Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: PPNC tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh hay nhất năm 2025 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài: Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
3.1. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được mô tả trong Hình 3.1

Nghiên cứu được tiến hành đầu tiên bằng việc xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đó. Tiếp theo, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu của 28 NHTM có BCTC được kiểm toán và xử lý dữ liệu. Để tiến hành hồi quy mô hình, tác giả thực hiện thống kê mô tả và kiểm định tự tương quan để xác định mối quan hệ giữa các biến độc lập. Sau đó, tác giả lần lượt hồi quy mô hình theo phương pháp ước lượng OLS, phương pháp ước lượng với tác động ngẫu nhiên (REM) và phương pháp ước lượng với tác động cố định (FEM). Sau khi thực hiện hồi quy mô hình, tác giả thảo luận kết quả nghiên cứu để đưa ra các kết luận như mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, nhằm đưa ra các hàm ý quản trị giúp các NHTM Việt Nam nâng cao hiệu quả hoạt động.
3.2. Mô hình nghiên cứu Luận văn: PPNC tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Dựa theo nghiên cứu của Mohsin Shabira & cộng sự (2023) là chủ yếu và tham khảo các nghiên cứu có liên quan của Sutrisno Sutrisno & cộng sự (2020), Bekana Dembel (2021), Bhadrappa Haralayya & Sreeramana Aithal (2021), Đặng Thị Minh Nguyệt & cộng sự (2021), Nguyễn Thị Thanh Bình & cộng sự (2021), Xing Xiazi & Mohsin Shabir (2022), Maria José Palma Lampreia Dos-Santos & cộng sự (2022), Nicholas Mbugua Njoki & Winnie Nyamute (2023), tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu với sự tác động của 8 nhân tố: VCSH (EQUITY), quy mô ngân hàng (SIZE), rủi ro tín dụng (NPL), chi phí hoạt động (COST), đa dạng hóa thu nhập (DIV), đại dịch COVID 19 (COVID19), tăng trưởng GDP (GDP) và lạm phát (INF). Mô hình đề xuất như sau:
ROAit = β0 + β1*EQUITYit + β2*SIZEit + β3*NPLit + β4*COSTit + β5*DIVit + β6*COVID19t + β7*GDPt + β8*INFt + eit
Trong đó: i đại diện cho ngân hàng, t đại diện cho năm, β là hệ số hồi quy, e là sai số ngẫu nhiên Mô hình nghiên cứu được mô tả như Hình 3.2.

3.2.1. Hiệu quả hoạt động kinh doanh Luận văn: PPNC tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Theo Kolapo & cộng sự (2012) thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM không chỉ tác động trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của chính ngân hàng mà còn có ảnh hưởng sâu rộng đến sự ổn định tài chính của quốc gia. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng được đo lường bằng nhiều chỉ số khác nhau như: ROA, ROE, NIM để cung cấp một cái nhìn toàn diện về khả năng sinh lời, hiệu quả quản lý tài sản cũng như mức độ rủi ro. Các chỉ số này được coi là thước đo hiệu quả hoạt động kinh doanh, được chấp nhận nhiều nhất trong ngành ngân hàng và đưa ra những dự đoán về tính bền vững tốt hơn (Simpson & Kohers, 2002). Trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn chỉ số ROA để làm biến phụ thuộc đại diện cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam (Bekana Dembel, 2021; Mohsin Shabira & cộng sự, 2023; Nicholas Mbugua Njoki & Dr. Winnie Nyamute, 2023).
ROA là chỉ số phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng thông qua việc đánh giá khả năng quản lý và sử dụng tài sản. Nói cách khác, ROA cho biết khi sử dụng một đơn vị tài sản, thì ngân hàng thu được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. ROA càng cao chứng tỏ ngân hàng càng sử dụng tài sản hiệu quả và ngược lại. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng chỉ tiêu tổng tài sản bình quân (ROAA) làm biến phụ thuộc.
3.2.2. Tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản (EQUITY)
VCSH được xem tấm đệm chống đỡ rủi ro, bảo vệ người gửi tiền và đảm bảo an toàn cho hoạt động của các NHTM, tỷ lệ VCSH thấp thể hiện năng lực tài chính của ngân hàng càng yếu kém (Hirindu, 2017). Trong điều kiện các nhân tố khác tương tự nhau, những ngân hàng có VCSH lớn thường hấp dẫn KH hơn ngân hàng nhỏ. Bởi vì, năng lực tài chính là yếu tố để xây dựng niềm tin của công chúng đối với ngân hàng, và tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản chính là một nhân tố nhãn tiền để chứng minh điều đó. Bên cạnh đó, để đáp ứng theo các tiêu chuẩn của Basel, hiện tại là Basel III, thì quản trị VCSH càng có vai trò quan trọng.
Tỷ lệ VCSH có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của các NHTM (Abel & Le Roux, 2016; Menicucci & Paolucci, 2016; Bhadrappa Haralayya & Sreeramana Aithal (2021); Elnahass & cộng sự, 2021; Đặng Thị Minh Nguyệt & cộng sự, 2021; Nguyễn Thị Thanh Bình & cộng sự, 2021; Yusuf & Ichsan, 2021; Mohsin Shabira & cộng sự, 2023). Do đó, giả thuyết H1 được đề xuất như sau:
H1+: Tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam.
3.2.3. Quy mô ngân hàng (SIZE) Luận văn: PPNC tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Quy mô ngân hàng thể hiện nhiều khía cạnh quan trọng về hoạt động và vị thế của ngân hàng trong ngành tài chính. Ngân hàng có quy mô lớn thường có lợi thế cạnh tranh cao hơn nhờ vào khả năng cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ đa dạng, tiếp cận nhiều khách hàng hơn cũng như tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô. Quy mô lớn cũng giúp ngân hàng có vị thế vững mạnh trong ngành, xây dựng được thương hiệu trong công chúng. Bên cạnh đó, ngân hàng có quy mô lớn thường được coi là ổn định và an toàn hơn do có nguồn vốn dồi dào, khả năng chống chịu tốt hơn trước các cú sốc kinh tế và rủi ro tài chính. Khi quy mô ngân hàng ngày càng gia tăng thì cơ cấu tài sản có bên trong ngân hàng lại càng phải được xem xét thận trọng.
Quy mô ngân hàng có tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM theo mối quan hệ cùng chiều (Đặng Thị Minh Nguyệt & cộng sự, 2021; Nicholas Mbugua Njoki & Dr. Winnie Nyamu, 2023). Các NHTM với quy mô lớn hơn sẽ thu về được lợi nhuận nhiều hơn nên có hiệu quả hoạt động tốt hơn. Bởi vì, các NHTM có quy mô lớn thường dễ dàng hơn trong việc huy động vốn từ thị trường tài chính, dễ dàng cấp tín dụng và cung ứng nhiều sản phẩm, dịch vụ đa dạng khác đến với KH hơn. Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại cho thấy có sự tác động ngược chiều, như nghiên cứu của Al-Homaidi & cộng sự (2020). Nghiên cứu này chứng minh rằng, quy mô càng lớn thì các ngân hàng càng gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý và nhân sự, cụ thể là nếu tăng quy mô để thực hiện chiến lược tăng trưởng theo chiều ngang thì chi phí sẽ gia tăng nhưng hiệu quả mang lại không cao. Tuy nhiên, dựa vào các nghiên cứu trước đây và môi trường hoạt động của các NHTM Việt Nam, tác giả kỳ vọng quy mô ngân hàng có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam. Do đó, giả thuyết H2 được đề xuất như sau:
H2+: Quy mô ngân hàng có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam.
3.2.4. Rủi ro tín dụng (NPL)
Theo Basel II thì rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng cho khách hàng, khi đó khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. Rủi ro tín dụng bao gồm rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục. Rủi ro giao dịch xuất phát từ những hạn chế trong quá trình thẩm định, phân tích khách hàng, xét duyệt hồ sơ và lựa chọn cho vay của các cán bộ tín dụng, cán bộ phê duyệt. Rủi ro danh mục liên quan đến việc xác định các danh mục cho vay của ngân hàng trong từng thời kỳ. Luận văn: PPNC tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Rủi ro tín dụng thường được đo lường bằng tỷ lệ nợ xấu (Non-Performing Loan Ratio – NPL Ratio). Đây là một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá chất lượng tài sản của ngân hàng và mức độ rủi ro tín dụng mà ngân hàng đang đối mặt. Khi tỷ lệ nợ xấu giảm chứng minh rằng ngân hàng đang quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả, chất lượng các khoản cho vay được đảm bảo. Như vậy, nếu tỷ lệ nợ xấu gia tăng thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của các NHTM do phải trích lập dự phòng và đối mặt với nguy cơ mất vốn (Kolleshi & Bozdo, 2021; Wijayanti & Mardiana, 2020; Linh Hoai Do & cộng sự (2021). Tuy nhiên, nghịch lý này đã được chứng minh trong nghiên cứu của Supriyono & Herdhayinta (2019) khi cho rằng, tỷ lệ nợ xấu có ảnh hưởng cùng chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Bởi vì, rủi ro tín dụng luôn thường trực và không thể loại bỏ hoàn toàn, nên các ngân hàng sẽ tăng phần bù rủi ro vỡ nợ lớn hơn mức rủi ro thực tế, nghĩa là tăng lãi suất cho vay. Điều đó vô hình chung đã làm tăng thu nhập cho ngân hàng. Tuy nhiên, để quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả thì phương pháp này không được đánh giá là tối ưu. Khi dịch COVID 19 bùng phát, tác động nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và thu nhập của người dân, NHNN đã ban hành Thông tư 02/2022 nhằm chỉ đạo các tổ chức tín dụng giữ nguyên nhóm nợ và cho phép điều chỉnh thời hạn trả nợ, bao gồm gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và lãi, nhằm hỗ trợ KH và hạn chế nợ xấu của các tổ chức tín dụng gia tăng. Do đó, giả thuyết H3 được đề xuất như sau:
H3–: Rủi ro tín dụng tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam.
3.2.5. Chi phí hoạt động (COST) Luận văn: PPNC tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Chi phí hoạt động là các khoản chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động của NHTM, chủ yếu là chi phí cho nhân viên (không bao gồm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng). Chỉ tiêu chi phí hoạt động trên tổng tài sản cho biết mỗi đơn vị tài sản được tạo ra thì NHTM cần phải bỏ ra bao nhiêu đơn vị chi phí (được hiểu là chi phí hoạt động). Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả và chiến lược của các nhà quản trị trong việc quản trị chi phí hoạt động của ngân hàng. Quản trị chi phí là một trong các chiến lược của ngân hàng nhằm tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao lợi thế cạnh tranh để phát triển bền vững trên thị trường.
Thông thường, chi phí hoạt động tăng cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của NHTM, hay nói cách khác: tiết kiệm chi phí giúp các NHTM cải thiện hiệu quả hoạt động thông qua việc gia tăng lợi nhuân. Nghiên cứu của Linh Hoai Do & cộng sự (2021); Yusuf & Ichsan (2021) chỉ ra rằng hiệu quả hoạt động của NHTM bị tác động bởi chi phí hoạt động theo mối quan hệ nghịch chiều. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa chi phí hoạt động và lợi nhuận tạo ra như nghiên cứu của Adelopo & cộng sự (2018); Võ Minh Long (2019). Lý giải cho điều này là, nếu chi phí tăng cao nhưng mức tạo ra thu nhập tăng cao hơn, thì lợi nhuận cũng gia tăng, giúp cải thiện hiệu quả hoạt động cho các NHTM. Ví dụ, việc tăng lương và chi thưởng nhiều hơn giúp nhân sự của ngân hàng có động lực làm việc tốt hơn, tạo ra giá trị lớn hơn cho ngân hàng. Trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng chi phí hoạt động có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Do đó, giả thuyết H4 được đề xuất như sau:
H4–: Chi phí hoạt động có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam.
3.2.6. Đa dạng hóa thu nhập (DIV)
Theo Brei & cộng sự (2019), đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của các định chế tài chính, ngân hàng cần phải đa dạng hóa nguồn thu nhập bằng cách dịch chuyển thu nhập từ các hoạt động truyền thống như cho vay, thực hiện thanh toán tại quầy,… sang các hoạt động phi lãi và thanh toán điện từ. Báo cáo của World Bank (2017) cho thấy, tại các nước có hệ thống tài chính phát triển, tỷ trọng thu nhập ngoài lãi chiếm trên 40% tổng thu nhập của ngân hàng. Tại Việt Nam, các ngân hàng đã dần dịch chuyển nguồn thu nhập từ các hoạt động truyền thống sang các hoạt động dịch vụ khác. Mặc dù tốc độ dịch chuyển còn chậm, nhưng điều đó thể hiện tầm nhìn và chiến lược của các ngân hàng, là hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn thu lãi từ hoạt động tín dụng. Sự xuất hiện của COVID 19 đã làm bàn đạp cho sự phát triển của các hoạt động phi tín dụng. Hiện nay, hầu như mọi giao dịch đều có thể thực hiện qua ngân hàng số, nhờ vậy, nguồn thu nhập từ các hoạt động này của ngân hàng tăng lên nhanh chóng. Luận văn: PPNC tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Theo nghiên cứu của Xiazi & Shabir (2022); Nicholas Mbugua Njoki & Winnie Nyamu (2023) thì đa dạng hóa thu nhập có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Dựa trên cơ sở lý thuyết và một số nghiên cứu đã trình bày, tác giả ủng hộ quan điểm trên bởi vì đa dạng hóa thu nhập giúp ngân hàng tăng lợi nhuận nhờ vào việc phân tán rủi ro và tận dụng các nguồn lực của ngân hàng để cung cấp đa dạng các sản phẩm và dịch vụ, tăng thêm thu nhập cho ngân hàng, và điều này làm tăng hiệu quả hoạt động. Do đó, giả thuyết H5 được đề xuất như sau:
H5+: Đa dạng hóa thu nhập tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam.
3.2.7. Đại dịch COVID 19
COVID-19 có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế, đặc biệt là đối với các ngân hàng. Pasaribu & Mindosa (2021) cho rằng ngân hàng không chỉ là ngành nổi bật nhất mà còn là ngành dễ bị tổn thương nhất ở tất cả các quốc gia. Trong đợt bùng phát COVID-19, tất cả các ngân hàng đều gặp khó khăn (Disemadi & Salih, 2020; Labonte & Scott, 2020 và Ningsih & Mahfudz, 2020). Các ngân hàng gặp nhiều khó khăn hơn trong thời kỳ COVID-19 do các vấn đề về thanh khoản, rủi ro thị trường, tỷ lệ tài chính kém hiệu quả (NPF) và yêu cầu các khoản mục phát sinh không có lãi. Những khó khăn mà các ngân hàng gặp phải có ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của họ (Wahyudi, 2020).
Trong nghiên cứu này, COVID19 là biến độc lập đại diện cho sự bùng phát của dịch bệnh COVID 19, nhận giá trị là 1 vào năm 2020 và năm 2021, còn lại các năm khác nhận giá trị bằng 0 (Sutrisno Sutrisno, Bagus Panuntun & Fikri Irfan Adristi, 2020; Xing Xiazi & Mohsin Shabir, 2022). Luận văn: PPNC tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Đứng trước những khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra, hệ thống NHTM của Việt Nam cũng phải oằn mình chống đỡ những khó khăn, đặc biệt là việc khách hàng không trả được nợ do tác động của đại dịch gây ra. Bên cạnh đó, các NHTM còn phải thực hiện giảm lãi suất theo chính sách của chính phủ đề ra để đồng hành và hỗ trợ các doanh nghiệp, khách hàng cá nhân gặp khó khăn, điều đó ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của các ngân hàng. NHNN đã ban hành Thông tư 02/2022 nhằm chỉ đạo các tổ chức tín dụng giữ nguyên nhóm nợ khi khách hàng không thể trả nợ đúng hạn do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Điều này giúp khách hàng không bị ảnh hưởng tiêu cực đến lịch sử tín dụng và uy tín. NHNN cũng cho phép điều chỉnh thời hạn trả nợ, bao gồm gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và lãi, giúp khách hàng có thêm thời gian để trả nợ mà không bị áp lực về tài chính trong ngắn hạn. Tuy nhiên, COVID 19 được xem là chất xúc tác cho quá trình chuyển đổi số cho ngành ngân hàng, rút ngắn quá trình chuyển đổi từ 2 đến 3 năm. Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (2021) thì “hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tăng trưởng mạnh mẽ, cụ thể thanh toán qua Internet tăng 48,8% về số lượng và 32,6% về giá trị; thanh toán qua điện thoại di động tăng 76,2%; thanh toán qua mã QR tăng lên đến 200% so với năm 2020. Nhờ các giải pháp thanh toán điện tử phát triển, tỷ lệ rút tiền mặt tại hệ thống ATM đã giảm mạnh: từ 26% (năm 2020) xuống còn 12%”. Như vậy, COVID 19 đã tác động tích cực đến các hoạt động phi tín dụng của ngân hàng, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mặt khác, nghiên cứu của Sutrisno Sutrisno & cộng sự (2020), Xing Xiazi & Mohsin Shabir (2022), Mohsin Shabir & cộng sự (2023) đều chỉ ra mối quan hệ ngược chiều giữa COVID 19 và hiệu quả hoạt động. Do đó, giả thuyết H6 được đề xuất như sau:
H6–: Đại dịch COVID 19 tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.
3.2.8. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)
GDP được hiểu là tổng sản phẩm quốc nội. Đây là chỉ số đo lường tổng giá trị thị trường của hàng hóa và dịch vụ trong phạm vi quốc gia tại một thời điểm nhất định. GDP thể hiện giá trị của các loại hàng hóa hợp pháp được giao dịch trên thị trường và tại thời điểm hiện tại. Đồng thời, GDP không thể hiện giá trị các loại hàng hóa bất hợp pháp giao dịch trên thị trường ngầm và hàng hóa sản xuất trong quá khứ.
Tăng trưởng GDP được xem là tiêu chí phổ biến để đo lường tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước và phản ánh sự biến động của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian. Khi GDP tăng, chứng tỏ nền kinh tế đang phát triển tốt, hoạt động đầu tư diễn ra mạnh mẽ. Ngược lại, nếu GDP giảm thì nền kinh tế của đất nước được đánh giá là đang rơi vào suy thoái, dẫn đến nhiều hệ quả không mong muốn như: thất nghiệp, hoạt động đầu tư hạn chế hơn,… Theo Ehsan Waquar Ahmad & cộng sự (2022) thì GDP là nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Các ngân hàng được hưởng lợi nhiều hơn khi nền kinh tế đang trong thời kỳ tăng trưởng, bằng cách cho vay nhiều hơn và tăng chất lượng tài sản của ngân hàng (Hirindu, 2017). Nghiên cứu của Elekdag & cộng sự (2020); Bekana Dembel (2021); Thisaranga & Madhavi Ariyasena (2021) và Maria José Palma Lampreia Dos-Santos & cộng sự (2022) chứng minh GDP có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. Do đó, giả thuyết H7 được đề xuất như sau:
H7+: GDP tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam.
3.2.9. Lạm phát (INF) Luận văn: PPNC tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Lạm phát theo lý thuyết của Irving Fisher, thường được đề cập đến thông qua phương trình Fisher, là mối quan hệ giữa lạm phát, lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực. Lạm phát là tỷ lệ tăng giá chung của hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế. Khi lạm phát tăng, sức mua của tiền giảm, và điều này ảnh hưởng đến lãi suất danh nghĩa và thực. Duy trì lạm phát ở mức độ tự nhiên (0 đến dưới 10%) là mục tiêu quan trọng của các quốc gia bởi vì tỷ lệ lạm phát được xem là một thông số quan trọng để đánh giá sự ổn định và bền vững của nền kinh tế vĩ mô.
Theo Tan (2016), môi trường lạm phát cao mang lại lợi nhuận cao hơn cho các ngân hàng tại Trung Quốc. Tương tự, nghiên cứu của Almaqtari & cộng sự (2019) cũng chứng minh lạm phát có ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh lời của các ngân hàng Ấn Độ. Tuy nhiên, nghiên cứu của Elekdag & cộng sự (2020); Thisaranga & Madhavi Ariyasena (2021); Maria José Palma Lampreia Dos-Santos & cộng sự (2022); Nicholas Mbugua Njoki & Winnie Nyamu (2023) lại cho rằng, lạm phát có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng do khi lạm phát tăng cao, doanh nghiệp không tự tin để mở rộng quy mô hoạt động sản xuất do lãi suất đi vay cao, giá cả các nguyên liệu đầu vào cũng tăng lên nhanh chóng và nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh. Dựa vào các nghiên cứu trước đây và thực trạng tại Việt Nam, tác giả kỳ vọng lạm phát có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Vì vậy, tác giả đề xuất giả thuyết H8 như sau:
H8–: Lạm phát tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam.
Tổng hợp các biến nghiên cứu, công thức tính, cơ sở đề xuất và kỳ vọng dấu được thể hiện chi tiết như sau:
Bảng 3.1. Tóm tắt các biến trong mô hình và tương quan kỳ vọng
Biến phụ thuộc | Diễn giải | Cơ sở đề xuất | Nguồn tính toán | |
ROAA | Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân | Elnahass & cộng sự, (2021); Đặng Thị Minh Nguyệt & cộng sự (2021), Nguyễn Thị Thanh Bình & cộng sự (2021); Abdelsalam & cộng sự (2022); Mohsin Shabira & cộng sự (2023); Nicholas Mbugua Njoki & Winnie Nyamute (2023) | BCTC | |
EQUITY | Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản | Abel & Le Roux (2016); Menicucci & Paolucci (2016); Bhadrappa Haralayya & Sreeramana Aithal (2021); Elnahass & cộng sự, (2021); Đặng Thị Minh Nguyệt & cộng sự (2021), Nguyễn Thị Thanh Bình & cộng sự (2021); Yusuf & Ichsan (2021); Maria José Palma Lampreia Dos-Santos & cộng sự (2022), Mohsin Shabira & cộng sự (2023); Nicholas Mbugua Njoki & Winnie Nyamute (2023) | BCTC | (+) |
SIZE | Logarit tổng tài sản | Abel & Le Roux (2016); Menicucci & Paolucci (2016); Elnahass & nnk., (2021); Đặng Thị Minh Nguyệt & cộng sự (2021), Nguyễn Thị Thanh Bình & cộng sự (2021); Yusuf & Ichsan (2021); Maria José Palma Lampreia Dos- Santos & cộng sự (2022), Mohsin Shabira & cộng sự (2023); Nicholas Mbugua Njoki & Winnie Nyamute (2023) | BCTC | (+) |
NPL | Rủi ro tín dụng, được đo lường bằng tỷ lệ nợ xấu | Wijayanti & Mardiana (2020); Elnahass & cộng sự, (2021); Kolleshi & Bozdo, (2021); Đặng Thị Minh Nguyệt & cộng sự (2021), Nguyễn Thị Thanh Bình & cộng sự (2021) | BCTC | (-) |
COST | Chi phí hoạt động/tổng tài sản | Koju & Wang (2018); Yusuf & Ichsan (2021); Linh Hoai Do & cộng sự (2021) | BCTC | (-) |
DIV | Đa dạng hóa thu nhập, được đo lường bằng chỉ số HHI_REV | Xiazi & Shabir (2022); Mohsin Shabira & cộng sự (2023); Nicholas Mbugua Njoki & Winnie Nyamute (2023) | BCTC | (+) |
COVID19 | Bằng 1 vào năm 2020 và năm 2021; bằng 0 với các năm còn lại |
Sutrisno Sutrisno & cộng sự (2020); Nufus & cộng sự, (2021); Kolleshi & Bozdo (2021); Xing Xiazi & Mohsin Shabir (2022); Mohsin Shabira & cộng sự (2023) |
BCTC | (-) |
GDP | Tốc độ tăng trưởng (%) GDP hàng năm của Việt Nam | Elekdag & cộng sự (2020); Bekana Dembel (2021); Thisaranga & Madhavi Ariyasena (2021); Maria José Palma Lampreia DosSantos & cộng sự (2022); Mohsin Shabira & cộng sự (2023) | World Bank | (+) |
INF | Tỷ lệ (%) lạm phát hàng năm của Việt Nam | Elekdag & cộng sự (2020); M.J.P.L. Dos-Santos & nnk (2022); Thisaranga & Madhavi Ariyasena (2021); Maria José Palma Lampreia Dos-Santos & cộng sự (2022), Mohsin Shabira & cộng sự (2023); Nicholas Mbugua Njoki & Winnie Nyamu (2023) | World Bank | (-) |
3.3. Phương pháp nghiên cứu Luận văn: PPNC tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Nghiên cứu sử dụng các phương pháp định lượng với phân tích hồi quy đa biến dựa trên dữ liệu bảng. Dữ liệu bảng là dạng dữ liệu được sử dụng rộng rãi nhất trong các nghiên cứu vi mô và vĩ mô, vì nó kết hợp cả nhân tố thời gian và không gian. Nói cách khác, tập hợp của dữ liệu chuỗi thời gian (time – series) và dữ liệu chéo (cross – sectional) chính là dữ liệu bảng. Do đó, sử dụng dữ liệu bảng được coi là mang lại kết quả nghiên cứu có ý nghĩa hơn so với việc chỉ sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian hoặc dữ liệu chéo. Trong nghiên cứu này, tác giả áp dụng ba phương pháp hồi quy thường được sử dụng để phân tích tác động của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động: phương pháp ước lượng OLS (Ordinary Least Squares), mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model – REM) và mô hình tác động cố định (Fixed Effects Model – FEM). Nghiên cứu sử dụng phần mềm Stata 15.0 để thực hiện phân tích hồi quy và kiểm định các giả thuyết cũng như tính hiệu lực của mô hình. Các trình tự thực hiện nghiên cứu được mô tả như sau:
Bước 1: Thống kê mô tả dữ liệu
Thống kê mô tả dữ liệu được thực hiện nhằm mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu nghiên cứu. Thống kê mô tả trình bày cơ bản các tiêu chí: giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình, giá trị trung vị, sai số chuẩn giữa các giá trị của các biến và sự phân phối của các biến. Các tiêu chí thống kê giúp tác giả hiểu rõ về dữ liệu nghiên cứu, tìm hiểu các hiện tượng có thể xảy ra và đưa ra các quyết định phù hợp trước khi tiến hành hồi quy mô hình.
Bước 2: Lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp
Việc phân tích thống kê để xác định các biến độc lập tác động như thế nào đến biến phụ thuộc được hiểu là phân tích hồi quy. Mục tiêu của phân tích hồi quy là xác định mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, hay nói cách khác, mục tiêu của phân tích hồi quy là mô tả biến phụ thuộc thông qua các biến độc lập. OLS, FEM và REM là 3 phương pháp hồi quy tác giả sử dụng trong nghiên cứu. Luận văn: PPNC tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Mô hình hồi quy OLS (Ordinary Least Squares):
Phương pháp này ước lượng các tham số mô hình bằng cách tối thiểu hóa tổng bình phương sai số giữa giá trị quan sát và giá trị dự đoán. Đây là phương pháp hồi quy tuyến tính giản đơn, không quan tâm đến kích thước về thời gian và không gian của dữ liệu bảng. Mô hình hồi quy có dạng: Yit = β0 + β1*X1it + β2* X2it + β3* X3it + … + βn* Xnit + eit
Trong đó:
- Yit là biến phụ thuộc của quan sát i trong thời kỳ t
- Xnit là biến độc lập của quan sát i trong thời kỳ t
OLS là phương pháp hồi quy được ứng dụng để phân tích dữ liệu bằng cách sử dụng tất cả dữ liệu xếp chồng và không phân biệt từng đơn vị chéo riêng. Nghĩa là, phương pháp này không phân biệt giữa các nhóm hoặc thời điểm, mà tổng hợp tất cả các quan sát lại với nhau. OLS thường được sử dụng như một phương pháp cơ bản nhưng có thể không hiệu quả khi dữ liệu có sự tương quan hoặc cấu trúc phân lớp. Vì vậy, để khắc phục nhược điểm này, mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) được đưa ra để tiến hành nghiên cứu.
Mô hình tác động cố định (FEM):
Mô hình tác động cố định (FEM) là một phương pháp trong phân tích hồi quy dữ liệu bảng, được sử dụng khi các biến không quan sát được có thể tương quan với các biến giải thích. Các biến không quan sát được thì mô hình này coi là các tham số cố định và có thể tương quan với các biến độc lập. Nói cách khác, mô hình này ước lượng các tham số bằng cách sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS) trên dữ liệu đã loại bỏ các tác động cố định. Mô hình hồi quy có dạng: Yit = αi + β1Xit + β2Xit + μit
Trong đó:
Yit là biến phụ thuộc Xit là biến độc lập αi (i=1…n) là hệ số chặn cho từng đơn vị nghiên cứu β: hệ số góc đối với nhân tố X. μit là phần dư Luận văn: PPNC tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Ưu điểm của FEM là kiểm soát được các nhân tố không quan sát được nhưng có thể ảnh hưởng đến biến phụ thuộc, giảm thiểu khả năng bị sai lệch. Mô hình này thích hợp khi các biến không quan sát được không đổi theo thời gian nhưng khác nhau giữa các đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, FEM không thể ước lượng được các tham số của các biến không thay đổi theo thời gian (vì các biến này sẽ bị loại bỏ trong quá trình hiệu chỉnh) và có thể không hiệu quả nếu các biến không quan sát được thực chất là ngẫu nhiên và không tương quan với các biến độc lập, trong trường hợp đó thì mô hình REM sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn.
Mô hình tác động ngẫu nhiên (REM)
Khác với phương pháp FEM, phương pháp REM là một phương pháp trong phân tích hồi quy dữ liệu bảng, được sử dụng khi các biến không quan sát được giả định là có tác động ngẫu nhiên và không tương quan với các biến giải thích. Mô hình hồi quy có dạng như sau: Yit = β1Xit + β2Xit + μit với μit = εi + uit
- Trong đó:
Yit là biến phụ thuộc Xit là biến độc lập uit: Sai số thành phần kết hợp khác của cả đặc điểm riêng theo từng đối tượng và theo thời gian. εi : Sai số ngẫu nhiên có trung bình bằng 0 và phương sai là σ2
Phương pháp REM có thể cung cấp ước lượng hiệu quả hơn so với FEM khi số lượng đối tượng nghiên cứu lớn, vì nó tận dụng được thông tin từ toàn bộ mẫu thay vì chỉ sử dụng thông tin từ sự biến động bên trong từng đơn vị nghiên cứu. REM đặc biệt hữu ích khi dữ liệu có sự phân cấp, chẳng hạn như dữ liệu từ nhiều công ty trong các ngành công nghiệp khác nhau, hoặc dữ liệu từ các quốc gia khác nhau.
Sau khi xem xét ba phương pháp ước lượng, rõ ràng mô hình FEM và mô hình REM đều mang lại nhiều lợi ích hơn so với phương pháp OLS. Tuy nhiên, để xác định phương pháp nghiên cứu phù hợp nhất, tác giả sẽ tiến hành các kiểm định dựa trên nghiên cứu của Breusch & Pagan (1979). Đầu tiên, một kiểm định F-test sẽ được thực hiện để lựa chọn giữa mô hình OLS và FEM. Tiếp theo, kiểm định Lagrange Breusch-Pagan sẽ được sử dụng để chọn mô hình phù hợp hơn giữa OLS và REM. Cuối cùng, để xác định mô hình FEM hay REM là lựa chọn tối ưu nhất cho nghiên cứu này, tác giả sẽ tiến hành kiểm định Hausman.
Bước 3: Phương pháp kiểm định các hệ số hồi quy và sự phù hợp của mô hình
Để tinh giản mô hình bằng cách loại bỏ các biến không cần thiết, trước tiên, tác giả thực hiện kiểm định Wald. Sau đó, các biến không có ý nghĩa sẽ được loại bỏ ra khỏi mô hình. Khi đã xác định được các biến độc lập còn lại, tác giả sẽ chạy lại mô hình phù hợp và tiến hành kiểm định các hệ số hồi quy. Để kiểm tra sự phù hợp của các hệ số hồi quy, tác giả sử dụng kiểm định t (t-test). Với độ tin cậy 95% (hay mức ý nghĩa Sig < 0.05) thì hệ số hồi quy được xem là phù hợp và có ý nghĩa thống kê.
Bước 4: Kiểm định các khuyết tật của mô hình Luận văn: PPNC tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Sau khi lựa chọn mô hình phù hợp, sẽ tiến hành kiểm định các khuyết tật của mô hình: hiện tượng đa cộng tuyến, hiện tượng tự tương quan và hiện tượng phương sai sai số thay đổi.
Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến: Khi hai hoặc nhiều biến giải thích trong mô hình hồi quy bội có mối quan hệ tuyến tính chặt chẽ, hiện tượng đa cộng tuyến được cho là tồn tại. Đa cộng tuyến, theo Tabachick và Fidell (2007), xảy ra khi xem xét ma trận tương quan giữa các biến độc lập và phát hiện các cặp biến có tương quan cao (thường là |r| > 0.8 hoặc |r| > 0.9). Điều này có thể gây ra một số vấn đề nghiêm trọng trong việc ước lượng các hệ số hồi quy và làm cho các ước lượng này trở nên không ổn định và khó diễn giải. Chỉ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor) cũng là cách để phát hiện đa cộng tuyến. Công thức tính VIF như sau:
- VIFj2
- 1-Rj
Nếu các giá trị VIF =1 thì mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến, VIF lớn hơn 1 và nhỏ hơn 5 thì mô hình xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến nhưng không nghiêm trọng. Ngược lại, mô hình nghiên cứu xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng (Mansfield & Helms, 1982; Jim Frost, 2020).
Kiểm định hiện tượng tự tương quan: hiện tượng các thành phần của chuỗi các quan sát được sắp xếp theo thứ tự thời gian (trong các số liệu chuỗi thời gian) hoặc không gian (trong số liệu chéo) có mối tương quan với nhau được hiểu là hiện tượng tự tương quan. Thực hiện kiểm định Wald và kiểm định Wooldridge là cách để tác giả kiểm định có xảy ra hiện tượng tự tương quan trong mô hình:
- H0: Mô hình không có hiện tượng tự tương quan
- H1: Mô hình có hiện tượng tự tương quan
- Nếu P-value < 0.05, bác bỏ giả thiết H0, mô hình có hiện tượng tự tương quan.
Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi: Khi phương sai trong hạng sai số không cố định thì tình huống đó được gọi là phương sai thay đổi. Giả định về tính đồng nhất được thực hiện bằng mô hình hồi quy tuyến tính truyền thống, giả định độ biến thiên của số hạng sai số không đổi. Ngược lại, khi sai số không cố định thì điều kiện này được gọi là phương sai thay đổi. Hay nói cách khác, phương sai sai số thay đổi là hiện tượng mà phương sai của các sai số ước lượng không bằng nhau (heteroscedasticity). Hiện tượng này có thể xảy ra đối với cả 3 dạng dữ liệu: Chéo (Cross-sectional), Chuỗi thời gian (Time-series), Bảng (Panel). Kiểm định phương sai sai số thay đổi bằng cách sử dụng kiểm định Wald:
- H0: Mô hình có phương sai sai số không đổi
- H1: Mô hình có phương sai sai số thay đổi
- Nếu P-value < 0.05, bác bỏ giả thiết H0, mô hình có phương sai sai số thay đổi.
Bước 5: Ước lượng theo phương pháp FGLS Luận văn: PPNC tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Ước lượng FGLS là phương pháp hữu hiệu để xử lý mô hình khi xảy ra hiện tượng tự tương quan và/hoặc hiện tượng phương sai của sai số thay đổi. Phương pháp ước lượng FGLS tương tự như phương pháp OLS (Ordinary Least Squares) nhưng có những điều chỉnh để làm cho các biến trong mô hình phù hợp hơn với các giả thuyết của phương pháp bình phương tối thiểu thông thường. Ước lượng FGLS giúp thu được các ước lượng vững (robust), không chệch (unbiased) và hiệu quả (efficient) hơn so với OLS trong trường hợp có hiện tượng tự tương quan và/hoặc phương sai của sai số thay đổi. Điều này đảm bảo rằng các kết quả ước lượng từ mô hình FGLS đáng tin cậy và có khả năng dự báo tốt hơn, với ma trận hệ số hồi quy được tính như sau:
Nếu ước lượng cho kết quả P- value < 1% thì mô hình được xây dựng là phù hợp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3, tác giả trình bày quy trình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu được áp dụng. Mô hình nghiên cứu được đề xuất với sự tác động của 8 nhân tố chính: VCSH (EQUITY), quy mô ngân hàng (SIZE), rủi ro tín dụng (NPL), chi phí hoạt động (COST), đa dạng hóa thu nhập (DIV), ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 (COVID19), tăng trường GDP (GDP) và tỷ lệ lạm phát (INF) đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam, được đo lường bằng biến phụ thuộc ROAA. Các giả thuyết này được xây dựng dựa trên các nghiên cứu liên quan và tình hình thực tế tại Việt Nam. Với các đặc điểm của nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp hồi quy OLS, REM và FEM để đảm bảo kết quả ước lượng không chệch, vững chắc và hiệu quả. Các kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày trong chương tiếp theo. Luận văn: PPNC tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh

Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://dichvuvietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: lamluanvan24h@gmail.com