Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Pháp luật bảo hộ quyền tác giả đối tác phẩm điện ảnh hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài: Quy định của pháp luật việt nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh và các kiến nghị hoàn thiện dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
2.1. Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả
Theo Khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký”.
Dựa theo quy định trên thì đối tượng muốn được bảo hộ Quyền tác giả trước tiên phải là tác phẩm. Theo quy định hiện nay, “Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào”.
Mọi sản phẩm sáng tạo trí tuệ đều bắt đầu từ ý tưởng sáng tạo. Ý tưởng sáng tạo được hình thành trong tư duy, là sản phẩm vô hình không ai có thể nhìn thấy cảm nhận hay biết được ngoại trừ người tạo ra ý tưởng đó, do vậy rất khó có thể xác định được thời điểm tác phẩm được sáng tạo nên, mà thời điểm tác phẩm hình thành lại là yếu tố cốt yếu trong việc xác định Quyền tác giả để từ đó có thể bảo hộ các quyền cho tác giả thực sự của tác phẩm đó. Xuất phát từ đặc tính đặc thù là “vô hình” này mà pháp luật của ta hiện nay có quy định cụ thể tác phẩm sẽ chỉ được bảo hộ kể từ thời điểm nó được sáng tạo ra dưới một hình thức vật chất nhất định. Có nghĩa là sản phẩm đó được lưu lại dưới bất kỳ hình thức, ngôn ngữ hay phương tiện nào, dù đã được đăng ký hay chưa đăng ký, công bố hay chưa công bố thì đều phát sinh Quyền tác giả. Như vậy, sự xuất hiện của tác phẩm chính là một trong những căn cứ phát sinh Quyền tác giả và quyền này cần được tôn trọng, bảo vệ.
Ví dụ: tác phẩm thơ, truyện thể hiện dưới dạng những trang viết, tác phẩm điện ảnh dưới dạng những thước phim, tác phẩm tạo hình thể hiện dưới dạng hình khối, đường nét với các dạng vật chất như gỗ, đá,…
Trước đây Luật Sở hữu trí tuệ chưa có quy định nào cụ thể và trực tiếp về điều kiện bảo hộ đối với tác phẩm, một sản phẩm sáng tạo có thể xác định đủ điều kiện là tác phẩm được bảo hộ phải thông qua nhiều quy định khác nhau của Luật Sở hữu trí tuệ, cụ thể: tác phẩm phải thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học; tác phẩm là kết quả của hoạt động sáng tạo; tác phẩm phải được ấn định trên một hình thức vật chất nhất định.
Đề xuất, kiến nghị Luận văn: Pháp luật bảo hộ quyền tác giả đối tác phẩm điện ảnh.
Từ đó có thể thấy rằng, một sản phẩm được bảo hộ là tác phẩm thì phải đáp ứng đủ ba điều kiện nêu trên mới có đủ căn cứ xác định được một sản phẩm sáng tạo được bảo hộ là tác phẩm. Do đó việc áp dụng trong thực tiễn gây ra không ít khó khăn, nên việc ban hành một quy định trực tiếp về điều kiện bảo hộ đối với tác phẩm là thật sự cần thiết. Bên cạnh đó tại Khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ liệt kê ra các tác phẩm được bảo hộ Quyền tác giả chưa đảm bảo tính bao quát hết tất cả các tác phẩm. Đặc biệt là trong thời đại nhiều loại hình tác phẩm mới được ra đời. Để không bỏ sót các loại hình tác phẩm mới đủ điều kiện được bảo hộ thì tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ nên được bổ sung thêm điều khoản mang tính bao quát như “Các tác phẩm khác đủ điều kiện bảo hộ đối với tác phẩm”.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
2.2 Chủ thể quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh
Chủ thể Quyền tác giả được hiểu là cá nhân, tổ chức có các quyền nhất định đối với một tác phẩm, bao gồm tác giả của tác phẩm và chủ sở hữu Quyền tác giả. Về Quyền tác giả, tác giả hoặc chủ sở hữu Quyền tác giả được Luật Sở hữu trí tuệ quy định tại Chương III về chủ sở hữu Quyền tác giả, quyền liên quan. Ta có thể thấy cơ bản có hai trường hợp. Nếu tác giả đồng thời là chủ sở hữu Quyền tác giả thì vừa có quyền nhân thân vừa có quyền tài sản. Còn nếu tác giả không đồng thời là chủ sở hữu Quyền tác giả thì tác giả có quyền nhân thân còn chủ sở hữu có quyền tài sản.
2.2.1. Tác giả, đồng tác giả
Theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP ghi nhận: “Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học”. Có thể hiểu tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra toàn bộ hoặc một phần tác phẩm văn học nghệ thuật, và khoa học, luôn song hành với tác giả là tác phẩm. tác phẩm điện ảnh chính là sản phẩm được nhào nặn từ bàn tay tuyệt tác cùng sự sáng tạo của tác giả. Luận văn: Pháp luật bảo hộ quyền tác giả đối tác phẩm điện ảnh.
Với khái niệm trên, có thể hiểu là chỉ những người trực tiếp làm ra tác phẩm điện ảnh thông qua hoạt động của tư duy sáng tạo mới được coi là tác giả của tác phẩm điện ảnh đó. Điều kiện để được công nhận là tác giả tác phẩm điện ảnh và được pháp luật bảo hộ thì chủ thể phải đáp ứng đầy đủ tiêu chí sau:
Một là, chủ thể phải là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm điện ảnh và cũng là chủ sở hữu tác phẩm điện ảnh. Các tác phẩm điện ảnh phải được thể hiện dưới dạng hình thức nhất định.Trong trường hợp có từ hai người trở lên cùng tham gia sáng tạo, hoàn thành tác phẩm điện ảnh từ nguồn tài chính, điều kiện vật chất và thời gian của mình, thì họ được xem là các đồng tác giả. Họ có quyền nhân thân và quyền tài sản như nhau đối với tác phẩm và có độc quyền quyết định về nội dung mà mình đã sáng tạo có thể tách rời mà làm ảnh hưởng đến phần của các đồng tác giả khác. Khi chuyển giao Quyền tác giả, cần phải có sự đồng ý của tất cả các đồng tác giả của tác phẩm.
Bởi tính chất đặc biệt để tạo nên loại hình tác phẩm này, các Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh cũng được pháp luật hướng dẫn tương ứng cho các tác giả góp sức sáng tạo, cũng như chủ sở hữu tác phẩm. Việc hình thành nên một tác phẩm điện ảnh là hoạt động sáng tạo tổng hợp nhiều công đoạn, quá trình khác nhau kết hợp các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng khác nhau để tạo nên một tác phẩm. Ngoài ra, tác phẩm điện ảnh còn là sản phẩm của hoạt động tư duy sáng tạo của nhiều chủ thể hợp thành. Khoản 1 Điều 21 Luật Sở hữu trí tuệ quy định các chủ thể được bảo hộ Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh bao gồm như: đạo diễn, biên kịch, quay phim, dựng phim,…Tuy nhiên, việc một tập thể, nhóm người tạo ra tác phẩm điện ảnh chỉ được hưởng quyền nhân thân theo quy định chỉ khi có “thỏa thuận”. Do đó sẽ dể xảy ra tranh chấp giữa các chủ thể cùng tạo ra tác phẩm nếu như trong quá trình sáng tạo ra tác phẩm không có sự thỏa thuận, thống nhất.
Hai là, chủ thể phải ghi tên thật hoặc bút danh của mình trên tác phẩm điện ảnh đã công bố. Theo quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ về Quyền nhân thân thì tác giả được quyền: Đặt tên cho tác phẩm; Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm. Đây là những quyền nhân thân mà tác giả tác phẩm điện ảnh được pháp luật bảo vệ. Việc đặt tên cho tác phẩm đánh dấu sự sở hữu của tác giả lên tác phẩm do mình sáng tạo nên. Việc đặt tên cho tác phẩm do tác giả toàn quyền quyết định. Tuy nhiên, việc đặt tên cho các tác phẩm cần phải rõ ràng, rành mạch. Không gây khó khăn, hiểu lầm cho các đối tượng khác khi tiếp cận tác phẩm điện ảnh để tránh những trường hợp tranh chấp, vi phạm có thể xảy ra.
Ba là, đối tượng chỉ được bảo hộ Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh khi thuộc phạm vi đối tượng quy định tại Khoản 1, 2 Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ, quy định: Chủ thể là cá nhân, tổ chức có quốc tịch Việt Nam hay có quốc tịch nước ngoài (kể cả có quốc tịch nước khác hoặc không có quốc tịch nước nào) có tác phẩm lần đầu tiên được xuất bản tại Việt Nam. Trong trường hợp này, chủ thể phải đảm bảo thời gian công bố tác phẩm. Luận văn: Pháp luật bảo hộ quyền tác giả đối tác phẩm điện ảnh.
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP quy định: “Người hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả hoặc đồng tác giả”. Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP, “Đồng tác giả là những tác giả cùng trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học”. Đây là lần đầu tiên có quy định về khái niệm đồng tác giả. Tuy nhiên, định nghĩa kể trên vẫn chưa làm rõ được như thế nào là đồng tác giả, và có thể dẫn đến những cách hiểu khác nhau. Chẳng hạn một bộ phim điện ảnh được tạo ra phải có nhiều khâu cùng kết hợp để thực hiện như: tác giả biên kịch, tác giả phim, đạo diễn, âm thanh, ánh sáng, quay phim,…vậy liệu rằng tất cả những cá nhân đó có phải là đồng tác giả của tác phẩm điện ảnh?
Việc xác định như thế nào là đồng tác giả có ý nghĩa quan trọng. Nếu là đồng tác giả thì những người đó sẽ cùng nhau được hưởng quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm đó. Chính vì thế nếu quy định về đồng tác giả không rõ ràng sẽ dể dẫn đến xảy ra tranh chấp về Quyền tác giả nếu giữa các tác giả.
Đề xuất, kiến nghị:
Luật Sở hữu trí tuệ cần phải có những sửa đổi quy định về tác giả, đồng tác giả để phù hợp trong thực tiễn. Chỉ trường hợp các tác giả có sự bàn bạc, thỏa thuận, thống nhất để cùng sáng tạo ra một tác phẩm thì mới được xem là đồng tác giả. Còn việc tạo ra từng phần độc lập, không có sự bàn bạc thống nhất trong quá sáng tạo ra tác phẩm thì không được xem là đồng tác giả. Như vậy sự thống nhất trong việc sáng tạo ra tác phẩm là yếu tố xác định đồng tác giả.
Thấy được những bất cập đó, Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi, bổ sung năm 2022) đã có những chỉnh sửa, bổ sung và cách nhìn nhận về tác giả, đồng tác giả hợp lý hơn so với Nghị định 22/2018/NĐ-CP. Nhằm tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc có thể khắc phục được những bất cập trước đây. Cụ thể tại Khoản 1 Điều 12a Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung năm 2022 quy định “Tác giả là người trực tiếp sáng tạo tác phẩm. Trường hợp có từ hai người trở lên cùng trực tiếp sáng tạo tác phẩm với chủ ý là sự đóng góp của họ được kết hợp thành một tổng thể hoàn chỉnh thì những người đó là các đồng tác giả”. So với Nghị định 22/2028/NĐ-CP quy định không còn quy định tác giả là người tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm; không còn quy định theo kiểu liệt kê danh sách đóng về tác phẩm. Và không công nhận tư cách tác giả, đồng tác giả với trường hợp hỗ trợ, góp ý hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm.
2.2.2 Chủ sở hữu quyền tác giả tác đối với tác phẩm điện ảnh Luận văn: Pháp luật bảo hộ quyền tác giả đối tác phẩm điện ảnh.
Theo Điều 36 Luật Sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu Quyền tác giả là: “tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này”. Trên cơ sở đó, chủ thể là chủ sở hữu Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh sẽ thuộc các trường hợp quy định từ Điều 36 đến Điều 42 Luật Sở hữu trí tuệ, cụ thể:
Chủ sở hữu Quyền tác giả là tác giả: theo hướng dẫn tại Điều 37 Luật Sở hữu trí tuệ tác giả là chủ sở hữu Quyền tác giả chỉ khỉ tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm điện ảnh. Lúc này chủ sở hữu Quyền tác giả có toàn bộ quyền nhân thân và quyền tài sản. Hay có thể nói theo cách khác chủ thể vừa là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm điện ảnh, vừa là người có sự đóng góp về tài chính, cơ sở vật chất khác trong suốt quá trình hoàn thành tác phẩm điện ảnh. Ví dụ: J.K Rowling vừa là tác giả vừa là chủ sở hữu tác phẩm “Harry Potter”.
Chủ sở hữu Quyền tác giả là các đồng tác giả: tại Điều 38 Luật Sở hữu trí tuệ quy định cá nhân hay tổ chức sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để cùng sáng tạo ra tác phẩm điện ảnh thì chủ sở hữu Quyền tác giả là các đồng tác giả. Chủ sở hữu là các đồng tác giả có chung các quyền nhân thân và quyền tài sản theo quy định của PL đối với tác phẩm đó. Nếu tác phẩm điện ảnh có phần riêng biệt có thể tách rời để sử dụng một cách độc lập mà không làm ảnh hưởng đến các phần còn lại của các đồng tác giả khác thì sẽ được hưởng các quyền nhân thân và tài sản đối với phần riêng biệt đó. Ví dụ: Bộ phim điện ảnh “ Sống trong sợ hãi” đồng tác giả cùng viết là Bùi Thạc Chuyên và Nguyễn Thị Minh Ngọc và được đạo diễn Bùi Thạc Chuyên thực hiện và công chiếu vào năm 2005.
Chủ sở hữu Quyền tác giả là cá nhân, tổ chức giao kết hợp đồng hoặc giao nhiệm vụ cho tác giả tác phẩm điện ảnh: ta có thể hiểu chủ sở hữu Quyền tác giả được quy định tại Điều 39 Luật Sở hữu trí tuệ là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình hoặc giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu các quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm. Ví dụ: Doanh nghiệp thuê dịch vụ làm video quảng cáo cho một bộ phim điện ảnh.
Chủ sở hữu Quyền tác giả là người thừa kế: dựa theo quy định tại Điều 40 Luật Sở hữu trí tuệ. Ta có thể thấy, căn cứ để phát sinh quyền sở hữu của chủ sở hữu Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh là các chủ thể này thuộc đối tượng được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp tác giả tác phẩm điện ảnh đồng thời là chủ sở hữu Quyền tác giả tác phẩm điện ảnh thì sau khi tác giả chết, người thừa kế trở thành chủ sở hữu Quyền tác giả tác phẩm điện ảnh và được hưởng các Quyền tác giả của tác phẩm điện ảnh được quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ.
Chủ thể là cá nhân, tổ chức được chuyển nhượng quyền: thông qua Điều 42 Luật Sở hữu trí tuệ quy định “Tổ chức, cá nhân được chuyển giao một, một số hoặc toàn bộ quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 của Luật này theo thỏa thuận trong hợp đồng là chủ sở hữu Quyền tác giả; tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm khuyết danh được hưởng quyền của chủ sở hữu cho đến khi danh tính của tác giả, được xác định”. Mà cụ thể quyền mà cá nhân, tổ chức được chuyển giao là quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm Luận văn: Pháp luật bảo hộ quyền tác giả đối tác phẩm điện ảnh.
Chủ sở hữu Quyền tác giả là Nhà nước: căn cứ phát sinh quyền sở hữu Quyền tác giả của Nhà nước là dựa trên các cơ sở pháp luật đối với tác phẩm điện ảnh khi tác phẩm điện ảnh đó là tác phẩm khuyết danh; tác phẩm điện ảnh còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu Quyền tác giả tác phẩm điện ảnh chết mà không có người thừa kế thì người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được hưởng di sản; tác phẩm điện ảnh được chủ sở hữu Quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước.
Như vậy, chủ sở hữu Quyền tác giả tác phẩm điện ảnh theo quy định tại Điều 36 của Luật Sở hữu trí tuệ có thể là các tổ chức, cá nhân năm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản theo quy định tại điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ. Theo đó chủ sở hữu Quyền tác giả được bảo hộ và được các độc quyền khai thác tác phẩm theo ý muốn của mình. Chủ sở hữu quyền tác phẩm điện ảnh có thể là tác giả hoặc không đồng thời là tác giả đối với tác phẩm điện ảnh đó.
Ví dụ: Họa sĩ Lê Linh chỉ có tư cách là tác giả đối với bộ truyện tranh “Thần đồng đất Việt” vì tư cách chủ sở hữu Quyền tác giả đã mặc định chuyển giao cho Công ty TNHH Phan Thị theo hợp đồng lao động.
Tuy nhiên, quy định tại Điều 37 và Điều 39 Luật Sở hữu trí tuệ vẫn còn mâu thuẫn về chủ sở hữu Quyền tác giả và khó khăn khi áp dụng trong thực tiễn. Gây ra hiểu lầm trong việc xác định chủ sở hữu Quyền tác giả. Trong một tình huống giả định ông A làm việc tại một cơ quan với công việc là văn thư, trong thời gian không làm việc ông A đã tranh thủ sáng tác kịch bản điện ảnh. Vậy trong trường hợp này ông A có được xem là chủ sở hữu Quyền tác giả? Nếu như xét theo quy định tại Điều 37 Luật Sở hữu trí tuệ ông A không là chủ sở hữu Quyền tác giả vì kịch bản điện ảnh ông sáng tác trong thời gian làm việc, ngay tại nơi ông làm và sử dụng bút, giấy được cơ quan trang bị tại nơi làm việc để sáng tạo tác phẩm. Nhưng nếu xét theo quy định tại Điều 39 thì ông A lại là chủ sở hữu Quyền tác giả vì nhiệm vụ cơ quan giao cho ông là nhân viên văn thư chứ không phải là sáng tác kịch bản điện ảnh. Luận văn: Pháp luật bảo hộ quyền tác giả đối tác phẩm điện ảnh.
Như vậy mấu chốt để xác định chủ sở hữu Quyền tác giả của cơ quan, tổ chức nằm ở việc giao nhiệm vụ cho tác giả sáng tạo ra tác phẩm, chứ không nằm ở việc xác định các yếu tố không gian, thời gian, cơ sở vật chất – kỹ thuật. Vì vậy quy định tại
Điều 37 cần phải được sửa đổi để thống nhất hơn với Điều 39 Luật Sở hữu trí tuệ cũng như không gây ra hiểu lầm và khó khăn trong thực tiễn.
Tương tự tại Khoản 2 Điều 38 quy định vẫn còn chưa rõ ràng cụ thể: “Các đồng tác giả sáng tạo ra tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập mà không làm phương hại đến phần của các đồng tác giả khác thì có các quyền quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này đối với phần riêng biệt đó”. Quy định tại khoản này chỉ tập trung nhấn mạnh vào quyền lợi của các đồng tác giả đối với các phần tác phẩm do mình sáng tạo, nhưng nếu trường hợp không xác định được các phần sáng tạo của từng tác giả trong một tác phẩm thì quyền lợi của các tác giả sẽ được quy định như thế nào? Do đó Luật Sở hữu trí tuệ ngoài quy định về trường hợp xác định được phần sáng tạo của các tác giả thì phải bổ sung thêm quy định về quyền và nghĩa vụ của đồng tác giả là như nhau trong trường hợp không xác định được phần sáng tạo của từng người trong tác phẩm chung.
Đề xuất, kiến nghị:
Pháp luật Sở hữu trí tuệ cần quy định cụ thể trường hợp tác phẩm được sáng tạo bởi các đồng tác giả cũng có hai trường hợp: (i) Nếu xác định được phần sáng tạo độc lập của mỗi tác giả đối với tác phẩm chung, mỗi tác giả có quyền đối với tác phẩm mà họ sáng tạo ra; (ii) Nếu không xác định được phần sáng tạo của từng người, các đồng tác giả có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với toàn bộ tác phẩm
2.3 Nội dung về quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh Luận văn: Pháp luật bảo hộ quyền tác giả đối tác phẩm điện ảnh.
QTG là quyền của tác giả, chủ sở hữu Quyền tác giả đối với một loại tài sản đặc biệt mang tính tư duy, sáng tạo. “Theo Công ước Bern và Luật Quyền tác giả của tất cả các quốc gia trên thế giới, tác giả có hai nhóm quyền gồm quyền tinh thần và quyền kinh tế; theo pháp luật Việt Nam là quyền nhân thân và quyền tài sản. Các Quyền tác giả tự động phát sinh ngay sau khi tác phẩm được hình thành”.
2.3.1 Quyền nhân thân
Quyền nhân thân đối với tác phẩm là các quyền mang yếu tố tinh thần của chủ thể đối với tác phẩm. Như tên gọi của nó, quyền nhân thân về bản chất là các quyền gắn liền với chủ thể nhất định mà không thể chuyển dịch được. Đăc trưng của quyền nhân thân bao gồm:
Thứ nhất, luôn gắn với một cá nhân xác định, không được phép chuyển giao cho người khác (trừ quyền công bố tác phẩm).
Thứ hai, không xác định được bằng tiền. Về cơ bản, chủ thể của quyền nhân thân chỉ được hưởng lợi ích tinh thần mà không được hưởng lợi ích vật chất. Những lợi ích vật chất mà chủ thể được hưởng là do giá trị tinh thần mang lại.
Thứ ba, được xác lập không phải dựa trên các sự kiện pháp lý mà chúng được xác lập trực tiếp trên cơ sở những quy định của pháp luật.
Thứ tư, là một loại quyền mang tính tuyệt đối. Các chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng giá trị nhân thân được bảo vệ.
Quyền nhân thân có thể được chia thành quyền nhân thân không thể chuyển giao được quy định tại các Khoản 1, 2, 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ và quyền có thể chuyển giao quy định tại Khoản 3 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ. Bao gồm các quyền sau đây: Luận văn: Pháp luật bảo hộ quyền tác giả đối tác phẩm điện ảnh.
Quyền đặt tên cho tác phẩm điện ảnh: các nhà phê bình thường nói, mỗi cái tên tác phẩm nghệ thuật có vai trò quan trọng, tựa như là “chìa khóa” giúp kết nối công chúng và tác phẩm. Do đó, trong quá trình sáng tác, nhiều văn nghệ sỹ rất dụng công tìm tòi để đặt tên phù hợp, giàu biểu cảm cho tác phẩm của mình. “Trong một Trại sáng tác ký và truyện ngắn Tuyên Quang, nhà văn Sương Nguyệt Minh từng ví nhan đề như gương mặt của một con người, là cái nổi bật nhất để phân biệt tác phẩm này với tác phẩm khác. Để đặt được một nhan đề sao cho đúng, cho hay, cho độc đáo không phải dễ. Bởi nhan đề vừa phải khái quát ở mức cao về nội dung tư tưởng, vừa phải nói cô động được cái “thần”, cái “hồn” của tác phẩm”.
Nếu Luật Sở hữu trí tuệ quy định tại Khoản 1 Điều 19 chỉ là đặt tên cho tác phẩm thì tại Khoản 1 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi, bổ sung năm 2022) đã thêm một nội dung mới về quy định đặt tên cho tác phẩm. Theo đó tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ. Như vậy, ngoài các quyền tài sản, bên nhận chuyển giao còn có thể sử dụng có quyền đặt tên tác phẩm, tùy theo thỏa thuận với tác giả. Trước khi có quy định trên, chủ sở hữu trong quá trình sử dụng, khai thác tác phẩm, nếu có nhu cầu thay đổi tên tác phẩm phải có văn bản xác nhận đổi tên tác phẩm của tác giả. Việc này làm phức tạp, khó khăn cho chủ sở hữu Quyền tác giả. Quy định mới không chỉ đảm bảo các quyền nhân thân vốn có của tác giả, mà còn tạo điều kiện thuận lợi và nhanh chóng hơn cho chủ sở hữu khi cần đổi tên tác phẩm.
Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm điện ảnh, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng: trong xã hội hiện đại và phát triển như hiện nay. Quyền đứng tên tác giả là quyền giúp tác giả được tùy ý lựa chọn đứng tên như thế nào đối với tác phẩm. Tác giả có thể đứng tên thật của mình hoặc chỉ để bút danh,….Thậm chí không đứng tên tác phẩm. Dù trong trường hợp nào đi nữa thì Quyền tác giả đối với tác phẩm vẫn được bảo vệ, miễn là sau khi tác phẩm được công bố, phổ biến, sử dụng tác giả vẫn chứng minh được tác phẩm do chính mình sáng tạo ra và có quyền yêu cầu người sử dụng tác phẩm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với quyền của mình.
Quyền công bố tác phẩm hoặc cho người khác công bố tác phẩm điện ảnh: theo quy định của Khoản 2 Điều 22 của Nghị định 100/2006/NĐ-CP về Quyền tác giả và quyền liên quan công bố tác phẩm được hiểu là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao đủ để đáp ứng nhu cầu hợp lý của công chúng tuỳ theo bản chất của tác phẩm, do tác giả, chủ sở hữu Quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu Quyền tác giả. Đây là cơ sở pháp lý để tác giả bảo vệ hình ảnh của mình khi bị xâm phạm do việc công bố tác phẩm trái kiểm soát của tác giả gây ra. Luận văn: Pháp luật bảo hộ quyền tác giả đối tác phẩm điện ảnh.
Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm điện ảnh, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả: trong các quyền nhân thân không thể chuyển giao thì quyền này được coi là quan trọng nhất và trong thực tiễn nó cũng hay bị xâm phạm nhất. Khoản 5 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ cũng có quy định việc “Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả” được xem là xâm phạm Quyền tác giả.
TPĐA là kết quả lao động sáng tạo đầu tư tâm huyết của tác giả, bất cứ hành vi hủy hoại hay cắt xén, làm thay đổi căn bản nội dung tác phẩm đều xâm hại đến tác phẩm hoàn chỉnh của tác giả. Vì thế, chỉ có tác giả mới có quyền sửa đổi, bổ sung nội dung tác phẩm của chính mình cũng chỉ có tác giả mới có quyền cho phép người khác sửa đổi bổ sung nội dung tác phẩm. Vì vậy bất cứ người nào với bất cứ hành vi nào sửa đổi tác phẩm mà không có sự cho phép của tác giả đều bị coi là hành vi xâm phạm Quyền tác giả và phải chịu những hậu quả pháp lý nhất định theo pháp luật. Luận văn: Pháp luật bảo hộ quyền tác giả đối tác phẩm điện ảnh.
Quy định này giúp tác giả bảo vệ được nội dung tác phẩm cũng như uy tín, danh dự của mình. Tuy nhiên trên thực tế nếu xảy ra tranh chấp việc tác giả thu thập chứng cứ có thể chứng minh được HVVP gây “phương hại đến danh dự và uy tín” là một điều vô cùng khó khăn. Vì việc đánh giá một tác phẩm phần lớn xuất phát từ quan điểm cá nhân chứ không có quy chuẩn cụ thể. Có người sẽ cho rằng sữa chữa, cắt xén sản phẩm sai lệch làm ảnh hưởng uy tín, danh dự của tác giả, ngược lại thì có người sẽ cho rằng việc sửa chữa tác phẩm làm cho tác phẩm hay hơn. Để khắc phục vấn đề tác giả phải chứng minh việc “Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả”. Tại Khoản 3 Điều 20 Nghị định 22/2018/NĐ-CP cũng giái thích như sau: “Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm hoặc sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính trừ trường hợp có thoả thuận của tác giả”. Theo quy định này, tác giả không cần chứng minh việc sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự, uy tín của mình mà chỉ cần chứng minh việc sửa chữa, cắt xén không được sự đồng ý của tác giả đã bị coi là xâm phạm. Tuy nhiên như thế thì lại không đúng với tinh thần được thể hiện tại Khoản 4 Điều 19 và Khoản 5 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ dẫn đến mâu thuẫn. Mặt khác quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm là một trong những quyền tinh thần thuộc về tác giả, trong khi đó quyền làm tác phẩm phái sinh là một trong những quyền tài sản thuộc về chủ sở hữu Quyền tác giả và có thể chuyển giao cho người khác. Tranh chấp có thể phát sinh khi người có quyền làm tác phẩm phái sinh sửa chữa, thay đổi tác phẩm gốc mà không được sự cho phép của tác giả, làm ảnh hưởng đến tác phẩm gốc của tác giả, khiến cho tác giả cảm thấy danh dự bị xâm phạm. Như vậy đã có sự mâu thuẫn xuất hiện trong quy định Luật Sở hữu trí tuệ khi quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm là một trong những quyền nhân thân, còn quyền cho làm tác phẩm phái sinh lại thuộc nhóm quyền tài sản. Điều này gây ra những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp.
Để minh họa cho sự mâu thuẫn giữa quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm và quyền làm tác phẩm phát sinh ta có thể xem xét vụ việc tranh chấp liên quan đến bộ truyện tranh “Thần đồng Đất Việt”. Cụ thể:
Nguyên đơn ông Lê Phong Linh (bút danh Lê Linh) và bị đơn là Công ty Phan Thị do bà Phan Thị Mỹ Hạnh làm Giám đốc. Theo đơn của họa sĩ Lê Linh, tập truyện “Thần đồng Đất Việt” ban đầu do họa sĩ Lê Linh và Công ty TNHH TM DV KT & Phát triển tin học Phan Thị (Công ty Phan Thị) thực hiện. Tập đầu tiên ra mắt năm 2002. Ông Linh sáng tạo ra 78 tập truyện này từ năm 2002-2005. Tranh chấp Quyền tác giả xảy ra khi đến tập 78. Lê Linh chấm dứt cộng tác với Phan Thị do đến năm 2006 phát hiện bà Hạnh tự ý ghi tên bà vào giấy đăng ký bản Quyền tác giả nên họa sĩ Lê Linh đã hợp tác với Công ty Phan thị, nhưng sau đó Phan Thị vẫn thuê họ sĩ làm tiếp và xuất bản từ tập 79 trở đi mà không có sự đồng ý của Lê Linh. Tháng 4/2007, họ sĩ Lê Linh gửi đơn kiện Công ty Phan Thị, yêu cầu Công ty này công nhận ông là tác giả duy nhất với các hình vẽ các nhân vật truyện tranh trong “Thần đồng Đất Việt” chứ không phải là đồng tác giả với bà Phan Thị Mỹ Hạnh như trong hồ sơ đăng ký bản quyền mà đơn vị này đưa ra. Luận văn: Pháp luật bảo hộ quyền tác giả đối tác phẩm điện ảnh.
Trong cả Bản án sơ thẩm số 35/2019/DSST ngày 18/02/2019 và Bản án phúc thẩm số 774/2019/DSPT ngày 03/09/2019. Tòa án đều tuyên công nhận Lê Linh là tác giả duy nhất đối với hình tượng nhân vật trong “Thần đồng Đất Việt”.
Theo quan điểm của Hội đồng xét xử vụ việc trên, ý tưởng không được bảo hộ Quyền tác giả. Họa sĩ Lê Linh là người trực tiếp sáng tạo ra hình tượng 4 nhân vật chính trong “Thần đồng Đất Việt” nên có quyền nhân thân của tác giả là quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm. Việc Công ty Phan Thị tiếp tục sáng tác phần tiếp theo của “Thần đồng Đất Việt” với những biến thể khác là xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn đối với tác phẩm của tác giả Lê Linh. Vậy Công ty Phan Thị chỉ là người đưa ra ý tưởng chứ không trực tiếp tham gia và việc sáng tạo nhân vật trong “Thần đồng đất Việt” nên không được xem là đồng tác giả mà chỉ là chủ sở hữu Quyền tác giả, nên việc cho họa sĩ khác tiếp tục viết truyện mà không có sự đồng ý của tác giả Lê Linh là hành vi xâm phạm quyền nhân thân của tác giả. Vậy vấn đề được đặt ra là Công ty Phan Thị là chủ sở hữu Quyền tác giả việc viết tiếp các tập truyện “Thần đồng Đất Việt” có được cho là làm tác phẩm phái sinh? Một trong những độc quyền của chủ sở hữu Quyền tác giả. Tuy nhiên tòa đã không công nhận việc làm này của Công ty Phan Thị là việc làm tác phẩm phái sinh khi không chỉ ra được hình thức làm tác phẩm phái sinh: dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải như quy định tại Khoản 8 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ.
Qua vụ việc trên ta có thế thấy những bất cập của Luật Sở hữu trí tuệ trong thực tiễn khi không giải quyết được mối quan hệ giữa tác giả và chủ sở hữu Quyền tác giả. Dẫn đến việc xảy ra mâu thuẫn trong bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của tác giả và chủ sở hữu Quyền tác giả.
Thực trạng hiện nay, vấn đề xâm phạm Quyền tác giả tại Việt Nam đặc biệt là xâm phạm quyền nhân thân của tác giả, vẫn xảy ra khá nhiều, gây bức xúc không nhỏ cho những người sáng tạo ra tác phẩm, chủ sở hữu tác phẩm, cũng như những người thưởng thức tác phẩm. Những người làm công tác sáng tạo ra tác phẩm sẽ ngần ngại thực hiện những ý đồ sáng tạo của mình, và điều này sẽ tác động không tốt đến đời sống văn hóa tinh thần của cả cộng đồng. Ngoài ra vấn đề Quyền tác giả bị xâm phạm cũng gây thiệt hại lớn đến nền kinh tế quốc dân.
Trong lĩnh vực điện ảnh lại một lần nữa, Wed phim lậu lớn nhất Việt Nam “Phimmoi.et” được nhắc tên. Nguyên nhân được xác định là phim lậu xâm phạm Quyền tác giả, quyền liên quan. “Ngày 19 tháng 8 Công an tác phẩm HCM khởi tố vụ án hình sự liên quan website phimmoi.t. Các cá nhân đã sao chép, sử dụng tác phẩm điện ảnh để phát trên website: www.phimmoi.t. Web phim lậu này đã liên tục xâm phạm QTG quyền liên quan để chiếu phim trực tuyến miễn phí trên mạng internet”[12]. Kể từ đầu năm nay trang chiếu phim lậu này đã rất nhiều lần bị cảnh cáo. Tuy nhiên, vì lợi nhuận khủng nên bất chấp các quy định pháp luật mà thực hiện.
Đề xuất, kiến nghị: Luận văn: Pháp luật bảo hộ quyền tác giả đối tác phẩm điện ảnh.
Từ những thực trạng nêu trên có thể thấy rằng tình trạng xâm phạm các quyền xảy ra rất phổ biến và bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, hệ thống pháp luật cần phải có những biện pháp khắc phục triệt để tình trạng này ngày một diễn ra ít hơn.
Một là, cần phải hoàn thiện hơn nữa các quy định chung về Quyền tác giả. Quyền nhân thân được xem là một trong những quyền quan trọng nhất, nhưng thường hay bị xâm phạm nhất trong thực tế. Do đó, mọi hành vi sửa chữa, cắt xén hay xuyên tạc tác phẩm đều phải bị xem là hành vi xâm phạm Quyền tác giả mà không phụ thuộc vào việc hành vi đó có gây phương hại đến danh dự uy tín của tác giả hay không. Điều này cũng giúp tác giả bớt đi nghĩa vụ chứng minh.
Hai là, Cần tiếp tục nâng cao sự nhận thức vai trò pháp luật, sự hiểu biết pháp luật của người dân bằng cách tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về Quyền tác giả qua các phương tiện truyền thông, phương tiện thông tin đại chúng.
Ba là, Nên có một số quy định về việc kiểm duyệt nội dung để ngăn chặn những nội dung được đăng tải trên không gian mạng, trên trực tuyến của mình khỏi hành vi sao chép, cắt xén và nên đưa ra giải pháp về việc quản lý máy chủ lưu trữ dữ liệu, để có thể tang cường hiệu quả trong hoạt động kiểm duyệt nội dung khi đăng tải lên các trang mạng trực tuyến.
Để giải quyết được xung đột giữa quyền nhân thân của tác giả và quyền tài sản của chủ sở hữu quyền tác giả, Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi, bổ sung năm 2022) đã bổ sung quy định tại Khoản 1 Điều 19 “Tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này” và Khoản 2 Điều 20 “….Trường hợp làm tác phẩm phái sinh mà ảnh hưởng đến quyền nhân thân quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật này còn phải được sự đồng ý bằng văn bản của tác giả.”. Qua đó đã giải quyết được phần nào mâu thuẫn giữa quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm và quyền cho làm tác phẩm phái sinh cũng như là cân bằng được giữa việc khuyến khích sáng tạo và lợi ích giữa các bên chủ thể. Đây cũng được xem là điểm sáng trong việc sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022.
2.3.2 Quyền tài sản Luận văn: Pháp luật bảo hộ quyền tác giả đối tác phẩm điện ảnh.
Nếu quyền nhân thân giúp bảo vệ lợi ích tinh thần cho tác giả thì quyền tài sản bù đắp cho tác giả các lợi ích vật chất. Các quyền tài sản mà tác giả, chủ sở hữu Quyền tác giả được hưởng đối với tác phẩm là các lợi ích vật chất mà họ xứng đáng có được từ việc khai thác tác phẩm, bao gồm: nhuận bút, thù lao khi tác phẩm được sử dụng lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng tác phẩm, nhận giải thưởng khi tác phẩm đoạt giải.
Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu Quyền tác giả bao gồm các quyền sau:
Quyền làm tác phẩm phái sinh: theo Khoản 8 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ: “TP phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn”. Làm tác phẩm điện ảnh phái sinh bằng cách dịch, chuyển thể, tuyển tập,….Như vậy, khi khán giả thưởng thức tác phẩm phái sinh sẽ liên tưởng đến tác phẩm gốc bởi tác phẩm phái sinh thừa hưởng những nền tảng nhất định của tác phẩm gốc như nội dung, giai điệu,…Quyền này là một trong những độc quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Về nguyên tắc, khi tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng quyền làm tác phẩm phái sinh thì phải xin phép chủ sở hữu Quyền tác giả dù cho việc làm tác phẩm phái sinh không nhằm mục đích thương mại. Luận văn: Pháp luật bảo hộ quyền tác giả đối tác phẩm điện ảnh.
Trên thực tế, ý tưởng của việc hình thành nên các tác phẩm điện ảnh đôi khi xuất phát từ một, hoặc nhiều tác phẩm điện ảnh khác. Pháp luật về Quyền tác giả không cấm việc sáng tạo một tác phẩm dựa theo tác phẩm khác, miễn sao không làm phương hại đến quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm gốc. Tuy nhiên tác phẩm phái sinh là loại hình tác phẩm mà Luật Sở hữu trí tuệ quy định vẫn còn chưa mang tính cụ thể về những đặc điểm nhận dạng của tác phẩm phái sinh. Việc định nghĩa tác phẩm phái sinh theo Khoản 8 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ như thế vẫn chưa làm rõ được những đặc điểm của tác phẩm phái sinh dẫn đến việc khó khăn trong việc nhận biết tác phẩm phái sinh và khó khăn khi áp dụng trong thực tiễn. Chẳng hạn như việc thu hình một tác phẩm sân khấu thì sản phẩm mới được tạo ra có thể được gọi là tác phẩm phái sinh hay chỉ là một hình thức sao chép tác phẩm. Bởi lẽ đó, Luật Sở hữu trí tuệ cần phải có sự chỉnh sửa quy định về tác phẩm phái sinh một cách khái quát hơn và không dừng lại ở việc là liệt kê những hình thức thực hiện tác phẩm phái sinh. Để khắc phục những hạn chế đó thì Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi, bổ sung năm 2022) đã có những thay đổi về định nghĩa tác phẩm phái sinh tại Khoản 8 Điều 4 quy định: “TP phái sinh là tác phẩm được sáng tạo trên cơ sở một hoặc nhiều tác phẩm đã có thông qua việc dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, phóng tác, biên soạn, chú giải, tuyển chọn, cải biên, chuyển thể nhạc và các chuyển thể khác”. Từ đó thấy được định nghĩa của tác phẩm phái sinh đã được cụ thể hóa hơn về đặc điểm nhận dạng. Tuy nhiên tại Khoản 8 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi, bổ sung năm 2022) không quy định rõ ràng về sự sáng tạo về mặt nội dung của tác phẩm phái sinh, chỉ dừng ở mức thay đổi hình thức diễn đạt, loại hình biểu diễn, hoặc chọn ngữ trình bày nội dung tác phẩm, vẫn chưa có đòi hỏi nhiều về sự sáng tạo về mặt nội dung đối với tác phẩm phái sinh, điều này dễ làm cho các cá nhân tổ chức lợi dụng “khe hở” trong quy định để thực hiện những hành vi quy phạm Quyền tác giả, chủ sở hữu của tác phẩm gốc. Do đó Luật Sở hữu trí tuệ cần phải bổ sung thêm yếu tố sáng tạo về nội dung đối với tác phẩm phái sinh một phần để thể hiện nét đặc trưng của tác giả và sự tôn trọng đối với tác giả của tác phẩm gốc, một phần để trách xảy ra những tranh chấp, mâu thuẫn khi áp dụng trong thực tiễn.
Quyền biểu diễn tác phẩm điện ảnh trước công chúng: biểu diễn tác phẩm được hiểu là việc trình bày tác phẩm thông qua hình thức, phương tiện nhất định để truyền tải tác phẩm đến người tiếp cận. Như vậy, quyền này thường được xác định đối với các tác phẩm như diễn xuất, hát, múa… Việc biểu diễn tác phẩm được thực hiện một cách trực tiếp như thông qua diễn viên để biểu diễn vở diễn trên sân khấu, thông qua giọng hát của ca sĩ để biểu diễn bài hát, thông qua giọng ngâm của nghệ sĩ ngâm thơ để biểu diễn bài thơ trước công chúng để công chúng trực tiếp tiếp cận tác phẩm nhưng cũng có thể được thực hiện thông qua các chương trình ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kĩ thuật nào mà qua đó công chúng có thể tiếp cận được tác phẩm.[16] Biểu diễn tác phẩm là một trong những độc quyền quan trọng của tác giả và chủ sở hữu Quyền tác giả. Tuy nhiên có một số trường hợp có thể biểu diễn tác phẩm mà không cần sự đồng ý của tác giả trong trường hợp tác phẩm đã được công bố, phải có nêu tên tác giả và trả tiền thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm nếu việc biểu diễn đó có yếu tố thương mại.
Ví dụ: Biểu diễn tác phẩm điện ảnh tại nhà hát kịch Thành phố Hồ Chí Minh theo hình thức bán vé cho khán giả vào xem trực tiếp hoặc biểu diễn tác phẩm điện ảnh trong phòng thu hình để truyền hình trực tiếp cho khán giả đều được coi là biểu diễn tác phẩm trước công chúng. Luận văn: Pháp luật bảo hộ quyền tác giả đối tác phẩm điện ảnh.
Quyền sao chép tác phẩm điện ảnh: là quyền của chủ sở hữu Quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra bản sao tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo ra bản sao dưới hình thức điện tử.
Đối với tác phẩm chưa được công bố thì sao chép tác phẩm là độc quyền thuộc về chủ sở hữu Quyền tác giả. Trong trường hợp này chỉ có chủ sở hữu Quyền tác giả hoặc người được chủ sở hữu Quyền tác giả cho phép mới được sao chép tác phẩm.
Đối với tác phẩm đã được công bố, các tổ chức, cá nhân khác muốn sao chép thì phải xin phép và được sự đồng ý của chủ sở hữu Quyền tác giả.
Ví dụ: các cửa hàng photocopy có hành vi sao chép giáo trình, tài liệu thành rất nhiều bản để bán là hành vi xâm phạm Quyền tác giả. Cửa hàng photocopy đã sao chép tác phẩm với mục đích thương mại, mà không xin phép hay trả tiền thù lao cho tác giả, gây phương hại đến các Quyền tác giả, chủ sở hữu Quyền tác giả.
Tuy nhiên theo quy định tại Khoản 10 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ quy định “Sao chép” là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo bản sao dưới hình thức điện tử”. Qua đó ta có thể thấy được quy định đã không đề cập đến việc sao chép một phần tác phẩm. Lợi dụng “khe hở” này trong quy định các cá nhân, tổ chức tiến hành thực hiện các hành vi xâm phạm Quyền tác giả trong việc khai thác, sử dụng tác phẩm khi họ chỉ cần sao chép một phần của tác phẩm. Điều này còn gây ra nhiều khó khăn xử lý vi phạm. Nhìn nhận vấn đề Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi, bổ sung năm 2022) đã có những thay đổi trong quy định về “sao chép”. Tại Khoản 10 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi, bổ sung năm 2022) quy định “Sao chép là việc tạo ra bản sao của toàn bộ hoặc một phần tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào”. Theo quy định sao chép không còn chỉ là việc tạo ra bản sao của toàn bộ tác phẩm gốc mà còn quy định về việc tạo ra bản sao của một phần tác phẩm gốc. Việc sửa đổi này là phù hợp không những với thực tiễn xã hội khi có đầy đủ căn cứ pháp lý để có thể xác định được các HVVP, hạn chế được cá nhân, tổ chức lợi dụng “khe hở” trong quy định của Luật Sở hữu trí tuệ để tiến hành các hành vi xâm phạm Quyền tác giả mà còn phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, cụ thể tại Điều 18.58 Hiệp định CPTPP quy định về quyền sao chép: “Mỗi bên phải quy định rằng tác giả, người biểu diễn, và nhà sản xuất bản ghi âm được độc quyền cho phép hoặc cấm tất cả việc sao chép tác phẩm, cuộc biểu diễn hoặc bản ghi âm của mình theo bất kỳ cách thức hoặc hình thức nào, bao gồm cả hình thức điện tử”. Luận văn: Pháp luật bảo hộ quyền tác giả đối tác phẩm điện ảnh.
Quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh: “là quyền của chủ sở hữu Quyền tác giả thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện bằng bất kỳ hình thức, phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được để bán, cho thuê hoặc các hình thức chuyển nhượng khác bản gốc hoặc bản sao tác phẩm”.
Trên thực tế hành lang pháp lý nước ta vẫn chưa có quy định nào mang tính bao quát, cụ thể về quyền này nên có rất nhiều hành vi xâm phạm Quyền tác giả đặc biệt là trên môi trường không gian mạng. Chẳng hạn như trường hợp wedsite Phimmoi.ne là một trang trang mạng phim không bản quyền lớn và tồn tại lâu đời nhất ở Việt Nam. Trang web này chuyên cung cấp đến người xem những bộ phim của nhiều nước trên thế giới, có phụ đề tiếng Việt và hoàn toàn miễn phí. “Theo website thống kê lượng truy cập Alexa, Phimmoi có thứ hạng 15 tại Việt Nam và 2.182 trên toàn cầu tính đến 27.7.2018 với khoảng 50 – 90 triệu khách truy cập hàng tháng”. Với quy quy mô và mức độ xâm phạm mang tầm cỡ quốc tế của Phimmoi đã gây ra cho tất cả các chủ thể quyền bị Phimmoi xâm phạm là vô cùng lớn. Vì vậy việc Luật Sở hữu trí tuệ cần có quy định cụ thể về ngăn chặn các HVVP Quyền tác giả đặc biệt là môi trường mạng.
Quyền truyền đạt tác phẩm điện ảnh đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác: tại Điểm đ Khoản 1 Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ quy định chủ sở hữu Quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc đưa tác phẩm hoặc bản sao tác phẩm đến công chúng mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn”. Như vậy truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà không được phép của chủ sở hữu Quyền tác giả thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: Nhà sản xuất phim sẽ lựa chọn công bố các tác phẩm của mình đến với công chúng bằng nhiều hình thức khác nhau như: rạp chiếu phim, truyền hình,…
Trong những năm qua tuy việc bảo hộ đã phát huy tác dụng tích cực và tiến bộ trong thực thi bảo hộ Quyền tác giả. Tuy nhiên, hiện nay việc các HVVP Quyền tác giả trong môi trường không gian mạng ngày càng phổ biến và khó khăn trong việc quản lý và xử lý. Chẳng hạn như tình trạng phát trực tuyến (livestream) đang diễn ra rất phổ biến tại nhiều cụm rạp chiếu phim. Nhiều vụ việc đã được phát hiện và bị xử lý, tuy nhiên việc livestream vẫn đang là vấn đề nan giải. Cụ thể, “cuối năm 2017 khi Ngô Thanh Vân đã xử lý trường hợp một đối tượng livestream bộ phim Cô Ba Sài Gòn do chính cô sản xuất, diễn ra tại cụm rạp thành phố Vũng Tàu. Đối tượng vi phạm ngay sau đó bị bắt và xử phạt hành chính với số tiền 15 triệu đồng”[18], tuy nhiên vấn nạn này không có dấu hiệu dừng lại mà vẫn tiếp tục diễn ra ở nhiều bộ phim chiếu rạp khác. Có thể thấy là những khán giả này đều có ý thức rất kém, bởi nếu ai đi xem phim tại rạp cũng biết là tất cả các cụm rạp hiện nay đều quy định rõ người xem không được quay phim, chụp ảnh trong phòng chiếu. Thông báo này được phát đi phát lại nhiều lần trước khi trình chiếu bộ phim. Còn xét về mặt pháp lý, rõ ràng đây là hành động vi xâm phạm nghiêm trọng Quyền tác giả. Qua đó ta có thể thấy rằng quy định về Quyền tác giả và HVVP Quyền tác giả vẫn còn thiếu tính răn đe chỉ dừng lại ở việc mời ra khỏi rạp, xóa đoạn livestream, nặng hơn thì chỉ xử phạt hành chính, chưa thực sự đầy đủ và còn chồng chéo trong nhiều văn bản dẫn đến tổn thất cho tác giả, chủ sở hữu Quyền tác giả là rất lớn. Bên cạnh đó, các biện pháp và chế tài xử lý vi phạm mới chủ yếu dừng lại ở hình thức xử lý hành chính. Điều này chưa phù hợp với tình hình thực tế, chưa đủ sức răn đe các đối tượng có HVVP. Đồng thời, cần nâng cao vai trò của việc giải quyết các tranh chấp về quyền Sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự, vì quyền sở hữu trí tuệ là chế định pháp luật dân sự, thuộc quan hệ pháp luật dân sự. Luận văn: Pháp luật bảo hộ quyền tác giả đối tác phẩm điện ảnh.
Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính: “việc sử dụng có thời hạn, do chủ sở hữu Quyền tác giả và bên sử dụng thỏa thuận theo hợp đồng”.
Đây được xem là độc quyền của chủ sở hữu Quyền tác giả để khai thác tối đa tính năng kinh tế đối tác phẩm do mình sở hữu thông qua việc cho thuê. Theo đó cá nhân, tổ chức thuê tác phẩm phải trả tiền thuê cho chủ sở hữu Quyền tác giả đối với tác phẩm theo thỏa thuận. Tác giả, chủ sở hữu Quyền tác giả được hưởng tiền nhuận bút, thù lao từ việc cho thuê.
Thực tế cho thấy, vấn đề bảo hộ quyền tài sản của chủ sở hữu Quyền tác giả vẫn còn nhiều hạn chế xong việc bổ sung quy định tại điểm a khoản 3 Điều 20 luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi, bổ sung năm 2022) giới hạn quyền của chủ sở hữu trong việc ngăn cấm người khác, vẫn chưa giải quyết triệt để khúc mắc này. Như chúng ta đã biết hiện nay có rất nhiều các hoạt động nghề nghiệp có liên quan đến Quyền tác giả đều cần phải có sự tham gia của các tổ chức cung cấp dịch vụ trung gian như: Facebook, Tiktok,…Tuy nhiên, cần lưu ý rằng quy định bổ sung này chỉ cho phép sử dụng để truyền phát thông qua trung gian và không có mục đích kinh tế độc lập và bản sao tự động xóa bỏ và không có khả năng hồi phục lại. Vậy quy định này đã thực sự phù hợp? Thực tế cho thấy vấn nạn đăng tải phim “lậu” như trường hợp của trang wed “Phimmoi.net” hay các trang mạng tương tự khác thu lợi nhuận từ việc đăng tải trái phép hàng nghìn bộ phim, quảng cáo trực tuyến và hoàn toàn có hệ thống máy chủ lưu trữ các dữ liệu không có bản quyền cung cấp trên trang wed của họ mà các dữ liệu này không phải là bản sao tự động xóa bỏ.
Đề xuất, kiến nghị:
Hệ thống pháp luật về vấn đề bảo hộ quyền tài sản của chủ sở hữu Quyền tác giả cần được nhìn nhận một cách khái quát hơn để có phương hướng quản lý và xử HVVP Quyền tác giả nhất là trên không gian mạng. Cần đưa ra giải pháp sửa đổi, bổ sung quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ về việc quản lý máy chủ lưu trữ dữ liệu, để có thể giải quyết các vấn nạn xâm phạm Quyền tác giả trên không gian mạng một cách triệt để. Luận văn: Pháp luật bảo hộ quyền tác giả đối tác phẩm điện ảnh.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Kiến nghị PL bảo hộ quyền tác giả đối tác phẩm điện ảnh
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://dichvuvietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: lamluanvan24h@gmail.com