Khóa luận: Khai thác văn hóa tộc người cơ tu ở tỉnh Quảng Nam

Mục lục

2/5 - (2 bình chọn)

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Khai thác văn hóa tộc người cơ tu ở tỉnh Quảng Nam hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Khai thác văn hóa tộc người cơ tu ở tỉnh quảng nam để phục hoạt động du lịch dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Việt Nam được xem như là một Đông Nam Á thu nhỏ với văn hóa phức thể gồm 3 yếu tố: văn hóa núi, văn hóa đồng bằng, văn hóa biển, trong đó, yếu tố đồng bằng đóng vai trò nổi trội nhất. Việt Nam cũng là nơi hội tụ đủ các bộ tộc thuộc tất cả các dòng ngôn ngữ ở Đông Nam Á. Trong điều kiện đó một số giá trị văn hoá của các tộc ngƣời thiểu số hoặc bị mai một hoặc bị lai tạp một cách tự nhiên. Do vậy, đầu tư cho bảo tồn và phát huy văn hoá của các tộc người thiểu số là việc làm hết sức cần thiết. Với 54 tộc người, 54 nền văn hóa khác nhau đã tạo nên một bức tranh văn hóa đa dạng, đa màu sắc, nhưng luôn thống nhất. Văn hóa tộc người là một trong những khái niệm cơ bản của khoa dân tộc học, nó là tổng thể về tiếng nói, chữ viết, sinh hoạt văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, các sắc thái tâm lý, tình cảm, phong tục và lễ nghi khiến người ta phân biệt được tộc người này với các tộc người khác.

Người Cơ Tu (còn gọi là người Ca Tu, Gao, Hạ, Phương, Ca-Tang) là một dân tộc sống ở trung phần Việt Nam và hạ Lào. Dân số người Cơ Tu có khoảng trên 76 nghìn người. Tại Việt Nam người Cơ Tu là một trong số 54 dân tộc tại Việt Nam.

Người Cơ Tu nói tiếng Cơ Tu, một ngôn ngữ thuộc ngữ tộc Môn-khmer trong hệ ngôn ngữ Nam á.

Ngoài ra, trong những năm gần đây, du lịch đến những vùng dân tộc thiểu số đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Các tộc người thiểu số thường có tập tục, lối sống cũng như nền văn hóa đặc sắc. Việt Nam là nước rất có lợi thế cho loại hình du lịch này, lợi thế đó được phát huy trong sự bảo lưu những nét sơ khai văn hóa, trong lối sống, phong tục, thói quen canh tác hay trong các nghề thủ công truyền thống. Đặc biệt hơn các nét văn hóa đó lại được hòa quyện với không gian sinh thái tự nhiên tuyệt đẹp hấp dẫn khách du lịch. Ngoài ra, nét hấp dẫn của nền văn hóa không chỉ ở tính độc đáo mà chính ở tính thống nhất trong văn hóa cộng đồng tạo nên nhiều mảng màu rực rỡ trong bức tranh toàn cảnh chung của nền văn hóa dân tộc.

Theo tổng điều tra dân số nhà ở năm 2009, người Cơ Tu ở Việt Nam có dân số 61.588 người, cư trú tại 38 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Cơ Tu cư trú tập trung tại các tỉnh: Quảng Nam (45.715 người, chiếm 74,2% tổng số người Cơ Tu tại Việt Nam), Thừa Thiên Huế (14.629 người, chiếm 23,8% tổng số người Cơ Tu tại Việt Nam), Đà Nẵng (950 người), thành phố Hồ Chí Minh (54 người). Khóa luận: Khai thác văn hóa tộc người cơ tu ở tỉnh Quảng Nam.

Đây là nơi thích hợp để phát triển du lịch văn hóa tộc người, tuy nhiên trên thực tế, tại nơi đây chưa khái thác hết được tiềm năng du lịch và lượng khách đến với nơi đây còn ít. Hiện nay, lượng khách đến với Quảng Nam thì ngày càng tăng, tuy nhiên người ta lại hay đến những khu vui chơi giải trí trong thành phố lớn mà ít chú ý đến việc du lịch tham quan và tìm hiểu về tộc người thiểu số tại các huyện xa trung tâm. Nếu có những kế hoạch cụ thể về bảo tồn và phát huy, khai thác văn hóa của người dân tộc Cơ Tu thì chắc chắn nó sẽ góp phần làm cho du lịch Quảng Nam phát triển hơn và làm cho cuộc sống của người dân tộc Cơ Tu sẽ được phát triển hơn và tạo được một nguồn thu nhập ổn định cho người dân tộc thiểu số.

Là một người con của Việt Nam, với mong muốn góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc mình, đưa giá trị văn hóa của người dân tộc Cơ Tu lên một bước phát triển mới, để Quảng Nam thực sự trở thành một khu du lịch gắn liền với sự phát triển chung của ngành du lịch Việt Nam, em đã chọn thực hiện một bài khóa luận với đề tài “Khai thác văn hóa tộc người Cơ Tu ở Quảng Nam để phục vụ hoạt động du lịch”.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Bảng Giá Dịch Vụ Viết Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Du Lịch

2. Mục đích nghiên cứu Khóa luận: Khai thác văn hóa tộc người cơ tu ở tỉnh Quảng Nam.

Đề tài giới thiệu chi tiết về văn hóa của người Cơ Tu và tiềm năng khai thác du lịch.

Đưa ra các phương án phục hồi và bảo tồn văn hóa của người Cơ Tu ở Quảng Nam. Kiến nghị với chính quyền cao cấp, ngành du lịch, văn hóa, và các ngành có liên quan phối hợp chỉ đạo, nhằm bảo tồn, khai thác các giá trị văn hóa của tộc người Cơ Tu nhằm phát triển văn hóa.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng của đề tài là tìm hiểu yếu tố văn hóa của Cơ Tu ở Quảng Nam để qua đó phục vụ và khai thác phát triển hoạt động du lịch.

3.1 Phạm vi nghiên cứu:

Về mặt nội dung: nghiên cứu yếu tố văn hóa phi vật thể

Về không gian nghiên cứu: tỉnh Quảng Nam

3.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Bất cứ ngành kinh tế nào, muốn phát triển kinh tế một cách ổn định và bền vững cũng cần có tới những chính sách, phương hướng chiến lược đúng đắn. Bên cạnh những chính sách do nhà nước đưa ra, bản thân các ngành cũng cần phải tự đưa ra chiến lược của riêng ngành đó dựa trên cơ sở định hướng chung. Và ngành du lịch cũng không ngoại lệ. Bản thân vốn là một ngành kinh té tổng hợp, lại là một ngành thứ nguyên do đó du lịch càng cần có những chiến lược phát triển phù hợp với tình hình kinh tế nói chung và nền kinh tế cũng như tài nguyên du lịch địa phương nói riêng. Đảm bảo vừa mang lại lợi ích cho cộng đồng vừa không lãng phí tài nguyên đồng thời vẫn duy trì được những nét văn hóa độc đáo của địa phương nơi diễn ra hoạt động du lịch. Khóa luận: Khai thác văn hóa tộc người cơ tu ở tỉnh Quảng Nam.

Nhận thức được vai trò to lớn của ngành du lịch cũng như tầm quan trọng của tài nguyên du lịch trong việc phát triển đất nước.

Trước bài nghiên cứu này đã có những bài khóa luận nghiên cứu về tỉnh Quảng Nam với nhiều nội dung đề tài khác nhau. Các đề tài thường nghiên cứu chung về các dân tộc sinh sống tại Quảng Nam. Trong đó có một số đề tài nghiên cứu về người dân Cơ Tu như đề tài “ Cột Xơnur trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của dân tộc Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam.” Bài khóa luận này với mục đích nghiên cứu chủ yếu “khai thác văn hóa tộc người Cơ Tu ở Quảng Nam đê phục vụ hoạt động du lịch”.

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: Phương pháp này được làm và sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ quá trình làm khóa luận. Để thực hiện đề tài này, em đã thu thập tài liệu từ các giáo trình chuyên ngành dân tộc học, giáo trình du lịch, văn hóa, dự án, báo cáo tổng kết và tham khảo một số thông tin trên các phương tiện khác nhau.

Sau khi có các tài liệu trong tay em đã sử dụng các bước phân loại, thống kê, so sánh để lựa chọn được thông tin sát với vấn đề nghiên cứu nhất.

5. Bố cục đề tài

Ngoài lời cảm ơn, phần mở đầu, phụ lục và tài liệu thạm khảo thì bài khóa luận gồm có 3 chương

  • Chương 1: Khái quát về văn hóa tộc người và việc khai thác văn hóa tộc người để phục vụ du lịch
  • Chương 2: Văn hóa của người Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam
  • Chương 3: Thực trạng và giải pháp khai thác văn hóa của người Cơ Tu phục vụ hoạt động du lịch ở Quảng Nam

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA TỘC NGƯỜI VÀ VIỆC KHAI THÁC VĂN HÓA TỘC NGƯỜI ĐỂ PHỤC VỤ DU LỊCH

1.1. Cơ sở lý luận về tộc người và văn hóa tộc người Cơ Tu

1.1.1. Khái niệm tộc người

Trong 60 năm qua, ở Việt Nam đã sử dụng khái niệm “dân tộc” để chỉ một cộng đồng người cụ thể (Việt, Thái, Dao, Hoa, Mường, Tày…) nhưng thực ra khái niệm đó là “tộc người”.

Cũng như đại bộ phận tên gọi của các ngành khoa học, thuật ngữ “dân tộc học”- ethnography là từ phát sinh của các yếu tố hy lạp cổ, gồm ethnos (tộc người) và graphy (miêu tả, mô tả). Khóa luận: Khai thác văn hóa tộc người cơ tu ở tỉnh Quảng Nam.

Tộc người là một hình thái tập đoàn người hay một tập đoàn xã hội, được hình thành qua quá trình phát triển của tự nhiên và lịch sử, được phân biệt bởi 3 đặc trưng là : ngôn ngữ, các đặc điểm về văn hóa, ý thức cộng đồng, mang tính bền vững qua hàng ngàn năm lịch sử ứng với mọi chế độ kinh tế- xã hội gắn với các phương thức sản xuất (nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản, chủ nghĩa xã hội) tộc người được gọi bằng các tên như: bộ lạc, bộ tộc chiếm nô, bộ tộc phong kiến, dân tộc tử bản chủ nghĩa, dân tộc xã hội chủ nghĩa.

Theo định nghĩa này thì Việt Nam có 54 “tộc người” chứ không phải 54 “dân tộc” như cách hiểu trước đây. Mỗi tộc người ở Việt Nam đều có nền văn hóa đặc trưng góp phần xây dựng nên nền văn hóa Việt Nam đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc.

Khái niệm dân tộc thực chất phải được hiểu là tộc người (ethnic). Tộc người là hình thái đặc biệt của một tập đoàn xã hội xuất hiện không phải do ý nguyện của con người mà là trong kết quả của quá trình tự nhiên- lịch sử. Điểm đặc trưng của các tộc người là ở chỗ nó có tính bền vững giống như là những quy tắc tồn tại hàng nghìn năm. Mỗi tộc người có sự thống nhất bên trong xác định cả những nét đặc thù để phân biệt nó với các tộc người khác. Ý thức tự giác của những con người hợp thành tộc người riêng biệt đóng vai trò quan trọng cả trong sự thống nhất tương hỗ, cả trong sự dị biệt với các cộng đồng tương tự khác trong hình thái phản đề của sự phân định “chúng ta” và “họ”.

Theo đó, điều mà nhiều nhà khoa học chủ trương là đồng nhất bản chất của tộc người với ý thức tự giác là không chuẩn xác. Đằng sau ý thức tự giác như vậy còn có giá trị tồn tại khách quan một cách hiện thực trong các tộc người của những con người thân thuộc. Khóa luận: Khai thác văn hóa tộc người cơ tu ở tỉnh Quảng Nam.

Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách sinh động toàn bộ của cuộc sống con người trong suốt quá trình lịch sử. Văn hóa tạo nên một hệ thống các giá trị truyền thống bao gồm thẩm mỹ và lối sống, từ đó từng dân tộc xây dựng nên bản sắc riêng của mình. Văn hóa là tất cả những gì con người đã bỏ công sức để sáng tạo ra, nó khác với những gì tồn tại trong tự nhiên của con người. Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị tinh thần và vật chất do con người tạo ra và tích lũy trong quá trình thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.

Văn hóa tộc người là tổng thể các yếu tố văn hóa mang tính đặc trưng và đặc thù dân tộc, nó thực hiện chức năng cố kết tộc người và phân biệt tộc người này với tộc người khác. Hay văn hóa tộc người là khái niệm chỉ toàn bộ các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của các dân tộc thiểu số có quá trình sinh tụ lâu đời trên lãnh thổ việt nam, là biểu hiện của sự thích ứng và sáng tạo của con người trong môi trường, hoàn cảnh tự nhiên và xã hội cụ thể, các giá trị đó vừa phản ánh những nét thống nhất, sự giao thoa văn hóa tộc người trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Nó là một hệ thống di tích lịch sử, thắng cảnh, các quần thể kiến trúc làng bản, nhà cửa các đô thị cổ, các sinh hoạt văn hóa, lễ hội thu hút một lượng lớn du khách đến tham quan và nghiên cứu. vào những năm 70 của thế kỷ xx, các nhà dân tộc học của nước cộng hòa xô viết ác mê ni (liên xô )- chia văn hóa tộc người thành các bộ phận:

Văn hóa sản xuất: là các yếu tố phục vụ trực tiếp sản xuất (công cụ sản xuất, tri thức và kinh nghiệm sản xuất, cách thức sản xuất).

Văn hóa bảo đảm đời sống: gồm các yếu tố liên quan trực tiếp đến ăn, mặc, ở.

Văn hóa chuẩn mực xã hội: gồm các thiết chế xã hội, các ứng xử văn hóa được cố định thành phong tục tập quán, luật tục.

Văn hóa nhận thức xã hội: gồm các yếu tố thuộc lĩnh vực tư tưởng, chủ yếu là những nhận thức về tự nhiên, xã hội (các tri thức dân gian, tín ngưỡng, tôn giáo…)

Từ năm 1988, UNESSCO chia văn hóa thành hai bộ phận:

Văn hóa vật thể: những yếu tố văn hóa tồn tại dưới dạng vật chất.

Văn hóa phi vật thể: những yếu tố văn hóa tồn tại vô hình, không ở dạng vật chất.

1.1.2. Đặc trưng cơ bản của tộc người Khóa luận: Khai thác văn hóa tộc người cơ tu ở tỉnh Quảng Nam.

Để xác định một tộc người và phân biệt tộc người này với tộc người khác cần dựa vào 3 đặc trong cơ bản sau: ngôn ngữ tộc người, các đặc điểm về văn hóa, ý thức về tộc người mình. Các đặc trong này được hình thành trong quá trình hình thành và phát triển của tộc người và không thay đổi kể cả trong trường hợp điều kiện sống thay đổi.

1.1.3. Ngôn ngữ tộc người

Ngôn ngữ tộc người ngôn ngữ bao gồm tiếng nói và chữ viết trong những chức năng và đặc trưng cơ bản

Là công cụ giao tiếp

Là hiện thực trực tiếp của tư tưởng

Là hình thức biểu hiện của tư duy phản ánh thế giới khách quan. Chính vì vậy ngôn ngữ tộc người được coi là dấu hiệu đầu tiên để nhận biết một tộc người và phân biệt tộc người này với các tộc người khác. Thêm nữa ngôn ngữ còn là dây thông tin quan trọng để trao truyền văn hóa nhờ vậy văn hóa tộc người mới lưu giữ được qua hàng ngàn năm lịch sử.

Ngôn ngữ tộc ngưuời bao gồm các dạng sau: là tiếng mẹ đẻ được tiếp thu trực tiếp từ bé thông qua mẹ, gia đình, làng xóm, mang tính ổn định cao và khó thay đổi.

Là ngôn ngữ của tộc người khác được lấy làm ngôn ngữ của tộc người mình.

Hai ngôn ngữ trong cùng một tộc người, tình trạng song ngữ. Điều này xảy ra nhiều ở các tộc người thiểu số vùng tây bắc do vậy với hai dạng sau ngôn ngữ không còn là tiêu chí quan trọng để phân biệt tộc người.

1.1.4. Các đặc trưng sinh hoạt văn hóa tộc người

Trong số những dấu hiệu quan trọng phân định các tộc người có đặc trưng văn hóa đã được các cư dân sáng tạo nên trong quá trình lịch sử của mình và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sự tổng hòa các mối liên hệ tương hỗ này giữa các đặc trong tạo thành truyền thống tộc người (enthical tranditon). Những truyền thống này được hình thành trong các giai đoạn khác nhau của lịch sử, trong mối liên hệ với các điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội với địa lý tự nhiên trong cuộc sống của mỗi cư dân ngay cả trong trường hợp điều kiện sống của mỗi tộc người đã có sự thay đổi lớn. Đây là một trong những điều kiện cơ bản quan trọng để phân định tộc người. Khi nói đến các đặc trưng sinh hoạt văn hóa cần được hiểu theo hai nghĩa:

Nghĩa hẹp: Là tổng thể các yếu tố tiêu biểu nhất về văn hóa vật thể và phi vật thể của tộc người được hình thành trong quá khứ.

Nghĩa rộng: Là đóng góp của văn hóa đó với văn hóa của quốc gia và văn hóa nhân loại. Trên thực tế có trường hợp các nhóm cư dân trong cùng một lãnh thổ, nơi cùng một thứ tiếng với nhau, nhưng không hẳn đã có chung một đặc điểm văn hóa. Một tộc người khi đã mất đi đặc trưng văn hóa thì chỉ là một cộng đồng sinh học mà thôi.

1.1.5. Ý thức tự giác tộc người Khóa luận: Khai thác văn hóa tộc người cơ tu ở tỉnh Quảng Nam.

Các yếu tố lãnh thổ, ngôn ngữ, kinh tế, văn hóa kết hợp với nhau và được bảo lưu lâu bền trong đặc tính của mỗi tộc người phát triển thành ý thức tự giác tộc người, là tiêu chí cơ bản, quan trọng để phân biệt một tộc người và phân biệt với các tộc người khác. Ý thức tự giác tộc người là sự tự ý thức về tộc người mình, tự nhận mình là tộc người nào. Nó còn là sự hiện diện và phát triển của công động mình trước các cộng đồng khác và cộng đồng bên ngoài. Ý thức tự giác tộc người được nảy sinh và phát triển trong mối liên hệ mật thiết với sự nuôi dưỡng giáo dục của gia đình, dòng tộc, làng bản và được trao truyền qua các thế hệ.

1.1.6. Phân loại văn hóa tộc người

Ở Việt Nam, có rất nhiều cách để phân loại văn hóa như phân loại dựa trên đặc điểm về ngôn ngữ, môi trường địa lý, tự nhiên, xã hội, nhân văn.

Phân loại theo nhóm ngôn ngữ: có loại phân loại này vì các tộc người có chung ngôn ngữ, ngữ hệ thì thường có những đặc điểm giống nhau về văn hóa.

Bên cạnh việc nghiên cứu phân loại văn hóa theo văn hóa ngôn ngữ, các công trình nghiên cứu văn hóa tộc người cũng đã tiếp cận và phân loại dựa trên những sắc thái về môi trường địa lý tự nhiên- xã hội nhân văn theo các vùng lãnh thổ. Đối với các tộc người thiểu số ở Việt Nam việc nghiên cứu phân loại các “vùng văn hóa” có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu sự tác động của điều kiện tự nhiên, địa lý, môi trường cư trú… Đối với quá trình phát triển của văn hóa tộc người cũng như mối quan hệ và tác động qua lại của các yếu tố kinh tế- văn hóa ở các vùng lãnh thổ khác nhau. Ở Việt Nam, những công trình văn hóa nói chung và văn hóa tộc người nói riêng đã phân định tương đối các vùng văn hóa là:

  • Vùng văn hóa Tây Bắc
  • Vùng văn hóa Việt Bắc và Đông Bắc
  • Vùng văn hóa Bắc Trung Bộ
  • Vùng văn hóa Nam Trung Bộ
  • Vùng văn hóa Trường Sơn Tây Nguyên
  • Vùng văn hóa đồng bằng sông Cửu Long

Việc phân loại nghiên cứu văn hóa theo vùng cũng được cụ thể hóa theo cách thức phân loại dựa vào địa vực cư trú, theo độ cao thấp của các vùng lãnh thổ (so với mặt nước biển). Vì vậy những công trình nghiên cứu văn hóa tộc người đã phân định theo một số loại hình cụ thể sau: Khóa luận: Khai thác văn hóa tộc người cơ tu ở tỉnh Quảng Nam.

  • Văn hóa tộc người ở trên cao: Hmông, Tạng, Miến
  • Văn hóa tộc người ở rẻo giữa: các nhóm làm nương
  • Văn hóa tộc người ở thung lũng chân núi: Tày, Thái, Mường
  • Văn hóa tộc người ở trung du: Việt, Sán Dìu, Hoa
  • Văn hóa tộc người ở châu thổ: Việt, Hoa, Chăm, Khmer
  • Văn hóa tộc người ở ven biển: Việt, Hoa, Chăm

1.1.7. Định nghĩa văn hóa tộc người

Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách sống động toàn bộ cuộc sống con người trong suốt quá trình lịch sử. Văn hóa tạo nên một hệ thống các giá trị truyền thống bao gồm thẩm mĩ và lối sống, từ đó từng dân tộc xây dựng nên bản sắc riêng của mình. Văn hóa là tất cả những gì con người đã bỏ công sức để tạo ra; nó khác với những gì tồn tại trong tự nhiên ngoài con người. “Văn hoá là hệ thống hữu cơ các giá trị tinh thần và vật chất do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”.

Văn hóa với tính cách là yếu tố cấu thành tộc người bao gồm tri thức, tín ngưỡng, đạo đức, nghệ thuật, luật pháp, tập quán, sinh hoạt … là sự thể hiện bản chất năng lực con người với tính cách là thành viên của cộng đồng xã hội. “Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. Khóa luận: Khai thác văn hóa tộc người cơ tu ở tỉnh Quảng Nam.

Nghiên cứu văn hóa với tính cách là yếu tố cấu thành tộc người cần phải xem xét trên cả trục đồng đại và lịch đại. Với sự liệt kê đầy đủ danh mục các hiện tượng văn hóa của một tộc người cho phép chúng ta có những nhận định sơ bộ về văn hóa tộc người cũng như bản sắc văn hoá tộc người. “Khi nói đến văn hóa tộc người là nói đến những khía cạnh tiêu biểu của tộc người đó tạo nên những nét khác biệt với văn hóa các tộc người khác”. Cũng cần thấy rằng văn hoá tộc người là một thực thể đa dạng và thống nhất. “Nếu coi thống nhất của văn hóa từ đa dạng, thì muốn củng cố sự thống nhất ấy, phải trên cơ sở bảo tồn và phát triển tính đa dạng của văn hóa, mà ở đây thể hiện rõ nhất là đa dạng văn hóa tộc người và văn hóa địa phương (văn hóa vùng). Sẽ không có sự thống nhất văn hóa nào vững chắc và lành mạnh lại dựa trên cơ sở thuần nhất hóa hay đơn nhất hóa văn hóa”. Đời sống vật chất và đời sống tinh thần là hiện tượng phổ quát của các tộc người. Mặt khác, sự vận động về mặt tinh thần và vật chất của chủ thể văn hoá luôn gắn với không gian thời gian cụ thể. Nhờ có quan hệ với tự nhiên và xã hội mà chủ thể văn hoá sáng tạo ra những sản phẩm có giá trị, đồng thời nhờ đó mà chủ thể có thể thể hiện mình trước tự nhiên và xã hội. Văn hoá là sự thể hiện mình theo một cách riêng, trong điều kiện lịch sử cụ thể của một chủ thể văn hoá. Văn hoá theo hướng này có nghĩa là nét đặc thù về phong cách sống của tộc người. Nét đặc thù về phong cách sống của mỗi tộc người như là phương thức tái hiện những tập hợp tình cảm và lí trí nhằm khẳng định các giá trị chung của cộng đồng tộc người. Nói chung, nét đặc thù về phong cách sống là một biểu hiện của bản sắc văn hoá tộc người.

1.2. Vai trò văn hóa tộc người và vấn đề phát triển du lịch Khóa luận: Khai thác văn hóa tộc người cơ tu ở tỉnh Quảng Nam.

Các đối tượng văn hóa được coi là tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn. Nếu tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn du khách bởi sự hoang sơ, độc đáo, hiếm hoi thì tài nguyên du lịch văn hóa hấp dẫn bởi tính phong phú, đa dạng độc đáo và tính truyền thống cũng như tính địa phương. Ở Việt Nam văn hóa tộc người là một tài nguyên du lịch nhân văn vô cùng đặc sắc, mỗi cá thể văn hóa của tộc người lại có một đặc trưng khác biệt. Chính sự khác biệt đó là yếu tố quan trọng để hấp dẫn khách du lịch đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Văn hóa tộc người là một tài nguyên du lịch nhân văn bởi vậy cũng bao gồm hai bộ phận, tài nguyên văn hoá vật thể và tài nguyên văn hoá phi vật thể…

Tài nguyên văn hoá vật thể tài nguyên văn hóa vật thể trong văn hóa tộc người bao gồm các yếu tố tiêu biểu như nhà ở, trang phục, các sản vật địa phương, các sản phẩm nghệ thuật

Nhà ở: là một yếu tố gây được sự chú ý đầu tiên đối với du khách. Chính vì vậy mà nó trở thành một trong những yếu tố để xác định tính độc đáo của du lịch văn hóa tộc người. Ở Việt Nam có rất nhiều loại hình nhà ở khác nhau như: nhà sàn (Tây Bắc), nhà nửa sàn nửa đất (Đông Bắc), nhà rông (Tây Nguyên). Do vậy nhà ở là yếu tố quan trọng trong quá trình thúc đẩy du lịch văn hóa tộc người phát triển.

Trang phục: là một yếu tố để phân biệt tộc người này với tộc người khác. Khách du lịch khi đến một tộc người nào đó, ai cũng muốn mặc thử những bộ trang phục đặc trưng của tộc người để chụp ảnh làm kỉ niệm.

Các sản vật đặc trưng của địa phương: có ý nghĩa rất lớn trong việc tăng doanh thu du lịch như: một bộ quần áo dân tộc, một món ăn ngon, những đồ dùng như túi đeo, đồ trang sức truyền thống của tộc người đó, một cây sáo, cây Đàn làm kỉ niệm … Là những đồ vật gắn liền với đồng bào nơi đó và do họ làm ra. Bất cứ một khách du lịch nào khi đi du lịch cũng muốn mua cho mình, người thân, bạn bè một chút quà lưu niệm. Khóa luận: Khai thác văn hóa tộc người cơ tu ở tỉnh Quảng Nam.

Tài nguyên văn hoá phi vật thể: tài nguyên văn hóa phi vật thể trong văn hóa tộc người bao gồm: ngôn ngữ, ẩm thực, phong tục tập quán, các trò chơi dân gian, các lễ hội truyền thống của tộc người.

Ngôn ngữ: trong việc khai thác văn hóa tộc người việc quan tâm đến văn hóa tộc người là yếu tố quan trọng thúc đẩy du lịch phát triển. Ngôn ngữ cũng là một đặc trưng để phân biệt tộc người này với tộc người khác. Việc học được một ngôn ngữ của một tộc người nào đó sẽ tạo ra sự thích thú đặc biệt đối với du khách.

Ẩm thực: cũng là một nét văn hóa đặc trưng của tộc người, nó có tác động mạnh đến cảm nhận của du khách về chuyến du lịch. Với các món ăn, du khách không chỉ muốn thưởng thức mà còn muốn tìm hiểu cách chế biến, cách ăn như thế nào cho đúng.

Mỗi tộc người có một phong tục tập quán, sinh hoạt và tín ngưỡng riêng. Du khách đến với các tộc người vùng thiểu số, rất chú ý tìm hiểu các thói quen, kiêng kị của đồng bào.

Các loại hình văn nghệ truyền thống: là một biểu hiện độc đáo của văn hóa tộc người. Các hoạt động văn nghệ truyền thống của một tộc người luôn được du khách tán thưởng và làm theo rất nhiệt tình, thậm chí khi du khách ra về họ còn mua những băng đĩa thu lại những bài hát, bản nhạc của tộc người đó. Đặc biệt điệu nhảy của các tộc người dường như tạo nên một sự thu hút, lôi cuốn, sôi động mạnh mẽ với du khách. Các hình thức và chương trình được tiến hành đủ màu sắc rực rỡ, trang phục cổ truyền, âm nhạc và trình độ nghệ thuật càng làm tăng thêm sức hấp dẫn du khách.

Các lễ hội truyền thống của các tộc người luôn để lại nhiều ấn tượng mạnh mẽ đối với du khách. Thông qua lễ hội, các du khách không những được biết đến các nghi thức trang nghiêm mà còn được hòa mình vào các trò chơi giàu màu sắc.

1.3. Kinh nghiệm khai thác văn hóa tộc người trên thế giới và Việt Nam

1.3.1. Kinh nghiệm khai thác văn hóa tộc người ở Việt Nam

1.3.1.1.  Kinh nghiệm khai thác văn hóa tộc người Dao ở Sapa phục vụ du lịch

Ở vùng núi cao, người Dao Sa Pa tỉnh Lào Cai Việt Nam biết phát huy lợi thế di sản văn hoá phong phú, giàu bản sắc trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn. Khóa luận: Khai thác văn hóa tộc người cơ tu ở tỉnh Quảng Nam.

Tìm hiểu quá trình “xây dựng di sản văn hoá trở thành sản phẩm du lịch” của người Dao Sapa nhằm mục đích tìm hiểu kinh nghiệm phát huy lợi thế bản sắc văn hoá dân tộc nhằm phát triển sản phẩm du lịch. Đồng thời cũng nghiên cứu mối quan hệ giữa vấn đề khai thác tài nguyên du lịch với bảo vệ văn hoá truyền thống, xây dựng phương thức phát triển du lịch bền vững.

Di sản văn hoá vật thể của người Dao bao gồm tiếng nói, chữ viết nôm dao, tác phẩm văn học, nghệ thuật, phong tục tập quán, lễ hội, tri thức dân gian, bí quyết về nghề thủ công…Sản phẩm du lịch là toàn bộ các dịch vụ, hàng hoá cung cấp cho du khách nhằm thoả mãn như cầu đi du lịch. Sản phẩm du lịch ở các làng người dao sa pa là các nhà nghỉ cộng đồng, phương tiện đi lại, văn hoá ẩm thực cung ứng cho du khách, các điểm tham quan (kiến trúc, ruộng bậc thang, rừng thiêng, rừng thảo quả…), các tiết mục văn nghệ, trò chơi dân gian, đồ thủ công, dịch vụ tắm thuốc…

Người dao ở huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai Việt am là ngành dao đỏ (đại bản) thuộc phương ngữ “kiềm miền”, có hơn 1 vạn người cư trú tại 41 làng thuộc các xã bản khoang, tả phìn, trung chải, tả van, thanh kim, bản phùng, bản hồ, thanh phú, nậm sài, nậm cang, suối thầu, sử pán. Huyện sa pa là một trọng điểm du lịch lớn nhất ở miền núi của việt nam. Mỗi năm sa pa đón gần 50 vạn lượt du khách, trong đó có gần 25 vạn là du khách quốc tế bao gồm 85 quốc tịch và vùng lãnh thổ khác nhau. Người dao ở sa pa cư trú tập trung ở 4 tuyến du lịch của huyện là sa pa – tả phìn, sa pa – tả van – bản dền – suối thầu và sa pa – nậm sài – nậm cang, sa pa – bản khoang – tả giàng phình. Người dao cư trú ở một trọng điểm du lịch, nhiều làng người dao trở thành điểm du lịch hấp dẫn đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho người dao ở sa pa phát huy lợi thế tài nguyên du lịch để tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách. Khóa luận: Khai thác văn hóa tộc người cơ tu ở tỉnh Quảng Nam.

  • Nghiên cứu nhu cầu của du khách

Người dao ở sa pa có điều kiện thuận lợi là nằm trong vùng trọng điểm du lịch quốc gia, lượng du khách đến với các bản làng hàng năm rất đông. Nhưng muốn khai thác phát huy các di sản văn hoá của người dao sản xuất thành sản phẩm du lịch đòi hỏi người dao phải tiến hành nghiên cứu nhu cầu của du khách. Ngay từ những năm đầu thế kỷ xxi, được sự giúp đỡ của một số tổ chức phi chính phủ, sở văn hoá, thể thao và du lịch tỉnh lào cai phối hợp với người dân ở các điểm du lịch tiến hành nghiên cứu nhu cầu của du khách quốc tế. Qua nghiên cứu (bằng phương pháp phát phiếu phỏng vấn và phỏng vấn sâu) đã thu được kết quả cụ thể như sau:

90% du khách thích nghe hướng dẫn viên du lịch là người dao, người hmông bản địa. 71% du khách muốn được ngủ và ăn ngay tại cộng đồng các làng người dao. Đặc biệt là ở các điểm du lịch xa trung tâm huyện lị từ 10 – 20 km thì du khách càng có nhu cầu nghỉ tại cộng đồng thôn bản.

81% du khách muốn được tham gia vào các hoạt động của người dân như dệt vải, làm ẩm thực, chế biến thuốc tắm…

83% du khách muốn mua sản phẩm đồ lưu niệm ngay tại nơi sản xuất của người dân ở các hộ gia đình.

Bốn yếu tố này quan hệ khăng khít với nhau. Du khách muốn thỏa mãn các nhu cầu du lịch thì phải có các doanh nghiệp cung cấp, có người dân bản địa (người dao) tham gia, và được chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý, định hướng. Người dân muốn thu được nhiều lợi nhuận qua hệ thống dịch vụ đều thành lập ban đại diện của những gia đình tham gia dịch vụ du lịch. Ban đại diện là đầu mối nhằm quản lý các dịch vụ lưu trú, ăn nghỉ, sinh hoạt…đặc biệt, ban đại diện có quyền thống nhất về giá cả nhằm tránh tình trạng doanh nghiệp bắt chẹt từng hộ gia đình, ép các hộ gia đình giảm giá để thu lợi ích riêng của doanh nghiệp. Trước đây doanh nghiệp chỉ đưa du khách đến các làng người dao tham quan mà không phải trả tiền cho người dân, thậm chí không mua hàng của người dân. Người dao bản địa là chủ nhân của các tài nguyên du lịch thì lại không được hưởng lợi. Từ những quan điểm, cách xây dựng mô hình du lịch cộng đồng trên, người dao ở sa pa đã phát huy được lợi thế về di sản văn hoá dân tộc nhằm sản xuất các sản phẩm du lịch.

  • Người Dao khơi dậy nghề thủ công truyền thống

Người Dao ở Sapa có nhiều nghề thủ công truyền thống có giá trị văn hoá cao như nghề chạm khắc bạc, nghề thêu dệt thổ cẩm làm trang phục, nghề rèn đúc, nghề làm đồ mộc…tuy nhiên, các nghề này chỉ là nghề phụ mang tính chất hỗ trợ cho trồng trọt là chính. Sản phẩm của các nghề thủ công này chưa trở thành sản xuất hàng hoá mà chỉ mang nặng tính tự cung tự cấp, đáp ứng riêng cho nhu cầu của từng gia đình. Nhưng từ khi du lịch phát triển, người Dao ở Sapa đã lựa chọn một số nghề để đầu tư tổ chức sản xuất tạo ra sản phẩm cho du lịch. Chính quyền địa phương cũng tạo điều kiện thuận lợi cho vay vốn, tổ chức lớp dạy nghề miễn phí cho người dân. Khóa luận: Khai thác văn hóa tộc người cơ tu ở tỉnh Quảng Nam.

Trong nghề chạm khắc bạc cũng vậy, người dao sản xuất đa dạng hoá các sản phẩm như nhẫn, vòng tay, sợi dây chuyền bạc, các hình kỷ niệm bằng bạc…nhưng mô típ hoa văn chạm khắc trên bạc vẫn là các mô típ hoa văn cổ truyền. Đồng thời một số cơ sở chạm khắc bạc chỉ sản xuất sản phẩm bằng bạc nguyên chất nhằm giữ uy tín của bạc trắng chứ không sản xuất các loại sản phẩm bằng nhôm, hợp kim.

Người Dao ở Tả Phìn, nậm cang Sapa trước đây có nghề làm trống, nghề đóng đồ mộc ghép các thùng gỗ đựng nước…nhưng sản phẩm của đồ mộc chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân.

Nhìn chung, các nghề thủ công phục vụ khách du lịch của người dao sa pa đã được khôi phục và phát triển. Nhờ có du lịch nên nghề thủ công truyền thống của người dao đã trở thành hàng hoá, sản phẩm du lịch chứ không chỉ là những sản phẩm tự cung tự cấp cho gia đình. Tuy nhiên, các sản phẩm nghề thủ công phục vụ du lịch của người dao dù có đa dạng, phong phú nhưng vẫn đảm bảo các nguyên tắc cụ thể:

Các sản phẩm thủ công đều kế thừa kỹ thuật, hoạ tiết, thẩm mĩ truyền thống. Đặc biệt, nhiều sản phẩm của nghề thêu dệt thổ cẩm, chạm khắc bạc đều nhằm chuyển tải bản sắc văn hoá người dao thông qua các hoạ tiết, các biểu tượng giàu tính thẩm mĩ.

Các sản phẩm thủ công này đều đảm bảo nguyên tắc sản phẩm bằng thủ công, không sử dụng máy móc, không sử dụng đồ sản xuất công nghiệp làm nguyên vật liệu. Các sản phẩm thêu dệt thổ cẩm đều thêu bằng tay và dùng vải thô với các khung dệt cổ truyền chứ không dùng sản phẩm dệt của máy móc hiện đại.

Các sản phẩm thủ công đều đa dạng hoá về mẫu mã, chủng loại đáp ứng với nhu cầu hiện tại của du khách.

Các sản phẩm thủ công đều gọn nhẹ, dễ chuyên chở và giá thành không quá đắt mục đích nhằm bán được nhiều sản phẩm.

  • Khơi dậy dịch vụ tắm lá thuốc Khóa luận: Khai thác văn hóa tộc người cơ tu ở tỉnh Quảng Nam.

Trước đây người Dao là dân tộc rất giỏi về y học cổ truyền, sử dụng dược liệu chữa bệnh nổi tiếng trong cộng đồng các dân tộc ở Sa pa. Hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu du khách, người Dao đã phát huy việc lấy lá chế biến thuốc tắm trở thành hàng hoá phục vụ du lịch. Riêng ở thôn Sả Xéng xã Tả Phìn huyện Sapa có 11 hộ kinh doanh nghề tắm lá thuốc. Các thôn nậm tống, nậm cang, giàng tà chải…đều có các hộ kinh doanh dịch vụ tắm lá thuốc. Bình quân mỗi gia đình mỗi tháng cũng thu nhập được từ 500.000 – 2 triệu đồng từ dịch vụ lấy và chế biến thuốc lá cho du khách tắm.

  • Khai thác nhà ở thành nhà nghỉ cộng đồng

Nhà người dao truyền thống thường chật hẹp và ít có công trình vệ sinh. Nhưng hiện nay, trước nhu cầu du khách thích nghỉ tại bản làng nên nhiều hộ gia đình người Dao đã tu sửa ngôi nhà trở thành nhà nghỉ cộng đồng phục vụ du khách (homestay). Các ngôi nhà này đều giữ kiến trúc, khuôn viên, mặt bằng, kết cấu bên trong giống như ngôi nhà cổ truyền. Nhưng làm thêm 1, 2 gian ở phía trước cửa nhà làm nhà nghỉ cho du khách vì quan niệm các du khách không làm ảnh hưởng đến bàn thờ tổ tiên và sinh hoạt của các thành viên gia đình truyền thống. Các phòng nghỉ đều bố trí như kiểu nhà nghỉ bình dân, có đồ dùng mới, tủ, bàn ghế, ti vi và có công trình vệ sinh khép kín. Tuy nhiên, vật liệu xây dựng đều là những vật liệu truyền thống gỗ, tre, không sử dụng các vật liệu hiện đại như xi măng, gạch, ngói. Như vậy, người dao vẫn giữ được kiến trúc và nếp sống truyền thống trong ngôi nhà đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho du khách sử dụng các dịch vụ của kiểu nhà nghỉ (có ti vi, có hệ thống vệ sinh đảm bảo). Khóa luận: Khai thác văn hóa tộc người cơ tu ở tỉnh Quảng Nam.

Phát triển du lịch cộng đồng ở vùng người Dao phải theo định hướng phát triển du lịch bền vững. Không chỉ nhìn lợi ích trước mắt mà còn nhìn lợi ích lâu dài cho thế hệ mai sau của người dao làm du lịch. Vấn đề này liên quan đến cả việc quy hoạch du lịch, chính sách phát triển du lịch, gắn vấn đề phát triển du lịch với bảo vệ môi trường…đặc biệt trong vấn đề phát huy giá trị văn hoá truyền thống để tạo ra các sản phẩm du lịch, các dịch vụ du lịch đòi hỏi phải thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc cụ thể như sau:

Các sản phẩm du lịch đều phải thấm đậm các yếu tố văn hoá truyền thống của cộng đồng người dao. Nhờ các yếu tố văn hoá truyền thống này mới đảm bảo tính độc đáo và hấp dẫn, sức hút đối với du khách của điểm du lịch cộng đồng người Dao. Kinh nghiệm này được đúc kết qua quá trình phát triển nghề thủ công thêu dệt thổ cẩm của người dao ở Sapa.

Các chương trình văn nghệ, các nghi lễ trình diễn, các sinh hoạt văn hoá của người Dao phải tôn trọng tính khách quan, chân thực của bản sắc người Dao. Đồng thời tuyệt đối không làm giả các sinh hoạt văn hoá truyền thống nhằm mục đích thu hút khách. Khóa luận: Khai thác văn hóa tộc người cơ tu ở tỉnh Quảng Nam.

Như vậy, vấn đề bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc người Dao với việc phát triển du lịch có mối quan hệ khăng khít với nhau.

Muốn phát triển du lịch theo hướng bền vững đòi hỏi cộng đồng người Dao ở các điểm du lịch phải bảo vệ được bản sắc văn hoá dân tộc. Vì bản sắc văn hoá không chỉ là tài nguyên mà còn là tài sản sản xuất ra các sản phẩm du lịch. Đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc thì điểm du lịch đó sẽ lụi tàn không còn sức hấp dẫn du khách. Nhưng muốn giữ gìn phát huy được bản sắc văn hoá dân tộc đòi hỏi phải có hệ thống chính sách đồng bộ như chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng của người dân, chính sách tôn vinh các nghệ nhân và các di sản văn hoá độc đáo, chính sách khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm du lịch phát triển, chính sách đào tạo trao truyền di sản văn hoá dân tộc qua các thế hệ (đặc biệt đưa việc thực hành vốn dân ca dân vũ, trò chơi trở thành môn học ngoại khoá ở các trường học).

Các làng người Dao ở Sapa đang xây dựng trở thành những điểm sáng về du lịch cộng đồng. Du lịch cộng đồng đã hình thành và phát triển, mỗi năm đều đón nhiều du khách, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân. Có được những thành quả như vậy là nhờ người Dao ở Sapa đã xây dựng thành công mô hình du lịch cộng đồng có sự liên kết chặt chẽ của “4 nhà”. Nhà nước định hướng và xây dựng chính sách quản lý phát triển du lịch cho toàn vùng. Các gia đình người dân tham gia làm du lịch đều có quyền lợi và nghĩa vụ bảo tồn di sản văn hoá dân tộc. Các nhà doanh nghiệp tăng cường quảng bá đưa du khách đến tham quan. Bản sắc văn hoá dân tộc trở thành nguồn lực cho du lịch cộng đồng người Dao phát triển. Ngược lại, du lịch càng phát triển thì càng khuyến khích người dân bảo tồn được di sản văn hoá truyền thống của dân tộc mình.

1.3.1.2. Kinh nghiệm khai thác văn hóa tộc người K’ho phục vụ du lịch Khóa luận: Khai thác văn hóa tộc người cơ tu ở tỉnh Quảng Nam.

Không còn chọn những điểm đến quen thuộc ở trung tâm thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), nhiều du khách lại về vùng ngoại ô phố núi để tìm hiểu nét văn hóa, nhịp sống của buôn làng người K’ho như một trải nghiệm mới của những ngày đến Đà Lạt mà không ở phố.

Làng dân tộc K’ho B’nơr c nằm dưới chân núi Langbiang (huyện Lạc Dương) không còn xa lạ đối với du khách trong và ngoài nước những năm gần đây. Đó là một ngôi làng nhỏ vẫn giữ được nét mộc mạc, đơn sơ và bình yên của người dân nơi đây.

Mùa nhàn rỗi, trong những ngôi nhà gỗ với ô cửa sổ đủ màu sắc bắt mắt, người phụ nữ K’ho miệt mài ngồi dệt thổ cẩm. Khách du lịch vào buôn, họ niềm nở tiếp chuyện và cũng không quên giới thiệu về sản phẩm dệt thủ công của dân tộc mình.

Những năm gần đây, vùng ven Đà Lạt hình thành những buôn làng L’ho đã và đang trở thành điểm đến mới lạ cho du khách. Đó là làng con gà K’long (xã Hiệp An, Đức Trọng), là làng dân tộc dưới đèo Tà Nung (xã Tà Nung, Đà Lạt), làng dân tộc Đa Blah, Long Lanh (xã Đa Nhim, Lạc Dương)

Nắm bắt được nhu cầu của du khách, nhiều công ty du lịch, hãng lữ hành đã đưa một số buôn làng vào tour tham quan của mình. Qua đó, nhằm tạo ra sự mới lạ, hấp dẫn khi nhiều điểm du lịch của phố núi đà lạt đã quá quen thuộc.

1.3.2. Kinh nghiệm khai thác văn hóa tộc người trên thế giới phục vụ du lịch

Khai thác văn hóa tộc người Kinh ở Trung Quốc

Có thể nhiều người không biết tại trấn Giang Bình thuộc thành phố Đông Hưng, khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây có ba hòn đảo Sơn Tâm, Vu Đầu và Vạn Vĩ là nơi trú ngụ của hơn hai vạn người dân thuộc dân tộc Kinh Trung Quốc.

Như một số sách báo trước đây đã từng nghiên cứu, thì cộng đồng dân tộc Kinh có gốc gác từ Đồ Sơn, Hải Phòng di cư lên vùng đất phía Bắc Móng Cái từ thế kỷ thứ 16. Tại thời điểm đó, ba hòn đảo Sơn Tâm, Vu Đầu, Vạn Vĩ cũng như khu vực xung quanh vẫn thuộc Đại Việt với tên gọi Trường Bình. Họ vẫn làm ăn, buôn bán và mang dòng dõi Việt như thế cho đến khi Công ước Pháp – Thanh năm 1887 (thế kỷ 19) đã chuyển nhượng toàn bộ vùng đất này sang quyền quản lý của nhà Thanh.

Cũng vì cộng đồng cư trú chủ yếu trên ba hòn đảo Sơn Tâm, Vu Đầu, Vạn Vĩ nên được gọi tắt thành “Kinh Tộc Tam Đảo” tức là ba hòn đảo của dân tộc Kinh. Trước kia các hòn đảo tách rời nhau, sau này phù sa bồi đắp và con người xây dựng, ba nơi này đã nối với nhau bằng những con đường nhựa. Việc đi lại, lưu thông hàng hóa với đất liền trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn

Kể từ ngày được Chính phủ Trung Quốc công nhận là một trong 56 dân tộc của đất nước, cộng đồng người Kinh tại đây nhận được nhiều sự hỗ trợ trong việc phát triển kinh tế và duy trì truyền thống văn hóa riêng của mình. Dân tộc Kinh cũng là dân tộc thiểu số duy nhất sống gần biển và làm nghề chài lưới, thả lưới từ ngàn đời nay. Khóa luận: Khai thác văn hóa tộc người cơ tu ở tỉnh Quảng Nam.

Không khỏi ngỡ ngàng khi thấy cuộc sống nhộn nhịp, sôi động của cư dân vạn chài và các hoạt động du lịch biển. Nhờ thiên nhiên ưu đãi, đường bờ biển với cát vàng của Vạn Vĩ từ chỗ vốn chỉ để khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản nay trở thành một điểm tham quan, nghỉ mát của thành phố Đông Hưng. Nhiều nhà hàng, khách sạn, quầy bán đồ lưu niệm mọc lên không chỉ đón khách trong nước mà còn thu hút được nhiều khách du lịch từ Việt Nam sang tham quan và du lịch. Cuộc sống của bà con được cải thiện rõ rệt.

Khi đã ổn định được miếng cơm manh áo, cộng đồng bắt đầu gìn giữ và duy trì phong tục tập quán truyền thống của dân tộc. Mặc dù văn hóa Hán ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư tại đây khá nhiều nhưng các phong tục, lễ nghi vào ngày lễ Tết vẫn được các cụ cao nhiên trong thôn tổ chức. Nhiều người nói sõi được tiếng Việt, dù có pha trộn chút tiếng Hán và âm Việt cổ. Chữ Nôm được sử dụng rộng rãi trong các thư tịch và văn bản của thôn.

Điều gây ấn tượng và xúc động mạnh là được dạo bước dưới tán cây đa cổ thụ và ngồi dưới mái đình quen thuộc. Hình ảnh cây đa, giếng nước, mái đình đã trở nên gần gũi với biết bao thế hệ người Việt. Giờ đây được tận mắt trải nghiệm cảm giác ấy trên đất khách quả thật không biết diễn tả sao cho phù hợp. Dưới gốc đa hơn 200 tuổi là tấm bia đá có khắc dòng chữ:“Cây đa tương tư Nam Quốc” bằng ba thứ tiếng Anh – Hoa – Việt ngụ ý nhắc nhớ dù sinh sống và lập nghiệp tại đây nhưng đã là “Con Rồng, cháu Tiên” thì luôn hướng về quê nhà, về đất Mẹ.

Bên cạnh đó, cộng đồng người Kinh tại Quảng Tây vẫn duy trì tổ chức ngày hội đình tại Đình Hát của thôn nhằm tạ ơn các vị thần đã bao bọc, che chở cho mọi người làm ăn sinh sống. Vào ngày Rằm hoặc mùng Một, bà con vẫn lên đình thắp hương, làm lễ khấn cầu an và tảo mộ ông bà tổ tiên… Nơi đây cũng lưu giữ nhiều tài liệu quan trọng bằng chữ Nôm của 12 dòng họ đầu tiên từ Đồ Sơn lên đây lập nghiệp, từ đó đến nay đã hơn 10 đời.

1.4. Tiểu kết chương 1 Khóa luận: Khai thác văn hóa tộc người cơ tu ở tỉnh Quảng Nam.

Là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam. Quảng Nam là vùng đất giàu truyền thống văn hóa với hai di sản văn hóa thế giới là phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn. Quảng Nam còn là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi sản sinh ra nhiều người con ưu tú cho đất nước. Hàng năm, mỗi độ xuân về, tộc người nơi đây lại nô nức với các lễ hội của mình. Vào những ngày này, các đồng bào của các tộc người lại được quây quần, bày tỏ tình cảm thân ái, ôn lại truyền thống, học hỏi những kinh nghiệm sản xuất.

Chương I đã khái quát đôi nét về định nghĩa của tộc người và văn hóa tộc người. Nêu lên những nét đặc trưng trong văn hóa và sự khác nhau trong nét văn hóa riêng của từng dân tộc sinh sống ở Việt Nam và trên thế giới. Dựa trên cơ sở đó để đưa ra đánh giá về những thuận lợi cũng như hạn chế trong việc phát triển du lịch văn hóa tộc người. Khóa luận: Khai thác văn hóa tộc người cơ tu ở tỉnh Quảng Nam.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:

===>>> Khóa luận: Khái quát về hình thành tộc người Cơ Tu ở Quảng Nam

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0972114537