Luận văn: Thực tiễn pháp luật về cổ phiếu chào bán ra công chúng

Mục lục

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Thực tiễn pháp luật về cổ phiếu chào bán ra công chúng hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài: Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về cổ phiếu chào bán ra công chúng từ năm 2010 đến nay và một số kiến nghị hoàn thiện dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

3.1. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng ở nước ta từ năm 2010 đến nay

3.1.1. Kết quả đạt được đối với pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng ở nước ta từ năm 2010 đến nay

Luật Chứng khoán và Nghị định hướng dẫn trong giai đoạn từ năm 2010 đến hiện nay đã đạt được nhiều kết quả lớn, các kết quả chính như sau:

Thứ nhất, các điều kiện Chào bán cổ phiếu trong LCK2006, LCK2010 và LCK2019 đã được sửa đổi và nâng cao cho phù hợp với việc không ngừng gia tăng về quy mô của các doanh nghiệp nước ta qua các giai đoạn, một số điểm chính gồm:

  • LCK2019 đã tách điều kiện Chào bán cổ phiếu thành điều kiện Chào bán cổ phiếu lần đầu và điều kiện chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng để phù hợp với tính chất của từng hình thức chào bán.
  • Điều kiện về vốn khi Chào bán cổ phiếu được LCK2006 nâng từ mức 5 tỷ đồng tại Nghị định số 144/2003/NĐ-CP lên 10 tỷ đồng và được LCK2019 nâng tiếp lên 30 tỷ đồng.
  • Doanh nghiệp muốn chào bán cần phải “có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán”, điều kiện này đảm bảo hồ sơ chào bán được đúng và đầy đủ, chuyên nghiệp và tiết kiệm thời gian. Luận văn: Thực tiễn pháp luật về cổ phiếu chào bán ra công chúng.

Thứ hai, tổ chức chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng “phải cam kết và phải thực hiện niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán”. Niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu sẽ giúp nâng cao tính thanh khoản cho cổ phiếu chào bán. Mặc dù trong giai đoạn từ năm 2010 đến ngày LCK2019 có hiệu lực, pháp luật về chứng khoán trong giai đoạn này đã có quy định: “Doanh nghiệp cổ phần hóa theo quy định pháp luật về cổ phần hóa chưa niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán thì phải đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom” hay “Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán chứng khoán ra công chúng theo quy định pháp luật về chứng khoán, công ty đại chúng chưa niêm yết chứng khoán phải hoàn tất việc đăng ký chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam và đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom”, tuy nhiên, các quy định này vẫn tồn tại rủi ro trong khoảng thời gian nhà đầu tư đã mua cổ phần cho đến khi chính thức niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu. Thực tế, tình trạng doanh nghiệp sau cổ phần hóa chưa niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán đã kéo dài suốt nhiều năm trong giai đoạn này. Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, đến cuối năm 2018, cả nước còn 413 doanh nghiệp chưa đăng ký niêm yết, giao dịch trên Thị trường chứng khoán theo quy định. Trong đó có 195 công ty đại chúng không phải là doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa như: Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Sài Gòn-Hà Nội, Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Hàng không, Tổng Công ty cổ phần Phát triển năng lượng Nghệ An,… Đáng chú trong số này còn có nhiều ngân hàng như: Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam thương tín, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại chúng Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex,… Ngoài ra, trong số 413 doanh nghiệp chưa đăng ký niêm yết, giao dịch trên Thị trường chứng khoán còn có 218 doanh nghiệp đại chúng hình thành do cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước như: Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế Giao thông Vận tải, Tổng Công ty Rau quả, nông sản, Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1,…

Lấy ví dụ cụ thể, tại thời điểm cổ phần hóa năm 2014, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa Tổng Cổ phần Tư vấn Thiết kế Giao thông Vận tải – Công ty cổ phần (TEDI) đã thông qua chủ trương niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, tuy nhiên, năm năm sau TEDI vẫn chưa đưa cổ phiếu của mình niêm yết trên sàn chứng khoán. Tương tự, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1. Sau liên tiếp ba kỳ đại hội đồng cổ đông thường niên 2014, 2015 và 2016 thông qua phương án niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, nhưng 3 năm sau đó Cienco 1 vẫn chưa đưa cổ phiếu lên sàn. Cả TEDI và Cienco 1 đều nằm trong danh sách các doanh nghiệp “chây ì” đưa cổ phiếu lên sàn, bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước “bêu tên”.

Tình trạng doanh nghiệp sau cổ phần hóa chưa đưa cổ phiếu lên niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán được các doanh nghiệp đưa ra nhiều nguyên nhân khác nhau lý giải về việc chưa hoàn thành nghĩa vụ của mình. Phổ biến nhất là các lý do không đủ số lượng cổ đông cần thiết hoặc không đủ vốn điều lệ cần thiết để trở thành công ty đại chúng và đăng ký giao dịch, niêm yết trên Thị trường chứng khoán. Cụ thể hơn, một số doanh nghiệp cho biết họ có vốn điều lệ không đủ lớn, số khác cho hay số lượng cổ đông của công ty họ nhỏ hơn 100,… Ngoài các nguyên nhân trên, các nguyên nhân khác có thể kể đến như: đang hoàn thiện hồ sơ lưu ký chứng khoán, đang hoàn tất thủ tục lên sàn,… Cá biệt có trường hợp cho rằng việc niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán chưa mang lại nhiều lợi ích cho cổ đông và công ty. Tuy nhiên, nguyên do khiến nhiều doanh nghiệp vi phạm quy định về đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán tập trung trước tiên là lỗi của doanh nghiệp, cụ thể là những người quản trị điều hành doanh nghiệp không tuân thủ các quy định của pháp luật. Doanh nghiệp sau phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu nếu kéo dài thời gian niêm yết sẽ làm cho tính thanh khoản của chứng khoán sụt giảm có thể gây thiệt hại cho nhà đầu tư, làm ảnh hưởng đến tính công khai, minh bạch của thị trường, chậm đổi mới công tác quản trị doanh nghiệp sau cổ phần theo thông lệ và chuẩn mực của các doanh nghiệp trên Thị trường chứng khoán, cũng như hạn chế công tác giám sát của toàn xã hội đối với hoạt động của các doanh nghiệp này. Như vậy, quy định yêu cầu tổ chức chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng phải “cam kết và phải thực hiện niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán” là thực sự cần thiết để bảo vệ các nhà đầu trước những rủi ro trên. Luận văn: Thực tiễn pháp luật về cổ phiếu chào bán ra công chúng.

Thứ ba, mặc dù trước đây công tác cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đã được Sở giao dịch chứng khoán quản lý tổ chức thị trường giao dịch, cụ thể, “từ năm 2007 đến năm 2018, có 501 DNNN cổ phần hóa theo hình thức đấu giá thông qua Sở giao dịch chứng khoán, thu khoảng 105.000 tỷ đồng tuy nhiên việc tổ chức giao dịch cho loại chứng khoán này trên Sở giao dịch chứng khoán chưa được luật hóa. Đến giai đoạn LCK2019 có hiệu lực tới nay đã quy định Sở giao dịch chứng khoán có quyền tổ chức thị trường giao dịch chứ khoán cho chứng khoán của doanh nghiệp nhà nước tại khoản 1 Điều LCK2019 góp phần đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.

Thứ tư, các Nghị định quy định về xử phạt hành chính về Chào bán cổ phiếu từ Nghị định 85/2010/NĐ-CP năm 2010 đến Nghị định 108/2013/NĐ-CP, Nghị định 145/2016/NĐ-CP, Nghị định 156/2020/NĐ-CP và Nghị định 128/2021/NĐ-CP đã có nhiều nội dung cập nhật, bổ sung các hành vi vi phạm mới, chế tài xử phạt, đồng thời tăng mức phạt và mở rộng chủ thể có thẩm quyền lập biên bản phạt,… đã tác động tích cực đến Thị trường chứng khoán, góp phần giúp Thị trường chứng khoán trở nên công khai, minh bạch.

Thứ năm, trong thời gian qua, các cơ quan quản lý chứng khoán và Thị trường chứng khoán đã hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chức năng để quản lý và giám sát hoạt động Chào bán cổ phiếu, đồng thời xử lý các trường hợp vi phạm. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động Chào bán cổ phiếu quy định tại Điều 12 LCK2019 bao gồm: “Trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện hành vi gian lận, lừa đảo, làm giả tài liệu, tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin hoặc bỏ sót thông tin cần thiết gây hiểu nhầm nghiêm trọng” làm ảnh hưởng đến hoạt động chào bán cổ phiếu.

Lấy ví dụ cụ thể đối với hoạt động Chào bán cổ phiếu trong năm 2022, Công ty cổ phần Chứng khoán APG đã bị xử phạt hành chính “350.000.000 đồng theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 10 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 9 Điều 1 Nghị định số 128/2021/NĐ-CP do sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng không đúng với phương án đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua”. Hoặc cũng trong năm 2022, Công ty cổ phần Tập đoàn Nam Mê Kông đã bị xử phạt tiền  “85.000.000 đồng (Tám mươi lăm triệu đồng) theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 42 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và Thị trường chứng khoán (Nghị định số 156/2020/NĐ-CP) do không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật (Công ty không công bố thông tin (CBTT) trên hệ thống CBTT của UBCKNN và trên trang thông tin điện tử của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) các tài liệu liên quan đến Báo cáo tiến độ sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng năm 2019 định kỳ 06 tháng kể từ khi kết thúc đợt chào bán vào tháng 01/2020″ và bị xử phạt tiền “25.000.000 đồng (Một trăm hai mươi lăm triệu đồng) theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP do không công bố báo cáo sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng được kiểm toán xác nhận tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông hoặc không thuyết minh chi tiết việc sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng trong báo cáo tài chính năm được kiểm toán xác nhận”

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Luật

3.1.2. Hạn chế, bất cập đối với chào bán cổ phiếu ra công chúng ở nước ta ở nước ta từ năm 2010 đến nay Luận văn: Thực tiễn pháp luật về cổ phiếu chào bán ra công chúng.

Bên cạnh những thành công mà Việt Nam đạt được trong hoạt động Chào bán cổ phiếu từ năm 2010 đến nay, hoạt động này vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. Thị trường chứng khoán càng phát triển dẫn đến việc các chủ thể tham gia vào hoạt động Chào bán cổ phiếu càng có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết về hoạt động này. Các chủ thể đó khi phát hiện ra những kẽ hở hoặc những điểm yếu của pháp luật về hoạt động Chào bán cổ phiếu thì có thể sẽ tìm cách lợi dụng để thu lợi bất chính, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các cá nhân, tổ chức khác.

Một là, doanh nghiệp muốn Chào bán cổ phiếu cần “có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán” theo điểm g khoản 1 Điều 15 LCK2019. Quy định mới này của LCK2019 tuy giúp doanh nghiệp đảm bảo hồ sơ sẽ đúng và đầy đủ nhưng cũng làm phát sinh thêm chi phí cho doanh nghiệp. Theo đó, chi phí Chào bán cổ phiếu vốn dĩ đã cao, cộng thêm việc doanh nghiệp chào bán cũng phải chịu thêm các khoản chi phí phát sinh thường niên như kiểm toán các báo cáo tài chính, chuẩn bị tài liệu nộp cho cơ quan nhà nước và chi phí công bố thông tin theo quy định pháp luật, đến nay còn phải chịu thêm chi phí tư vấn như trên. Do đó, việc phải chịu thêm chi phí tư vấn đối với nhữ doanh nghiệp có kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ đăng ký chào bán hoặc có nhân sự có kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ chào bán là chưa hợp lý và gây ra lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp nói riêng, lãng phí nguồn lực xã hội nói chung.

Hai là, quy định mới tại điểm b khoản 1 Điều 15 LCK2019 yêu cầu doanh nghiệp muốn Chào bán cổ phiếu cần “có hoạt động kinh doanh của 02 năm liên tục liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán”. Quy định này tuy giúp nâng cao chất lượng của cổ phiếu khi chào bán ra công chúng, phù hợp xu thế nâng cao chất lượng hàng hóa trên Thị trường chứng khoán nhưng chưa phù hợp trong trường hợp nền kinh tế xảy ra khủng hoảng hoặc nền kinh tế chung gặp những điều kiện khó khăn. Đặc biệt, trong những năm vừa qua, đại dịch Covid-19 đã khiến kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn, sau đại dịch đến nay, nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng vẫn đang tiếp tục gặp những thách thức lớn chưa có hồi kết, việc đảm bảo điều kiện trên là khó khả thi cho nhiều doanh nghiệp.

3.2. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về giao dịch cổ phiếu chào bán ra công chúng ở nước ta từ năm 2010 đến nay Luận văn: Thực tiễn pháp luật về cổ phiếu chào bán ra công chúng.

Luật Chứng khoán và Nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán đã quy định về chứng khoán nói chung và các vấn đề có liên quan trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay. Tuy nhiên, để điều chỉnh về Giao dịch cổ phiếu nói riêng, các Thông tư số 74/2011/TT-BTC, 203/2015/TT-BTC và gần nhất, đồng thời đang có hiệu lực là các Thông tư 95/2020/TT-BTC, 119/2020/TT-BTC, 120/2020/TT-BTC có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các hướng dẫn cụ thể và chi tiết hơn về các quy định trong Luật và các Nghị định tương ứng.

3.2.1. Kết quả đạt được đối với pháp luật về giao dịch cổ phiếu chào bán ra công chúng ở nước ta từ năm 2010 đến nay

Trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay, pháp luật về Giao dịch cổ phiếu ở nước ta đã đạt được nhiều kết quả, một số kết quả chính cụ thể như sau:

Thứ nhất, đối với thị trường giao dịch chứng khoán nói chung và thị trường giao dịch Cổ phiếu chào bán nói riêng, LCK2019 đã có quy định mang tính bước ngoặt đối với cơ quan quản lý trực tiếp về lĩnh vực này là các Sở giao dịch chứng khoán. Theo đó, Điều 43 LCK2019 đã quy định về việc thống nhất Sở giao dịch chứng khoán TPHCM và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội thành Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam. Cụ thể, Sở giao dịch chứng khoán TPHCM và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội được sắp xếp trở thành công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam. Công ty này là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Sự ra đời của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam giúp nước ta thống nhất về cơ cấu tổ chức, cơ chế, chính sách và định hướng phát triển hạ tầng công nghệ thông tin. Bước đi này giúp đảm bảo tính thống nhất trong quản lý và điều hành thị trường đồng thời hướng đến mô hình tổ chức thị trường sự phù hợp với thông lệ quốc tế. Luận văn: Thực tiễn pháp luật về cổ phiếu chào bán ra công chúng.

Thứ hai, LCK2019 đã có sự cập nhật đối với các điều kiện về Giao dịch cổ phiếu cho phù hợp với tình hình nền kinh tế, chẳng hạn một số điều kiện nổi bật như sau:

  • Điều chỉnh điều kiện về vốn cho phù hợp để mức vốn yêu cầu không quá cao, tương ứng với 30 tỷ đồng, bằng Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và bằng với điều kiện Chào bán cổ phiếu và không quá cao như điều kiện của Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (120 tỷ). Điều kiện về vốn tuy được điều chỉnh có chiều giảm, tuy nhiên, mức vốn điều lệ này phải “căn cứ trên báo cáo tài chính gần nhất được kiểm toán”.
  • Yêu cầu phải có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký, trừ trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết là công ty chứng khoán: Điều kiện này giúp hoạt động niêm yết được diễn ra chuyên nghiệp, nhanh chóng, thuận lợi cho đợt niêm yết, giúp cổ phiếu được đưa vào giao dịch một cách thuận lợi đảm bảo an toàn cho tất cả các chủ thể.

Thứ ba, pháp luật về Cổ phiếu chào bán của nước ta đã có những quy định tiến bộ, tiếp cận những quy định tiên tiến của thế giới nổi bật như giao dịch trong ngày (Còn được gọi là T+0) và giao dịch bán khống có tài sản bảo đảm. Theo đó, căn cứ khoản 8 Điều 2 Thông tư 120/2020/TT-BTC: “Giao dịch trong ngày là giao dịch mua và bán cùng một mã chứng khoán nhà đầu tư chưa sở hữu với cùng một khối lượng giao dịch, thực hiện trên cùng một tài khoản và trong cùng một ngày giao dịch”. Việc áp dụ giao dịch trong ngày một cách có kế hoạch bài bản và có các biện pháp dự phòng cho các rủi ro sẽ giúp tăng mạnh tính thanh khoản cho thị trường, giảm rủi cho nhà đầu tư vì có thể bán cổ phiếu ngay khi có thông tin không tốt về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Căn cứ khoản 11 Điều 2 Thông tư 120/2020/TT-BTC: “Giao dịch bán khống có tài sản bảo đảm (sau đây gọi là giao dịch bán khống có bảo đảm) là giao dịch bán chứng khoán đã được vay trên hệ thống vay và cho vay chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Người bán sau đó có nghĩa vụ mua lại số chứng khoán đó để hoàn trả khoản đã vay”. Giao dịch bán khống khi được áp dụng cũng sẽ làm tăng tính thanh khoản thị trường, giúp giảm tình trạng cổ phiếu có giá trị ảo (cổ phiếu do bị thao túng nên giá giao dịch quá cao so với giá trị thật). Cả hai quy định mới này khi được áp dụng sẽ giúp Việt Nam cải thiện các tiêu chí đánh giá về Thị trường chứng khoán, góp phần giúp thị trường Việt Nam được đánh giá nâng hạng sang thị trường mới nổi và thu hút được lượng lớn dòng vốn ngoại lớn.

3.2.2. Hạn chế, bất cập đối với pháp luật về giao dịch cổ phiếu chào bán ra công chúng ở nước ta từ năm 2010 đến nay Luận văn: Thực tiễn pháp luật về cổ phiếu chào bán ra công chúng.

Một là, tính độc lập của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chưa cao, bộ máy quản lý thị trường hiện nay có bước trung gian, cụ thể, căn cứ khoản 1 Điều 9 LCK2019: “UBCKNN là cơ quan thuộc Bộ Tài chính thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về chứng khoán và Thị trường chứng khoán, tổ chức thực thi pháp luật về chứng khoán và Thị trường chứng khoán theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính…”. Theo đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hiện nay vẫn trực thuộc Bộ Tài chính, công tác quản lý phải thông qua nhiều cấp: từ Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đến Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, cao hơn là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, đến Bộ Tài chính, cuối cùng mới đến Chính phủ. Như vậy, hệ thống quản lý thị trường đang phải đi thông qua rất nhiều cấp, nhiều bước duyệt khiến toàn bộ công việc từ hoạch định đến thực hiện, giám sát và cải tiến đều bị giảm tốc độ thực hiện. Đồng thời, quy định Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính hiện nay của nước ta cũng chưa phù hợp với thông lệ quốc tế khi 121 trên 128 quốc gia thành viên của Tổ chức quốc tế các Ủy ban chứng khoán (IOSCO) quy định Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có vị trí độc lập và có đủ thẩm quyền đối với những vấn đề liên quan đến thị trường.

Hai là, pháp luật Việt Nam chưa cho phép thị trường phi tập trung được hoạt động. Thị trường phi tập trung tuy có nhiều nhược điểm như: Chất lượng sản phẩm thường không cao bằng thị trường tập trung, tính minh bạch thấp hơn so với thị trường tập trung và cuối cùng là tính thanh khoản thấp nhưng thị trường phi tập trung nếu được cho phép hoạt động sẽ làm cho thị trường thứ cấp phong phú và đa dạng hơn. Đồng thời, thị trường phi tập trung cũng sẽ tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thị trường về chất lượng dịch vụ, chi phí dịch vụ và các điều kiện khác.

Ba là, theo điểm g, khoản 1 Điều 109 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp muốn niêm yết cổ phiếu phải “có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký niêm yết, trừ trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết là công ty chứng khoán”. Quy định này tuy sẽ giúp hoạt động đăng ký niêm yết toàn thị trường được diễn ra chuyên nghiệp và tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp có đủ năng lực, kinh nghiệm trong việc chuẩn bị hồ sơ đăng ký thì quy định này sẽ làm phát sinh thêm thủ tục và chi phí không đáng có cho doanh nghiệp để thuê dịch vụ tư vấn, đặc biệt là đối với các công ty đại chúng đã thực hiện phát hành Chào bán cổ phiếu nhiều lần. Luận văn: Thực tiễn pháp luật về cổ phiếu chào bán ra công chúng.

Bốn là, giao dịch lô lẻ Cổ phiếu chào bán đã được pháp luật về cổ phiếu cho phép tuy nhiên còn rất hạn chế và chưa thực sự có ý nghĩa đáng kể. Giai đoạn trước ngày 04/01/2021, giao dịch cổ phiếu lô lẻ là giao dịch dưới 10 cổ phiếu, giao dịch lô chẵn là là giao dịch số lượng cổ phiếu là bội số của 10. Tuy nhiên, từ ngày từ 04/01/2021, khi đặt lệnh mua cổ phiếu, lệnh được đưa vào thị trường phải là bội số của 100. Động thái này của các cơ quan quản lý thị trường nhằm giảm số lệnh mua bán cổ phiếu (20% số lệnh), giúp giảm nghẽn lệnh trong giai đoạn hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin trong nước không thể đáp ứng được việc thanh khoản bình quân tăng đột biến (năm 2019 thanh khoản bình quân chỉ khoảng 3.800 tỷ đồng/ngày thì các năm sau đó thường xuyên trên 10.000 tỷ đồng/ngày, thậm chí lên đến 20.000 tỷ đồng/ngày).

Tuy nhiên, việc tăng mức tối thiểu của lệnh đặt 100 chỉ phù hợp trong khoảng thời gian từ cuối quý IV năm 2020 đến đầu quý III năm 2021 khi hệ thống thông tin bị nghẽn lệnh, các bên không thể giao dịch được. Kể từ ngày 05/07/2021, hệ thống mới đã được triển khai thành công, nâng số lượng giao dịch trong một ngày lên đến 3 đến 5 triệu lệnh, đồng thời dự phòng cho các kịch bản xấu hơn có thể xảy ra[4]. Từ đó, ngày 12/09/2022, giao dịch lô lẻ từ 1 – 99 cổ phiếu được cho phép trở lại, tuy nhiên, khi giao dịch cổ phiếu lô lẻ thì các lệnh giao dịch cổ phiếu lô lẻ không được khớp chéo với các lệnh giao dịch cổ phiếu lô chẵn[5]. Nghĩa là giao dịch cổ phiếu lô lẻ hoàn toàn tách biệt với giao dịch cổ phiếu lô chẵn và các lệnh giao dịch cổ phiếu lô lẻ chỉ được khớp với nhau mà không được khớp với lệnh cổ phiếu lô chẵn. Như vậy, việc cho phép giao dịch cổ phiếu lô lẻ 1 – 99 cổ phiếu chỉ có ý nghĩa với chủ thể giao dịch mua bán nhằm xử lý các cổ phiếu lẻ do nhận cổ tức hoặc do sở hữu lẻ trước đây chứ không được giao dịch thuận lợi như cổ phiếu lô chẵn vì việc hình thành riêng thị trường cho cổ phiếu lô lẻ dẫn tới việc cổ phiếu lô lẻ từ khi đặt lệnh đến khi bán được phải chờ hàng giờ đồng hồ mà chưa chắc đã khớp hết khối lượng đặt lệnh. Thanh khoản thấp là điểm yếu chí tử đối với giao dịch lô lẻ, nhà đầu tư không thể bán ra nhanh cổ phiếu khi có nhu cần hoặc khi thị trường, cổ phiếu đó khủng hoảng. Vì những lý do trên, các chủ thể Giao dịch cổ phiếu hiện nay hầu như chỉ giao dịch cổ phiếu lô chẵn, những nhà đầu tư nhỏ lẻ không được mua cổ phiếu lỗ lẻ sẽ khó đa dạng hóa rổ cổ phiếu nhằm giảm thiểu rủi ro, khó mua những cổ phiếu tốt vì những cổ phiếu này thường có giá cao, mục tiêu phổ biến Thị trường cổ phiếu nói riêng và Thị trường chứng khoán nói chung bị gặp khó khăn. Luận văn: Thực tiễn pháp luật về cổ phiếu chào bán ra công chúng.

Năm là, pháp luật về chứng khoán đến năm 2020 chưa có quy định, cơ chế, biện pháp để phòng ngừa, kiểm soát vi phạm một cách hiệu quả trong hoạt động quản lý thị trường giao dịch chứng khoán cũng như Giao dịch cổ phiếu của các cơ quan nhà nước. Hạn chế trên thể hiện ở việc trong giai đoạn 2015-2020, hàng loạt lãnh đạo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có rất nhiều sai phạm, gây hậu quả nghiêm trọng và bị ra quyết định kỷ luật. Cụ thể, ngày 18/05/2022, Ủy ban Kiểm tra Trung ương sau khi kiểm tra đã kết luận: “Đảng ủy Cơ quan Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để một số tổ chức, cá nhân thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có nhiều vi phạm, khuyết điểm trong việc tham mưu xây dựng thể chế, chính sách và thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động chứng khoán và Thị trường chứng khoán, để một số tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật, thao túng thị trường, thu lợi bất chính.” Theo đó, Bộ Tài chính đã ban hành các Quyết định về việc thi hành kỷ luật số 817/QĐ-BTC, 818/QĐ-BTC, 819/QĐ-BTC, 820/QĐ-BTC, 821/QĐ-BTC để kỷ luật ông Trần Văn Dũng – Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ông Vũ Bằng – nguyên Bí thư Đảng ủy Cơ quan Ủy ban Chứng khoán Nhà nước giai đoạn 2015 – 2020, nguyên Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ông Nguyễn Thành Long – Chủ tịch Hội đồng thành viên Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, ông Nguyễn Sơn – Chủ tịch Hội đồng quản trị Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam do đã có vi phạm, khuyết điểm trong công tác. Việc hàng loạt các lãnh đạo cấp cao của các cơ quan quản lý nhà nước về Thị trường chứng khoán vi phạm nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng tiêu cực đến Thị trường chứng khoán, gây bức xúc trong xã hội đã chứng tỏ pháp luật quy định về cơ chế, biện pháp phòng ngừa, kiểm soát vi phạm trong giai đoạn trên có hiệu quả chưa cao.

Sáu là, pháp luật về chứng khoán đến năm 2020, thậm chí là đến hiện nay chưa có hiệu quả cao trong việc phòng ngừa, kiểm soát và xử phạt vi phạm trong hoạt động giao dịch chứng khoán cũng như Giao dịch cổ phiếu của các tổ chức, cá nhân. Bằng chứng là thị trường đến nay vẫn còn nhiều vụ vi phạm mang tính chất nghiêm trọng trong hoạt động giao dịch chứng khoán nói chung và Giao dịch cổ phiếu nói riêng: Trong năm 2021, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ra 471 quyết định xử phạt hành chính, trong đó có 04 vụ việc có dấu hiệu vi phạm hình sự đang được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phối hợp với Bộ Công an xử lý. Trong năm 2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã xử phạt hành chính 495 vụ việc vi phạm với tổng số tiền phạt hơn 39 tỷ đồng. Đặc biệt, trong năm 2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã chuyển cơ quan công an xử lý hình sự đối với nhóm cổ phiếu FLC của ông Trịnh Văn Quyết, nhóm cổ phiếu “Louis” của ông Ðỗ Thành Nhân và vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại CTCP ASA của ông Nguyễn Văn Nam. Đến năm 2023, chỉ trong 6 tháng đầu năm, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành hơn 180 quyết định xử phạt vi phạm hành chính.[10] Đồng thời, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời gian này cũng đã phối hợp với các cơ quan nhà nước để xử lý các vụ việc có dấu hiệu hình sự. Điển hình nhất trong thời gian này là vào ngày 28/06/2023, cơ quan công an cũng đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với các lãnh đạo cao nhất của các công ty có mã chứng khoán là APS, API, IDJ (thường được biết đến là “họ APEC” hay hệ sinh thái APEC Group của ông Phạm Duy Hưng và ông Nguyễn Đỗ Lăng) về tội thao túng Thị trường chứng khoán.

3.3. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về cổ phiếu chào bán ra công chúng Luận văn: Thực tiễn pháp luật về cổ phiếu chào bán ra công chúng.

Quan hệ xã hội về Chào bán cổ phiếu ngày càng phát triển đa dạng và phức tạp dựa trên sự phát triển mạnh mẽ của Thị trường chứng khoán nước ta. Ngày càng có nhiều quan hệ xã hội mới về Chào bán cổ phiếu được sinh ra hoặc thay đổi cần sự điều chỉnh của các quy định pháp luật. Do đó, cần phải phát huy kết quả đạt được và có giải pháp khắc phục, hạn chế những bất cập còn tồn đọng về Chào bán cổ phiếu để hoàn chỉnh những quy định pháp luật về Chào bán cổ phiếu hiện nay nhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội nêu trên.

3.3.1. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng

Trong giai đoạn thị trường Giao dịch cổ phiếu của Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ như hiện nay, pháp luật về lĩnh vực này của Việt Nam cần phải nhanh chóng bắt kịp từng bước với sự phát triển của kinh tế. Do đó, luận văn có kiến nghị hoàn thiện những hạn chế, bất cập của pháp luật về Chào bán cổ phiếu như đã trình bày ở các phần trước cụ thể như sau:

Một là, doanh nghiệp muốn Chào bán cổ phiếu cần “có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán” theo điểm g khoản 1 Điều 15 LCK2019. Quy định này làm phát sinh thêm một khoản chi phí đáng kể cho doanh nghiệp. Luận văn kiến nghị cần điều chỉnh quy định pháp luật theo hướng đối với những doanh nghiệp có kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ đăng ký chào bán (chứng minh bằng hồ sơ chào bán những lần trước đó) và có nhân sự có kinh nghiệm có chứng chỉ về  tư vấn hồ sơ đăng ký Chào bán cổ phiếu thì không cần phải thuê tổ chức phát hành là công ty chứng khoán nhằm tiết kiệm nguồn lực của doanh nghiệp nói riêng, nguồn lực xã hội nói chung.

Hai là, quy định mới tại điểm b khoản 1 Điều 15 LCK2019 yêu cầu doanh nghiệp muốn Chào bán cổ phiếu cần “có hoạt động kinh doanh của 02 năm liên tục liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán”. Luận văn kiến nghị quy định này nên được điều chỉnh theo hướng bổ sung quy định trừ những trường đặc biệt như suy thoái kinh tế, đại dịch,… thì cơ quan nhà nước có thể quyết định giảm mức mức độ yêu cầu của điều kiện này trong một khoảng thời gian nhất định cho phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế.

3.3.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về giao dịch cổ phiếu chào bán ra công chúng Luận văn: Thực tiễn pháp luật về cổ phiếu chào bán ra công chúng.

Một là, tính độc lập của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chưa cao, bộ máy quản lý thị trường hiện nay có bước trung gian. Cụ thể, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hiện nay vẫn trực thuộc Bộ Tài chính, công tác quản lý phải thông qua nhiều cấp: từ Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đến Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, cao hơn là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, đến Bộ Tài chính, cuối cùng mới đến Chính phủ. Như vậy sau khi hoàn thành việc sắp xếp Thị trường chứng khoán, hệ thống quản lý Thị trường chứng khoán sẽ tăng thêm một cấp đó là phải thông qua thêm Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam. Như vậy, việc quản lý thị trường đang phải và sẽ phải đi thông qua thêm nhiều cấp, nhiều bước duyệt khiến công việc bị giảm tốc độ thực hiện. Ở những giai đoạn trước đây, mô thị trường còn nhỏ, đồng thời thị trường có thời gian hình thành và phát triển chưa lớn, do đó, để Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính là nhằm có sự hỗ trợ về chính sách, nguồn lực và các yếu tố để thúc đẩy phát triển là phù hợp. Tuy nhiên, đến nay, quy mô Thị trường chứng khoán đã được mở rộng hơn rất nhiều với tốc độ tăng trưởng nhanh, công nghệ thay đổi từng ngày trong thời đại 4.0 dẫn đến nhu cầu cần có cơ chế độc lập cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Do đó, luận văn kiến nghị cần nghiên cứu tăng cường tính độc lập của UBCKNN chẳng hạn như tách Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra khỏi Bộ Tài chính và trực tiếp trực thuộc Chính phủ; tối ưu hóa các quy trình, thủ tục khi thông qua các bước trung gian. Từ đó, hiệu quả quản lý Thị trường chứng khoán được đảm bảo và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Hai là, pháp luật Việt Nam chưa cho phép thị trường phi tập trung được hoạt động. Thị trường phi tập trung tuy có nhược điểm nhưng cũng có ưu điểm là sẽ làm cho thị trường thứ cấp phong phú và đa dạng hơn, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thị trường về chất lượng dịch vụ, chi phí dịch vụ và các điều kiện khác. Có thể nói việc tồn tại của thị trường phi tập trung trong tương lai, do đó, luận văn kiến nghị cần nghiên cứu các quy định pháp luật trên thế giới về thị trường phi tập trung để có những thử nghiệm cần thiết, tiến tới việc cho phép hoạt động của thị trường phi tập trung tại Việt Nam một cách có kiểm soát và hiệu quả.

Ba là, hiện nay doanh nghiệp muốn niêm yết cổ phiếu phải “có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký niêm yết, trừ trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết là công ty chứng khoán”. Điều kiện này cũng được quy định tương tự đối với Chào bán cổ phiếu như đã trình bày ở trên. Theo đó, quy định này tuy giúp hoạt động đăng ký niêm yết toàn thị trường được diễn ra chuyên nghiệp và tiết kiệm thời gian nhưng nếu áp dụng với các doanh nghiệp có đủ năng lực, kinh nghiệm thì sẽ trở thành rào cản, làm  phát sinh thủ tục và chi phí cho doanh nghiệp. Vì vậy, luận văn kiến nghị điều chỉnh quy định này theo hướng đối với những doanh nghiệp có kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ niêm yết (chứng minh bằng hồ niêm yết những lần trước đó) và có nhân sự có kinh nghiệm có chứng chỉ về tư vấn hồ sơ niêm yết Chào bán cổ phiếu thì không cần phải thuê tổ chức tư vấn nhằm tiết kiệm chi phí, thời gian cho doanh nghiệp. Luận văn: Thực tiễn pháp luật về cổ phiếu chào bán ra công chúng.

Bốn là, giao dịch lô lẻ Cổ phiếu chào bán đã được pháp luật về cổ phiếu cho phép tuy nhiên, khi giao dịch cổ phiếu lô lẻ (1-99 cổ phiếu) thì các lệnh giao dịch chứng khoán lô lẻ hoàn toàn tách biệt với giao dịch chứng khoán lô chẵn, chỉ được khớp với nhau mà không được khớp với lệnh chứng khoán lô chẵn. Điều này dẫn đến việc thanh khoản của giao dịch cổ phiếu lô lẻ có thanh khoản rất thấp và không có ý nghĩa nhiều trong việc phổ biến Thị trường cổ phiếu. Do đó, luận văn kiến nghị điều chỉnh quy định pháp luật theo hướng cho phép giao dịch cổ phiếu lô lẻ được khớp chéo với giao dịch cổ phiếu lô chẵn hoặc định nghĩa lại cổ phiếu lô lẻ là lô cổ phiếu dưới 10 cổ phiếu như trước ngày từ 04/01/2021 hay thập chí định nghĩa lại cổ phiếu lô lẻ là lô cổ phiếu dưới 1 là thực sự cần thiết để phát triển Thị trường cổ phiếu, giúp tăng thanh khoản cho thị trường, giảm thiểu rủi ro “bỏ tất cả trứng vào một rổ” cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ, góp phần phổ biến Thị trường cổ phiếu cho xã hội.

Năm là, pháp luật về chứng khoán đến năm 2020 chưa có quy định, cơ chế, biện pháp để phòng ngừa, kiểm soát vi phạm một cách hiệu quả trong hoạt động quản lý thị trường giao dịch chứng khoán cũng như Giao dịch cổ phiếu của các cơ quan nhà nước thể hiện ở việc trong giai đoạn 2015-2020, hàng loạt lãnh đạo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có rất nhiều sai phạm, gây hậu quả nghiêm trọng và bị ra quyết định kỷ luật. Vì vậy, luận văn kiến nghị cần theo dõi, đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp quản lý thị trường giao dịch cổ phiếu, đánh giá về khả năng phòng ngừa, giám sát, xử lý của LCK2019 và các văn bản pháp luật có liên quan đối với các vi phạm của cơ quan nhà nước nhằm kịp thời điều chỉnh, tăng mức phạt nếu cần thiết.

Sáu là, pháp luật về chứng khoán đến năm 2020, thậm chí là đến hiện nay chưa có hiệu quả cao trong việc phòng ngừa, kiểm soát và xử phạt vi phạm trong hoạt động giao dịch chứng khoán cũng như Giao dịch cổ phiếu của các tổ chức, cá nhân thể hiện ở việc trong những năm gần đây, nhiều vụ vi phạm rất lớn đã bị chuyển sang cơ quan công an xử lý và bị khởi tố. Do đó, luận văn kiến nghị cần theo dõi, đánh giá tính hiệu quả của các quy định pháp luật trong việc phòng ngừa, kiểm soát và xử phạt vi phạm trong hoạt động giao dịch chứng khoán cũng như Giao dịch cổ phiếu của các tổ chức, cá nhân và bổ sung các hành vi vi phạm, điều chỉnh, tăng mức phạt gấp nhiều lần so với số giá trị vi phạm nếu những hành vi vi phạm này vẫn xảy ra với tần suất, mức độ vi phạm lớn trong tương lai. Luận văn: Thực tiễn pháp luật về cổ phiếu chào bán ra công chúng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 của luận văn đã nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về Cổ phiếu chào bán từ năm 2010 đến nay và một số kiến nghị hoàn thiện.

Thứ nhất, luận văn đã trình bày về thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về Chào bán cổ phiếu ở nước ta từ năm 2010 đến nay bao gồm:

Kết quả đạt được đối với pháp luật về Chào bán cổ phiếu ở nước ta từ năm 2010 đến nay: Điều kiện Chào bán cổ phiếu đã được sửa đổi và nâng cao; Tổ chức chào bán phải “Có cam kết và phải thực hiện niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán”; Đã luật hóa việc Sở giao dịch chứng khoán có quyền tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán cho chứng khoán của doanh nghiệp nhà góp phần đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước; Đã có nhiều quy định làm giảm hành vi vi phạm; Các cơ quan quản lý chứng khoán và Thị trường chứng khoán đã quản lý và giám sát hoạt động Chào bán cổ phiếu, đồng thời xử lý các trường hợp vi phạm. o Hạn chế, bất cập đối với Chào bán cổ phiếu ở nước ta ở nước ta từ năm 2010 đến nay: Doanh nghiệp muốn Chào bán cổ phiếu cần thuê “công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán” làm phát sinh thêm chi phí cho doanh nghiệp; Quy định mới yêu cầu doanh nghiệp muốn Chào bán cổ phiếu cần “có hoạt động kinh doanh của 02 năm liên tục liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán” là chưa phù hợp trong trường hợp nền kinh tế xảy ra khủng hoảng hoặc nền kinh tế chung gặp những điều kiện khó khăn.

Thứ hai, luận văn đã trình bày về thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về Giao dịch cổ phiếu ở nước ta từ năm 2010 đến nay bao gồm:

Kết quả đạt được đối với pháp luật về Giao dịch cổ phiếu ở nước ta từ năm 2010 đến nay: Thống nhất Sở giao dịch chứng khoán TPHCM và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội thành Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam; Cập nhật các điều kiện giao dịch cho phù hợp với tình hình nền kinh tế; Điều chỉnh điều kiện về vốn cho phù hợp với các giai đoạn phát triển; Yêu cầu phải “có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký”; Đã tiếp thu những quy định tiên tiến của thế giới.

Hạn chế, bất cập đối với pháp luật về Giao dịch cổ phiếu ở nước ta từ năm 2010 đến nay: Tính độc lập của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chưa cao, bộ máy quản lý thị trường hiện nay có bước trung gian; Pháp luật Việt Nam chưa cho phép thị trường phi tập trung được hoạt động; Muốn niêm yết cổ phiếu phải “có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký niêm yết” làm phát sinh thêm thủ tục và chi phí đặc biệt là đối với các công ty đại chúng; Giao dịch lô lẻ Cổ phiếu chào bán đã được pháp luật về cổ phiếu cho phép tuy nhiên còn rất hạn chế và chưa thực sự có ý nghĩa đáng kể; Phòng ngừa, kiểm soát vi phạm của các cơ quan nhà nước trong hoạt động quản lý thị trường chưa hiệu quả; Chưa có hiệu quả cao trong việc phòng ngừa, kiểm soát và xử phạt vi phạm trong hoạt động giao dịch của các tổ chức, cá nhân.

Thứ ba, việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về Giao dịch cổ phiếu ở nước ta từ năm 2010 đến nay giúp luận văn đưa ra được kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về Cổ phiếu chào bán như sau:

  • Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về Chào bán cổ phiếu:

Phát huy kết quả đạt được của pháp luật Chào bán cổ phiếu về điều kiện đăng ký chào bán.

Kiến nghị hoàn thiện những hạn chế, bất cập của pháp luật về Chào bán cổ phiếu: Cho phép doanh nghiệp có khả năng chuẩn bị hồ sơ đăng ký chào bán (chứng minh chứng chỉ năng lực) và có nhân sự có kinh nghiệm có chứng chỉ về tư vấn hồ sơ đăng ký Chào bán cổ phiếu thì không cần phải thuê tổ chức phát hành là công ty chứng khoán; Điều chỉnh quy định yêu cầu doanh nghiệp muốn Chào bán cổ phiếu cần “có hoạt động kinh doanh của 02 năm liên tục liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán” theo hướng bổ sung quy định trừ những trường đặc biệt như suy thoái kinh tế, đại dịch,…. Luận văn: Thực tiễn pháp luật về cổ phiếu chào bán ra công chúng.

  • Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về Giao dịch cổ phiếu:

Phát huy kết quả đạt được của pháp luật Giao dịch cổ phiếu:Thống nhất Sở giao dịch chứng khoán TPHCM và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội thành Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam; Điều chỉnh điều kiện về vốn cho phù hợp với các giai đoạn phát triển; Tiếp thu những quy định tiên tiến của thế giới. o Kiến nghị hoàn thiện những hạn chế, bất cập của pháp luật về Giao dịch cổ phiếu: Tăng tính độc lập của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Cho phép thị trường phi tập trung được hoạt động; Cho phép doanh nghiệp có kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ niêm yết, có nhân sự có kinh nghiệm có chứng chỉ về tư vấn hồ sơ niêm yết Chào bán cổ phiếu không cần phải thuê tổ chức

tư vấn; Cho phép giao dịch cổ phiếu lô lẻ được khớp chéo với giao dịch cổ phiếu lô chẵn hoặc định nghĩa lại cổ phiếu lô lẻ là lô cổ phiếu dưới 10 cổ phiếu hoặc dưới 1; Theo dõi, đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp quản lý thị trường giao dịch cổ phiếu, đánh giá về khả năng phòng ngừa, giám sát, xử lý của pháp luật đối với các vi phạm của cơ quan nhà nước và kịp thời điều chỉnh, tăng mức phạt nếu cần thiết; Theo dõi, đánh giá tính hiệu quả của các quy định pháp luật trong việc phòng ngừa, kiểm soát và xử phạt vi phạm trong hoạt động giao dịch chứng khoán cũng như Giao dịch cổ phiếu của các tổ chức, cá nhân và có điều chỉnh phù hợp.

KẾT LUẬN Luận văn: Thực tiễn pháp luật về cổ phiếu chào bán ra công chúng.

CBCP giúp nền kinh tế huy động vốn trung và dài hạn rất hiệu quả. Việc nghiên cứu về Chào bán cổ phiếu là rất cần thiết nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến Chào bán cổ phiếu. Luận văn đã nghiên cứu về Chào bán cổ phiếu, đi từ khái luận cơ bản về Chào bán cổ phiếu tại chương 1, quy định pháp luật về Chào bán cổ phiếu tại chương 2, từ đó đối chiếu với thực tiễn thực hiện pháp luật về Chào bán cổ phiếu để đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về Chào bán cổ phiếu.

Chương 1 trình bày khái quát chung về Chào bán cổ phiếu, về một số khái niệm, đặc điểm, về quá trình hình thành, phát triển và về vai trò của pháp luật đối liên quan đến Chào bán cổ phiếu. Chương 2 nghiên cứu quy định pháp luật điều chỉnh Chào bán cổ phiếu, bao gồm các hình thức, chủ thể, điều kiện, trình tự, thủ tục của Cổ phiếu chào bán; và thị trường, điều kiện, quy trình và giám sát Giao dịch cổ phiếu.

Chương 3 trình bày thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về Cổ phiếu chào bán từ năm 2010 đến nay bằng tài liệu, thông tin, số liệu tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Qua đó các trình bày những kết quả đã đạt được và một số hạn chế, bất cập còn tồn tại của CBCP. Thông qua đó, luận văn đưa ra một số kiến nghị nhằm phát huy kết quả đã đạt được và khắc phục hạn chế, bất cập của pháp luật về Chào bán cổ phiếu./. Luận văn: Thực tiễn pháp luật về cổ phiếu chào bán ra công chúng.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:

===>>> Luận văn: Pháp luật Việt Nam về cổ phiếu chào bán ra công chúng

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0972114537