: Học viện Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, tỉnh Bạc Liêu, Thành phố Cần Thơ. Với sự kết hợp của Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh, lớp Ngữ văn Khmer các cấp học từ lớp 1 đến lớp 12 được mở rộng khắp. Đặc biệt, nhằm nâng cao trình độ Phật học và thế học, đào tạo nguồn nhân lực kế thừa, hàng năm đã có rất nhiều chư tăng của tỉnh Trà Vinh du học nước ngoài. Hiện nay, toàn tỉnh có 59 vị đang du học trong đó có 54 vị hiện đang du học tại Thái Lan, có 01 vị đã tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lí Giáo dục và đang học chương trình Tiến sĩ tại Trường Đại học Apollos, 01 vị du học tại Đài Loan, 02 vị học Cao cấp Giảng sư, 02 vị học lớp Luật.

Trong những năm qua tình hình hoạt động của chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ phật giáo nam tông cơ bản ổn định, tuân thủ pháp luật, yên tâm tu học, hành đạo, thực hành tôn giáo theo đường hướng “tốt đời, đẹp đạo”. Các sư sãi cũng là những tri thức, họ đã truyền dạy cho các thanh niên trong thời gian tu học tại chùa toàn bộ những tinh hoa tri thức được tích lũy, giúp họ nâng cao nhận thức và hiểu biết. Luận văn: Thực trạng QLNN với hoạt động Phật giáo Nam Tông.

2.2.3 Cơ sở thờ tự và những hoạt động từ thiện nhân đạo, dạy học, chữa bệnh, lao động sản xuất

Phật giáo tỉnh Trà Vinh hiện nay có 250 tự viện, trong đó phật giáo nam tông Khmer có 143 tự viện, Nam Tông Kinh có 4 tự viện. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, Trà Vinh là tỉnh có số chùa phật giáo nam tông nhiều nhất so với các tỉnh Nam Bộ. Phân bố địa bàn các ngôi chùa của phật giáo nam tông Khmer tại tỉnh Trà Vinh như sau:

Bảng 2.2: Phân bố chùa Nam Tông Khmer tại tỉnh Trà Vinh

Các chùa tập trung hầu hết ở thành phố Trà Vinh và các huyện Trà Cú, Cầu Ngang, Cầu Kè, Tiểu Cần, Châu Thành. Được sự quan tâm của các cấp chính quyền và sự ủng hộ của tín đồ, phật tử, trong hai năm trở lại đây, phật giáo nam tông tỉnh Trà Vinh đã có 19 chùa tu sửa lại chính điện, xây mới 32 trai đường, 25 Niệm Phật đường và nhiều công trình phụ trợ khác khiến cảnh chùa ngày một khang trang, giữ gìn được những đường nét kiến trúc cổ kính, là nơi bảo lưu các di sản văn hóa đặc trưng của người Khmer. Hầu hết các tự viện trong tỉnh đều được công nhận cơ sở thờ tự, tôn giáo tín ngưỡng văn minh. Sau khi được sự thống nhất của Giáo hội phật giáo Việt Nam và hệ phái Nam Tông về mẫu dấu thống nhất trong toàn hệ phái, cho đến nay hầu hết các chùa phật giáo nam tông đã khắc xong con dấu, tạo điều kiện cho công tác quản lý tài sản của chùa, giao dịch hành chính được thuận lợi.

Việc thực hiện in ấn kinh sách để nhằm phục vụ hệ thống giáo dục Phật giáo đáp ứng yêu cầu đọc tụng, nghiên cứu, học tâp của sư sãi và đồng bào Khmer luôn được quan tâm, đặc biệt là kinh sách bằng tiếng Pali. Dưới sự hỗ trợ của các cấp chính quyền và Giáo hội phật giáo Việt Nam, đã có 52 đầu kinh sách và hàng nghìn quyển bằng chữ Khmer, chữ Pali được xuất bản. Kinh sách được phát đến tận chùa, nhờ vậy mà hầu hết tủ sách các chùa ở Trà Vinh đã có Bộ Đại tạng Kinh bằng tiếng Khmer được thỉnh từ Campuchia về.

Nhằm phát huy và bảo tồn các giá trị truyền thống và biệt truyền của phật giáo nam tông, đảm bảo việc tu học của chư tăng theo đúng truyền thống, phật giáo nam tông tỉnh Trà Vinh thường xuyên tổ chức các nghi lễ Phật giáo như lễ xuất gia, lễ Phật đản, an cư kiết hạ, lễ dâng y… theo truyền thống. Đây cũng là dịp để tín đồ, phật tử được thể hiện đức tin và tình cảm tôn giáo của mình, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong đời sống người dân. Hàng năm, vào ngày 15/4 Âm lịch, phật giáo nam tông Khmer đều tổ chức lễ Phật đản trang nghiêm và long trọng, đồng thời để thể hiện tấm lòng tri ân và tưởng nhớ đến các anh hùng liệt sỹ đã hi sinh vì Tổ quốc, vào dịp này phật giáo nam tông Khmer cũng tổ chức các hoạt động nhằm thể hiện đạo lý ‘‘uống nước nhớ nguồn’’. Luận văn: Thực trạng QLNN với hoạt động Phật giáo Nam Tông.

Ngoài ra, vào những dịp lễ trọng, các chùa đều tổ chức lễ cầu an, cầu siêu, hồi hướng công đức đến các vị tiền nhân đã có nhiều công lao và đóng góp cho phật giáo nam tông Khmer như Hòa thượng Sơn Vong, Hòa thượng Thích Huệ Quang, Hòa thượng Thái Không, nhà sư liệt sỹ Dương Sóc, nhà sư liệt sỹ Kim Nang, nhà sư liệt sỹ Kim Sum… đã hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, độc lập tự do cho Tổ quốc. Các hoạt động thăm hỏi, mừng thọ các vị chức sắc cao niên trong phật giáo nam tông Khmer được tổ chức thường xuyên cũng đã tạo ra không khí đoàn kết, gắn bó và thắm tình đạo vị trong Phật giáo tỉnh Trà Vinh.

Các chùa phật giáo nam tông Khmer ở Trà Vinh đã thành lập được 68 dàn nhạc ngũ âm, 39 bộ trống chhayam, 35 đội múa chằng, 10 đội ghe ngo… nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi và phát huy bản sắc của người Khmer. Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở khu dân cư, các vị sư trụ trì, Ban Quản trị chùa Khmer đã tích cực thực hiện và khuyến khích tín đồ thực hiện, nhiều khóm, ấp có đồng bào Khmer sinh sống được công nhận là khóm, ấp văn hóa, có 47 chùa được công nhận là cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo văn minh.

Nhằm tạo điều kiện cho chức sắc và tín đồ phật giáo nam tông có điều kiện tu học, nâng cao kiến thức phật học và kiến thức xã hội, các chùa phật giáo nam tông Khmer ở Trà Vinh đã xây dựng được 58 phòng đọc sách với 156 bộ Tam tạng kinh điển (tiếng Khmer) và 11 bộ chú giải kinh Tam tạng; có 107 dụng cụ truyền thanh; 119 máy truyền hình công cộng…

Theo quan niệm của phật giáo nam tông Khmer thì sư sãi và người dân có mối quan hệ khăng khít với nhau, nên hoạt động từ thiện của chùa là việc làm thường xuyên mang ý nghĩa cứu nhân độ thế. Các chùa là nơi cưu mang trẻ nhỏ côi cút hoặc con nhà nghèo được ăn và học chữ. Hàng năm có 100% các chùa mở lớp học khác nhau như lớp xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, lớp học hè cho các con em Phật tử, lớp Pali – Khmer với số lượng cụ thể như sau: Ngữ văn Khmer mở được 5.086 phòng, có 114.848 học viên; sơ cấp Pali – Khmer mở được 639 phòng, có 14.816 học viên; trung cấp Pali – Khmer mở được 78 phòng, có 2.332 học viên. Chùa còn là nơi giúp đỡ người già neo đơn. Gắn với cuộc sống của dân cư nên các sư cũng đồng thời tham gia các hoạt động xã hội, cũng nhằm mục đích cứu nhân độ thế.

Chính vì vậy, hoạt động từ thiện xã hội luôn được phật giáo nam tông tỉnh Trà Vinh coi là một trong những công tác trọng tâm, được chư tăng, phật tử tích cực hưởng ứng các phong trào từ thiện nhân đạo như: xây cầu đường nông thôn, bếp cơm từ thiện ở bệnh viện, bếp cơm mái ấm học đường, tặng tập viết, xe đạp, học bổng cho học sinh nghèo, tặng quà cho bà con nghèo có hoàn cảnh khó khăn, nuôi dạy trẻ mồ côi, người già neo đơn, xây nhà tình thương,… Đặc biệt là tại các chùa còn thường xuyên tổ chức quyên góp xây cầu nông thôn và bàn giao lại cho các địa phương, được các cấp chính quyền và bà con đánh giá cao. Đây là hoạt động rất có ý nghĩa về phương diện kinh tế, xã hội, mang lại hiệu quả thiết thực và có chiều sâu, nhất là trong tình hình Đảng và Nhà nước ta quan tâm cho sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn, nâng cao đời sống kinh tế người nông dân. Luận văn: Thực trạng QLNN với hoạt động Phật giáo Nam Tông.

Hiện nay, toàn tỉnh có 6 Tuệ Tĩnh đường, phòng phát thuốc từ thiện và phòng thuốc chẩn trị y học dân tộc tại các cơ sở Phật giáo, hoạt động có hiệu quả, khám bệnh, châm cứu, bấm huyệt và bốc thuốc Nam giúp đỡ bà con nghèo trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra, Phật giáo tỉnh có Nhà dưỡng lão tại chùa Liên Bửu (huyện Châu Thành) và Trung tâm Bảo trợ xã hội, Nhà dưỡng lão tại chùa Long Hòa (huyện Trà Cú) nuôi và cấp dưỡng cho các cụ già và trẻ em cơ nhỡ…

Các sư sãi phật giáo nam tông cũng tích cực phối hợp với các vị tăng ni trong Ban Trị sự Phật giáo để hướng dẫn, giúp đỡ người dân trong các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp, cùng cán bộ xuống đến khóm, ấp vận động bà con áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật để tăng năng suất và hiệu quả cây trồng, vật nuôi. Cùng với sự giúp sức của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, cuộc sống đồng bào Khmer tại Trà Vinh đã từng ngày đổi mới, theo kịp sự phát triển của khu vực và trên cả nước.

2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo Nam Tông ở tỉnh Trà Vinh

2.3.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật

Tỉnh ủy Trà Vinh đã xác định công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo nói chung và công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động phật giáo nam tông Khmer là một trong những lĩnh vực công tác quan trọng. Trong nhiều năm trở lại đây, tỉnh Trà Vinh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện công tác quản lý nhà nước về phật giáo nam tông. Các văn bản quản lý nhà nước ở lĩnh vực này chưa được ban hành riêng rẽ mà thường lồng ghép trong các văn bản thể hiện chủ trương, chính sách công tác để phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trong vùng đồng bào Khmer – phật giáo nam tông. Cụ thể như:

Quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 Khóa XI “Về công tác tôn giáo”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây dựng Chương trình hành động số 18, trong đó có nêu các tôn giáo được hoạt động đúng pháp luật, phát huy các nhân tố tích cực, giá trị văn hóa, tính ngưỡng tốt đẹp của các tôn giáo để tôn giáo có những đóng góp cho phong trào đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, tham gia giáo dục, cảm hóa người lầm lạc.

Kế hoạch số 44/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh nhằm thực hiện kế hoạch số 81-KH/TU ngày 23/4/2018 của Ban thường vụ tỉnh ủy về thực hiện chỉ thị số 19-CT/TW ngày 10/1/2018 của Ban bí thư về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới [51].

Quyết định số 503/QĐ-UBND ngày 15/3/2018 ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 08/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 – 2021” trên địa bàn tỉnh Trà Vinh [49].

Quyết định Số 13/2018/QĐ – Ủy ban nhân dân ngày 19/4/2018 Ban hành Quy chế phối hợp thực hiện một cửa liên thông trong cấp giấy phép xây dựng mới và sửa chữa, cải tạo công trình tôn giáo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tôn giáo thực hiện các thủ tục hành chính [56]. Luận văn: Thực trạng QLNN với hoạt động Phật giáo Nam Tông.

UBND Trà Vinh đã tổ chức phổ biến, quán triệt rộng rãi trong cán bộ công chức. Tại các hội nghị giao ban an ninh – quốc phòng hàng tuần. Tỉnh ủy đã chỉ đạo cụ thể, giao ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh giao cơ quan chuyên môn hướng dẫn các huyện, thị xã và thành phố triển khai thực hiện nội dung trong các văn bản quy phạm pháp luật; đồng thời tổ chức phổ biến, tuyên truyền cho cán bộ làm công tác tôn giáo từ tỉnh đến cơ sở tạo sự chuyển biến trong nhận thức về chủ trương công tác đối với hoạt động tôn giáo nói chung và phật giáo nam tông nói riêng của Trung ương. Nhìn chung, việc quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện được tiến hành nghiêm túc, kịp thời theo sự chỉ đạo của Trung ương, đảm bảo đúng yêu cầu đặt ra. Trong hệ thống chính trị có sự thống nhất cao với chủ trương của Trung ương về giải quyết vấn đề của phật giáo nam tông; có sự chuyển biến, đổi mới tích cực trong cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề phật giáo nam tông và xây dựng kế hoạch công tác quản lý nhà nước đối với phật giáo nam tông trong tình hình mới phù hợp với tinh thần chỉ đạo của Trung ương và sát với tình hình thực tế tại địa phương.

Hàng năm, tại các hội nghị sơ, tổng kết 6 tháng, 01 năm về công tác tôn giáo của Ủy ban nhân dân tỉnh đều có đánh giá sơ kết về công tác quản lý nhà nước đối với phật giáo nam tông và đề ra các giải pháp để tiếp tục thực hiện có hiệu quả đối với công tác này. Trên cơ sở đó các sở, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ triển khai thực hiện, phối hợp thống nhất tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý, giải quyết các vấn đề liên quan đến phật giáo nam tông đảm bảo đúng quy định pháp luật.

2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo Nam Tông ở tỉnh Trà Vinh

UBND đã chỉ đạo các ngành, địa phương quan tâm, thực hiện tốt công tác phối hợp trong quản lý hoạt động tôn giáo trên địa bàn. Giao Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo) là cơ quan chuyên môn làm đầu mối phối hợp với các ngành, địa phương tham mưu giải quyết các nhu cầu tôn giáo.

Trong những năm qua tỉnh Trà Vinh đã quan tâm, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo nhằm đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước về trong tình hình mới. Về tổ chức bộ máy:

  • Cấp tỉnh:

Hiện nay, Ban Tôn giáo trực thuộc Sở Nội Vụ gồm có 02 phòng (Tổng hợp – hành chính và Nghiệp vụ) gồm 17 cán bộ công chức và lao động (01 Trưởng ban; 02 Phó Trưởng ban; 01 phó Phòng Tổng hợp – hành chính; 09 chuyên viên và 04 nhân viên văn phòng).

  • Cấp huyện:

Các phòng Nội vụ huyện, thị xã và thành phố đều bố trí từ 1-2 biên chế (01 lãnh đạo phòng Nội vụ và 01 chuyên viên trực tiếp phụ trách về công tác tôn giáo). Tuy nhiên có một số phòng chỉ bố trí 01 cán bộ phụ trách nên còn gặp không ít khó khăn trong công tác theo dõi, quản lý các hoạt động tôn giáo trên địa bàn (tổng số cán bộ làm công tác tôn giáo cấp huyện hiện nay là 28 người).

  • Cấp xã: Luận văn: Thực trạng QLNN với hoạt động Phật giáo Nam Tông.

Đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo ở các xã, thị trấn hầu hết là những cán bộ kiêm nhiệm, chưa có cán bộ chuyên trách. Đa số đều bố trí Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã và 01 cán bộ phụ trách công tác Văn hóa – xã hội hoặc tư pháp xã kiêm nhiệm công tác tôn giáo.

UBND đã chỉ đạo các ngành, địa phương quan tâm, thực hiện tốt công tác phối hợp trong quản lý hoạt động tôn giáo trên địa bàn. Giao Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo) là cơ quan chuyên môn làm đầu mối phối hợp với các ngành, địa phương tham mưu giải quyết các nhu cầu tôn giáo. Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ đã ký kết chương trình phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh và Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh về việc tuyên truyền, vận động chức sắc, tín đồ tôn giáo chấp hành quy định pháp luật.

Ban Tôn giáo, Sở Nội vụ đã chủ động phối hợp với Sở Tài nguyên – Môi trường, Sở Xây dựng hướng dẫn các cơ sở Phật giáo chấp hành nghiêm các thủ tục về cấp phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận cho phép xây dựng, giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở Phật giáo theo đúng quy định. Cùng với các ngành chức năng tỉnh (Ban Dân vận Tỉnh ủy, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Công an tỉnh, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường) và các địa phương tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết các vấn đề phát sinh trên địa bàn, một số vụ việc phức tạp; tổ chức tiếp xúc, gặp gỡ các chức sắc, chức việc để tuyên truyền, vận động, động viên tín đồ thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, hưởng ứng các cuộc vận động của Trung ương và địa phương… Mô hình kết hợp làm việc của các Sở liên quan cùng giải quyết sự việc, giúp cho các chức sắc phật giáo nam tông dễ hiểu, dễ chấp hành.

Ban Tôn giáo tỉnh luôn định kỳ họp liên ngành mỗi tháng họp một lần nhằm thống nhất ý kiến trước khi tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết nhu cầu của các tổ chức tôn giáo. Duy trì làm việc với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh và cá nhân chức sắc, trưởng điểm nhóm kịp thời nắm bắt nhu cầu chính đáng và chấn chỉnh sai phạm (nếu có).Từ những hoạt động phối hợp chủ động, có hiệu quả của các sở, ngành, địa phương có liên quan đã góp phần tích cực vào việc ổn định tình hình tôn giáo trên địa bàn.

2.3.3. Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về hoạt động Phật giáo Nam Tông ở tỉnh Trà Vinh Luận văn: Thực trạng QLNN với hoạt động Phật giáo Nam Tông.

Trong những năm qua, người dân Trà Vinh đặc biệt là đồng bào theo phật giáo nam tông nơi đây được nắm bắt thông tin về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, đó cũng là nhờ công tác tuyên truyền, chủ chương chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước được triển khai và thực hiện tốt trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

Khi Luật tín ngưỡng, tôn giáo được thông qua năm 2016 và có hiệu lực vào năm 2018 cùng với đó là Nghị định số 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo được ban hành thì tỉnh Trà Vinh đã tổ chức Hội nghị quán triệt cho các cán bộ chủ chốt lãnh đạo các Sở, ban, ngành của tỉnh; Ban Thường vụ các đoàn thể của tỉnh,… và đặc biệt là gần 980 lượt là các vị sư cả nhất, sư cả nhì, achar của các chùa phật giáo nam tông để nắm được các chủ trương, chính sách và các quy định của Nhà nước. 100% các đơn vị cấp huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức Hội nghị quán triệt và phổ biến Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, Nghị định số 162/2017/NĐ-CP của Chính Phủ cho toàn thể cán bộ chủ chốt, cán bộ công tác tôn giáo của cấp huyện, cấp xã và toàn bộ các chức sắc phật giáo nam tông trên địa bàn tỉnh nắm thông suốt và thực hiện.

Ban Tôn giáo, Sở Nội vụ đã tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị 1940/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về nhà, đất liên quan đến tôn giáo cho hơn 3000 chức sắc nhà tu hành và 3.455 lượt cán bộ, công chức tham dự. Qua đó cán bộ, công chức, chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo nhận thức đầy đủ hơn về chính sách đất đai của nhà nước ta có liên quan đến tôn giáo, để chức sắc nhà tu hành bày tỏ chia sẻ, cảm thông và hợp tác với chính quyền trong giải quyết vấn đề nhà đất liên quan đến tôn giáo theo quy định.

Các lớp bồi dưỡng kiến thức về quốc phòng an ninh cho các chức sắc, chức việc của phật giáo nam tông cũng được tỉnh Trà Vinh tổ chức thường xuyên. Năm 2018, đã tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh cho 394 lượt chức sắc, chức việc, nhà tu hành phật giáo nam tông. Năm 2019, Ban Tôn giáo tỉnh đã phối hợp với trường Chính trị và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố mở 6 lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh cho chức sắc, nhà tu hành với 946 vị tham dự; phối hợp với Vụ Pháp chế Thanh Tra, Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức 1 lớp tuyên truyền về Pháp luật cho chức sắc, chức việc các tôn giáo với số lượng 231 vị tham dự. Tuyên truyền pháp luật được thực hiện đa dạng thông qua các loại hình: hệ thống báo chí; trang bị tài liệu, tờ rơi, đội thông tin lưu động, các hoạt động văn hóa, thể thao, hội thi, đối thoại, tiếp xúc của cán bộ; đội ngũ người có uy tín, tiêu biểu, các vị chức sắc tôn giáo, sư sãi, Achar; qua “Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc ở khu dân cư” dịp 18/11 hàng năm; qua các lễ hội của đồng bào Khmer.

Thường xuyên tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật bằng về hoạt động phật giáo nam tông bằng nhiều hình thức đã làm cho cán bộ Đảng viên và chức sắc, tín đồ các tôn giáo hiểu rõ và thực hiện đúng quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, tuân thủ pháp luật, giữ vững độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia. Luận văn: Thực trạng QLNN với hoạt động Phật giáo Nam Tông.

2.3.4. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về hoạt động Phật giáo Nam tông ở tỉnh Trà Vinh

Xuất phát từ đặc điểm, tình hình hoạt động tôn giáo của tỉnh, trong nhiều năm qua, công tác quản lý nhà nước về tôn giáo của Trà Vinh đã hướng trọng tâm đến công tác bồi dưỡng kiến thức về tôn giáo cho đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo các cấp trong hệ thống chính trị nhằm tăng cường nhận thức và nâng cao kỹ năng quản lý, xử lý các vấn đề tôn giáo. Tỉnh Trà Vinh đã thực hiện tốt công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh, tuyên truyền phổ biến pháp luật theo Quyết định số 306/QĐTTg ngày 08/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo; Quyết định số 174/QĐ-TTg ngày 09/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt “Đề án bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo giai đoạn 2017-2020”  và Kế hoạch số 1953/KH-BNV ngày 12/4/2017 của Bộ Nội vụ về việc triển khai thực hiện Quyết định số 174/QĐTTg ngày 09/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo giai đoạn 2017 – 2020”. Nhờ đó mà hầu hết các cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo cấp tỉnh, huyện đều đã tham dự các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về công tác tôn giáo của Trường Nghiệp vụ công tác tôn giáo – Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức.

Ngoài ra, Trường Chính trị tỉnh đã liên kết với Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Tp. Hồ Chí Minh mở lớp Đại học chuyên ngành Dân tộc – tôn giáo cho 121 cán bộ, công chức của tỉnh. Thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng mà các cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo đã nắm và hiểu được chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo tham mưu giải quyết các vấn đề tôn giáo trên địa bàn kịp thời, đúng quy định pháp luật. Một số công chức cấp huyện còn được cử tham dự lớp đào tạo thạc sĩ công tác tôn giáo tại các cơ sở giáo dục.

Đối với cấp xã, hàng năm Sở Nội vụ, Ban Tôn giáo đã tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tôn giáo dành cho Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố tổ chức phổ biến, quán triệt cho cán bộ thôn, buôn, Tổ dân phố nhằm nâng cao nghiệp vụ, xử lý tốt các vấn đề liên quan tôn giáo.

Năm 2019, Ban Tôn giáo tỉnh đã phối hợp với trường Chính trị và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham gia báo cáo 03 lớp bồi dưỡng kiến thức hành chính và kỹ năng, nghiệp vụ cho 408 cán bộ cấp xã nhằm nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ cấp cơ sở. Qua đó trình độ của cán bộ công chức làm công tác tôn giáo được nâng lên rõ rệt về cơ bản đáp ứng được yêu cầu công tác tôn giáo trong giai đoạn hiện nay.

Bên cạnh đó, hàng chục cán bộ của tỉnh theo học các lớp cao học, nghiên cứu sinh thuộc các ngành như: lịch sử Đảng, luật, triết học, hành chính,… đã thực hiện các đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ, tiến sĩ thuộc các lĩnh vực có liên quan đến tình hình tôn giáo. Từ đó, đã xây dựng được đội ngũ đông đảo các cán bộ ở các cấp có kiến thức về công tác tôn giáo. Đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo của Trà Vinh trở thành lực lượng đủ khả năng tuyên truyền, giáo dục, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của Tỉnh uỷ và Ủy ban nhân dân tỉnh vào sâu trong đời sống và hoạt động của các tín đồ tôn giáo trên địa bàn tỉnh, góp phần quan trọng trong việc giữ vững và ổn định tình hình hoạt động tôn giáo tại tỉnh trong nhiều năm qua.

2.3.5. Quản lý các hoạt động hành chính của Phật giáo Nam Tông ở tỉnh Trà Vinh Luận văn: Thực trạng QLNN với hoạt động Phật giáo Nam Tông.

Thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của phật giáo nam tông trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, Ủy ban nhân dân đã chỉ đạo các sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt các chủ trương, chính sách dân tộc và tôn giáo của Đảng và nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho chức sắc, chức việc, nhà tu hành và các tín đồ của phật giáo nam tông hoạt động tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật. Cụ thể như:

Nhằm tuyên truyền chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đến các chức việc và tín đồ, tỉnh Trà Vinh còn hỗ trợ cho các chùa thành lập tủ sách pháp luật và hỗ trợ các đầu sách như: 200 quyển Luật Đất đai; 310 quyển Luật Hôn nhân và gia đình; 248 quyển Luật Bảo vệ Môi trường; 284 quyển Luật Cư trú… Do kinh tế của địa phương còn rất khó khăn, đời sống vật chất của sư sãi và tín đồ phật giáo nam tông cũng còn nhiều khó khăn nên tỉnh đã tranh thủ nguồn vốn từ Trung ương và ngân sách của địa phương, để đầu tư nhằm tiếp tục phát triển toàn diện vùng đồng bào theo tôn giáo. Tỉnh đã hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh 300 triệu đồng/năm, hỗ trợ mua sắm trang thiết bị văn phòng (máy photo, máy vi tính,…).

Ngoài ra tỉnh Trà Vinh còn hỗ trợ kinh phí tổ chức hội nghị chuyên đề phật giáo nam tông Khmer lần thứ VIII, và kinh phí tham dự hội nghị chuyên đề tại các tỉnh Hậu Giang, Cà Mau, An Giang,… Tạo điều kiện thuận lợi cho trụ trì các cơ sở thờ tự phật giáo nam tông được xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự, công trình phụ trợ, nhập 196 bộ Đại tạng kinh để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tu học của sư sãi và đồng bào phật tử, tạo điều kiện cho Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh và Hội đoàn kết sư sãi yêu nước cấp huyện tổ chức các kỳ thi tốt nghiệp sơ cấp (lớp 9) và trung cấp (lớp 12) Palo – Khmer,… Công nhận cơ sở thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo văn minh cho 96 chùa của phật giáo nam tông. Công nhận di tích lịch sử văn hóa cách mạng cấp tỉnh cho 10 chùa.

UBND Trà Vinh đã chỉ đạo Ban Tôn giáo triển khai hướng dẫn việc đăng ký và cấp phép hoạt động tôn giáo theo đúng quy định của Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Năm 2018 đến nay các cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo của Trà Vinh cũng đã cấp phép thành lập 02 cơ sở tôn giáo, bổ nhiệm trụ trì 11 chùa phật giáo nam tông Khmer. Thực hiện Công văn số 122/VPCP ngày 26/2/2004 của Văn phòng Chính phủ về thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng đối với phật giáo nam tông Khmer, Ban Tôn giáo tỉnh Trà Vinh đã tham mưu Thường trực Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân hỗ trợ tiền khắc dấu cho chùa phật giáo nam tông Khmer trên địa bàn tỉnh, 143/143 chùa được khắc con dấu, và sử dụng con dấu trong hoạt động Phật sự và trong quan hệ giao dịch theo quy định của Hiến chương, Nội quy Tăng sự Trung ương.

Hàng năm, cứ khoảng cuối tháng 9 và đầu tháng 10, Ban Tôn giáo tỉnh Trà Vinh đã chủ động ban hành công văn gửi Phòng Nội vụ các huyện, thành phố trong tỉnh và các tổ chức tôn giáo của tỉnh nhắc nhở Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức tôn giáo đăng ký chương trình hoạt động tôn giáo năm sau với thời hạn vào ngày 15/10 hàng năm theo pháp luật tôn giáo của Nhà nước và hệ phái phật giáo nam tông cũng không ngoại lệ. Luận văn: Thực trạng QLNN với hoạt động Phật giáo Nam Tông.

Theo báo cáo tổng hợp hàng năm của Ban Tôn giáo, Sở Nội vụ, tỉnh Trà Vinh có trên 95% các chùa phật giáo nam tông trong tỉnh có đăng ký Chương trình hoạt động tôn giáo hàng năm đối với Ủy ban nhân dân cấp xã. Qua đó, tạo điều chính quyền cơ sở tác động, điều chỉnh các hoạt động tôn giáo của các chùa phật giáo nam tông ngay từ đầu năm; tránh việc mất thời gian trong việc giải quyết các hoạt động tôn giáo ngoài chương trình đăng ký.

Các cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo còn tăng cường làm việc, gặp gỡ, trao đổi hướng dẫn chức sắc, lãnh đạo tổ chức tôn giáo thực hiện tốt việc sinh hoạt, hoạt động tôn giáo nhất là trong việc tổ chức Đại hội đại biểu Hội đoàn kết sư sãi yêu nước lần thứ VII.

Ban Tôn giáo tỉnh chủ động phối hợp với các Sở, ngành đề xuất tham mưu cho Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh giao đất và cơ sở vật chất gắn liền với đất cho các tổ chức của phật giáo nam tông sử dụng vào mục đích tôn giáo, hỗ trợ và tạo điều kiện giúp đỡ các tổ chức tôn giáo trong các ngày lễ trọng.

Tổ chức các đoàn đi thăm, chúc mừng, tặng quà đối với tổ chức, cá nhân tôn giáo trong ngày lễ trọng của phật giáo nam tông góp phần tích cực trong việc tăng cường tình cảm, gắn kết giữa các tổ chức tôn giáo với chính quyền.

Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo của tỉnh Trà Vinh còn cử đại biểu tham dự Hội nghị tổng kết công tác Phật sự hàng năm và thực hiện việc trao tặng bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho các tập thể và cá nhân của phật giáo nam tông vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư – tốt đời đẹp đạo. Thông qua công tác khen thưởng đã động viên rất lớn tinh thần tập thể tăng tín đồ phật giáo nam tông ở tỉnh Trà Vinh. Chính từ đó, các chư tăng, tín đồ phật giáo nam tông ngày càng phát huy truyền thống yêu nước, tiếp tục đóng góp công sức của mình cho sự nghiệp cách mạng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Người Khmer ở Trà Vinh và người Khmer ở Vương quốc Campuchia vốn có mối quan hệ đồng tôn giáo, đồng văn hóa; có ngôn ngữ, chữ viết chung và ít nhiều có mối quan hệ mang tính tộc người. Do vậy, việc quan hệ làm ăn sinh sống, thăm thân nhân giữa người Khmer ở Trà Vinh và người Khmer ở Vương quốc Campuchia diễn ra rất phổ biến. Về tôn giáo, vào thời Pháp thuộc ít nhiều phật giáo nam tông Khmer có phụ thuộc vào Phật giáo Vương quốc Campuchia. Vì vậy, để thực hiện Quyết định số 79/2010/QĐ/-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế Quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại, Tỉnh ủy Trà Vinh đã ban hành Kế hoạch “về chiến lược phát triển thông tin, đối ngoại”, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành kế hoạch “hoạt động thông tin đối ngoại” trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác đối ngoại trong tình hình mới. Đồng thời quán triệt sâu sắc những chủ trương quan điểm cơ bản, những định hướng chiến lược của Đảng ta trong công tác thông tin đối ngoại. Qua đó đã tổ chức hội nghị tập huấn công tác thông tin đối ngoại cho chức sắc nhà tu hành trong đó có sư sãi và đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh.

Trên tinh thần đó, trong những năm vừa qua, tỉnh Trà Vinh đã tạo điều kiện thuận lợi cho cá tổ chức cá nhân tôn giáo trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt công tác đối ngoại nhân dân như: tạo điều kiện để 07 vị cao tăng phật giáo nam tông Khmer thăm Phật giáo Vương quốc Campuchia theo lời mời của vua sãi Tep Vong. Qua đó, giúp tổ chức cá nhân mà nhất là các tổ chức cá nhân có định kiến với chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nhận thức đúng đắn về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Bên cạnh đó, Thường trực Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố trong tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tôn giáo trong tỉnh làm tốt công tác đối ngoại.

2.3.6. Quản lý nhà nước đối với hoạt động của Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tại địa phương Luận văn: Thực trạng QLNN với hoạt động Phật giáo Nam Tông.

Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Trà Vinh, tiền thân là Hội sư sãi yêu nước do khu ủy Tây Nam Bộ thành lập ngày 20/3/1965 nhằm mục đích tuyên truyền vận động, tập hợp tầng lớp nhân sĩ, trí thức sư sãi Khmer yêu nước đoàn kết cùng nhân dân trong tỉnh đấu tranh giành độc lập, tự do cho đất nước. Sau khi tái lập tỉnh, ngày 6/11/1992, Ủy ban nhân dân Trà Vinh đã ban hành Quyết định công nhận Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Trà Vinh. Đến nay Hội ĐKSS yêu nước tỉnh Trà Vinh đã tổ chức 07 kỳ Đại hội.

Ngày 09/11/2018, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Trà Vinh đã ban hành Quyết định số 2253/QĐ-UBND về việc công nhận Ban Chấp hành; Ủy viên dự khuyết Ban Chấp Hành; Ban Thường trực; Ban cố vấn và phê duyệt Điều lệ Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Trà Vinh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2018 – 2023. Ngoài Ban Chấp hành cấp tỉnh gồm 45 – 60 thành viên thì tùy từng địa bàn hành chính cấp huyện mà Ban Chấp hành hội cấp huyện được bầu với số lượng từ 19 đến 39 thành viên. Ban chấp hành chi hội có số lượng là 7 đến 15 thành viên. Nhiệm kỳ của các cấp hội là 5 năm. Trong quá trình thực hiện tùy theo tình hình thực tế của các cấp hội, hàng năm có thể tổ chức hội nghị đại biểu để bầu bổ sung Ban Chấp hành, hoặc điều chỉnh những công việc cần thiết. Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh ngoài Ban Chấp hành, Ban cố vấn còn có ban chuyên trách, cấp huyện có ban chuyên môn như sau: Ban Giáo dục và Đào tạo, Ban Hoằng pháp – Tuyên truyền pháp luật, Ban Văn hóa – từ thiện xã hội, Ban Kinh tế – Tài chính, Ban Kiểm soát – văn phòng, Ban Thư ký.

Hội đoàn kết sư sãi yêu nước do Ban dân tộc tỉnh trực tiếp quản lý. Hàng năm, tỉnh hỗ trợ kinh phí cho hoạt động của Hội, tạo điều kiện thuận lợi cho Hội hoạt động theo Điều lệ đã được phê duyệt, qua đó phát huy được vai trò của Hội trong đời sống xã hội, là nơi tập hợp sư sãi và đồng bào Khmer đồng hành cùng dân tộc, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Thường xuyên báo cáo tình hình liên quan đến Hội đoàn kết sư sãi yêu nước theo sự chỉ đạo của Ban Tôn giáo Chính phủ.

2.3.7. Quản lý các hoạt động từ thiện, nhân đạo của Phật giáo Nam Tông tỉnh Trà Vinh

Chính quyền và mặt trận tổ quốc các cấp đã cùng Hội đoàn kết sư sãi yêu nước của tỉnh Trà Vinh đã tích cực tuyên truyền, vận động Sư sãi và Phật tử của phật giáo nam tông tham gia hưởng ứng công tác an sinh xã hội như: xây dựng cầu, đường giao thông nông thôn ấp liền ấp, xã liền xã, cất nhà tình thương, nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, phát quà cho người nghèo nhân dịp lễ tết hàng năm, bốc thuốc nam miễn phí cho bệnh nhân nghèo, nhận nuôi trẻ em mồ côi và chăm sóc người già neo đơn, v.v… Luận văn: Thực trạng QLNN với hoạt động Phật giáo Nam Tông.

Bên cạnh đó, các ngành chức năng như: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Lao động Thương binh và Xã hội… của tỉnh cũng thường xuyên hướng dẫn và giúp đỡ về mặt chuyên môn nghiệp vụ cho các cơ sở từ thiện xã hội của phật giáo nam tông như: các Tuệ tĩnh đường, nhà dưỡng lão, lớp học… thực hiện các hoạt động từ thiện xã hội theo đúng qui định của pháp luật. Năm 2019, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Trà Vinh đã tặng 351 quyển sách giáo khoa tiếng Khmer quyển 5 và nhiều dụng cụ học tập khác. Đồng thời hỗ trợ kinh phí để trả lương cho các giáo viên giảng dạy tại các điểm trường. Còn Sở Y tế hướng dẫn và hỗ trợ về chuyên môn để các Tuệ tĩnh đường thực hiện tốt nhất việc khám chữa bệnh cho người dân.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Trà Vinh các hoạt động từ thiện – xã hội của các sư sãi và phật tử của phật giáo nam tông có yếu tố nước ngoài diễn ra đa dạng với nhiều hình thức như: các đoàn nước ngoài thăm, hoạt động từ thiện, tài trợ kinh phí để xây dựng cơ sở tôn giáo, để truyền đạo… Nhận thấy đây là những hoạt động dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa đến tình hình an ninh trật tự nên các cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Trà Vinh rất chú trọng, quan tâm. Thường xuyên cử cán bộ theo dõi, nắm bắt thông tin, tăng cường giám sát để bảo đảm các hoạt động từ thiện, xã hội diễn ra theo đúng quy định của Pháp luật.

2.3.8. Đấu tranh chống các hoạt động lợi dụng tôn giáo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Trong những năm gần đây nước ta phải đối mặt với nhiều thách thức khó khăn, các thế lực thù địch thường xuyên lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để chống phá Đảng và Nhà nước ta, trong đó tôn giáo là một công cụ để những thế lực thù địch lợi dụng gây mất trật tự an ninh xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết tôn giáo, đoàn kết toàn dân tộc. Vì vậy, công tác tôn giáo của toàn ngành được quán triệt và triển khai rộng rãi trên khắp các tỉnh thành trong cả nước.

Trong quá trình quản lý hoạt động tôn giáo ở Trà Vinh trong thời gian vừa qua đã gặp phải một số vấn đề nhạy cảm và phức tạp như tình hình tranh chấp đất đai tại một số ít cơ sở tôn giáo (giữa sư sãi và tín đồ); một số tu sĩ trẻ sử dụng tài khoản cá nhân trên internet chia sẻ các nội dung xấu độc, khơi gợi lại vấn đề lịch sử vùng đất Nam Bộ, chia rẽ đoàn kết dân tộc Kinh, Khmer, chống Đảng, nhà nước và chế độ, ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, trật tự an toàn xã hội và an ninh chính trị ở địa phương.

Do địa hình và chính trị ở Trà Vinh rất phức tạp và nhạy cảm; là một tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer trong những năm gần đây, các tổ chức phản động lưu vong, các hội nhóm “Khmer Campuchia Krôm” ở Campuchia và các nước, cùng một số phần tử đội lốt tôn giáo được sự tài trợ và chỉ đạo của các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam đã đẩy mạnh các hoạt động chống phá cách mạng; chúng lợi dụng các vấn đề có tính nhạy cảm trong dân tộc, tôn giáo để xuyên tạc, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết lương giáo nhằm âm mưu thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Luận văn: Thực trạng QLNN với hoạt động Phật giáo Nam Tông.

Vì vậy, tại Trà Vinh, công tác phối hợp đấu tranh với việc lợi dụng tôn giáo có sự phối hợp thường xuyên với các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước trên các phương tiện thông tin đại chúng góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, cũng như chức sắc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo thực hiện tốt quan điểm, chính sách, pháp luật về tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Các cơ quan báo, đài tăng cường đưa các tin, bài phản ánh hoạt động của các thế lực phản động, vạch rõ âm mưu, thủ đoạn của các tổ chức này nhằm giúp cho đồng bào hiểu rõ hơn bản chất phản động của chúng. Nhiều tin bài của báo chí, truyền thanh, truyền hình đã giúp chức sắc, tín đồ hiệu rõ âm mưu lợi dụng vấn đề tôn giáo và nhân quyền của các thế lực nhằm phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, chống phá cách mạng. Đồng thời, qua công tác truyền thông góp phần vận động chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo tích cực tham gia phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, phối hợp cùng các cơ quan chức năng chủ động phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo để chống phá cách mạng góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn.

2.3.9. Thanh tra, kiểm tra, và giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý các vi phạm pháp luật liên quan tới hoạt động Phật giáo Nam Tông ở tỉnh Trà Vinh

UBND thường xuyên đôn đốc kiểm tra và giao Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo) chủ động nắm tình hình, thường xuyên theo dõi việc tổ chức thực hiện của các địa phương; đồng thời hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật. Hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo) tổ chức thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có công tác đối với phật giáo nam tông, kịp thời phát hiện những thiếu sót để sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình thực tế nhằm thực hiện tốt hơn công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo nói chung, công tác đối với phật giáo nam tông nói riêng.

Để nắm chắc diễn biến tình hình hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn, Ban Tôn giáo Sở Nội vụ Trà Vinh đã phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố kịp thời giải quyết tốt các đơn thư khiếu nại của các tổ chức, cá nhân tôn giáo căn cứ Luật Khiếu nại Tố cáo, Luật Hình sự, Luật Dân sự, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo… xử lý thấu tình, đạt lý, không để xảy ra điểm nóng về tôn giáo kéo dài hoặc tồn đọng, đảm bảo yêu cầu chính trị, pháp luật và nghiệp vụ của đơn vị.

Các địa phương đã lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo nghiêm túc, có chất lượng và hiệu quả. Các phòng chuyên môn đã chủ tải: đồng bám sát chức năng nhiệm vụ được giao, nắm chắc tình hình diễn biến trong sinh hoạt và hoạt động của tổ chức, cá nhân tôn giáo trên địa bàn để tham mưu giải quyết xử lý theo thẩm quyền, đúng quy định pháp luật các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tôn giáo.

2.4. Nhận xét về hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo Nam tông ở tỉnh Trà Vinh Luận văn: Thực trạng QLNN với hoạt động Phật giáo Nam Tông.

2.4.1. Kết quả đạt được

Đời sống của đồng bào có đạo trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển, các hoạt động tôn giáo diễn ra sôi động như: với Phật giáo là Đại lễ Phật Đản, Đại lễ kỷ niệm ngày thành lập Giáo hội phật giáo Việt Nam, 143/143 chùa phật giáo nam tông Khmer tổ chức lễ dâng y cà sa, các cuộc lễ đều diễn ra ổn định, theo nghi thức tôn giáo phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc.

Nói chung, các tôn giáo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đều tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước, đó cũng là do có sự trao đổi và sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp chính quyền tỉnh Trà Vinh mà trong đó trực tiếp là sự quan tâm, hướng dẫn giúp đỡ các tổ chức tôn giáo của đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo, là việc thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh. Các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và Pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo đã được các cấp, các ngành triển khai, tổ chức một cách kịp thời, vận dụng một cách đúng đắn.

Đa số các cấp ủy, chính quyền và mặt trận đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở, nhất là đội ngũ cán bộ công tác tôn giáo đã có sự chuyển biến rõ nét về nhận thức. Do đó công tác quản lý nhà nước về tôn giáo nói chung, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của phật giáo nam tông nói riêng được tăng cường. Công tác phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo cấp tỉnh với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành thị về những nội dung liên quan đến tôn giáo đã được đẩy mạnh, quá trình phối hợp được tiến hành chặt chẽ, đồng bộ hơn đem lại kết quả rõ rệt. Vấn đề tôn giáo là trách nhiệm của hệ thống chính trị, do công tác tôn giáo có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, các cấp, các ngành, các địa bàn do Đảng lãnh đạo. Công tác phối hợp giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị bước đầu phát huy trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc tham mưu cho Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết các vấn đề về tôn giáo đạt những kết quả quan trọng, đáng chú ý công tác tranh thủ vận động hàng ngũ chức sắc, người có uy tín trong Phật giáo tham gia vào các tổ chức xã hội, các cơ quan chính quyền đã có tác dụng tốt trong việc tác động giáo hội, chức sắc phật giáo nam tông hoạt động tuân thủ pháp luật, phản bác lại các luận điệu xấu xuất hiện trong phật giáo nam tông.

Cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở tỉnh Trà Vinh đã phối hợp và quản lý tốt hoạt động của Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước trên địa bàn tỉnh để Hội phát huy được vai trò tập hợp được chức sắc, sư sãi, tín đồ phật giáo nam tông trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tham gia tích cực vào các phong trào yêu nước tại địa phương, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.

Bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo của Trà Vinh được củng cố và từng bước kiện toàn, chất lượng của cán bộ công tác tôn giáo từng bước được nâng lên. Không chỉ chú ý tập trung kiện toàn cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo cấp tỉnh mà bộ phận phụ trách công tác tôn giáo cấp huyện và cán bộ chuyên trách công tác tôn giáo cấp xã cũng được quan tâm. Nhiều nơi đã kịp thời điều động, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và tuyển dụng cán bộ có trình độ chuyên môn, bản lĩnh chính trị và tâm huyết theo yêu cầu nhiệm vụ công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh trong tình hình mới.

Trong quá trình thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo đã có sự đổi mới về phương pháp và lề lối làm việc theo hướng chủ động, thiết thực và chú ý hơn đến hiệu lực, hiệu quả. Công tác xử lý, giải quyết về hoạt động của phật giáo nam tông theo đúng quy định của luật tín ngưỡng tôn giáo và Nghị định của Chính phủ. Những vụ việc phức tạp còn tồn đọng từ nhiều năm trước từng bước được xử lý, những vụ việc mới phát sinh được xem xét giải quyết kịp thời theo đúng quy định của pháp luật. Luận văn: Thực trạng QLNN với hoạt động Phật giáo Nam Tông.

Tỉnh Trà Vinh đã nỗ lực thực hiện công cuộc cải cách hành chính trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong cải cách thủ tục hành chính và đã bước đầu thu được những kết quả khả quan. Việc áp dụng cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết các thủ tục hành chính đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức nói chung và các tổ chức phật giáo nam tông nói riêng khi thực hiện các giao dịch với các cơ quan nhà nước.

2.4.2. Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác Quản lý nhà nước đối với hoạt động phật giáo nam tông trên địa bàn tỉnh Trà Vinh vẫn còn một số những hạn chế bất cập sau đây:

Một là, vẫn còn một số hạn chế trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, chức sắc; việc triển khai thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 162 ở một số huyện vẫn còn lung túng, hướng dẫn quy trình, thủ tục hồ sơ theo quy định của Luật chưa đảm bảo theo yêu cầu. Một số cấp ủy, chính quyền ở một số huyện trên địa bàn tỉnh Trà Vinh chưa quan tâm đúng mức công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tôn giáo trong phật giáo nam tông, công tác tuyên truyền tuy có sự thay đổi nhưng tần suất tuyên truyền chưa nhiều. Công tác tuyên truyền của Mặt trận cấp tỉnh chỉ làm điểm, còn lại các huyện, xã xây dựng kế hoạch tuyên truyền rộng rãi trong dân, nhưng do thiếu kinh phí nên công tác tuyên truyền còn gặp nhiều khó khăn.

Hai là, công tác tác tham mưu cho chính quyền cơ sở trong việc quản lý, giải quyết và xử lý một số tình huống cụ thể liên quan đến tôn giáo trên địa bàn thì một số công chức làm công tác Quản lý nhà nước về tôn giáo còn lúng túng và chưa kịp thời, còn thụ động trông chờ vào việc hướng dẫn, xin ý kiến chỉ đạo của tỉnh trong cả những tình huống đơn giản mà cấp huyện, cấp xã có thể chủ động giải quyết được, vì vậy hiệu quả công tác Quản lý nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo ở một số địa phương chưa cao.

Ba là, công tác phát động quần chúng, xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc vùng đồng bào có đạo, tuyên truyền giáo dục trong nhân dân các chủ trương, chính sách đại đoàn kết dân tộc, vạch rõ âm mưu thủ đoạn của địch lợi dụng tôn giáo tuy đã được tiến hành thực hiện nhưng chưa được mở rộng và triển khai đồng bộ. Chính vì vậy, dẫn đến sự thiếu đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong đấu tranh ngăn chặn các phần tử lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để tung tin chống phá chính quyền, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Bốn là. cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong công tác Quản lý nhà nước đối với hoạt động phật giáo nam tông ở Trà Vinh, cụ thể là giữa các sở ban ngành liên quan với Ủy ban nhân dân các cấp còn thiếu chặt chẽ. Sự phối hợp giữa các ban ngành đôi khi còn bị động, chưa chủ động giải quyết hiệu quả. Đôi khi xem xét và xử lý vấn đề tôn giáo còn mang nặng cảm tính chính trị nên gây ngăn cách giữa những người theo tôn giáo và không theo tôn giáo. Khi phát sinh các vụ việc phức tạp trong phật giáo nam tông mỗi cơ quan lại có cách ứng xử khác nhau thiếu sự chỉ đạo thống nhất từ đó mang lại hiệu quả không cao.

2.4.3. Nguyên nhân Luận văn: Thực trạng QLNN với hoạt động Phật giáo Nam Tông.

Một số cấp ủy, chính quyền, đoàn thể chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng việc thực hiện các văn bản của Đảng và Nhà nước về công tác tôn giáo; Công tác cụ thể hóa các chính sách của nhà nước tại địa phương còn gặp nhiều khó khăn. Chưa thấy hết tính chất phức tạp của hoạt động tôn giáo vừa là nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân có tín ngưỡng, tôn giáo vừa là nơi các thế lực thù địch dễ lợi dụng để lôi kéo quần chúng chống phá chính quyền.

Trình độ năng lực chuyên môn của một số cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là cán bộ làm công tác tôn giáo ở cơ sở thiếu am hiểu về phật giáo nam tông nên phát hiện, đấu tranh xử lý các mâu thuẫn trong hoạt động sinh hoạt tôn giáo chưa kịp thời. Một số ít cán bộ, công chức làm công tác dân tộc, tôn giáo còn hạn chế về kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn, chưa tương xứng với yêu cầu công tác, nắm bắt tình hình chưa kịp thời, hiệu lực, hiệu quả công tác từng lúc chưa cao, giải quyết một số vụ việc liên quan đến tôn giáo còn nóng vội.

Đại đa số tín đồ Phật giáo Nam Tông là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, việc tiếp cận với các phương tiện truyền thông đại chúng tuy có nhưng vẫn còn khá hạn chế, trình độ dân trí thấp, hiểu biết pháp luật ít nên dễ bị dụ dỗ, kích động.

Công tác tôn giáo nói chung và công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo nói riêng vẫn là một lĩnh vực công tác chính trị đặc biệt, phức tạp và nhạy cảm. Công tác kiểm tra đôn đốc của Ủy ban nhân dân tỉnh tuy đã có cải thiện nhưng chưa được chú trọng quan tâm một cách  thường xuyên, chưa thực sự coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, chưa tập trung chỉ đạo cũng như đôn đốc triển khai thực hiện một cách triệt để.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Luận văn: Thực trạng QLNN với hoạt động Phật giáo Nam Tông.

Trà Vinh là một tỉnh có chiến lược quan trọng về kinh tế và quốc phòng đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực Tây Nam Bộ. Trà Vinh là địa phương giàu phong tục tập quán, là nơi hội tụ của nhiều tôn giáo, là vùng đất đa tộc người và đặc biệt đây là nơi cư tụ lâu đời nhất của người Khmer. Do vậy nơi đây còn là cái nôi, là điểm hội tụ nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Trong thời gian qua tỉnh Trà Vinh có nhiều thành tựu nổi bật trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của Phật giáo Nam Tông trên địa bàn tỉnh. Cơ bản các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh Trà Vinh đã quản lý được hoạt động đạo sự của phật giáo nam tông theo đúng khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân, giúp Phật giáo Nam Tông thực hiện đúng theo phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội“, các hoạt động đạo sự đều đồng hành cùng dân tộc, đồng thời phát huy được mặt tích cực của phật giáo nam tông trong hoạt động từ thiện xã hội, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, thực hiện chính sách an sinh xã hội tại địa phương.

Bên cạnh những thành tựu trong quản lý nhà nước đối với hoạt động của phật giáo nam tông vẫn còn một số hạn chế như: Nhận thức của một số cấp ủy đảng, chính quyền còn xem nhẹ công tác quản lý nhà nước về công tác tôn giáo nói chung, quản lý nhà nước đối với hoạt động của phật giáo nam tông nói riêng, một số cán bộ công chức làm công tác tôn giáo chưa nhận thức đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng về công tác này, một số cán bộ chưa được đào tạo chuyên sâu, ít am hiểu các kiến thức về phật giáo nam tông nên nảy sinh tâm ý ái ngại khi tiếp xúc, công tác tuyên truyền vận động tín đồ phật giáo nam tông có hiệu quả chưa cao. Luận văn: Thực trạng QLNN với hoạt động Phật giáo Nam Tông.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:

===>>> Luận văn: Giải pháp QLNN đối với hoạt động Phật giáo Nam Tông

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0972114537