Luận văn: Giải pháp quyền làm chủ của nhân dân về nhà nước

Mục lục

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Giải pháp quyền làm chủ của nhân dân về nhà nước hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài: Những bài học kinh nghiệm của triều Trần và giá trị tham khảo về phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý nhà nước ở Việt Nam hiện nay dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

3.1. Bài học kinh nghiệm của Triều Trần 

3.1.1. Lấy tư tưởng dân làm gốc làm nền tảng tư tưởng chính trị

Nhìn vào quá trình tồn tại và phát triển của triều Trần đặc biệt trong giai đoạn thịnh trị có thể thấy mọi quyết sách chính trị, mọi biện pháp quản lý, mọi hoạt động của nhà nước đều xoay quanh và lấy tư tưởng dân làm gốc là trung tâm. Dưới góc độ là chủ thể lãnh đạo đất nước và quản lý xã hội, triều Trần tuy vẫn mang tư tưởng phong kiến, bảo vệ quyền lợi tối cao của nhà vua và tôn thất song đã nhìn ra và thấy rõ vai trò, vị trí của nhân dân trong dòng chảy chung của lịch sử, vai trò đó không chỉ có ý nghĩa củng cố vương quyền, củng cố sự thịnh trị của vương triều mà còn mang tính quyết định đối với vận mệnh của quốc gia. Lấy dân làm gốc, dân có giàu thì nước mới mạnh, đời sống của nhân dân có ấm no, hạnh phúc và yên bình thì cái gốc của quốc gia mới vững chắc, lâu bền, dùng sức dân để xây dựng đất nước, đem sức dân, lực lượng ở nơi dân để giữ nước song cũng phải chú trọng dưỡng dân, yên dân, chăm lo đời sống của nhân dân.

Lấy dân làm gốc, dân không chỉ là gốc của nước nhà mà còn là gốc của chính quyền nhà nước, ở mọi thời kỳ lịch sử mục tiêu lớn nhất của các thế lực, lực lượng chính trị, các giai cấp đó là làm sao và bằng cách nào giành và giữ vững quyền lực nhà nước, giành lấy chính quyền nhà nước, và yếu tố tiên quyết để thực hiện mục tiêu đó trước hết là làm sao để giành được lòng dân, có được sự ủng hộ của nhân dân. Chính quyền của họ Trần vẫn là một chính quyền phong kiến, một chính quyền để cai trị nhân dân, tuy nhiên chính quyền đó đã xử lý tương đối tốt mối quan hệ với nhân dân, từng bước có được sự ủng hộ đến tuyệt đối của nhân dân vào các quyết định quản lý của mình. Người dân từ chỗ bị cai trị, bị buộc phải thực hiện các quyết định quản lý đã đạt đến mức tự giác thực hiện và thực hiện có hiệu quả. Trong suốt thời gian cai trị của vương triều Trần một bài học quan trọng nữa cũng được đúc kết đó là song song với việc có được lòng dân, có được sự tin yêu của nhân dân thì cũng phải giữ gìn lòng tin đó, trải qua khó khăn gian khổ tấm lòng yêu nước thương dân của các vua Trần càng được sáng rõ, tấm lòng trung quân ái quốc của mọi tầng lớp nhân dân ngày càng sâu sắc.

Dưới triều Trần có thể nói mọi hoạt động kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa tín ngưỡng đều dựa trên tư tưởng lấy dân làm gốc, chăm lo phát triển sản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống nhân dân sau chiến tranh, chính trị chuộng khoan dung, nhân từ, dựa vào sức mạnh lòng dân để củng cố chính quyền, quân sự lấy lực lượng từ nhân dân, chiến đấu vì nhân dân, văn hóa tín ngưỡng mà đại diện tiêu biểu là Phật giáo với triết lý từ bi hỷ xả, bác ái, khoan dung độ lượng, tư tưởng nhập thế giúp dân, giúp nước, không xa rời thế tục. Nhìn lại bối cảnh lịch sử thời đại bấy giờ có thể thấy Đại Việt xây dựng chế độ phong kiến tuy có bị ảnh hưởng của các nước lân cận song vẫn có bản sắc rất riêng, rất đặc trưng với sự nổi bật của tư tưởng lấy dân làm gốc.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Hỗ Trợ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Lý Công

3.1.2. Xây dựng củng cố chính quyền nhà nước luôn đi đôi với chăm lo xây dựng đời sống cho nhân dân Luận văn: Giải pháp quyền làm chủ của nhân dân về nhà nước.

Đây là bài học kinh nghiệm rất quan trọng đã được các triều đại phong kiến sau này, cũng như nhà nước hiện đại học tập và kế thừa. Xây dựng củng cố chính quyền nhà nước dưới triều Trần chính là làm sao để củng cố vương quyền, củng cố sức mạnh và quyền lực của nhà vua, của hoàng tộc, sức mạnh quyền lực đó xuất phát từ sự ủng hộ, tin tưởng và tôn trọng từ phía nhân dân. Triều Trần giành được ngôi báu trong bối cảnh đất nước gặp muôn vàn khó khăn, lòng tin của nhân dân đối với vương triều cũ đã mất do đó vấn đề cấp bách ngay từ những ngày đầu xây dựng vương triều đó là làm sao có được lòng tin của nhân dân để từ đó củng cố vững chắc nền tảng của chính quyền và để làm được điều đó nhất thiết phải quan tâm chăm lo đời sống nhân dân. Cả nước một lòng đoàn kết, muôn dân trăm họ đều kính trọng nhà vua, tin tưởng vào sự trị vì của nhà vua thì chính quyền tất mạnh, để có được điều đó triều Trần đã không ngừng ra sức chăm lo, xây dựng đời sống cho nhân dân, quan tâm phát triển sản xuất, có những biện pháp quản lý phù hợp, sẵn sàng ứng phó với mọi tình thế phức tạp diễn ra.

Dưới triều Trần củng cố chính quyền nhà nước, củng cố quyền lực nhà vua luôn gắn liền với những chính sách quản lý hướng về nhân dân, xây dựng chính quyền vững mạnh để cai trị đất nước, cai trị nhân muôn dân cho tốt, ngược lại muốn chính quyền vững mạnh thì chính quyền đó phải chăm lo, quan tâm đến đời sống nhân dân. Phong cách quản lý, phong cách trị quốc của các vua Trần cũng có nhiều điểm khác biệt với tầng lớp cai trị trong xã hội phong kiến nói chung, việc cai trị, quản lý của triều Trần luôn gắn bó mật thiết với hoạt động tuần du, vi hành, trực tiếp quan sát, đánh giá đời sống, tình hình thực tiễn đất nước, không bị những ràng buộc của luật lệ cũng như sự chi phối của vinh hoa, phú quý. Thực tế trong quá trình tồn tại và phát triển của triều Trần, cứ khi nào triều đình chăm lo đến cuộc sống của nhân dân, chăm lo phát triển sản xuất thì lúc đó chính quyền trung ương vững mạnh, quyền lực của nhà vua được nâng cao. Triều Trần đã xem sức dân như là nguồn cội của của sức mạnh giữ nước, và giữ được nước lại là nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất của bất kỳ chính quyền nào, do đó chăm lo cho đời sống nhân dân, chăm lo dưỡng dân chính là gián tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ.

3.1.3. Thực hiện các biện pháp quản lý linh hoạt, sáng tạo trên cơ sở bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân

Các vấn đề trong quản lý nhà nước, hay nói theo cách nói thời phong kiến là điều hành chính sự, hết sức đa dạng, phức tạp. Tính đa dạng, phức tạp của các vấn đề quản lý nằm ở chỗ, trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa đều có thể nảy sinh vấn đề quản lý, các vấn đề đó lại có mức độ phức tạp khác nhau, liên tục vận động, biến đổi, vấn đề này có liên quan đến vấn đề khác, mỗi vẫn đề có lúc chỉ là một mắt xích nhỏ trong một tổng thể, chính vì vậy lựa chọn phương pháp quản lý như thế nào là một vấn đề hết sức hệ trọng và cũng không kém phần khó khắn. Kinh nghiệm quản lý của ngày hôm nay, của vấn đề này không thể áp dựng một cách dập khuôn, máy móc cho ngày mai, cho vấn đề khác được. Đứng trước những vấn đề quản lý phức tạp, khó khăn, những vấn đề mới, triều Trần đã lựa chọn và sử dụng những biện pháp, những kế sách chưa từng thực hiện, thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong quản lý, và điểm đặc biệt quan trọng trong sự linh hoạt sáng tạo này là mọi biện pháp quản lý đều hướng tới lợi ích của người dân. Luận văn: Giải pháp quyền làm chủ của nhân dân về nhà nước.

Đối với vấn đề giặc ngoại xâm, triều Trần đã triệu tập Hội nghị Diên Hồng, một hội nghị chưa từng có tiền lệ, chưa nhà vua, chưa có triều đại nào lại chấp nhận lắng nghe, muốn nghe, và nghe theo ý kiến trực tiếp của nhân dân, cũng chưa có vị vua nào chấp nhận ngồi ngang hàng với những “thảo dân” ở tầng lớp thấp hơn trong xã hội để bàn bạc một vấn đề quốc gia đại sự. Bên cạnh những giá trị về tư tưởng trọng dân, thân dân, thì Hội nghị Diên Hồng có lẽ cũng là một bài học lớn về tính sáng tạo, đột phá trong quản lý, vượt lên trên ý thức hệ đương thời. Đây cũng là một bài học lớn cho công tác quản lý nhà nước hiện nay của chúng ta, đối với những vấn đề lớn đòi hỏi phải có giải pháp lớn mang tính đột phá, đối với những vấn đề đặc biệt cần có những giải pháp đặc biệt, trong quản lý việc dựa trên các nguyên tắc, các quy định của pháp luật là cần thiết, song cũng phải phát huy cao độ tính linh hoạt, sáng tạo, luôn chủ động tìm kiếm các giải pháp mới, hướng đi mới.

Đối với quản lý xã hội thời kỳ chiến tranh, triều Trần thực hiện kế sách “ vườn không nhà trống”, đặt giá trị về mặt quân sự của biện pháp này sang một bên thì đây là một chính sách cực kỳ táo bạo, khi thực hiện  sơ tán dân chúng kết hợp với tiêu hủy kho tàng, nhu yếu phẩm, lương thực, tuy nhiên để bảo vệ lợi ích lâu dài cho nhân dân, nhanh chóng làm mất đi lợi thế của kẻ thù, đảm bảo không để của cải vật chất, mồ hôi sương máu của nhân dân rơi vào tay kẻ thù thì đây là một kế sách, một biện pháp cần thiết. Biện pháp quản lý nói trên cũng thể hiện sự cương quyết, dứt khoát trong quản lý nhà nước trước những tình thế ngặt nghèo, trước những vấn đề cấp bách.

Đối với chính sách tuyển dụng, sử dụng quan lại, tuy là một triều đại mang tính quý tộc dòng họ, song triều Trần cũng ý thức rất rõ việc phải đào tạo, tìm kiếm, tuyển chọn nhân tài từ trong quần chúng nhân dân, do đó mặc dù sử dụng hoàng thân quốc thích vào những vị trí quan trọng, song triều Trần vẫn tiến hành khoa cử, lựa chọn và bổ nhiệm nhiều vị quan có xuất thân từ tầng lớp bình dân, coi trọng nhân tài và sử dụng được người tài.

3.1.4. Chủ động lắng nghe, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân dân

Trong suốt thời gian trị vì của mình, triều Trần đã thực hiện nhiều chính sách, biện pháp quản lý hiệu quả và nhân tố quan trọng góp phần nên thành công đó chính là ở việc vua quan triều Trần đã chủ động lắng nghe, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Ở đây cần nhấn mạnh yếu tố “chủ động”, việc lắng nghe, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân dân xuất phát từ ý muốn chủ quan của giới cầm quyền, nhà vua thấy cần phải lắng nghe nhân dân, cần phải tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và có biện pháp cụ thể để thực hiện việc lắng nghe đó. Trong một xã hội có sự phân biệt đẳng cấp rất lớn giữa tầng lớp quan lại quý tộc và dân thường thì yếu tố chủ động có ý nghĩa rất lớn. Thứ nhất việc chủ động lắng nghe giúp cho các ý kiến được trao đổi, truyền đạt thuận lợi hơn, dễ dàng hơn, ở một quốc gia phong kiến khi người dân ở một vị trí rất thấp trong xã hội thì sẽ rất khó để có cơ hội nói lên tâm tư, nguyện vọng của mình nếu như tầng lớp cai trị không chủ động muốn nghe. Thứ hai giúp cho người dân nhận thấy vai trò quan trọng của mình, khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng hăng hái đóng góp, xây dựng đất nước, một quốc gia mà ở đó tiếng nói của người dân được tôn trọng thì chứng tỏ người dân có địa vị nhất định trong đời sống chính trị. Triều Trần đã thực hiện rất tốt nội dung trên thông qua các hội nghị toàn dân, thông qua trực tiếp tìm hiểu, thị sát đời sống nhân dân, tôn trọng lắng nghe ý kiến của bất kỳ tầng lớp dân chúng nào, miễn là những ý kiến đó có lợi cho đất nước, có lợi cho triều đình.

3.2. Những giá trị tham khảo của Triều Trần về phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý nhà nước ở Việt Nam hiện nay Luận văn: Giải pháp quyền làm chủ của nhân dân về nhà nước.

Sự khác biệt giữa thời kỳ phong kiến và xã hội ngày nay là rất lớn, đặc biệt trong tư tưởng trị quốc, tư tưởng chính trị, chính vì vậy, học tập, kế thừa các giá trị lịch sử phải dựa trên sự chọn lọc và đánh giá kĩ càng, phù hợp với điều kiện thực tế của tình hình mới. Những bài học kinh nghiệm của triều Trần trong lịch sử đã phát huy tác dụng rất lớn trong hoạt động quản lý của nhà nước song những bài học kinh nghiệm đó khi được kế thừa cần có sự phân tích thấu đáo, phát huy sự sáng tạo, tránh sự dập khuôn máy móc. Những bài học kinh nghiệm của triều Trần có những giá trị tham khảo rất lớn cho việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý nhà nước hiện nay.

3.2.1.  Liên tục củng cố mối quan hệ gắn bó, bền chặt giữa nhà nước và nhân dân 

Mối quan hệ gắn bó bền chặt giữa nhà nước và nhân dân là một trong những nhân tố quyết định đến hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước, đây có thể coi là một bài học lớn từ vương triều Trần cho quản lý nhà nước hiện nay.

Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, trải qua quá trình đấu tranh gian khổ nhân dân ta bằng tinh thần đoàn kết đấu tranh là lập nên nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, tiếp theo thành công đó chúng ta tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến tới thống nhất đất nước, xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trong suốt chiều dài của lịch sử mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân là nhân tố quyết định đến mọi thắng lợi của công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bằng sức mạnh của nhân dân, bằng tinh thần đoàn kết trong mọi tầng lớp nhân dân dưới sự quản lý thống nhất của nhà nước chúng ta đã và đang giành được những thành công to lớn trên nhiều lĩnh vực, và chính những kết quả tốt đẹp đó là mình chúng rõ nhất cho mối quan hệ bền chặt giữa nhà nước, giữa chính quyền với nhân dân. Củng cố mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân còn là cơ sở để phát huy dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân và cũng chỉ có phát huy dân chủ, để nhân dân thực sự làm chủ thì mới củng cố vững chắc mối quan hệ này. Các hoạt động của nhà nước phải gắn bó, liên hệ chặt chẽ, thường xuyên với nhân dân,  trong đó xây dựng chính quyền nhân dân vững mạnh là nội dung quan trọng, làm nổi bật vai trò của nhân dân trong xây dựng và thực thi pháp luật, trong lựa chọn những người đủ đức, đủ tài phục vụ trong bộ máy nhà nước. Trong xây dựng chính quyền nhân dân thì hoạt động quan trọng nhất đó là xây dựng các cơ quan dân cử mà cụ thể ở đây là Quốc hội và Hội đồng nhân dân, nhân dân cần được thực hiện đầy đủ quyền bầu cử, được cung cấp thông tin về các ứng viên do mình lựa chọn, hoạt động bầu cử phải diễn ra khách quan, công bằng, không có sự tác động, định hướng, sau khi thành lập cơ quan dân cử nhân dân cần tiếp tục giám sát, theo dõi hoạt động của cơ quan đại diện cho tiếng nói và quyền của mình.

Mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân còn thể hiện ở sự cố gắng, nỗ lực từ hai phía trong mọi công việc, mọi vấn đề mang tính xã hội. Về phía nhân dân đó là việc tích cực, nỗ lực tham gia các hoạt động, các phong trào, thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của nhà nước, ủng hộ nhà nước, tôn trọng các quyết định quản lý, thực hiện dân chủ có nguyên tắc trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Về phía nhà nước đó là sự sâu sát với đời sống nhân dân, đó là phong cách làm việc gần dân, thân dân, chan hòa giản dị, nghĩ cho dân, lo cho dân, coi lợi ích của nhân dân với lợi ích của nhà nước là một, tồn tại hài hòa và thống nhất với nhau. Trong hoạt động quản lý nhà nước của bộ máy chính quyền, mọi tác động đến đối tượng quản lý cần được cân nhắc kĩ lưỡng, xuất phát từ thực tiễn xã hội và hướng đến giải quyết vấn đề trực tiếp của người dân, chính quyền cần xây dựng niềm tin, sự tôn trọng và gần gũi với đời sống nhân dân. Quản lý nhà nước cần tập trung vào các vấn đề thiết thực, tăng cường tiếp xúc với nhân dân, tiếp cận với các vấn đề của nhân dân dưới góc nhìn của nhân dân. Luận văn: Giải pháp quyền làm chủ của nhân dân về nhà nước.

Trong thực tiễn công tác quản lý hiện nay một thực tế khó tránh khỏi đó là mâu thuẫn giữa nhân dân và chính quyền nảy sinh làm cản trở hoạt động công vụ, thậm chí có những vụ việc leo thang gây nên mâu thuẫn căng thẳng, chống đối. Thực tế trên có nguyên nhân sâu xa xuất phát từ cả hai phía, về phía nhà nước đó là việc yếu kém, buông lỏng trong quản lý, những hạn chế bất cập kéo dài của cơ chế, chính sách, sự hạn chế về năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức. Về phía người dân, đó là sự hạn chế về nhận thức, chưa hiểu và nắm rõ các quy định của pháp luật, thiếu ý thức chấp hành pháp luật. Những vụ việc, vấn đề đó nếu không được xử lý khéo léo, cụ thể rất dễ gây ra sự rạn nứt lòng tin của nhân dân với chính quyền, tạo kẽ hở để các phần tử cơ hội chính trị lợi dụng chống phá nhà nước ta. Để giải quyết thực trạng đó, một mặt nhà nước cần tăng cường công tác quản lý, thắt chặt kỷ cương, đồng thời phải đẩy mạnh việc công tác giáo dục, thuyết phục, tăng cường trao đổi thông tin với nhân dân, hạn chế tối đa các biện pháp cưỡng chế hành chính.

3.2.2. Quan tâm đến đời sống nhân dân, lấy lợi ích của nhân dân là yếu tố cốt lõi của bộ máy nhà nước

Một nhà nước mà mọi hoạt động, mọi quyết sách luôn hướng về nhân dân, luôn lấy lợi ích của nhân dân làm lợi ích cốt lõi của mình thì nhà nước đó tất yếu được nhân dân tin yêu, ủng hộ, đây là một chân lý và chân lý đó đã được vương triều Trần tô sáng hơn nữa trong gần 2 thế kỷ trị vì của mình. Quan tâm đến đời sống của nhân dân là biết được dân cần gì, dân thiếu gì, là khi binh lửa thì đem sức ra cứu dân, cứu nước, là khi hòa bình thì giúp dân chăm lo phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, quan tâm đến đời sống của nhân dân thì phàm đã là việc của dân thì không có việc gì là việc nhỏ, không có việc gì được phép bỏ qua. Lấy lợi ích của nhân dân là yếu tố cốt lõi của nhà nước, một nhà nước nếu không đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu thì không thể là đại diện của nhân dân, không đủ sức quản lý đất nước và xã hội. Quan tâm đến lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích của nhân dân là lợi ích cốt lõi thì mỗi khi vận nước gian lao mới huy động được sức mạnh toàn dân, thì bất kỳ chủ trương, đường lối nào của nhà nước cũng được nhân dân nhất tề ủng hộ, thực hiện.

Với vương triều nhà Trần, nhờ quan tâm đến đời sống nhân dân, chăm lo phát triển sản xuất, luôn phấn đấu vì lợi ích của nhân dân mà cả vương triều đã đưa đất nước vượt qua muôn vàn khó khăn, qua bao cơn binh lửa để đến với bến bờ hòa bình, hạnh phúc. Một vị vua sẵn sàng từ bỏ ngai vàng để muôn dân hưởng thái bình thì đó là vị vua của nhân dân.

Quan tâm, chăm lo đời sống của nhân dân còn là sự quan tâm một cách công bằng, bình đẳng giữa các tầng lớp, thành phần dân cư và vùng miền, có sự quan tâm đặc biệt đến các đối tượng yếu thế như người già, phụ nữ, người khuyết tật, trẻ em, người nghèo, gia đình chính sách, quan tâm và có chính sách riêng đối với các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng còn gặp nhiều khó khăn, biên giới, hải đảo. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân phải đi đôi với các chính sách về phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, quyền làm chủ của nhân dân phải tạo ra các giá trị tích cực chứ không phải quyền trên danh nghĩa.

Đối với quản lý nhà nước hiện nay, để phát huy được quyền làm chủ của nhân dân, để huy động được trí tuệ, nguồn lực từ nhân dân nhà nước phải không ngừng quan tâm, chăm lo cho đời sống của nhân dân, thực hiện các chính sách phát triển kinh tế xã hội mà mục tiêu chính là nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, nhà nước sẵn sàng chia sẻ gánh nặng, khó khăn với nhân dân và chắc chắn ở chiều ngược lại nhân dân cũng sẽ tích cực ủng hộ mọi quyết sách của nhà nước. Ngoài lợi ích của nhân dân, lợi ích của quốc gia, dân tộc nhà nước không hoạt động vì bất kỳ lợi ích nào khác.

3.2.3. Lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của nhân dân Luận văn: Giải pháp quyền làm chủ của nhân dân về nhà nước.

Muốn phát huy được quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý nhà nước trước hết phải biết lắng nghe nhân dân, phải hiểu được lòng dân, biết cái khó của nhân dân, biết cái khổ của nhân dân, biết thế mạnh, biết điểm yếu của nhân dân thì mới phát huy được trí tuệ và khả năng của quần chúng nhân dân.

Đã nghe, đã hiểu rõ được tâm tư nguyện vọng của nhân dân thì phải hết sức thực hiện, phải chân thành giúp đỡ chứ không phải lắng nghe hình thức, biết mà không làm. Lắng nghe giúp cho nhà nước tránh được căn bệnh quan liêu, chủ quan, giáo điều xa dân, xa rời thực tiễn. Ở chiều ngược lại lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của nhân dân cũng chính là đang phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đã là chủ, đã có quyền làm chủ thì phải có tiếng nói, phải được nói lên suy nghĩ, nguyện vọng, mong muốn của mình, những ý kiến đó phải có người tiếp thu, ghi nhận và cam kết thực hiện.

Với vương triều Trần nếu không lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhân dân thì chắc hẳn sẽ không thể có Hội nghị Diên Hồng vang danh sử sách, càng không thể có chiến thắng lẫy lừng đại thắng quân Nguyên. Trong thời đại của chúng ta ngày nay, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhân dân còn có nhiều ý nghĩa to lớn khác, lắng nghe để chính quyền tự nhìn nhận lại hiệu quả hoạt động của mình, nghe nhân dân nói để tự đánh giá, kiểm điểm những hạn chế, yếu kém và thiếu sót của mình trong công tác quản lý, lắng nghe nhân dân phải với thái độ khiêm tốn, cầu thị và chân thành chứ không phải thái độ quan cách, bề trên.

Để tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân chia sẻ, bày tỏ quan điểm, thái độ, suy nghĩ của mình đối với các vấn đề quản lý nhà nước, thực hiện quyền làm chủ của mình nhà nước cần đa dạng hóa các hình thức, phương tiện để nhân dân đóng góp ý kiến, mở thêm nhiều kênh thông tin, tích cực, chủ động trong việc thu thập ý kiến của nhân dân. Nhân dân phát huy quyền làm chủ, nhân dân sẽ là tai mắt, là cánh tay nối dài của chính quyền, lắng nghe nhân dân, nhà nước sẽ có được bức tranh toàn cảnh về đời sống kinh tế xã hội của đất nước, của địa phương, từ đó chủ động và thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lý phù hợp. Các hình thức tiếp thu, lắng nghe ý kiến phổ biến hiện nay như hoạt động tiếp dân, tiếp xúc cử tri, tiếp nhận thông tin qua hòm thư góp ý, thư điện tử, đường dây nóng, địa chỉ website, thông qua báo chí, phương tiện truyền thông nhìn chung đã đạt được hiệu quả song cần tiếp tục mở rộng, đa dạng hóa các hình thức và mục tiêu quan trọng nhất đó là các ý kiến phải được sàng lọc và hiện thực hóa trên cơ sở quy định của pháp luật. Luận văn: Giải pháp quyền làm chủ của nhân dân về nhà nước.

3.2.4. Xây dựng các diễn đàn dân chủ thật sự có chất lượng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục

Để tăng cường sự trao đổi thông tin giữa nhà nước và nhân dân, để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình, tham gia vào công tác quản lý nhà nước nhất thiết phải xây dựng các diễn đàn dân chủ có chất lượng, đây là nơi mà các vấn đề của nhân dân được đưa ra bàn bạc, trao đổi, tìm phương án giải quyết, cũng là nơi các biện pháp quản lý, các phương hướng xử lý được đưa ra để lấy ý kiến nhân dân. Các diễn đàn dân chủ phổ biến hiện nay bao gồm kỳ họp của Quốc hội, hội đồng nhân dân, các buổi họp dân, hội nghị toàn dân, các diễn đàn online… Xây dựng các diễn đàn dân chủ có chất lượng phải được đảm bảo trên các mặt sau:

Thứ nhất, về nội dung trao đổi, bàn luận.

Nội dung trao đổi bàn bạc phải là các vấn đề cụ thể, rõ ràng, gắn bó mật thiết và trực tiếp với đời sống nhân dân hoặc có tác động đến sự phát triển chung của đất nước, các chủ trương, chính sách, pháp luật, phương pháp, kế hoạch được trao đổi phải đảm bảo tính minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện.

Thứ hai, về đối tượng tham gia diễn đàn.

Về phía nhân dân, có thể là toàn bộ dân cư, cũng có thể là đại biểu nhân dân, song đều phải đảm bảo về độ tuổi, tư cách đạo đức, đảm bảo cân đối về giới tính, vùng miền, tùy thuộc vào vấn đề trao đổi mà còn cần cân nhắc về  trình độ, học vấn, uy tín cá nhân. Đối với các diễn đàn mang tính chất nghị trường như Quốc hội, hội đồng nhân dân cần kiểm tra, đánh giá chặt chẽ, đảm bảo chất lượng của đại biểu, kiên quyết loại trừ những đại biểu không đủ tư cách, uy tín, làm việc kém hiệu quả. Đối với một số vấn đề phức tạp, có ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân, cần bổ sung các đối tượng khác như các nhà khoa học, doanh nghiệp, các đại diện của các tổ chức xã hội.

Về phía nhà nước, đại diện của chính quyền tham gia đối thoại, trao đổi với nhân dân phải là người có trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết vấn đề, hoặc được ủy quyền hoặc có quyền phát ngôn, phải là người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến vấn đề trao đổi, không đùn đẩy trách nhiệm, không né tránh, làm thay.

Về kết quả hoạt động của diễn đàn dân chủ, kết quả hoạt động của các diễn đàn dân chủ được đánh giá dựa trên hai yếu tố, thứ nhất là kết quả của hội nghị về tính thống nhất, sự đồng thuận giữa nhà nước và nhân dân tại hội nghị, thứ hai là kết quả thực hiện các kết luận tại hội nghị, trong đó yếu tố thứ hai mang tính chất quyết định bởi lẽ mọi chủ trương, chính sách dù có phù hợp, có mục đích tốt đẹp đến đâu nếu không được thực hiện hiệu quả thì cũng vô nghĩa. Luận văn: Giải pháp quyền làm chủ của nhân dân về nhà nước.

Nhìn lại Hội nghị Diên hồng năm 1284, diễn đàn dân chủ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam có thể thấy các yếu tố trên đều được đảm bảo và đem lại kết quả tốt đẹp sau hội nghị. Về nội dung hội nghị đó là bàn luận vấn đề nên hòa hay nên đánh đối với quân xâm lược nhà Nguyên, đây là vấn đề mang tính chất quốc gia, ảnh hưởng đến mọi tầng lớp nhân dân, về đại biểu tham dự hội nghị vê phía triều đình là vua và thượng hoàng, chỉ huy tối cao của quân đội và chính quyền, về phía nhân dân đó là các bô lão, những người có uy tín trong cộng đồng, có đủ ảnh hưởng và là đại diện cho nhân dân cả nước, về kết quả hội nghị, hội nghị đi đến thống nhất chủ trương kháng chiến bảo vệ tổ quốc và kết luận hội nghị đã mở ra thời kỳ kháng chiến và giành thắng lợi vang dội trước quân Nguyên, bảo vệ thành công Đại Việt. Dưới góc độ quản lý, Hội nghị Diên Hồng là hội nghị dân chủ về việc đưa ra chính sách và phương pháp quản lý hiệu quả với một vấn đề quản lý cấp thiết và quan trọng của nhà nước, trước một vấn đề phức tạp, đầy rẫy những khó khăn, thử thách, cần có sự đồng thuận, đoàn kết cũng như sự góp sức của toàn thể nhân dân với một quyết tâm cao nhất, chủ thể quan lý ở đây là triều Trần với đại diện là nhà vua đã quyết định tập hợp ý kiến, lấy ý kiến từ nhân dân, thống nhất với nhân dân và lại thông qua đại biểu nhân dân phổ biến đến toàn xã hội.

Đối với hoạt động tuyên truyền, giáo dục, triều Trần đã làm tốt công tác giáo dục tuyên truyền, phổ biến chủ trương đường lối chính sách của nhà nước trong quần chúng nhân dân từ đó tạo ra sự thống nhất cao trong hành động, thông qua các bô lão tham dự Hội Nghị Diên Hồng, vua Trần đã phát đi lời hiệu triệu cả nước đánh giặc, các bô lão sẽ trong vai trò là các tuyên truyền viên phổ biến đến từng gia đình, thôn bản về quyết tâm chính trị của triều đình. Với điều kiện kinh tế xã hội Đại Việt thời bấy giờ, khi mà dân cư còn thưa thớt, trình độ nhận thức còn hạn chế nhưng kế sách “ vườn không nhà trống” được thực hiện một cách triệt để từ miền xuôi đến miền ngược từ nơi kinh thành đến chốn thôn quê đủ cho thấy hiệu quả của công tác tuyên truyền giáo dục. Trong quản lý nhà nước hiện nay để nhân dân phát huy được quyền làm chủ của mình, mạnh dạn, tích cực tham gia vào công tác quản lý nhà nước, tích cực thực hiện các chính sách, chương trình kế hoạch mà nhà nước đề ra thì nhất thiết phải làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền, giáo dục để nhân dân hiểu biết về pháp luật, hiểu về quyền và nghĩa vụ của bản thân, tuyên truyền tốt để mọi người dân đều có ý thức tham gia vào công việc của nhà nước, thực hiện đúng vai trò của mình đối với đất nước, với xã hội

3.2.5. Đấu tranh, bài trừ tư tưởng xa dân, coi thường nhân dân Luận văn: Giải pháp quyền làm chủ của nhân dân về nhà nước.

Trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với quản lý nhà nước thì rào cản lớn nhất và cũng là nguy cơ lớn nhất đó chính là tư tưởng xa dân, quan liêu, chủ quan và ngạo mạn, coi thường nhân dân, xem nhẹ vai trò của nhân dân. Quyền lực có điểm yếu cố hữu đó là tính tha hóa, khi quyền lực được trao vào tay một nhóm người, một cơ quan, tổ chức thì nhất thiết phải có cơ chế kiểm soát nó, nếu không kiểm soát và có cơ chế ngăn chặn răn đe tư tưởng xã dân, coi thường nhân dân rất dễ nảy sinh và gây hậu quả khôn lường. Trong đội ngũ cán bộ, công chức của nhà nước ta hiện nay có không ít cán bộ, công chức đã có biểu hiện xa dân, quan cách, trịnh thượng, coi thường sức mạnh lòng dân xa vào con đường ăn chơi, vơ vét và tham nhũng, chăm lo lợi ích cá nhân, xem nhẹ lợi ích của tập thể của quần chúng nhân dân, làm việc không hết sức, hết lòng, vòi vĩnh, sách nhiễu nhân dân. Thực tế trên là hậu quả của những tàn dư của hệ tư tưởng cũ, là sản phẩm của lối sống thực dụng, cá nhân, thích hưởng thụ.  Những biểu hiện đó trước hết làm xói mòn, suy giảm niềm tin của nhân dân vào chính quyền, làm mất đi mối quan hệ tốt đẹp và bền chặt giữa nhà nước và nhân dân, làm giảm hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước sau đó là đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong của nhà nước, của chế độ, sự phát triển và ổn định của quốc gia. Mỗi cán bộ, công chức cần ý thức rõ được nhà nước là do đâu mà có, quyền lực là do ai trao cho họ, phải hiểu một cách sâu sắc và thấm nhuần tư tưởng lấy dân làm gốc, mối quan hệ giữa nhân dân và nhà nước, giữa quyền làm chủ của nhân dân và quyền lực nhà nước, để từ đó có sự điều chỉnh trong suy nghĩ, hành động phù hợp với quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.

Đối với các biểu hiện xa dân, coi thường, sách nhiễu nhân dân cần có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và cơ chế xử lý hiệu quả, thích đáng, nghiêm khắc trừng trị những cán bộ, công chức tha hóa, biến chất lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi, làm giàu trên sức lao động của nhân dân, tiếp nhận và xử lý đúng người đúng tội theo những ý kiến phản ánh, khiếu nại tố cáo của nhân dân. Bên cạnh đó cần tuyên dương các cá nhân, những điển hình tiên tiến về phong cách làm việc giản dị, gần gũi với nhân dân, tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống và bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức. Thực hiện công tác tuyển chọn, giới thiệu, bầu cử các chức vụ, chức danh cán bộ công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước thật sự có đức, có tài, đủ năng lực và phẩm chất, công tác tuyển chọn, lựa chọn, bầu cử, bổ nhiệm phải diễn ra công bằng, khách quan và dân chủ.

Trong thời đại nhà Trần dù cho lợi ích của vương triều, lợi ích của dòng họ rất được đề cao tuy nhiên khi một số vương tôn, quý tộc đã có biểu hiện coi thường nhân dân, phản bội lợi ích của nhân dân ngay lập tức bị nghiêm trị, cho thấy sự cương quyết trong việc giữ gìn niềm tin của nhân dân vào chính quyền và không có gì được đặt trên lợi ích của nhân dân, của đất nước.

3.2.6. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân song song với việc kiểm soát quyền lực 

Khái niệm kiểm soát quyền lực lâu nay luôn được dùng gắn liền với quyền lực nhà nước quyền lực của bộ máy công quyền bởi lẽ đây là quyền lực có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất chi phối và tác động đến mọi chủ thể, mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, song cần nhìn nhận một cách đầy đủ đã là kiểm soát quyền lực thì ở đâu có quyên lực thì ở đó phải có sự kiểm soát, chính vì vậy quyền lực của nhân dân, quyền làm chủ của nhân dân cũng phải có sự kiểm soát, được quy định rõ ràng, cụ thể và được pháp luật điều chỉnh. Luận văn: Giải pháp quyền làm chủ của nhân dân về nhà nước.

Trước hết về phía quyền lực nhà nước, cần tiếp tục thực hiện các cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả hiện nay giữa ba nhánh quyền: Lập pháp, hành pháp và tư pháp. Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của nhà nước, của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, của cán bộ, công chức, người được nhà nước trao quyền phải được giới hạn và giám sát chặt chẽ, đảm bảo quyền lực không bị tha hóa, đảm bảo không có quá nhiều quyền lực tập trung vào một cơ quan, tổ chức đơn vị, nhóm người. Nhà nước cần phát huy tốt vai trò của các cơ quan dân cử, các tổ chức chính trị xã hội, đặc biệt là phát huy vai trò và quyền của nhân dân trong việc giám sát, kiểm soát quyền lực nhà nước, quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước cũng như chế tài xử lý khi quyền lực bị lạm dụng, trách nhiệm bị trốn tránh.

Để tránh tình trạng lạm quyền, lộng quyền, lợi dụng chức vụ, quyền hạn mưu lợi cá nhân, lợi ích nhóm, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra mà trước hết là giới hạn quyền lực của người đứng đầu, thực hiện việc trao quyền, bổ nhiệm chức vụ đúng người, đảm bảo các tiêu chí về năng lực trình độ và phẩm chất đạo đức, kinh nghiệm công tác. Xử lý nghiêm mọi hành vi lợi dụng chức quyền để vun vén cho bản thân, gia đình, nghiêm trị hành vi tham nhũng, hối lộ, lãng phí.

Về phía nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tôn trọng quyền của nhân dân song cũng cần chú trọng việc kiểm soát quyền lực này. Nhân dân ý thức rõ được quyền và trách nhiệm của bản thân, phát huy quyền đó một cách hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật sẽ góp phần quan trọng nâng cao hiệu lực hiệu quả trong quản lý nhà nước đồng thời giải quyết tốt các vấn đề của địa phương. Tuy nhiên thực tế hiện nay cũng tồn tại nhiều mặt trái xung quanh vấn đề này, một bộ phận người dân do thiếu hiểu biết về pháp luật, chưa nhận thức đúng đắn quyền và nghĩa vụ ảu bản thân đã có biểu hiện chống đối, bất hợp tác với chính quyền và cơ quan chức năng trong quá trình quản lý nhà nước, các hành động này biểu hiện dưới nhiều hình thức từ việc bất hợp tác, không chấp hành quy định của pháp luật, đến tổ chức khiếu nại, khiếu kiện đông người làm mất trật tự an ninh, rối loạn kỷ cương. Nguy hiểm hơn nữa, ở một số địa phương, lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin, sự bồng bột, xốc nổi của người dân, lợi dụng những yếu kém trong quản lý nhà nước, sự lung túng của chính quyền địa phương, một số phần tử phản động, cơ hội chính trị đã tổ chức kích động, lôi kéo nhân dân tham gia biểu tình, chống đối nhà nước, thậm chí gây xung đột, chống người thi hành công vụ, phá hoại tài sản của nhà nước. Một số phần tử xuyên tạc đường lối chính sách, chủ trương đúng đắn của nhà nước, lợi dụng phương tiện thông tin đại chúng truyền bá các tư tưởng sai trái, phản động gây nguy hiểm đến an ninh quốc gia. Phổ biến hơn cả của việc lạm dụng quyền lực nhân dân đó là người dân đưa ra yêu sách đối với chính quyền, yêu cầu cán bộ, công chức phải thực hiện các yêu cầu vô lý, có thái độ coi thường chính quyền, cho rằng cán bộ, công chức phải phục vụ, phải thực hiện mọi yêu cầu của người dân, một số cá nhân còn có những biểu hiện vô văn hóa, xúc phạm, gây nguy hiểm cho người thi hành công vụ. Tất cả những biểu hiện trên trong thực tiễn cuộc sống cho thấy quyền lực của nhân dân, quyền làm chủ của nhân dân cũng có thể bị tha hóa, và khi bị tha hóa, khi được sử dụng không đúng mục đích thì quyền lực ở trong tay ai cũng rất nguy hiểm. Quyền làm chủ của nhân dân phải được sử dụng như là một công cụ để bảo vệ lợi ích của nhân dân, xây dựng và bảo vệ tổ quốc và tuyệt đối không phải là quyền lực để phục vụ cho số ít, phục vụ lợi ích vô lý và gây rối loạn trật tự xã hội. Hiện nay để ngăn chặn, đẩy lùi biểu hiện của dân chủ thái quá, lạm dùng quyền làm chủ của nhân dân, cần có chế tài xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, cần làm rõ đúng sai, trách nhiệm của các bên trong quản lý nhà nước, thắt chặt công tác quản lý nhà nước, kịp thời sửa chữa các thiếu sót, khuyết điểm của chính quyền, cương quyết thực hiên các chủ trương, chính sách của nhà nước đã được đại bộ phận nhân dân tán thành và đồng thuận. Thực hiện các biện pháp bảo vệ tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm người thi hành công vụ, trừng trị nghiêm khắc các biểu hiện lợi dụng quyền làm chủ để gây rối trật tự xã hội, bôi nhọ chính quyền, đòi hỏi lợi ích vô lý. Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật, kiên quyết trấn áp các đối tượng phản động, cơ hội chính trị lợi dụng quyền làm chủ của nhân dân, quyền dân chủ để chống phá nhà nước ta, phá hoại sự nghiệm xây dựng và bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta, nêu cao tinh thần cảnh giác với các thế lực thù địch trong và ngoài nước. Luận văn: Giải pháp quyền làm chủ của nhân dân về nhà nước.

Kiểm soát quyền lực là bài học kinh nghiệm quan trọng và nổi bật dưới thời nhà Trần. Đối với chế độ phong kiến, quyền lực của nhà vua là tối cao, quyền lực đó bất luận thân sơ, bất luận cha con, chỉ do một người, chỉ thuộc về một người, vua không đứng dưới ai và không bị bất kỳ ai quản thúc, kiểm soát, song đối với triều Trần thì việc kiểm soát quyền lực của nhà vua đã trở thành một nguyên tắc, một truyền thống tồn tại cùng với vương triều và là một trong những yếu tố làm nên thành công của triều Trần. Lần đầu tiên trong lịch sử quyền lực của nhà vua, quyền lực của người đứng đầu quốc gia bị kiểm soát chặt chẽ dưới chế độ Thượng hoàng, một nước nhưng có hai vua, nhà vua với vị trí độc tôn, quyền lực lớn nhưng không thể bị tha hóa do có sự phân chia và kiểm soát từ vua cha, hiệu quả là các biểu hiện lộng quyền, lạm quyền từ nhà vua gần như không xảy ra, các hạn chế, thiếu sót từ người đứng đầu ngay lập tức bị điều chỉnh, khắc phục, quyền lực tập trung, thống nhất nhưng không nằm hoàn toàn trong tay một cá nhân.

Về phía nhân dân, dù là một triều đại quân chủ mang tính chất thân dân, trọng dân, yêu dân, song triều Trần luôn ý thức được việc phải trao quyền cho đúng người, đúng việc, những vấn đề liên quan đến quyền lực, địa vị, chức tước đều được cân nhắc kĩ càng. Trong thời kỳ chiến tranh chống quân Mông Nguyên, để động viên sức dân, triều Trần cho phép việc phong các chức vụ nhỏ cho những người giàu có để huy động của cải và sức người vào công cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, song các chức vụ đó đều là chức vụ giả, mang tính hình thức, không có thực quyền, tức là quyền lực không thể được trao một cách tùy tiện, vô căn cứ. Mỗi các nhân trong bộ máy công quyền cũng tự có ý thức sử dụng quyền hạn, chức trách của mình sao cho đúng, không vượt quyền, ỷ thế lộng quyền, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ở vào vị trí là Quốc Công Tiết Chế, người thống lĩnh toàn bộ quân đội quốc gia, một thủ lĩnh tinh thần của họ Trần, ở tột bậc của quyền lực ông vẫn hết sức giữ mình, không sử dụng quyền lực theo ý riêng, có những quyền mà cả đời ông cũng không dùng đến ví dụ như quyền phong tước từ Minh Tự trở xuống, cả đời ông chưa phong tước cho một ai.

Tiểu kết chương 3

Chương 3 của luận văn là sự tổng kết ngắn gọn và khái quát những bài học kinh nghiệm của triều Trần trong việc đề cao vai trò của nhân dân, coi trọng sức mạnh nhân dân và là cơ sở để đề xuất các biện pháp phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý nhà nước.

Mục tiêu cao nhất và cuối cùng của quản lý nhà nước đó là hướng đến nhân dân, đảm bảo quyền và lợi ích của nhân dân, và để thực hiện được mục tiêu đó yêu cầu đặt ra là phải có sự tham gia của nhân dân trong quản lý nhà nước, phải phát huy được quyền làm chủ của nhân dân, phát huy được sức mạnh và trí tuệ của nhân dân trong các vấn đề của cộng đồng và xã hội. Thực tiễn công tác quản lý nhà nước hiện nay cho thấy hiệu lực hiệu quả nhà của quản lý nhà nước được tăng cường một phần rất lớn nhờ sự tham gia tích cực của nhân dân, nhờ nhân dân phát huy tốt quyền làm chủ của mình, nhân dân thực sự là chủ và làm chủ vận mệnh của bản thân của đất nước. Bên cạnh những kết quả đạt được trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với quản lý nhà nước, còn tồn tại một số hạn chế, yếu kém cần khắc phục, trong khuôn khổ nội dung của một luận văn, với phạm vi và đối tượng nghiên cứu cụ thể tác giả đã làm rõ và đề xuất một số giải pháp trên cơ sở những bài học kinh nghiệm từ triều Trần với tư tượng “Dân là gốc”.

KẾT LUẬN Luận văn: Giải pháp quyền làm chủ của nhân dân về nhà nước.

Phát huy quyền làm chủ của nhân dân là khái niệm gắn liền với xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, là việc thừa nhận đúng vai trò, quyền và trách nhiệm của nhân dân đối với nhà nước, là cơ sở để nhân dân tham gia xây dựng chính quyền và các công việc của nhà nước. Quyền làm chủ của nhân dân gắn chặt với sự ra đời của nhà nước dân chủ nhân dân, nhà nước của dân, do dân và vì dân, gắn chặt với việc xây dựng nền dân chủ. Tuy nhiên chúng ta xây dựng nhà nước dân chủ, nhà nước của nhân dân, công nhận quyền làm chủ của nhân dân không phải từ con số không, đó là một quá trình học tập, kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc, kế thừa tinh thần đoàn kết, tinh thần yêu nước và những bài học lịch sử vô cùng quý giá.

Mỗi hình thái xã hội, mỗi hình thái nhà nước lại có sự nhìn nhận địa vị pháp lý của người dân ở mức độ khác nhau, những tựu chung lại đều giống nhau ở chỗ thấy rõ được vai trò mang tính quyết định của nhân dân đối với sự phát triển, tồn tại và tiêu vong của nhà nước. Trong lịch sử hành chính nhà nước Việt Nam, chế độ nào, triều đại nào, nhà nước nào không tôn trọng chân lý đó, ngay lập tức sẽ bị lịch sử gạch tên.

Với tư cách là một trong những triều đại thịnh trị và thành công nhất trong lịch sử Việt Nam, triều Trần đã để lại những giá trị, những bài học to lớn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc của chúng ta ngày nay. Trên phương diện quản lý nhà nước, với những chính sách đúng đắn, với những tiến bộ nhất định trọng tư tưởng trị quốc, trị dân và đặc biệt với việc phát huy tư tưởng thân dân lên đến đỉnh cao trong thời kỳ phong kiến, triều Trần đã để lại những bài học sâu sắc, quý giá trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với quản lý nhà nước. Gạt bỏ những hạn chế mang tính chất lịch sử về trình độ phát triển, những kinh nghiệm của triều Trần trong việc đề cao sức mạnh, trí tuệ của nhân dân, dựa vào dân để dựng nước và giữ nước vẫn còn nguyên giá trị trong thực tiễn ngày nay. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong đời sống chính trị hay lấy dân làm gốc, “ khoan thư sức dân là thượng sách giữa nước”, những nội dung tư tưởng đó có thể khác nhau về hình thức thể hiện, về lời văn câu chữ song đều giống nhau, đều gặp nhau ở một chữ “dân”, đều vì dân, đều hướng đến nhân dân. Luận văn: Giải pháp quyền làm chủ của nhân dân về nhà nước.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:

===>>> Luận văn: Phát huy quyền làm chủ của nhân dân quản lý nhà nước

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0972114537