Khóa luận: Hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan tại Hải Quan

Mục lục

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan tại Hải Quan hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan hàng gia công xuất khẩu tại Hải quan Hải Phòng dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài

Cùng với xu thế chung của toàn cầu hóa, ngoại thương đang ngày có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, ngoại thương giúp đất nước có được nguồn ngoại tệ để phát triển kinh tế đất nước, đồng thời giúp nền kinh tế và doanh nghiệp học tập được các kinh nghiệm tiên tiến về quản lý và các tiến bộ khoa học công nghệ nhằm hiện đại hóa sản xuất. Hoạt động ngoại thương đó không thể không kể đến hoạt động gia công hàng hóa, nhất là đối với nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam.

Hải Phòng là một trong ba thành phố lớn của đất nước Việt Nam. Với nguồn cảng biển, cảng sông, cảng hàng không và đường bộ thuận lợi, phong phú và đa dạng, đặc biệt là khu vực cảng biển rất thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa. Năm 2022, có 25% lượng hàng xuất nhập khẩu làm thủ tục qua cảng Hải Phòng. Những năm gần đây, lượng kim ngạch xuất nhập khẩu qua cảng Hải Phòng ngày càng tăng, do vậy số lượng tờ khai làm thủ tục cũng tăng lên đáng kể. Kim ngạch xuất nhập khẩu trong 3 năm (2020-2022) hơn 1000 tỷ USD với tổng số tờ khai trên 20 triệu tờ khai. Riêng năm 2022 kim ngạch đạt 425 tỷ USD trên tổng số 8 triệu tờ khai. Khóa luận: Hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan tại Hải Quan.

Nhưng quá trình gia công xuất nhập cần phải đảm bảo quá trình kê khai thông tin thủ tục hải quan theo đúng quy trình và trình tự của luật thương mại trong xuất nhập khẩu từ Việt Nam ra nước ngoài và ngược lại. Điều này đòi hỏi ngành Hải quan càng phải tìm cách để nâng cao hiệu quả theo các tiêu chuẩn quốc tế. Trong những năm qua Hải quan Hải Phòng đã tích cực cải tiến, nâng cao hiệu quả thông quan, tuy nhiên sự nâng cao hiệu quả trên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Phần vì chất lượng phục vụ doanh nghiệp còn chưa cao, cán bộ công chức còn mang nặng tính công quyền, việc phát hiện xử lý các gian lận thương mại của doanh nghiệp chưa triệt để, chưa mang tính quyết liệt, sức đấu tranh còn hạn chế. Phần là do các doanh nghiệp gia công xuất khẩu lợi dụng chính sách thông thoáng, đơn giản về thủ tục, ưu đãi về thuế của Nhà nước để gian lận, khai báo, quyết toán không đúng theo định mức thực tế sản xuất, không đúng số liệu theo dõi xuất nhập tồn thực tế quản lý tại doanh nghiệp.

Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả kiểm tra sau thông quan đối với hàng gia công xuất nhập khẩu của doanh nghiệp cũng như yêu cầu hội nhập trong thời đại nâng cao hiệu quả kiểm tra sau thông quan trong cuộc cách mạng công nhiệp 4.0 cũng như tìm ra khó khăn của việc thu thuế để có hướng khắc phục là điều vô cùng quan trọng. Điều này khẳng định việc nghiên cứu đề tài vừa đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp gia công xuất khẩu thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu nhanh chóng tại Hải quan Tp Hải Phòng vừa đảm bảo không sót lọt nguồn thu của ngân sách nhà nước. Đây là việc làm cần thiết để cải thiện tình hình trên, đáp ứng nhu cầu nâng cao hiệu kiểm tra sau thông quan, nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố trong quá trình hội nhập kinh tế. Xuất phát từ những đòi hỏi đó, nên tác giả đã lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan hàng gia công xuất khẩu tại Hải quan Hải Phòng nhằm mục đích trên, đồng thời với mong muốn góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, tăng cường tính tuân thủ của doanh nghiệp, tính chuyên nghiệp của cán bộ công chức Hải quan mà vẫn đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả Hải quan của Hải Phòng nói riêng và của Việt Nam nói chung. Khóa luận: Hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan tại Hải Quan.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Bảng Giá Viết Thuê Khóa Luận Quản Trị Kinh Doanh

2. Mục đích, giới hạn và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

  • Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết kiểm tra sau thông quan, các hình thức kiểm tra sau thông quan, vai trò của kiểm tra sau thông quan trong hoạt động xuất khẩu nhằm nâng cao hiệu quả Kiểm tra sau thông quan đối với hoạt động xuất khẩu và tăng thuế đối với các mặt hàng gia công xuất khẩu tại Thành phố Hải Phòng.
  • Phân tích đánh giá thực trạng kiểm tra sau thông quan đối với hàng gia công xuất khẩu tại Thành phố Hải Phòng
  • Tìm hiểu được lợi ích của cũng như hiệu quả của công tác kiểm tra sau thông quan hàng gia công xuất khẩu dành cho từng đối tượng mặt hàng xuất khẩu của doanh nghiệp.
  • Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra sau thông quan đối với mặt hàng gia công xuất khẩu cho doanh nghiệp làm thủ tục tại Cục Hải quan Tp Hải Phòng.

2.2. Giới hạn nghiên cứu

Đề tài tập trung chủ yếu vào việc nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra sau thông quan cho đối tượng doanh nghiệp thực hiện hàng gia công xuất khẩu tại Cục Hải quan TP Hải Phòng.

2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu

  • Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm tra sau thông quan, đối tượng kiểm tra sau thông quan, các dấu hiệu kiểm tra sau thông quan, vai trò của kiểm tra sau thông quan trong hoạt động xuất khẩu Hải quan hiện đại.
  • Phân tích và đánh giá thực trạng kiểm tra sau thông quan hàng gia công xuất khẩu tại Thành phố Hải Phòng
  • Bước đầu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra sau thông quan cho các doanh nghiệp gia công xuất khẩu trên địa bàn Hải Phòng.

3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Khóa luận: Hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan tại Hải Quan.

Công tác kiểm tra sau thông quan đối với hàng gia công xuất khẩu tại Hải quan Thành phố Hải Phòng.

4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

  • Phương pháp thu thập tài liệu:

Phương pháp này dựa trên nguồn thông tin thu thập được từ những tài liệu, dữ liệu thu thập từ các Báo cáo tổng kết hàng năm của Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan Hải Phòng và của các Hội nghị chuyên đề về công tác kiểm tra sau thông quan. Đặc biệt các dữ liệu, tài liệu về công tác kiểm tra sau thông quan đối với hàng tiêu dùng nhập khẩu. Bên cạnh đó đề tài cũng sử dụng các tài liệu tham khảo có sẵn từ văn bản Luật, Nghị định, Thông tư liên quan đến lĩnh vực Hải quan, Thuế và quản lý nhà nước về Hải quan và công tác kiểm tra sau thông quan.

  • Phương pháp phân tích tổng hợp:

Tổng hợp tài liệu nghiên cứu đã thu thập để thấy rõ thực trạng tình hình kiểm sau thông quan đối với hàng gia công xuất khẩu. Đồng thời phân tích mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và đánh giá thực trạng công tác kiểm tra sau thông quan đối với hàng gia công xuất khẩu tại Cục Hải quan Hải Phòng.

Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia để xem xét nhận định bản chất của đối tượng, tìm ra một giải pháp tối ưu. Đó là ý kiến của những cán bộ Hải quan làm trong công tác kiểm tra sau thông quan. Ý kiến của những nhà khoa học và của giảng viên hướng dẫn về vấn đề kiểm tra sau thông quan.

Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: Khóa luận: Hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan tại Hải Quan.

Phương pháp phân loại, sắp xếp các tài liệu thu thập được về lĩnh vực kiểm tra sau thông quan đối với hàng tiêu dùng nhập khẩu. Bên cạnh đó hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về công tác kiểm tra sau thông quan đối với hàng gia công xuất khẩu.

5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 03 chương:

  • Chương 1. Cơ sở lý luận chung về kiểm tra sau thông quan và cơ sở lý thuyết liên quan đến các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra sau thông quan.
  • Chương 2. Phân tích và đánh thực trạng kiểm tra sau thông quan hàng gia công xuất khẩu tại Hải quan Hải Phòng.
  • Chương 3. Xu hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra sau thông quan hàng gia công xuất khẩu tại Hải quan Hải Phòng.

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN

1.1. Cơ sở lý luận chung về kiểm tra sau thông quan

1.1.1. Khái niệm về kiểm tra sau thông quan

Kiểm tra sau thông quan là phương pháp quản lý hiện đại của bộ máy quản lý Nhà nước về Hải quan dựa trên nguyên tắc quản lý rủi ro, được tiến hành trên cơ sở phân tích thông tin, đánh giá rủi ro đối với những hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu đã hoàn thành thủ tục thông quan hàng hóa. Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, Hội đồng hợp tác Hải quan thế giới đã bắt tay vào nghiên cứu các biện pháp tiến hành kiểm tra sau khi hàng hóa đã được thông quan. Và Kiểm tra sau thông quan là một trong những biện pháp đấu tranh chống gian lận thương mại có hiệu quả nhất. vì vậy hiện nay Hải quan nhiều nước, khu vực thuộc tổ chức Hải quan thế giới (WCO) và Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã áp dụng các biện pháp Kiểm tra sau thông quan [17], [19]. Khóa luận: Hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan tại Hải Quan.

Theo định nghĩa của UNCTAD, kểm tra sau thông quan là việc kiểm tra Hải quan trên cơ sở kiểm toán sau khi Hải quan giải phóng hàng nhằm kiểm tra tính chính xác và hợp lệ của các tờ khai, các dữ liệu thương mại, hệ thống kinh doanh, hồ sơ, sổ sách kế toán của doanh nghiệp. Kết quả kiểm tra sau thông quan là một trong những nguyên liệu đầu vào cho công tác quản lý rủi ro và là tiêu chí đánh giá doanh nghiệp ưu tiên [19].

Trình tự, thủ tục, hồ sơ và nội dung của quy trình kiểm tra sau thông quan được quy định các bước công việc tiến hành từ thu thập thông tin, xác định đối tượng kiểm tra, thực hiện kiểm tra, xử lý kết quả kiểm tra và giải quyết các công việc có liên quan đến kết quả kiểm tra của cơ quan Hải quan, công chức/ nhóm công chức Hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan.

Theo Pháp luật Hải quan Việt Nam thì khái niệm kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan Hải quan nhằm thẩm định tính chính xác, trung thực của nội dung các chứng từ mà chủ hàng hóa hoặc người được ủy quyền, tổ chức, các nhân trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan Hải quan, nhằm ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về Hải quan, gian lận thuế, vi phạm chính sách quản lý xuất nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan [26].

Kiểm tra sau thông quan gồm có: Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan Hải quan và kiểm tra sau thông quan tại trụ sở Doanh nghiệp.

Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan Hải quan là hoạt động thường xuyên của cơ quan Hải quan nhằm đánh giá việc chấp hành pháp luật về thuế và pháp luật về Hải quan của doanh nghiệp. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan Hải quan được thực hiện theo kế hoạch đã được xác định cho từng giai đoạn, của từng đơn vị hoặc khi có thông tin, dấu hiệu vi phạm pháp luật Hải quan, pháp luật về thuế liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan Hải quan được thực hiện bằng việc thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin từ các cơ sở dữ liệu của ngành về doanh nghiệp, mặt hàng, loại hình xuất nhập khẩu được kiểm tra . Khóa luận: Hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan tại Hải Quan.

Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp là hoạt động kiểm tra của cơ quan Hải quan nhằm thẩm định tính chính xác, trung thực các khai báo Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đã được thông quan và được thực hiện tại trụ sở doanh nghiệp.

Các trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp bao gồm: kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra chọn mẫu, kiểm tra khi có dấu hiệu doanh nghiệp vi phạm pháp luật hoặc có khả năng vi phạm pháp luật về thuế, pháp luật về Hải quan.

1.1.2 Các đặc điểm của hoạt động kiểm tra sau thông quan

  • Tính chủ động: Đối với kiểm tra sau thông quan, cơ quan Hải quan chủ động kiểm tra và doanh nghiệp không thể biết lúc nào bị kiểm tra và chỉ khi nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan thực hiện thì doanh nghiệp mới biết mình có thực sự tuân thủ pháp luật hay không.
  • Tính vô hình: Kiểm tra sau thông quan thường là một kinh nghiệm nên rất dễ dàng bị sao chép, bắt chước và việc làm khác biệt hóa nghiệp vụ mang tính khó khăn hơn so với trong thông quan.
  • Tính tách biệt giữa hàng hóa và sổ sách: Vì kiểm tra sau thông quan thực hiện kiểm tra hàng hóa sau khi thông quan nên thực tế cơ quan Hải quan kiểm tra thì hàng hóa thường đã được bán, xuất kho hoặc đã lưu thông ra ngoài thị trường.

1.1.3. Nguyên tắc thực hiện kiểm tra sau thông quan trong hoạt động hải quan hiện đại

Nguyên tắc: phải áp dụng quản lý rủi ro trong việc lựa chọn đối tượng, phạm vi, nội dung kiểm tra sau thông quan.

Khi thực hiện kiểm tra sau thông quan, các đơn vị có trách nhiệm phối hợp chia sẻ thông tin với các đơn vị trong ngành Hải quan, đảm bảo hoạt động kiểm tra đúng quy định, hiệu quả, tránh trùng lắp, không gây phiền hà cho người khai Hải quan. Đồng thời phản hồi các hệ thống thông tin, dữ liệu của ngành Hải quan để thực hiện biện pháp quản lý, kiểm tra theo quy định.

Lãnh đạo các cấp, công chức liên quan trực tiếp cuộc kiểm tra phải có trách nhiệm: bảo mật thông tin liên quan đến cuộc kiểm tra, không được cung cấp thông tin cho bất kỳ tổ chức, cá nhân không liên quan khi chưa được sự phê duyệt của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan/ Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan/ Cục trưởng Cục Hải quan/ Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan/ Chi cục trưởng các Chi cục Hải quan. Khóa luận: Hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan tại Hải Quan.

Việc thu thập xử lý thông tin phục vụ kiểm tra sau thông quan là công việc chủ động thường xuyên hàng ngày của công chức/ nhóm công chức được giao thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan tại các Chi cục Hải quan, Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Cục kiểm tra sau thông quan để đảm bảo phân tích theo dõi, đánh giá phân loại người khai Hải quan có hồ sơ đã được thông quan tại Chi cục (đối với Chi cục Hải quan), người khai Hải quan nằm trong địa bàn quản lý (đối với Chi cục Kiểm tra sau thông quan ).

1.2. Cơ sở lý thuyết liên quan đến các giải pháp nâng cao kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan TP Hải Phòng

1.2.1. Cơ sở lý thuyết về việc nâng cao hiệu quả kiểm tra sau thông quan tại Hải quan Hải Phòng đối với doanh nghiệp xuất khẩu hàng gia công

Nhằm xây dựng công tác kiểm tra sau thông quan đối với hàng xuất khẩu một cách hiệu quả cần phải đứng trên quan điểm của doanh nghiệp.

Nhưng nhu cầu, mong muốn và thị hiếu của doanh nghiệp luôn luôn thay đổi, vì vậy cần phải tìm hiểu và quan tâm tới các yếu tố sau:

  • Lịch sử về các cuộc kiểm tra liên quan đến thuế.
  • Loại mặt hàng nào đang được yêu thích thời điểm hiện nay
  • Loại hình doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu (doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn, cổ phần, liên doanh,…)
  • Tần suất xuất khẩu hàng hóa.
  • Năng lực của doanh nghiệp (vốn cá nhân, vốn vay ngân hàng,…)
  • Kim ngạch theo năm.

Đánh giá các yếu tố đặc biệt khác của doanh nghiệp để đảm bảo khi đưa doanh nghiệp vào danh sách kiểm tra thì đảm bảo sẽ có nguồn thu hoặc nâng cao được tính tuân thủ của doanh nghiệp. Không nhất thiết phải đưa tất cả các doanh nghiệp vào kế hoạch kiểm tra tránh trường hợp kiểm tra tràn lan và không hiệu quả.

Xác định đối tượng kiểm tra giúp công chức kiểm tra dự đoán được số thu thuế cũng như xác định được lượng tờ khai, mặt hàng phải kiểm tra từ đó có kế hoạch cụ thể cho mỗi cuộc các kiểm tra sau thông quan sao cho phù hợp với đối tượng doanh nghiệp gia công xuất khẩu, và giúp xác định nguồn nhân lực cho cuộc kiểm tra cũng như thời gian cho cuộc kiểm tra một cách hiệu quả.

1.2.2 Cơ sở lý thuyết về việc nâng cao hiệu quả kiểm tra sau thông quan cho mặt hàng liên ngành Khóa luận: Hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan tại Hải Quan.

Hải quan Hải Phòng làm việc với Đoàn Giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2019-2023, đồng thời đưa ra các vướng mắc trong quá trình giải quyết thủ tục tại Cục Hải quan và đề xuất, kiến nghị với các Bộ/Ngành liên quan để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu qua địa bàn Cảng Hải Phòng và các địa điểm kiểm tra chuyên ngành tập trung;

Hải quan Hải Phòng đã tham gia làm việc với Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thủ tục Hải quan, thủ tục kiểm tra chuyên ngành tại Cục Hải quan TP Hải Phòng; Tập hợp rà soát của các đơn vị, báo cáo Tổng cục Hải quan về các quy định quản lý chồng chéo, bất cập của các Bộ ngành;

Muốn doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa, một trong những bước cần lưu ý từ đầu là tìm hiểu xem hàng hóa có thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành hay không. Kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu là việc cơ quan chức năng lấy mẫu hàng để kiểm tra xem hàng hóa đó có đạt yêu cầu hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của chuyên ngành hay không.

Khi kết quả kiểm tra là đạt, lô hàng sẽ được cấp giấy chứng nhận. Khi không đạt, lô hàng sẽ bị từ chối cấp chứng nhận, và hàng sẽ không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

  • Bộ Nông Nghiệp PTNT: Kiểm dịch động thực vật, thủy sản (có cả ATTP theo loại hàng thuộc quản lý của Bộ này)
  • Bộ Y tế: Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm (mà Bộ này phụ trách)
  • Bộ Giao thông vận tải: Đăng kiểm phương tiện giao thông, xe máy chuyên dùng
  • Bộ Khoa học & Công nghệ: Kiểm tra chất lượng

1.2.3 Cơ sở lý thuyết về việc nâng cao hiệu quả kiểm tra sau thông quan cho mặt hàng đặc biệt

Hải quan Hải Phòng triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát Hải quan trong thực hiện các Kế hoạch đấu tranh phòng, chống rửa tiền; hàng điện tử giả nhập khẩu; hàng hóa nhập khẩu có hại cho sức khỏe con người; nhập khẩu mặt hàng thời trang có dấu hiệu gian lận thương mại; gia cầm, sản phẩm gia cầm, đường nhập lậu; kiểm tra, kiểm soát mặt hàng sữa,…

Tăng cường kiểm soát mặt hàng cấm thuộc danh mục Cites, hàng tiêu dùng, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, đồ điện tử, điện lạnh, điện gia dụng. thuốc lá; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản và chất cấm dùng trong chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi; xe máy điện, xe đạp điện, mũ bảo hiểm và phụ tùng; dược liệu; thuốc, thực phẩm chức năng và sản phẩm y tế giả tại Việt Nam; khoáng sản; hàng bách hóa; các hoạt động xuất, nhập khẩu tiền chất;

Triển khai Kế hoạch 170/KH-TCHQ ngày 19/08/2019 và Kế hoạch 72/HQHP-KH ngày 04/11/2019 về việc kiểm soát thực hiện hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS nhằm phát hiện, đấu tranh, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vận chuyển trái phép các chất ma túy và tiền chất;

1.3. Kinh nghiệm quản lý kiểm tra sau thông quan của một số nước trên thế giới Khóa luận: Hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan tại Hải Quan.

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý kiểm tra sau thông quan của Mỹ

Quy trình tổ chức thực hiện Kiểm tra sau thông quan của hải quan Mỹ được tiến hành thông qua ba giai đoạn: (i) Giai đoạn đầu tiên là đánh giá sự phù hợp của hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp so với pháp luật liên quan đến hoạt động Xuất nhập khẩu; (ii) Giai đoạn 2: Nếu bản tự đánh giá của doanh nghiệp được cơ quan hải quan chấp nhận thì quá trình Kiểm tra sau thông quan sẽ kết thúc mà không chuyển sang giai đoạn thứ hai. Nếu cơ quan hải quan không chấp nhận việc tự đánh giá của doanh nghiệp thì sẽ tiến hành giai đoạn hai của Kiểm tra sau thông quan; (iii) Giai đoạn 3: Sau khi giai đoạn hai kết thúc, cơ quan hải quan sẽ đưa ra các khuyến cáo để doanh nghiệp cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ [20].

Cụ thể, khi tiến hành Kiểm tra sau thông quan đối với một doanh nghiệp, đầu tiên, cơ quan hải quan sẽ lấy mẫu và kết quả thử nghiệm hàng hóa nhập khẩu; đồng thời kiểm tra các giao dịch tài chính để đánh giá việc khai báo hàng hóa nhập khẩu, các nghiệp vụ thanh toán của doanh nghiệp có đúng quy định pháp luật hay không. Ở giai đoạn hai, doanh nghiệp sẽ phải gửi cho cơ quan hải quan bản tự đánh giá sự chính xác trong khai báo, thanh toán lô hàng nhập khẩu. Nếu cơ quan hải quan chấp nhận bản tự đánh giá của doanh nghiệp thì sẽ kết thúc quá trình Kiểm tra sau thông quan. Nếu cơ quan hải quan nhận thấy còn có khác biệt giữa bản tự đánh giá về hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp với thông tin, cơ sở dữ liệu của cơ quan hải quan, cơ quan hải quan sẽ đưa ra các khuyến cáo để doanh nghiệp cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ và tiến hành các biện pháp cải tiến. Bên cạnh đó, cơ quan hải quan cũng đánh giá lại khả năng tuân thủ của nhà nhập khẩu khi tiến hành các biện pháp cải tiến.

Qua đó có thể thấy, điểm nổi bật của mô hình quản lý Kiểm tra sau thông quan của Mỹ đó là quy trình tổ chức thực hiện Kiểm tra sau thông quan, cụ thể quy trình cơ bản dựa trên nền tảng quy định của pháp luật về việc doanh nghiệp tự khai báo, tự đánh giá, tự chịu trách nhiệm về thông tin hàng hóa xuất nhập khẩu đã khai báo với cơ quan hải quan. Việc thực hiện Kiểm tra sau thông quan trên cơ sở sự tự giác tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp sẽ giúp cơ quan hải quan tiết kiệm tối đa nguồn lực, nhưng vẫn có thể quản lý toàn diện đối với doanh nghiệp.

1.3.2. Mô hình quản lý kiểm tra sau thông quan của Nhật Bản Khóa luận: Hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan tại Hải Quan.

Hải quan Nhật Bản được coi là một trong những cơ quan Hải quan tiên tiến nhất trên thế giới, do đó, nghiên cứu những kinh nghiệm của Nhật Bản trong quá trình quản lý công tác kiểm tra sau thông quan là rất quan trọng.

Về tổ chức bộ máy, các bộ phận Kiểm tra sau thông quan của hải quan Nhật Bản trực thuộc hải quan các vùng, bộ phận Kiểm tra sau thông quan gồm có 3 phòng là: Phòng Kiểm soát, Phòng Kiểm tra tại doanh nghiệp và Phòng Thông tin. Phòng Kiểm soát có chức năng điều chỉnh và trao đổi thông tin về hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cho tất cả các đơn vị Kiểm tra sau thông quan. Phòng Kiểm tra tại doanh nghiệp thực hiện kiểm toán doanh nghiệp và những tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động Xuất nhập khẩu. Phòng Thông tin có nhiệm vụ thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp các thông tin cần thiết để hỗ trợ cho Phòng Kiểm tra thực hiện kiểm toán tại doanh nghiệp [20].

Hải quan Nhật Bản thành lập và duy trì một hệ thống hỗ trợ Kiểm tra sau thông quan sử dụng dữ liệu tương tác từ các đơn vị Kiểm tra sau thông quan, các đơn vị thông quan hàng hóa và cơ sở dữ liệu tình báo hải quan. Trong quá trình thông quan, hải quan Nhật Bản áp dụng hệ thống thông quan tự động, hệ thống thông quan này tạo nên một cơ sở dữ liệu dùng chung cho các cơ quan hải quan, doanh nghiệp và bên thứ ba với thẩm quyền truy cập không hạn chế. Từ hệ thống thông quan tự động, cộng thêm các thông tin thu thập được từ các bộ phận như điều tra, thuế, trị giá, thông quan và Kiểm tra sau thông quan, thông tin được thu thập và tích hợp và o hệ thống cơ sở dữ liệu tình báo hải quan là cơ sở cho việc lựa chọn đối tượng Kiểm tra sau thông quan và cung cấp thông tin phục vụ Kiểm tra sau thông quan.

Theo quy định tại Điều 105 Luật Hải quan Nhật Bản, công chức hải quan kiểm tra bất kỳ chứng từ, sổ sách kế toán lưu giữ liên quan đến hàng hóa Xuất nhập khẩu trong khoảng thời gian từ 7 đến 10 năm. Công chức hải quan Nhật Bản làm công tác Kiểm tra sau thông quan yêu cầu có kiến thức, kỹ năng tổng hợp về ba lĩnh vực đó là kiến thức chung, kiến thức về nghiệp vụ hải quan và hiểu biết cơ chế hoạt động của doanh nghiệp. Cán bộ làm Kiểm tra sau thông quan có trình độ cao giúp công tác quản lý Kiểm tra sau thông quan hiệu quả, hiệu lực hơn. Việc lựa chọn đối tượng Kiểm tra sau thông quan được dựa trên nền tảng CNTT hiện đại kết hợp với hệ thống tiêu chí Quản lý rủi ro đầy đủ, chi tiết. Khóa luận: Hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan tại Hải Quan.

Điểm nổi bật mô hình quản lý Kiểm tra sau thông quan của Nhật Bản là mô hình tổ chức Kiểm tra sau thông quan được bố trí theo mô hình dọc, có cấp Trung ương và cấp vùng. Bên cạnh đó, bộ máy được chia thành 3 phòng nghiệp vụ để hỗ trợ lẫn nhau.

Mô hình quản lý Kiểm tra sau thông quan như vậy giúp Hải quan Nhật Bản có thể quản lý Kiểm tra sau thông quan theo cả chiều dọc và chiều ngang. Việc lựa chọn đối tượng Kiểm tra sau thông quan (thực chất là lập kế hoạch Kiểm tra sau thông quan) được dựa trên nền tảng CNTT hiện đại kết hợp với hệ thống tiêu chí Quản lý rủi ro đầy đủ, chi tiết. Cán bộ làm Kiểm tra sau thông quan có trình độ cao giúp công tác quản lý Kiểm tra sau thông quan hiệu quả, hiệu lực hơn.

Như vậy, hệ thống công cụ hỗ trợ có hiệu quả nhất và mang đặc trưng nhất của Hải quan Nhật Bản là hệ thống quản lý rủi ro được thực thi trên một nền tảng công nghệ thông tin hoàn hảo. Thêm vào đó, Hải quan Nhật Bản cũng có một số thẩm quyền trong lĩnh vực điều tra xác minh, đồng thời nghiệp vụ kiểm toán cũng được Hải quan Nhật Bản hết sức coi trọng, như một nhân tố quyết định sự thành công của kiểm tra sau thông quan.

1.3.3. Mô hình quản lý kiểm tra sau thông quan của Trung Quốc

Mô hình Kiểm tra sau thông quan của Trung Quốc được áp dụng từ năm 1994. Mục đích khi tiến hành các hoạt động Kiểm tra sau thông quan là cải tiến phương thức quản lý nhằm duy trì trật tự và các nguyên tắc thị trường kết hợp với việc cung cấp các dịch vụ công thuận lợi hơn thay vì việc can thiệp trực tiếp đến cộng đồng doanh nghiệp và thị trường. Hiện nay, cơ quan điều tra của? Hải quan Trung Quốc chịu trách nhiệm chính về Kiểm tra sau thông quan, bao gồm bộ phận kiểm tra và bộ phận điều tra thương mại, tại các vùng cũng có các bộ phận kiểm tra [20]. Khóa luận: Hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan tại Hải Quan.

Trong thời hạn 3 năm kể từ ngày hàng hóa Xuất nhập khẩu được thông quan hoặc trong thời hạn giám sát hải quan của hàng hóa bảo thuế, hàng hóa miễn giảm thuế nhập khẩu, cơ quan Hải quan tiến hành kiểm tra sổ sách kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu khác có liên quan cùng với hàng hóa Xuất nhập khẩu của người bị kiểm tra để kiểm tra tính hợp pháp, tính chân thực của hoạt động Xuất nhập khẩu hàng hóa.

Cơ quan hải quan tiến hành Kiểm tra sau thông quan đối với những doanh nghiệp, tổ chức liên quan trực tiếp đến hoạt động Xuất nhập khẩu. Cụ thể là các doanh nghiệp, tổ chức tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế, tham gia vào hoạt động gia công quốc tế, các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động trong lĩnh vực kho ngoại quan, các doanh nghiệp và đơn vị sử dụng hoặc có liên quan đến hàng hóa được hưởng các ưu đãi về giảm thuế, miễn thuế, hoàn thuế, các doanh nghiệp là đại lý hải quan, khai thuê hải quan và các doanh nghiệp khác tham gia vào hoạt động kinh doanh liên quan trực tiếp đến hoạt động Xuất nhập khẩu do Tổng cục Hải quan Trung Quốc quy định.

Hải quan Trung Quốc dựa trên cơ sở áp dụng quy trình Quản lý rủi ro để lựa chọn các đối tượng Kiểm tra sau thông quan. Kiểm tra sau thông quan được thực hiện theo kế hoạch hoặc theo dấu hiệu vi phạm. Hoạt động Kiểm tra sau thông quan được thực hiện thông qua quy trình 4 bước: Chuẩn bị kiểm tra, Thực hiện kiểm tra; Xử lý hồ sơ; Đánh giá kết quả.

Đến nay, Hải quan Trung Quốc vẫn đang trong giai đoạn tiếp tục hoàn thiện mô hình Kiểm tra sau thông quan theo hướng 4 trong 1, bao gồm: phân tích rủi ro, kiểm toán doanh nghiệp, điều tra thương mại, quản lý doanh nghiệp. Mục tiêu của Hải quan Trung Quốc là tiến tới mô hình quản lý hải quan hiện đại theo các chuẩn mực của thông lệ quốc tế. Mô hình Kiểm tra sau thông quan mang đặc trưng Trung Quốc là lấy phân tích rủi ro làm cơ sở, lấy việc kiểm toán doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp làm phương tiện và lấy việc điều tiết hoạt động Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp làm mục tiêu quản lý.

Giống như Nhật Bản, Trung Quốc cũng áp dụng mô hình quản lý Kiểm tra sau thông quan theo chiều dọc và có những bộ phận hỗ trợ Kiểm tra sau thông quan theo chiều ngang. Trung Quốc cũng lập kế hoạch Kiểm tra sau thông quan, lựa chọn doanh nghiệp Kiểm tra sau thông quan trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro. Đây cũng là điểm mạnh của mô hình quản lý Kiểm tra sau thông quan của Trung Quốc. Đó cũng là kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam khi tiến hành cải cách và hiện đại hóa hải quan.

1.3.4. Kinh nghiệm kiểm tra sau thông quan đối với hàng gia công may mặc xuất khẩu tại Hải quan Hà Giang Khóa luận: Hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan tại Hải Quan.

Do đặc thù hàng may mặc có rất nhiều nguyên liệu, nhiều sản phẩm gia công với nhiều kiểu dáng, kích cỡ khác nhau nên đòi hỏi công chức Kiểm tra sau thông quan phải rất cẩn thận, tỉ mỉ trong quá trình kiểm tra, đối chiếu thông tin.

Đối việc Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở Công ty, đoàn Kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan đã tiến hành kiểm tra tất cả hồ sơ thanh khoản, quyết toán của các hợp đồng gia công. Lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan về hành vi nộp hồ sơ thanh khoản hợp đồng gia công và điều chỉnh định mức sản xuất sản phẩm gia công không đúng thời hạn quy định. Đồng thời kiểm tra chi tiết lượng nguyên liệu, vật tư NK; lượng nguyên liệu, vật tư sử dụng; định mức; sản phẩm gia công Xuất khẩu… Kiểm tra hồ sơ cụ thể, nguyên nhân và bảng kê chi tiết giải trình tính toán nguyên liệu vật tư sử dụng của các mã nguyên liệu âm được doanh nghiệp báo cáo giải trình là do trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công, đối tác nước ngoài đã thông báo thay đổi thiết kế sản phẩm gia công dẫn đến thay đổi định mức của một số sản phẩm. Do người của Công ty còn thiếu kinh nghiệm nên đã khai báo không đúng định mức thực tế sản xuất của một số nguyên phụ liệu. Sau đó đoàn Kiểm tra sau thông quan kiểm tra, đối chiếu các tài liệu kỹ thuật do Doanh nghiệp xuất trình chứng minh định mức thay đổi của các nguyên liệu vật tư âm. lượng nguyên liệu dư thừa bằng tổng nguyên liệu NK trừ đi tổng nguyên liệu sử dụng cộng với tổng nguyên liệu chuyển tiếp.Căn cứ vào kết quả kiểm tra trên, Cục Hải quan ban hành quyết định ấn định thuế thu số tiền thuế còn thiếu của lượng nguyên liệu bị âm.

Bên cạnh đó, các hợp đồng gia công thường được thực hiện trong thời gian dài, tờ khai Xuất khẩu, NK và các chứng từ, tài liệu nhiều nên đòi hỏi công chức hải quan thống kê, theo dõi số liệu của các nguyên liệu, vật tư, sản phẩm gia công phải đầy đủ, chính xác.

1.4. Tiểu kết chương 1 và nhiệm vụ chương 2 Khóa luận: Hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan tại Hải Quan.

Như vậy, chương 1 đã giải quyết vấn đề Cơ sở lý luận chung về kiểm tra sau thông quan và cơ sở lý thuyết liên quan đến các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra sau thông quan, các đặc điểm của hoạt động kiểm tra sau thông quan, nguyên tắc thực hiện kiểm tra sau thông quan trong hoạt động Hải quan hiện đại. Chương 1 cũng nêu rõ cơ sở lý thuyết của các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra sau thông quan cho các mặt hàng lớn thường xuyên, các mặt hàng liên ngành và các mặt hàng đặc biệt qua Cục Hải quan Hải Phòng. Đồng thời, trong chương 1 tác giả cũng nghiên cứu kinh nghiệm công tác kiểm tra sau thông quan của các nước như Mỹ, Nhật và Trung Quốc. Đặc biệt là kinh nghiệm kiểm tra sau thông quan đối với hàng gia công xuất khẩu của cục Hải quan Hà Giang. Từ đó cho thấy, Kiểm tra sau thông quan là phương pháp quản lý hiện đại của bộ máy quản lý Nhà nước về Hải quan dựa trên nguyên tắc quản lý rủi ro, được tiến hành trên cơ sở phân tích thông tin, đánh giá rủi ro đối với những hoạt động xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục thông quan hàng hóa. Kiểm tra sau thông quan là một trong những biện pháp đấu tranh chống gian lận thương mại có hiệu quả nhất. Vì vậy, hiện nay Hải quan nhiều nước, khu vực thuộc tổ chức Hải quan thế giới (WCO) và Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã áp dụng các biện pháp Kiểm tra sau thông quan.

Giải pháp nâng cao hiệu quả Kiểm tra sau thông quan được xây dựng dựa trên yêu cầu nhiệm vụ thu thuế của nhà nước, đặc điểm kiểm tra sau thông quan, nguyên tắc kiểm tra cơ cấu mặt hàng xuất khẩu lớn, thường xuyên liên tục, mặt hàng cần kiểm tra chuyên ngành, mặt hàng đặc biệt. Đây chính là cơ sở để hình thành nên các giải pháp thực tế để tạo ra kiểm tra sau thông quan hàng gia công xuất khẩu hiệu quả tại Hải Phòng.

Để làm rõ các luận điểm trên, chương 2 của đề tài sẽ làm rõ các điểm sau: Tổng quan về Cục Hải quan TP Hải Phòng; Đánh giá thực trạng liên quan đến giải pháp kiểm tra sau thông quan đối với mặt hàng gia công xuất khẩu; Tìm ra các vấn đề cần iên quan đến giải pháp kiểm tra sau thông quan đối với các mặt hàng gia công xuất khẩu thường xuyên/ lớn, hàng gia công xuất khẩu liên ngành, hàng gia công xuất khẩu đặc biệt. Khóa luận: Hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan tại Hải Quan.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:

===>>> Khóa luận: Thực trạng kiểm tra sau thông quan tại Hải Quan

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0972114537