Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài: Quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo Nam Tông ở tỉnh Trà Vinh dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trải qua các thời kỳ lịch sử của đất nước, Phật giáo từ lâu đã đi sâu vào đời sống tinh thần của quần chúng nhân dân Việt Nam, gắn bó với sinh hoạt cộng đồng của người Việt. Sự tồn tại lâu dài của Phật giáo trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội đã đem lại những đóng góp đáng kể cho văn hóa, tư tưởng, kinh tế, chính trị trong tiến trình lịch sử Việt Nam.
Trong quá trình hình thành và phát triển của vùng đất Tây Nam Bộ, phật giáo nam tông đã đóng vai trò quan trọng khi nó chi phối lớn đến đời sống tinh thần, tôn giáo của người dân nơi đây. Có thể nói nó đã góp phần hình thành nên đặc trưng văn hóa truyền thống của mảnh đất này.
Dưới sự lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cùng với sự nỗ lực của chức sắc, tín đồ, phật giáo nam tông đã có những đóng góp tích cực trong quá trình đồng hành cùng dân tộc trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội. phật giáo nam tông thông qua các hoạt động răn dạy các tín đồ, sư sãi thực hành theo những lời huấn thị của đức Phật “từ bi, bác ái, hỉ xả”, cứu giúp những mảnh đời, số phận kém may mắn. Ngoài ra, trong đời sống chính trị, phật giáo nam tông cũng đã tích cực tuyên truyền, vận động tín đồ, sư sãi chấp hành nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, góp phần làm thất bại âm mưu các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta và thực hiện tốt phương châm “Đạo pháp – Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội”. Từ những hoạt động đó, phật giáo nam tông đã đóng góp vai trò tích cực trong việc xây dựng đất nước phồn thịnh, xã tắc được bình an, đời sống của người dân được an lạc.
Trà Vinh là một tỉnh ven biển thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, trong những năm qua, tỉnh Trà Vinh đã huy động mọi nguồn lực tập trung đầu tư phát triển kinh tế – xã hội. Nhờ thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội mà đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người dân trong tỉnh nói chung, đồng bào Khmer nói riêng từng bước nâng lên. Điều này đã tạo điều kiện để Phật giáo trên địa bàn tỉnh hoạt động đúng Hiến chương của Giáo hội phật giáo Việt Nam và đúng quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo.
Từ trước đến nay, hoạt động của phật giáo nam tông ở tỉnh Trà Vinh luôn được Trung ương và Tỉnh ủy Trà Vinh đặc biệt quan tâm. Công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo được tăng cường, dần đi vào nền nếp; các hoạt động tôn giáo diễn ra bình thường, thuần túy tôn giáo và tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động tôn giáo. Các ban, ngành chức năng, các cấp trong tỉnh thường xuyên phối hợp, thống nhất tham mưu cho thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân chỉ đạo và giải quyết những vụ việc liên quan đến tôn giáo theo đúng chức năng của từng cấp, đạt hiệu quả cao. Bên cạnh những thành tích đã đạt được thì công tác quản lý nhà nước đối với phật giáo nam tông ở địa phương vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Quản lý nhà nước nhiều khi còn chồng chéo giữa Ban Dân tộc và Sở Nội vụ tỉnh; hoạt động quản lý nhiều khi còn lúng túng, chưa phát huy hết tiềm năng, vai trò phật giáo nam tông trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá – xã hội và quốc phòng, an ninh ở địa phương; một số vụ việc phức tạp có liên quan đến phật giáo nam tông chưa được giải quyết kịp thời, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội và an ninh chính trị tại địa phương, làm tổn hại tình cảm tôn giáo của đồng bào với chính quyền cơ sở. Bên cạnh đó, phật giáo nam tông vừa mang tính chất dân tộc vừa mang tính chất tôn giáo, nên nó là vấn đề nhạy cảm để các thế lực thù địch tìm cách lợi dụng nhằm thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam.
Trước thực trạng đó và trên tinh thần triển khai kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 10/01/2018 của Bộ Chính trị Khóa XII về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tăng cường công tác ở vùng đồng bào Khmer trong tình hình mới; Đồng thời ổn định tình hình hoạt động của phật giáo nam tông trên địa bàn tỉnh Trà Vinh góp phần ổn định tình hình an ninh dân tộc, tôn giáo khu vực Tây Nam Bộ và cả nước; thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, tác giả đã lựa chọn vấn đề “Quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo Nam Tông ở tỉnh Trà Vinh” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công của mình.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Phật giáo nói chung và phật giáo nam tông nói riêng là đề tài dành được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu về tôn giáo. Trong đó sự phát triển của phật giáo nam tông và những ảnh hưởng của nó đối với người dân Khmer Nam Bộ đã được nhiều công trình khoa học đề cập, nghiên cứu. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có thể chia thành nhóm vấn đề như sau:
2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về phật giáo nam tông Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo.
Tác phẩm “Phật giáo Khơ me Nam Bộ – Những vấn đề nhìn lại” được Nxb Tôn Giáo xuất bản năm 2008 của tác giả Nguyễn Mạnh Cường đã miêu tả chi tiết về cuộc sống của người Khmer tại Nam Bộ, đồng thời cho thấy vai trò quan trọng của phật giáo nam tông trong đời sống của đồng bào Khmer Nam Bộ. Bên cạnh đó, tác phẩm cũng phần nào phản ánh được những nét văn hóa độc đáo đặc trưng trong đời sống tôn giáo của đồng bào nơi đây.
Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học “Phật giáo Nam Tông Khmer An giang – Những vấn đề đặt ra” do tác giả Nguyễn Nghị Thanh thực hiện năm 2013 tại Học viện khoa học xã hội thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Tác giả đã tập trung nghiên cứu làm rõ những vấn đề của phật giáo nam tông Khmer hiện nay như vấn đề về chi phái, tính truyền thống, đặc điểm, vai trò của phật giáo nam tông trước những biến đổi của đời sống kinh tế – xã hội. Trên cơ sở nghiên cứu đó, tác giả đã đề xuất những biện pháp khoa học nhằm khắc phục các hạn chế và phát huy những đóng góp của phật giáo nam tông Khmer ở An Giang trong đời sống và trong sự nghiệp đoàn kết tôn giáo nói chung của An Giang.
Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị của tác giả Sơn Rốt: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đồng bào Khmer ở Trà Vinh trong sự nghiệp đổi mới”, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả đã làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo cũng như những chủ trương, chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách tôn giáo nhằm đánh giá sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách tôn giáo về chính sách tôn giáo ở Trà Vinh trong những năm đổi mới vừa qua. Thông qua đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tôn giáo và nâng cao công tác vận động đồng bào Khmer thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước góp phần ổn định đời sống.
Tác giả Phan Thị Phượng với luận văn thạc sĩ Triết học “Ảnh hưởng của tôn giáo đối với đời sống tinh thần của người Khmer Sóc Trăng hiện nay” được thực hiện năm 2009 tại Học viện Chính trị hành chính – Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã trình bày được thực trạng ảnh hưởng của tôn giáo trong đời sống tinh thần của cộng đồng người Khmer ở tỉnh Sóc Trăng. Đồng thời tác giả cũng đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục hạn chế còn tồn tại ở các lĩnh vực văn hóa, kinh tế hay tổ chức cán bộ.
Luận văn thạc sĩ Triết học của tác giả Dương Xuân Dũng (2009). Phật giáo Nam Tông và ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần Người Khmer ở An Giang hiện nay. Tác giả phân tích thực chất của phật giáo nam tông và ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần của người Khmer ở An Giang hiện nay, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực của phật giáo nam tông trong đời sống tinh thần của người Khmer, làm cho đời sống tinh thần của đồng bào ngày càng phong phú và lành mạnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo.
Luận văn thạc sĩ văn hóa của tác giả Lâm Thạch Sơn (1997) Ngôi chùa trong đời sống văn hóa của người Khmer tỉnh Sóc Trăng. Tác giả phân tích vai trò của ngôi chùa trong đời sống văn hóa của người Khmer tỉnh Sóc Trăng, qua đó cho thấy sự gắn bó, hòa quyện giữa đời sống vật chất, tinh thần với tôn giáo của người Khmer ở Sóc Trăng.
Dưới những góc độ khác nhau các công trình trên đã đề cập nhiều khía cạnh liên quan đến đồng bào Khmer và văn hóa Khmer, ảnh hưởng của Phật giáo Khmer Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long đã vẽ lên bức tranh khá toàn diện về đặc điểm tự nhiên, về lịch sử hình thành vùng đất và các dân tộc ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Tác phẩm “Phật giáo Nam Tông trong văn hóa Khmer Nam Bộ (trường hợp tỉnh Trà Vinh)” của tác giả Trang Thiếu Tùng được xuất bản bởi Nxb.
Khoa học xã hội hay bài viết “Ảnh hưởng của Phật giáo Nam Tông đối với tư tưởng và đạo đức người Khmer tỉnh Trà Vinh” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo số 07 năm 2014.
Tác phẩm “Chính sách đối với Phật giáo Nam Tông Khmer và đồng bào vùng Khmer vùng Tây Nam Bộ” của tác giả Lê Quốc Lý được xuất bản bởi Nxb. Chính trị quốc gia Sự Thật năm 2017.
Các công trình nghiên cứu đã có những đóng góp quan trọng vào nghiên cứu về tôn giáo, phật giáo nam tông ở nhiều góc độ khác nhau nhằm làm rõ thêm vai trò quan trọng của tôn giáo nói chung và phật giáo nam tông nói riêng trong đời sống của người dân. Những tác phẩm đó tuy chưa thực sự thể hiện rõ được các nét đặc trưng của phật giáo nam tông trên địa bàn tỉnh Trà Vinh nhưng cũng đã phần nào phản ánh được sự phát triển, ảnh hưởng của tôn giáo ở Nam Bộ nói chung và phật giáo nam tông Khmer tới người dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh nói riêng. Tuy nhiên, chưa có tác phẩm nào nghiên cứu phật giáo nam tông ở Trà Vinh dưới góc độ quản lý nhà nước.
2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về Quản lý nhà nước về tôn giáo
Đề tài khoa học cấp Bộ: “Quản lý nhà nước đối với hoạt động của Phật giáo Nam Tông Khmer ở Việt Nam” do ThS. Nguyễn Phúc Nguyên, Ban Tôn giáo Chính phủ làm chủ nhiệm đề tài. Tác giả cũng đã nhận diện tính đặc thù của phật giáo nam tông Khmer, xây dựng thành công bức tranh tổng quát về thực trạng hoạt động của phật giáo nam tông Khmer trên các phương diện: Tổ chức, sinh hoạt phật sự, đào tạo, quan hệ quốc tế, đội ngũ sư sãi, hội nhập quốc tế, cơ cấu tổ chức, cơ sở thờ tự, kinh sách… Tuy nhiên, nghiên cứu phật giáo nam tông Khmer là vấn đề khó bởi lẽ nghiên cứu tôn giáo luôn gắn liền với vấn đề dân tộc, trong khi đó tôn giáo và dân tộc luôn là hai vấn đề dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng. Chính vì vậy, những nội dung của quản lý nhà nước về tôn giáo nói chung và quản lý nhà nước về phật giáo nam tông Khmer nói riêng luôn phải đặt song song với vấn đề dân tộc. Vấn đề này tác giả đã nêu ra ra nhưng chưa phân tích kỹ.
Một số luận văn chuyên ngành về tôn giáo như:
- Trịnh Lâm Đồng (2015), Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, Luận văn cao học, Học Viện Hành chính Quốc gia. Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo.
- Trần Ngọc Quyên (2017), Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Luận văn cao học, Học viện Hành chính quốc gia.
- Thái Châu Báu (2015), Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, Luận văn cao học, Học viện Hành chính quốc gia.
- Phan Thị Phương Mai (2011), Công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn quận Hoàn Kiếm – Thành phố Hà Nội , Luận văn tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị – hành chính, Học viện chính trị – hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
- Trần Thanh Tùng (2013), Tổ chức Giáo phận Xuân Lộc – Những vấn đề đặt ra hiện nay, Luận văn cao học, Học viện chính trị – hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
- Đăng Bản (2013), Công tác đấu tranh chống lợi dụng đạo Tin Lành ĐêGa ở Tây nguyên hiện nay, Luận văn Cao học, Học viện chính trị – hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
- Dương Đình Văn (2012), Công tác tranh thủ hàng giáo sĩ đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Nghệ An thực trạng và giải pháp, Luận văn tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị – hành chính, Học viện chính trị – hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
- Đào Xuân Hồng (2013), Ảnh hưởng của cộng đồng Vatican II (1962 – 1965) đối với đạo Công giáo ở tỉnh Đồng Nai hiện nay, luận văn Cao học, Học viện chính trị – hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
Những số liệu và phân tích sâu sắc của các công trình nghiên cứu chuyên ngành quản lý nhà nước về tôn giáo đã trở thành nguồn tài liệu tham khảo quý giá. Tuy nhiên chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu tới công tác quản lý nhà nước đối với phật giáo nam tông Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu cũng đã được thực hiện từ lâu, có nhiều nội dung cũng đã không còn phù hợp với tình hình hiện tại. Vì vậy, tôi đã kế thừa một cách có chọn lọc các tư liệu nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1 Mục đích:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện Quản lý nhà nước đối với hoạt động của Phật giáo Nam Tông trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
3.2 Nhiệm vụ:
- Khái quát cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với Phật giáo Nam Tông;
- Phân tích thực trạng Phật giáo Nam Tông trên địa bàn tỉnh Trà Vinh;
- Phân tích, đánh giá thực trạng Quản lý nhà nước đối với phật giáo nam tông trên địa bàn tỉnh Trà Vinh thời gian qua;
- Nghiên cứu quan điểm, chủ trương của Đảng, định hướng chính sách của nhà nước, qua đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện Quản lý nhà nước đối với hoạt động của phật giáo nam tông ở Trà Vinh trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu:quản lý nhà nước đối với hoạt động phật giáo nam tông trên địa bàn tỉnh Trà Vinh theo quy định của pháp luật.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: địa bàn tỉnh Trà Vinh.
- Về thời gian: từ năm 2016 đến nay (Từ khi ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo)
- Về nội dung: phật giáo nam tông được chia ra làm hai hệ phái là Nam Tông Kinh và Nam Tông Khmer. Văn hóa Khmer ở Trà Vinh chi phối đời sống tinh thần, tín ngưỡng, tôn giáo và hình thành đặc trưng văn hóa truyền thống của miền đất này. Chính vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ tập trung nghiên cứu đến Quản lý nhà nước đối với hoạt động của phật giáo nam tông nói chung và của phật giáo nam tông Khmer nói riêng theo quy định của pháp luật.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo.
5.1 Phương pháp luận
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước Việt Nam về tôn giáo trong thời kỳ đổi mới.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của luận văn tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê;
- Phương pháp so sánh;
- Phương pháp phân tích tổng hợp;
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, tiếp cận hệ thống;
- Phương pháp lịch sử;
- Phương pháp tổng kết: Luận văn có sử dụng những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước đã công bố liên quan đến đề tài.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần làm rõ cơ sở khoa học quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo nói chung và hoạt động phật giáo nam tông nói riêng. Từ đó, áp dụng trong quản lý nhà nước đối với hoạt động phật giáo nam tông trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn cung cấp thêm căn cứ để xây dựng và thực hiện chính sách về tôn giáo ở địa phương.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo và cho các nhà quản lý đang thực thi công vụ trong công tác tôn giáo.
7. Kết cấu của luận văn Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục; luận văn gồm 03 chương:
- Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo Nam Tông
- Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo Nam Tông ở tỉnh Trà Vinh
- Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo Nam Tông ở tỉnh Trà Vinh.
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG PHẬT GIÁO NAM TÔNG
1.1. Một số khái niệm có liên quan đến đề tài
1.1.1. Tôn giáo và hoạt động tôn giáo
1.1.1.1. Khái niệm tôn giáo
Tôn giáo là một hiện tượng lịch sử – xã hội, xuất hiện cách đây hàng ngàn năm và sẽ tồn tại cùng xã hội loài người trong một khoảng thời gian khó đoán định.
Tôn giáo là một khái niệm có nhiều định nghĩa khác nhau. Trong đề tài này, chúng tôi xin phép đưa ra một số định nghĩa cơ bản như sau: Ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ, tôn giáo được hiểu như là “Tôn giáo là một hệ thống có tính chất gắn bó của những niềm tin và những thực hành liên quan đến những điều thiêng liêng, nghĩa là sự tách biệt, cấm đoán, những niềm tin và thực hành gắn bó tất cả những ai gia nhập vào một cộng đồng đạo đức, được gọi là Giáo hội” (E. Durkheim); “Tôn giáo là một loại đặc biệt tác động đến cộng đồng. Tôn giáo gắn kết những thế lực siêu nhiên. Quy định các mối quan hệ giữa các thế lực của chúng với những con người tạo thành lĩnh vực của những hoạt động tôn giáo” (Max Weber); “Tôn giáo là một hệ thống các biểu tượng có tác dụng tạo ra những trạng thái mạnh mẽ, lan tỏa, kéo dài và những động cơ trong những con người bằng cách trình bày có hệ thống những quan niệm về một trật tự tồn tại chung và che phủ những quan niệm này bằng một thực tế tỏa ra rằng những tình trạng và những động cơ dường như là hiện thực duy nhất” (Clifford Geertz); “Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh một cách hư ảo về thế giới bên ngoài nhằm đền bù cho những bất lực của con người trong cuộc sống hàng ngày” (F.Engels); K. Marx cho rằng: “Tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự tri giác của con người chưa tìm thấy bản thân mình hoặc lại đánh mất bản thân mình một lần nữa. Con người chính là thế giới những con người, là Nhà nước, là xã hội. Nhà nước ấy, xã hội ấy sản sinh ra tôn giáo, không phải tôn giáo sáng tạo ra con người mà chính con người sáng tạo ra tôn giáo. Tôn giáo biến bản chất con người thành tính hiện thực, ảo tưởng, vì bản chất con người không có tính hiện thực thật sự. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những điều kiện xã hội không có tinh thần; tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” [8, tr569]. Quan điểm của K.Marx, xem tôn giáo như là sự cứu rỗi (một trái tim, một tinh thần) của những con người đang sống trong sự khủng hoảng, không mang nghĩa của sự phê phán tôn giáo…
Ở Việt Nam, tôn giáo được hiểu là “niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách siêu thực (hay hư ảo) với con người, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia. Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tùy thuộc vào từng thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý – văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội/tôn giáo khác nhau” (Đặng Nghiêm Vạn);…
Liên quan đến cách giải thích về tôn giáo, lần đầu tiên trong văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt Nam đưa ra cách hiểu về tôn giáo. Khoản 5, Điều 2, Luật tín ngưỡng, tôn giáo giải thích: “Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức” [37, tr1].
Về phương diện quản lý nhà nước, khi nói đến một tôn giáo hoàn chỉnh thường được tiếp cận từ góc độ thực thể xã hội với các dấu hiệu cơ bản sau: Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo.
- Có hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi;
- Có giáo chủ;
- Có tín đồ, người tin theo;
- Có tổ chức.
1.1.1.2. Hoạt động tôn giáo
Hoạt động tôn giáo ra đời nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của tôn giáo. Hoạt động tôn giáo là thực hiện việc đạo theo một giáo lý, giáo luật, giáo lễ của một tôn giáo cụ thể. Nó được thực hiện dưới sự hướng dẫn bởi người có chức năng, nhiệm vụ hoặc tự hành lễ của các tín đồ. Hoạt động tôn giáo được diễn ra tại nơi thờ tự hoặc tư gia của các tín đồ.
Theo quy định tại Khoản 11, Điều 2, Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 thì “Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức tôn giáo” [37, tr2].
Trong đó truyền bá tôn giáo (còn gọi là truyền đạo) là việc tuyên truyền những lý lẽ về sự ra đời, về luật lệ của tôn giáo. Thông qua hoạt động truyền đạo, niềm tin tôn giáo của các tín đồ được củng cố, luật lệ trong tôn giáo được tín đồ thực hiện. Đối với những người chưa phải là tín đồ, hoạt động truyền đạo giúp họ hiểu, tin và theo tôn giáo.
Sinh hoạt tôn giáo là việc bày tỏ niềm tin tôn giáo, thực hành giáo lý giáo luật, lễ nghi tôn giáo.
Tổ chức tôn giáo là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo.
Hoạt động quản lý tổ chức tôn giáo nhằm thực hiện quy định của giáo luật, hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo, đảm bảo duy trì trật tự, hoạt động trong tổ chức tôn giáo.
1.1.2. Phật giáo và Phật giáo Nam Tông
1.1.2.1. Phật giáo
Phật giáo là một tôn giáo và triết lý do Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) khởi xướng, ông sinh trưởng ở phía Bắc Ấn Độ vào thế kỷ VI trước công nguyên. Thích Ca Mâu Ni vốn là một hoàng tử tên là Tất Đạt Đa. Phụ thân ngài là vua Tịnh Phạn (Shuddhodana, Zas gtsang-ma). Mẫu thân của Ngài là Ma Gia (Maya-devi, Lha-mo sGyu-‘phrul-ma). Đức Phật được thụ thai một cách thần kỳ trong giấc mơ, bà Ma Gia thấy con voi trắng sáu ngà đi vào bên hông bà và lời tiên tri của nhà hiền triết A Tư Đà (Asita), rằng đứa bé sẽ trở thành một ông vua vĩ đại, hoặc một nhà hiền triết cao quý; hoàng tử còn được gọi là Thích Ca Mâu Ni (hay Shakyamuni) có nghĩa là “nhà hiền triết của bộ tộc Thích Ca” (hay bộ tộc Shakya). Ông đã từng có vợ và con trai, nhưng sau đó đã từ bỏ tất cả để đi tìm đạo, cứu vớt chúng sinh. Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo.
Từ Ấn Độ, Phật Giáo lan truyền dần sang các nước lân cận, rồi toàn khu vực châu Á và cuối cùng toàn cả thế giới. Sự truyền bá này đi theo 2 hướng: về hướng Bắc, về phương Nam.
Về phương Bắc, thì gọi là Phật Giáo Bắc Tông (mang tư tưởng Đại Thừa) gồm các vùng: Tây Tạng, Trung Hoa, Mông cổ, Mãn Châu, Bắc – Nam Hàn, Nhật Bản, Bắc Việt Nam…
Về phương Nam, thì gọi là Nam Tông (mang tư tưởng Tiểu Thừa) gồm các vùng: Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Kampuchia, Indonesia, Nam Việt Nam …
Đại thừa tức là “cỗ xe lớn” hay còn gọi là Đại Thặng tức là “bánh xe lớn” là một trong hai trường phái lớn của đạo Phật . Xuất hiện trong thế kỉ thứ nhất trước công nguyên, phái này tự nhận là cỗ xe lớn nhờ dựa trên tính đa dạng của giáo pháp để mở đường cho một số lớn chúng sinh có thể giác ngộ. Cả hai Tiểu thừa và Đại thừa đều bắt nguồn từ vị Phật lịch sử Thích-ca Mâu-ni, nhưng khác nhau nơi sự quan tâm về thực hành giáo pháp và tư tưởng. Hình tượng tiêu biểu của Đại thừa là Bồ Tát với đặc tính vượt trội là lòng từ bi.
Tiểu thừa hay Tiểu Thặng, nghĩa là “cỗ xe nhỏ” hay “bánh xe nhỏ”. Tiểu thừa được một số đại biểu phái Đại thừa thường dùng chỉ những người theo “Phật giáo nguyên thuỷ”, “Phật giáo Nam Tông”. Trước năm 1950. Nhiều nhà nghiên cứu Phật giáo có ý định thay thế danh từ này nhưng không đạt kết quả vì danh từ này đã khắc sâu trong tư tưởng của nhiều Phật tử.
Điểm nổi bật làm cho Phật giáo trở nên đặc sắc hơn các tôn giáo khác là của Phật giáo có giáo lý căn bản, rõ ràng cùng lối giáo huấn nhẹ nhàng nhưng sâu sắc. Mục tiêu tối thượng của Phật giáo là giáo huấn cho con người các phương cách thoát khỏi sự đau khổ tạo ra bởi những biến động của đời sống như sinh, lão, bệnh, tử bằng nỗ lực thực nghiệm của chính mình.
1.1.2.2. Phật giáo Nam Tông
Phật giáo Nam tông được truyền vào Việt Nam theo con đường của các nhà truyền giáo từ Ấn Độ đi theo đường biển tới Srilanca, Mianma, Thái Lan tới vùng sông Mê Công (Campuchia) và vào vùng các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (phía Nam) của Việt Nam, được đông đảo người dân đặc biệt là đồng bào dân tộc Khmer đón nhận, trở thành tôn giáo của người Khmer, do đó gọi là Phật giáo Nam tông Khmer. (ở Việt Nam còn có Phật giáo Nam tông của người Kinh. Nội dung này tác giả xin trình bày ở một bài viết khác). Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo.
Phật giáo Nam tông đã có mặt ở Đồng bằng sông Cửu Long vào khoảng thế kỷ thứ IV. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đại bộ phận các Phum (xóm), Sóc (nhiều xóm hợp thành) của người Khmer đều có chùa thờ Phật. Phật giáo Nam tông Khmer tập trung chủ yếu ở 9 tỉnh (thành phố) Đồng bằng sông Cửu Long như: Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau.
Theo phong tục của người Khmer, khi người con trai đến tuổi 12, 13 phải vào chùa tu một thời gian với nhiều ý nghĩa: báo hiếu cho ông bà, cha mẹ; để thể hiện tình cảm, trách nhiệm đối với dân tộc và để tỏ lòng thành kính với Đức Phật… Các thanh niên này cần phải tu tối thiểu ở chùa là một tháng, cũng có thể ở chùa tu lâu dài hoặc suốt đời, tùy theo nhân duyên, căn cơ và ý nguyện của từng người. Sau thời gian một tháng họ có thể trở lại cuộc sống đời thường bất cứ lúc nào, có thể lập gia đình, làm ăn, tham gia các công việc xã hội, khi muốn họ lại có thể xin vào chùa tu một thời gian rồi sau đó lại có thể trở về với gia đình.
Theo truyền thống, Phật giáo Nam tông Khmer không có người nữ đi tu ở chùa, tuy nhiên những người phụ nữ Khmer lại được giáo dục và ảnh hưởng rất lớn bởi tư tưởng và đạo đức Phật giáo, thông qua nếp sống của những người đàn ông trong gia đình (là những người ông, người cha, người chồng) và thông qua các lễ hội, các buổi nhà sư thuyết giảng giáo lý và nghi thức truyền thống mang đậm nét Phật giáo của dân tộc Khmer: Lễ Phật đản; lễ Dâng y; nghi thức dâng cúng vật phẩm cho chư tăng; lễ Chol Chnam Thmay (như tết nguyên đán ở Việt Nam); lễ Đôn-ta (lễ cúng ông bà); lễ cúng Trăng… Dù là lễ của Phật giáo hay lễ dân tộc nhưng mọi hoạt động này đều gắn liền với các nghi thức tôn giáo bởi mọi người cùng đến chùa, đọc kinh, thả đèn lồng… và có sự tham gia của các vị sư.
Giống như Phật giáo Bắc tông, sư tăng Phật giáo Nam tông cũng thụ giới qua các bậc Sadi và Tỳ khiêu, tuy nhiên số lượng giới phải giữ có sự khác biệt. Đối với Phật giáo Nam tông:
- Người thụ giới Sa di phải giữ 105 giới.
- Người đã thụ giới Sa di được thụ giới Tỳ khiêu phải giữ 227 giới.
Cũng có thể người đi tu nếu không muốn thụ giới Tỳ khiêu thì có thể giữ ở bậc Sa di suốt đời.
Người nam đi tu theo Phật giáo Nam tông trên tinh thần tự nguyện, tuy nhiên chỉ được nhận vào chùa và được thụ giới Sadi khi đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản:
- Phải được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng (nếu còn nhỏ).
- Phải là công dân tốt, không vi phạm pháp luật.
- Phải có thầy dẫn dắt và có những vật dụng cần thiết của một nhà sư.
Trong hoạt động đời sống hàng ngày, Phật giáo Nam tông thực hành theo giới luật Phật giáo Nguyên thủy nên không ăn chay như Phật giáo Bắc tông, họ sống bằng sự dâng cúng thức ăn mỗi ngày của Phật tử. Các sư chỉ ăn 2 bữa một ngày, vào buổi sáng sớm và trước giờ Ngọ (12 giờ trưa). Sau 12 giờ trưa cho đến hết đêm nhà sư chỉ được dùng vật lỏng để uống, như: nước, sữa, trà… Trong một năm có thời gian do bận việc mùa vụ, Phật tử không được rảnh rỗi thì Ban Quản trị chùa có thể trao đổi với các gia đình Phật tử dâng cúng theo từng ngày nhất định, tránh ngày thì quá nhiều, ngày lại quá ít.
Nếu tín đồ bận, các sư có thể nhận thực phẩm do các gia đình dâng cúng, đem về chùa nhờ người nấu.
PGNT nghiêm trì giữ theo giới luật như khi đức Phật Thích Ca còn tại thế, vì vậy còn được gọi là Phật giáo Nguyên thủy và đọc tụng chủ yếu 5 bộ kinh khởi đầu, do đó phật giáo nam tông cũng được gọi là Phật giáo Nguyên thủy.
Từ năm 1981, trong ngôi nhà chung của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, những năm qua phật giáo nam tông tiếp tục có những đóng góp công sức xây dựng Giáo hội phật giáo Việt Nam, đất nước Việt Nam vững mạnh và trường tồn, làm phong phú thêm truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam, xứng đáng với truyền thống của Phật giáo Việt Nam là một tôn giáo gắn bó, đồng hành cùng dân tộc.
1.1.3. Quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo Nam Tông Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo.
Để đảm bảo sự phát triển ổn định của xã hội, nhà nước thực hiện chức năng quản lý mọi mặt của đời sống xã hội. Trong đó có quản lý nhà nước về lĩnh vực tôn giáo. Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo được hiểu theo hai nghĩa:
Nghĩa rộng: quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo là quá trình sử dụng quyền lực nhà nước (quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp) của các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật để tác động, điều chỉnh, hướng các hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra phù hợp với pháp luật, đạt được mục tiêu cụ thể trong quản lý.
Nghĩa hẹp: quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo là quá trình chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật của các cơ quan trong hệ thống hành pháp (Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp) để điều chỉnh các hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra theo đúng quy định của pháp luật.
Dù hiểu theo nghĩa nào thì quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo vẫn có điểm chung là sử dụng quyền lực nhà nước, một dạng quyền lực đặc biệt của xã hội để tác động, điều chỉnh hoạt động tôn giáo, để hoạt động tôn giáo được tiến hành theo quy định của pháp luật.
Như vậy quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo là hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, hướng các hoạt động tôn giáo phục vụ lợi ích chính đáng của các tín đồ và phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam.
Quản lý nhà nước đối với hoạt động phật giáo nam tông là hệ thống các biện pháp quản lý của nhà nước, do các cơ quan chức năng và chính quyền thực hiện đối với các pháp nhân, thể nhân và hoạt động của phật giáo nam tông, nhằm đảm bảo cho phật giáo nam tông hoạt động theo đúng hiến pháp và pháp luật của nhà nước; bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; ngăn ngừa các hoạt động lợi dụng tôn giáo để làm việc trái pháp luật, xâm hại an ninh, trật tự.
1.2. Sự cần thiết và những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động của Phật giáo Nam Tông Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo.
1.2.1. Sự cần thiết của Quản lý nhà nước đối với hoạt động của Phật giáo Nam Tông
1.2.1.1. Thực hiện chức năng của Nhà nước
Vì trật tự an toàn xã hội, vì lợi ích của quốc gia dân tộc nên ở bất cứ quốc gia nào, nhà nước nào cũng có sự quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. Chỉ là ở mỗi quốc gia thì có sự điều chỉnh trong công tác quản lý khác nhau mà thôi. Điều này không chỉ xuất phát từ ý chí của nhà nước mà còn xuất phát từ thực tế khách quan của sự hình thành, tồn tại, phát triển và ảnh hưởng của tôn giáo.
Tôn giáo được ra đời từ những tiền đề kinh tế – xã hội, từ nguồn gốc tâm lý và nhận thức của con người và tôn giáo cũng phản ánh được sự biến đổi của lịch sử nhân loại. Khi những nguồn gốc phát sinh tôn giáo chưa được giải quyết thì tôn giáo sẽ vẫn còn tồn tại. Bên cạnh những vai trò tích cực của tôn giáo đối với kinh tế xã hội và đời sống nhận thức, tâm linh của con người thì tôn giáo cũng mang những hạn chế, tiêu cực. Chẳng hạn, những hạn chế của tôn giáo trong việc nhận thức thế giới khách quan, các nhà kinh điển Mác xít đã chỉ ra: “Nhưng tất cả mọi tôn giáo chẳng qua là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc của con người” [8, tr 62]. Tôn giáo thường bị những kẻ xấu lợi dụng vì mục đích chính trị đen tối, tôn giáo có khả năng liên kết con người trong một cộng đồng cùng tín ngưỡng, nhưng cũng có thể đẩy người ta đến chỗ nghi kị, đối đầu, hận thù và xung đột gây nên những thảm họa cho nhân loại…
Do đó để phát huy những mặt tích cực, hạn chế những tiêu cực trong tôn giáo, nhà nước cần thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo nói chung và đối với hoạt động của phật giáo nam tông nói riêng. Sự quản lý của nhà nước sẽ đảm bảo các hoạt động tôn giáo diễn ra phù hợp với ý chí của nhà nước, phù hợp với sự phát triển chung của xã hội và nhu cầu tâm linh tinh thần của quần chúng. Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo để các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ của hiến pháp và pháp luật, theo phương châm “tốt đời, đẹp đạo”.
Trong thời đại ngày nay, khi quá trình đổi mới ở nước ta đang diễn ra sâu rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và hoạt động quản lý nhà nước về tôn giáo trong thời gian qua còn tồn tại nhiều hạn chế thì thì việc quản lý nhà nước các hoạt động tôn giáo càng cần phải tăng cường. Khi mà quan điểm của Đảng và nhà nước về vấn đề tôn giáo đang có nhiều đổi mới thì việc quản lý nhà nước các hoạt động tôn giáo sẽ giúp các tổ chức, cá nhân nhận thức đúng về vai trò của tôn giáo, việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam. Việc tăng cường quản lý nhà nước không chỉ giữ vai trò quan trọng trong thực hiện đúng chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới mà còn góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước; mà còn nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao dân trí cho người dân; tạo ra mối quan hệ tốt giữa quần chúng với Đảng và nhà nước; góp phần củng cố, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc; giữ vững an ninh quốc phòng.
1.2.1.2. Vai trò của Phật giáo Nam Tông trong đời sống Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo.
Trong lịch sử phát triển của cộng đồng nói chung và của dân tộc Khmer nói riêng thì sự xuất hiện, dung nhập đạo Phật vào đời sống của đồng bào có vai trò hết sức quan trọng. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, phật giáo nam tông đã trở thành đặc trưng văn hóa truyền thống với nền tảng giáo lý vững chắc, với những luân lý đạo đức Phật giáo luôn hướng con người đến những giá trị cao cả: “chân – thiện – mỹ”. Những bài học về “vô thường”, “vô ngã, vị tha”, “từ bi hỷ xả”, “an lạc”, “niết bàn”, … đã thấm nhuần trong tâm thức mỗi người dân. Đối với đồng bào dân tộc Khmer, cùng với tín ngưỡng dân gian truyền thống, phật giáo nam tông đã trở thành một phần “máu thịt”, gắn bó chặt chẽ với đồng bào nói chung và trở thành bản sắc văn hóa của người Khmer nói riêng.
PGNT có tầm ảnh hưởng và chi phối lớn đến mọi lĩnh vực đời sống cư dân từ đời sống vật chất đến đời sống tinh thần của người dân, đặc biệt là người dân Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, ở tỉnh Trà Vinh nói riêng. Các công việc gắn với cá nhân hay tập thể đó đều chịu những ảnh hưởng nhất định từ triết lý của phật giáo nam tông. Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như trong các hoạt động lễ hội văn hóa cộng đồng, thậm chí tới các công việc cá nhân của mỗi gia đình như ma chay, cưới hỏi, làm nhà… luôn có sự tham gia trực tiếp hay sự hướng dẫn của các sư trong chùa.
PGNT đã góp phần cố kết cộng đồng, định hướng thế giới quan và nhân sinh quan, định hướng chuẩn mực và luân lý đạo đức, tạo ra nếp sống cho con người. Đạo Phật có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục hình thành nhân cách, đạo đức, dân trí của đồng bào. Phật giáo đã đưa ra những tư tưởng và phương pháp cải cách xã hội, “giáo hóa đạo đức tinh thần của con người, khuyên người ta sống từ, bi, hỷ, xả, bác ái…” [25, tr. 25]. Sự giao hòa giữa giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam với giáo lý nhà Phật đã tạo ra sức sống mãnh liệt và bền vững của Phật giáo.
PGNT cũng đã có những nỗ lực tích cực trong quá trình đồng hành cùng dân tộc thông qua các hoạt động răn dạy các tín đồ, sư sãi thực hành theo những lời huấn thị của đức Phật “từ bi, bác ái, hỉ xả”, cứu giúp những mảnh đời, số phận kém may mắn. Ngoài ra, trong đời sống chính trị, phật giáo nam tông cũng đã tích cực tuyên truyền, vận động tín đồ, sư sãi chấp hành nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Nhà nước.
Tuy nhiên, trong quá trình tồn tại và phát triển phật giáo nam tông dễ bị lợi dụng vào các âm mưu chống phá, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, tôn giáo của các thế lực thù địch như bị lôi cuốn tham gia vào chính trị tiêu cực gây ảnh hưởng không nhỏ đến chính trị ở Việt Nam. Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo.
Vì vậy, xác định được vai trò quan trọng của phật giáo nam tông đối với sự phát triển của đời sống người dân và nhằm phát huy những điểm tương đồng của tôn giáo và Chủ nghĩa xã hội, những yếu tố tích cực của tôn giáo trong đời sống xã hội để phát triển kinh tế – xã hội trong thời kỳ đổi mới thì việc tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động của tôn giáo nói chung và phật giáo nam tông là rất cần thiết. Các cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo đã luôn tạo điều kiện, vận động để phật giáo nam tông thực hiện tốt vai trò dẫn dắt các tín đồ hành đạo, khơi dậy và phát huy những mặt tích cực trong hoạt động, sinh hoạt của các tôn giáo hợp pháp, từ thiện cứu giúp nhân đạo; biểu dương những nhà tu hành, những tín đồ thực hiện tốt phương châm “tốt đời, đẹp đạo”… Đồng thời, luôn cảnh giác đấu tranh, ngăn chặn các tổ chức, cá nhân lợi dụng tôn giáo để gây chia rẽ khối đại đại đoàn kết dân tộc, đội lốt tôn giáo vì các mưu đồ kinh tế, chính trị, chống phá sự nghiệp cách mạng.
1.2.1.3. Đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo hợp pháp của người dân
Trước hết, cần khẳng định tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của nhân dân, đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với xã hội mới mà chúng ta đang xây dựng, đó là hướng con người đến “Chân – Thiện – Mỹ”; vì vậy những đạo đức tôn giáo phù hợp truyền thống văn hóa dân tộc cần được tiếp tục phát huy, nhân rộng các hoạt động từ thiện, xã hội, chăm lo cho người nghèo. Trong lĩnh vực tôn giáo, ngay khi hòa bình được lập lại ở miền Bắc, trong Sắc lệnh số 234/SL ngày 14 tháng 6 năm 1955 của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về hoạt động tôn giáo do chủ tịch Hồ Chí Minh ký và ban hành đã khẳng định: “Chính phủ bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do thờ cúng của nhân dân. Không ai được vi phạm quyền tự do ấy. Mỗi người Việt Nam đều có quyền tự do theo một tôn giáo hoặc không theo một tôn giáo nào”.
Trong những năm gần đây, quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo ngày càng rõ ràng và chứa đựng những nội dung mới, các Nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà nước đều nhìn nhận “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”. Chủ trương của Đảng về tín ngưỡng, tôn giáo và công tác tôn giáo, phù hợp với luật pháp quốc tế và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Điều này được thể hiện rõ nét trong Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013. Cụ thể, Hiến pháp 2013 tiếp tục khẳng định: “Mọi người có quyền bình đẳng theo hoặc không theo một tôn giáo nào”, “Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tôn giáo” đã mở rộng cho tất cả mọi người là công dân hoặc mất quyền công dân vẫn có quyền tin, theo tôn giáo đồng thời khẳng định trách nhiệm bảo hộ của Nhà nước về quyền này.
Do đó, tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo như ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật làm khung pháp lý, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức làm công tác tôn giáo,… cũng là cách cụ thể để nhà nước thể hiện sự tôn trọng và bảo đảm việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.
1.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về Phật giáo Nam Tông Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo.
1.2.2.1. Yếu tố bên trong
Một là, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo
Sau hơn ba mươi năm thực hiện đường lối đổi mới, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng cả về kinh tế, xã hội; đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng lên rõ rệt. Nhiều chính sách, pháp luật về kinh tế và xã hội trong đó có chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo được xây dựng và ban hành đáp ứng kịp thời đòi hỏi của thực tiễn quản lý nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo. Nhiều văn bản pháp luật được ban hành đã tạo thành hành lang pháp lý quan trọng giúp cho công tác quản lý nhà nước về tôn giáo đạt hiệu quả. Tuy nhiên, trong thực tế hệ thống khuôn khổ về pháp luật đối với tín ngưỡng, tôn giáo bao gồm các luật, nghị định, thông tư hướng dẫn không phải bao giờ cũng bao quát được các vấn đề phát sinh liên quan đến. Việc giải quyết các vấn đề, tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể để áp dụng luật và các văn bản có liên quan. Bên cạnh đó, cũng có những tình huống nằm ngoài phạm vi hoặc chưa được quy định trong luật. Những trường hợp này cần phải có văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo.
Do vậy, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo là một yếu tố có ảnh hưởng đến công tác Quản lý nhà nước đối với tôn giáo. Yếu tố này đòi hỏi phải có tính chính xác và tính kịp thời, nếu một vấn đề phát sinh liên quan đến công tác quản lý nhà nước về tôn giáo không được hướng dẫn giải quyết chính xác, kịp thời thì nó sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Đồng thời làm hạn chế hiệu lực, hiệu quả Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này.
Tóm lại, thực hiện tốt việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật và quy định hướng dẫn sẽ có tác động tích cực và mang lại hiệu quả cho công tác quản lý nhà nước về tôn giáo nói chung và phật giáo nam tông nói riêng, còn nếu không nó sẽ có tác động ngược lại.
Hai là, bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo
Bộ máy quản lý là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. Việc tổ chức tốt một bộ máy chuyên trách sẽ có tính quyết định đến việc thực thi và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Hiện nay, ở cấp Trung ương nước ta có bộ máy đầu mối, chuyên trách về thực hiện công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo là Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Nội vụ… Ở cấp địa phương, cơ quan quản lý trực tiếp về tín ngưỡng, tôn giáo là Ban Tôn giáo hoặc Phòng Tôn giáo thuộc Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố.
Việc tổ chức bộ máy chuyên trách trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo là thực sự cần thiết. Đây là cơ quan đảm nhận chức năng nghiên cứu, tham mưu cho Nhà nước các cơ chế, chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo như xây dựng văn bản pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, kiến nghị cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan và xây dựng quy định về kiểm tra, giám sát, tổ chức hướng dẫn thực hiện công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cho các địa phương.
Ba là, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo.
Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo là những người trực tiếp thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước về tôn giáo. Họ là những người tham gia xây dựng các văn bản pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và đảm bảo thực thi các văn bản đó. Do đó, năng lực, trình độ của các cán bộ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng các văn bản pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Vì vậy, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo đòi hỏi phải có tư duy khoa học, khả năng nghiên cứu và am hiểu các văn bản chính sách pháp luật của nhà nước, có kinh nghiệm thực tế.
Bên cạnh đó, ngoài việc tự nghiên cứu, học tập, bổ sung kiến thức thì trong quá trình công tác, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cần được kiểm tra, đánh giá lại năng lực và trình độ chuyên môn hàng năm. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý cử các cán bộ công chức tham gia các khóa đào tạo, tập huấn để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và tổ chức các chương trình tọa đàm, trao đổi nhằm chia sẻ kinh nghiệm thực tế.
Cùng với việc tự nghiên cứu, bổ sung kiến thức thì đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cũng phải tự rèn luyện, tu dưỡng bản thân, nâng cao bản lĩnh chính trị để không thể hiện ý chí chủ quan, không cửa quyền, tham ô, tham nhũng trong công việc.
Như vậy, năng lực, trình độ của các cán bộ là yếu tố quan trọng góp phần thành công vào công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. Do vậy, việc đào tạo con người nói chung hay đội ngũ cán bộ công chức nói riêng cần phải được quan tâm, chú trọng.
Bốn là, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo
Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo, cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý các cấp có vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả quản lý và ảnh hưởng trực tiếp đến từng đối tượng quản lý, cụ thể:
Thứ nhất, cơ chế phối hợp tạo cơ sở cho việc thi hành luật cũng như các văn bản quy phạm pháp luật trong thực tế.
Thứ hai, cơ chế phối hợp phần nâng cao ý thức pháp luật, tôn trọng pháp luật, qua đó góp phần phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm các quyền lợi của mỗi cá nhân, tổ chức tôn giáo.
Thứ ba, cơ chế phối hợp phát huy được các nguồn lực để tập trung và xử lý có hiệu quả những vấn đề khó khăn, phức tạp trong quản lý nhà nước đối với tín ngưỡng, tôn giáo mà đối với một người, một cơ quan, tổ chức không thể giải quyết được.
Vì vậy, để quản lý nhà nước về tôn giáo hiệu quả thì các cơ quan nhà nước cần có sự phân cấp rõ ràng về quyền và trách nhiệm của mình. Đồng thời trong quá trình hoạt động các cơ quan phải có sự phối hợp một cách kịp thời và hiệu quả để hoạt động quản lý không bị chồng chéo nhưng cũng không buông lỏng.
1.2.2.2. Yếu tố bên ngoài Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo.
Một là, đặc điểm tổ chức của Phật giáo Nam Tông
Phật giáo Nam Tông tại Việt Nam như sự góp mặt của một loài hoa trong vườn hoa Phật giáo Việt Nam. Những đặc điểm riêng của nó đã hòa cùng với nhiều loài hoa Phật giáo khác, góp phần tô điểm làm giàu sắc hương tươi thắm cho vườn hoa văn hóa tinh thần của đất nước và dân tộc Việt Nam.
PGNT Việt Nam không đặt nặng nghi lễ, vì chuộng đời sống chân thật, mộc mạc và đơn giản, chú trọng ở nội tâm hơn là hình thức. Nhưng phật giáo nam tông rất quan tâm tới giới luật. Vì vậy có một số đặc điểm như sau: Kính lễ nhau theo tôn ti hạ lạp, nhưng không đón rước quá trịnh trọng như phong kiến; Trai tịnh là không thọ thực quá giờ ngọ và dùng tam tịnh nhục chứ không ăn chay; Tụng kinh không dùng chuông mõ và không xướng tán ngân nga; Chỉ thờ Đức Phật Thích Ca và chỉ cúng hương hoa để tỏ lòng thành kính chứ không cúng vật thực; Đi khất thực không nhận tiền bạc.
Đa số những bài kinh tụng niệm đều có nguồn gốc từ kinh tạng Pali được chuyển dịch sang tiếng phổ thông. Phần tiếng phổ thông đôi chỗ là văn xuôi, đôi chỗ là thơ lục bát hay song thất lục bát nên gần gũi với người Việt.
Trong các trường chùa, các lớp bổ túc Pali, nội dung được đưa vào giảng dạy là chữ Pali, giáo lý, văn hóa, nghề thủ công và cả đạo đức nhân cách cho cộng đồng tín đồ. Các lớp học trong chùa do chính các sư đảm trách, họ được gọi là các sãi giáo. Vì vậy, các vị sư được cộng đồng kính trọng; tiếng nói, ý kiến của sư tăng về những công việc chung luôn luôn được mọi người dân trong phum, sóc tin tưởng, nghe theo. Các vị sư còn góp phần quan trọng vào việc duy trì, phát triển các giá trị đạo đức xã hội tốt đẹp qua việc lấy chính đạo hạnh và đức độ của mình trong cuộc sống làm gương cho xã hội.
Hai là, những ảnh hưởng của phong tục, tập quán và sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam đối với Phật giáo Nam Tông
Khi đến với Việt Nam, Phật giáo nói chung và phật giáo nam tông nói riêng đã tìm đến với văn hóa dân gian để kết thành duyên nợ. phật giáo nam tông đã tìm đến với nguồn cội của văn hóa dân tộc, tìm đến với sức sống và bản sắc của văn hóa Việt Nam, đặc biệt là bản sắc văn hóa của đồng bào vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Người dân Nam Bộ đã nhìn thấy được những giá trị đạo đức Phật giáo có thể giúp họ bảo lưu, duy trì và chuyển tải những giá trị tốt đẹp của vốn có của họ. Phong tục tập quán của người Nam Bộ được thể hiện qua đạo lý uống nước nhớ nguồn, truyền thống bao dung, nhân nghĩa, truyền thống yêu nước, phóng khoáng, đoàn kết, v.v… tất cả được dung nạp vào Phật giáo.
Vì thế, Phật giáo cũng góp phần củng cố, gìn giữ và phát huy những những phong tục tập quán cổ truyền của người Việt Nam. Có thể nói, sau khi vào Việt Nam, Phật giáo đã nhanh chóng đồng hành cùng dân tộc, hòa mình với văn hóa bản địa, từ đó làm phong phú, sâu sắc thêm nền văn hóa của người Việt. Không chỉ có vậy, chính nền văn hóa của người Việt, các phong tục, tập quán truyền thống của dân dân tộc cũng làm cho Phật giáo có sự thay đổi để thích nghi. Từ đó, tạo nên nét đặc trưng riêng của Phật giáo ở Việt Nam, không giống với Phật giáo ở các nước trong khu vực và ngay cả trên quê hương đã sản sinh ra chính tôn giáo đó. Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, nhu cầu tôn giáo của người Việt ngày càng đa dạng hơn. Cuộc sống tôn giáo của tầng lớp tu sĩ và những người thực hành tâm linh có nhiều biến đổi dưới tác động của xã hội đương đại và nền kinh tế thị trường, sinh hoạt tôn giáo có xu hướng phát triển mạnh hơn trước với nhiều sắc thái mới… Những sự thay đổi đó, bên cạnh những giá trị tích cực cũng làm nảy sinh những vấn đề phức tạp về văn hóa, xã hội, an ninh quốc gia và làm ảnh hưởng tới khối đại đoàn kết chung của dân tộc. Điều này đặt ra trước các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách và quản lý tôn giáo cần phải có những chiến lược mang tính dự báo để tôn giáo có thể phù hợp với sự phát triển và trở thành một trong những động lực quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.
Ba là, yêu cầu của xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
Sau hơn 30 năm tiến hành công cuộc Đổi mới (1986), Đảng và Nhà nước ta không ngừng đổi mới nhận thức về tôn giáo và quản lý nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng. Đây là nền tảng để xây dựng chủ trương, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào có đạo, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Những chuyển biến trong đời sống tôn giáo ở Việt Nam thể hiện tính đúng đắn trong các chủ trương và chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam làm cho quần chúng tín đồ, chức sắc thêm tin tưởng vào Đảng, Nhà nước. Từ đó ủng hộ và tham gia tích cực vào công cuộc đổi mới. Chính điều này đã góp phần vào sự ổn định tình hình chính trị và phát triển của đất nước.
Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập sâu rộng, hoạt động của các tôn giáo có sự phát triển đa dạng, phong phú, các hoạt động lễ hội tổ chức ngày càng mở rộng quy mô, từ đó cũng sẽ nảy sinh những vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Do đó, công tác Quản lý nhà nước về tôn giáo của chúng ta sẽ còn gặp không ít khó khăn, thách thức. Hiện nay, công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta tuy đã được cải thiện đáng kể song về nhiều mặt còn hạn chế như hệ thống pháp luật còn thiếu và chưa đồng bộ chưa đủ rõ ràng và nhất quán. Nhiệm vụ công tác tôn giáo nặng nề hơn trong khi đó tổ chức, bộ máy làm công tác Quản lý nhà nước về tôn giáo còn bất cập, bộ máy hành chính còn nhiêu khê, nhũng nhiễu, quan liêu.
Hội nhập kinh tế quốc tế là điều kiện để đất nước ta phát triển, trong đó các tôn giáo cũng có điều kiện để phát triển; đặc biệt là để thích ứng với hội nhập các tôn giáo sẽ tăng cường hoạt động truyền giáo, đào tạo giáo sỹ chuyên nghiệp hơn, trang bị cơ sở vật chất hoạt động hiện đại hơn, nhất là đào tạo chức sắc chuyên nghiệp ở nước ngoài, đó là điều tất yếu. Vấn đề đặt ra là với vai trò quản lý Nhà nước, chính quyền cần có giải pháp hiệu quả để phát huy tính tích cực và vai trò của đạo đức tôn giáo làm phong phú thêm đời sống văn hóa, đạo đức của cộng đồng; cũng như giảm thiểu những tác động tiêu cực trong quá trình hội nhập, giao lưu giữa các tôn giáo.
1.3. Chủ thể và nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động của Phật giáo Nam Tông Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo.
1.3.1. Chủ thể và khách thể quản lý
1.3.1.1. Chủ thể quản lý
Theo nghĩa rộng, chủ thể quản lý nhà nước đối với hoạt động của phật giáo nam tông bao gồm toàn bộ các cơ quan nhà nước gồm: Cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp), cơ quan hành chính nhà nước (Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp), cơ quan tư pháp (Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân).
Tuy nhiên, nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì chủ thể quản lý nhà nước đối với phật giáo nam tông là các cơ quan nhà nước thuộc hệ thống cơ quan thực thi quyền hành pháp các cấp bao gồm: Chính phủ, Bộ Nội vụ, Ban Tôn giáo Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Nội vụ, Ủy ban nhân dân cấp huyện và phòng Nội vụ, Ủy ban nhân dân cấp xã. Các cơ quan này có nhiều chức năng, nhiệm vụ trong đó có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. Cụ thể:
Chính phủ: Điều 96, Hiến pháp 2013 quy định Chính phủ thực hiện 8 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với các vấn đề xã hội, trong đó có vấn đề tôn giáo.
Bộ Nội vụ: Nghị định số 34/2017/NĐ-CP, ngày 03/4/ 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ, trong đó thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tôn giáo như sau (khoản 14, Điều 2):
Ban hành theo thẩm quyền hoặc chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị – xã hội và các tổ chức khác liên quan;
Trong việc tham mưu trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tôn giáo và công tác quản lý nhà nước về tôn giáo;
Hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn về công tác quản lý nhà nước về tôn giáo đối với các ngành, các cấp liên quan và các địa phương;
Thống nhất quản lý về xuất bản các ấn phẩm, sách kinh, tác phẩm, giáo trình giảng dạy, văn hóa phẩm thuần túy tôn giáo của các tổ chức tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động; Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo.
Hướng dẫn các tổ chức tôn giáo hoạt động theo đúng quy định của pháp luật;
Thực hiện và hướng dẫn các tổ chức tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc tôn giáo về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tôn giáo theo quy định của pháp luật; làm đầu mối liên hệ với các tổ chức tôn giáo trong nước và quốc tế;
Khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng và áp dụng chính sách đãi ngộ đối với các tổ chức tôn giáo, cá nhân tham gia hoạt động tôn giáo.
Ban Tôn giáo Chính phủ: Quyết định số 32/2018/QĐ-TTg, ngày 03/8/2018 của của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tôn giáo Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ. Trong đó nêu rõ: “Ban Tôn giáo Chính phủ là cơ quan tương đương Tổng cục trực thuộc Bộ Nội vụ, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo trong phạm vi cả nước; thực hiện các dịch vụ công thuộc lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật” [6, tr. 1]. Ban Tôn giáo Chính phủ có 14 đơn vị trực thuộc, trong đó có 10 đơn vị hành chính giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, 04 đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Ban.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Nội vụ: thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tôn giáo theo quy định tại Khoản 6, Điều 21, Luật Tổ chức chính quyền địa phương (2015) và Nghị định số 24/2014/NĐ-CP, ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ủy ban nhân dân cấp huyện và phòng Nội vụ: thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tôn giáo theo quy định tại Khoản 4, Điều 28, Luật Tổ chức chính quyền địa phương (2015) và Nghị định số 37/2014/NĐ-CP, ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Ủy ban nhân dân cấp xã: Quản lý các hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành, tín đồ tại nơi thờ tự theo chương trình đã đăng ký hàng năm. Phối hợp quản lý các hoạt động tôn giáo bất thường đã được cấp trên cho phép tại địa phương. Kịp thời báo cáo cấp trên để xem xét, giải quyết tiếp trong trường hợp phức tạp hoặc vượt quá thẩm quyền; chấp hành chế độ báo cáo định kỳ về Ủy ban nhân dân huyện.
1.3.1.2. Khách thể quản lý
Hoạt động tôn giáo của tín đồ, chức sắc, nhà tu hành, chức việc; nơi thờ tự cùng các cơ sở vật chất khác, đồ dùng việc đạo, sinh hoạt tôn giáo và hệ thống hành chính đạo (tổ chức giáo hội ở cấp trung ương, địa phương và cơ sở).
Đối tượng cụ thể của quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo của phật giáo nam tông ở Việt Nam nói chung gồm:
- Hoạt động tôn giáo của tín đồ: bao gồm những sư tăng (những người tu hành tại chùa) các tín đồ tu hành tại gia.
- Chức sắc phật giáo nam tông (Hòa thượng, thượng tọa, đại đức,…); chức việc (như thành viên Ban trị sự giáo hội phật giáo, Hội đoàn kết sư sãi yêu nước,…);
- Địa điểm sinh hoạt (chùa, tư gia…);
- Hoạt động sinh hoạt tôn giáo (Lễ Phật đản, Lễ Vu Lan báo hiếu…);
- Hệ thống hành chính đạo (tổ chức giáo hội ở cấp trung ương, địa phương và cơ sở).
1.3.2. Nội dung quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo.
Theo quy định tại Điều 60, Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, nội dung quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo bao gồm:
Một là, xây dựng chính sách, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
Việc xây dựng chính sách và ban hành các văn bản QPPL về tín ngưỡng, tôn giáo đã tạo thành khung pháp lý hoàn chỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phát triển, mặt khác đảm bảo cho hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới. Bởi lẽ chính sách và pháp luật vừa là căn cứ, vừa là công cụ cơ bản của quản lý nhà nước về tôn giáo, vì vậy Đảng và Nhà nước ban hành các chính sách cũng như xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo là cần thiết.
Hai là, quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo rất phức tạp và đa dạng, nhạy cảm liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực. Vì vậy, quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo là hoạt động rất quan trọng. Nhà nước ban hành các quy định về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo một cách thống nhất từ trung ương đến cơ sở, được quy định chức năng nhiệm vụ một cách rõ ràng, phân cấp, phân quyền phù hợp. Nhờ vậy mới có thể thực hiện quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo một cách toàn diện, tránh được sự chồng chéo hoặc buông lỏng. Quyết định số 32/2018/QĐ-TTg, ngày 03/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tôn giáo Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ được ban hành đã quy định một cách đầy đủ về tổ chức và nhiệm vụ của cơ quan chuyên trách trong quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam hiện nay
Ba là, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
Trên cơ sở các chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, các cơ quan Quản lý nhà nước về tôn giáo đã kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật. Đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành để thực hiện đầy đủ và kịp thời các hoạt động quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo như: xét duyệt và công nhận các pháp nhân tôn giáo, xét duyệt chương trình mục vụ thường xuyên và đột xuất, quản lý đào tạo chức sắc tôn giáo,…Nhờ sự tích cực, chủ động trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo của các cơ quan quản lý nhà nước mà hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đã hoạt động đúng theo khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Bốn là, phổ biến, giáo dục pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
Đây là nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo nhằm tiếp tục quán triệt triển khai, tuyên truyền, phổ biến kịp thời các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ, công chức, viên chức, chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo và Nhân dân, từ đó tạo sự thống nhất trong nội bộ và sự đồng thuận ngoài xã hội; góp phần ổn định tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế – xã hội. Theo đó, các nội dung tuyên truyền, phổ biến tập trung là Luật, Nghị định và các văn bản hướng dẫn có liên quan về tín ngưỡng, tôn giáo; quy định của pháp luật về đất đai, xây dựng và kiến thức quốc phòng, an ninh có liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo.
Năm là, nghiên cứu trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo. Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo.
Đội ngũ cán bộ, công chức tham gia trong bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo là nhân tố tác động trực tiếp đến công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. Hoạt động quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo rất phức tạp và đa dạng, nhạy cảm. Vì vậy cán bộ, công chức, viên chức hoạt động trong lĩnh vực này cần được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng về kỹ năng, am hiểu về tín ngưỡng, tôn giáo để hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao.
Đầu tư nghiên cứu trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo với nhiều công trình nghiên cứu công phu, sâu rộng sẽ tăng cường sự hiểu biết trong lĩnh vực này. Đồng thời qua đó rút ra được những bài học, kinh nghiệm quý giá, giúp quá trình quản lý nhà nước trong lĩnh vực này có hiệu quả hơn.
Sáu là, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
Thanh tra, kiểm tra, giám sát là chức năng vốn có của hoạt động quản lý nhà nước. Các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra giám sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ sở tôn giáo, các tín đồ, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Theo quy định, Ban Tôn giáo Chính phủ và Thanh tra Sở Nội vụ có thẩm quyền thanh tra việc thực hiện quy định của pháp luật các nội dung: Đăng ký sinh hoạt tôn giáo, đăng ký hoạt động tôn giáo, công nhận tổ chức tôn giáo; thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc; đăng ký hội đoàn, dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể khác; thành lập, quản lý, giải thể trường đào tạo, mở lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo; phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, cách chức, bãi nhiệm chức sắc trong tôn giáo; thuyên chuyển nơi hoạt động của chức sắc, nhà tu hành; đăng ký chương trình hoạt động tôn giáo hàng năm của tổ chức tôn giáo cơ sở; hội nghị thường niên, đại hội của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; hoạt động xuất bản các xuất bản phẩm, ấn phẩm tôn giáo; thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm của cơ quan hành chính Nhà nước trong việc thực hiện hoạt động tôn giáo; thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Bộ trưởng Bộ Nội vụ giao cho Ban Tôn giáo Chính phủ; Giám đốc Sở Nội vụ giao cho Thanh tra Sở Nội vụ.
Sở Nội vụ thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tôn giáo theo quy định của pháp luật; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Việc xử lý các khiếu nại, tố cáo liên quan đến tôn giáo và vi phạm chính sách tôn giáo căn cứ theo Luật Khiếu nại, tố cáo và các chính sách tôn giáo của Đảng, nhà nước để giải quyết ngay từ cơ sở và đúng thẩm quyền pháp lý của từng cấp quản lý. Xử lý vi phạm chính sách tôn giáo theo các văn bản pháp luật hiện hành của Nhà nước: Luật Hình sự, Luật tố tụng hình sự, Luật Dân sự, Luật tín ngưỡng tôn giáo,… Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo.
Bảy là, quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
Nhà nước thực hiện quản lý việc xét duyệt các hoạt động quốc tế và đối ngoại tôn giáo. Các hoạt động quốc tế của các tổ chức, cá nhân tôn giáo phải tuân thủ và phù hợp với chính sách đối ngoại của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền quốc gia, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và hữu nghị. Tổ chức, cá nhân tôn giáo ở trong nước muốn mời tổ chức, cá nhân ở nước ngoài vào Việt Nam phải được sự chấp thuận của Ban Tôn giáo Chính phủ. Tổ chức, cá nhân tôn giáo ở trong nước tham gia làm thành viên của các tổ chức tôn giáo ở nước ngoài, tham gia các hoạt động tôn giáo hoặc có liên quan đến tôn giáo ở nước ngoài, thực hiện theo quy định của Ban Tôn giáo Chính phủ. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài không được tổ chức điều hành hoặc tham gia tổ chức điều hành các hoạt động tôn giáo, không được truyền bá tôn giáo. Các tổ chức, cá nhân tôn giáo trong nước muốn nhận viện trợ thuần túy tôn giáo phải xin phép các cơ quan quản lý nhà nước.
Công tác Quản lý nhà nước đối với hoạt động phật giáo nam tông hiện này được quy định trực tiếp tại Khoản 6, Điều 21 Luật Tổ chức chính quyền địa phương (2015). Trong đó quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn xem xét và giải quyết việc đề nghị sửa chữa các công trình thờ tự, tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ở địa phương theo quy định của pháp luật, xử lý hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước theo quy định của pháp luật. Tất cả những công việc trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, để làm tốt công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo cần phải thực hiện tốt tất cả những công việc này.
1.4. Kinh nghiệm và bài học quản lý nhà nước về hoạt động Phật giáo ở một số địa phương Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo.
1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương
1.4.1.1. Thành phố Cần Thơ
Sự hình thành và phát triển các tôn giáo tại Thành phố Cần Thơ khá đa dạng. Hiện nay, thành phố Cần Thơ có 5 tôn giáo chính bao gồm: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Phật giáo Hoà Hảo. Phật giáo người Việt có mặt ở Cần Thơ ngay từ khi vùng đất này được khai mở, do những di dân từ miền Bắc, miền Trung đem theo tôn giáo này từ nguyên quán đến vùng đất mới. Tổng số tín đồ 5 tôn giáo chiếm 32,93% dân số của tỉnh đại đa số là nông dân và tầng lớp lao động.
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố Cần Thơ, các tôn giáo cũng có những đóng góp tích cực trên các lĩnh vực, góp phần cùng Nhà nước chăm lo cho người nghèo thông qua các chính sách an sinh xã hội, hoạt động nhân đạo, từ thiện, chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh, chuyển viện cấp cứu miễn phí, làm cầu, đường giao thông, tặng nhà tình thương, học bổng…; ngoài những đóng góp về vật chất, văn hoá và đạo đức tôn giáo cũng đã góp phần giữ gìn sự ổn định, nâng cao giá trị đạo đức, tinh thần trong nhân dân, giữ gìn bản sắc truyền thống, văn hoá dân tộc của con người Việt Nam, con người Cần Thơ. Để đạt được kết quả trên là nhờ Cần Thơ đã làm tốt công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo. Hệ thống chính trị của thành phố Cần Thơ quán triệt và vận dụng thực hiện một cách phù hợp, sáng tạo những đường lối, chủ trương, chính sách tôn giáo đúng đắn của Đảng và nhà nước. Cụ thể: Thành uỷ ban hành Quy chế 04 quy định hệ thống chính trị trong tỉnh tham gia làm công tác tôn giáo, lập ban chỉ đạo công tác tôn giáo, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Bản quy định về phân cấp quản lý giải quyết những vấn đề tôn giáo trong tỉnh, Ban Tôn giáo chỉ ra quy chế hoạt động của Tổ công tác tôn giáo ở xã, phường, thị trấn…
Bên cạnh đó cả hệ thống chính trị các cấp thành phố Cần Thơ còn tác động vào các tôn giáo trong tỉnh bằng tăng cường các cuộc sinh hoạt học tập, thực hiện tốt chủ trương, chính sách đáp ứng nhu cầu hợp lý của các tôn giáo tập hợp đoàn kết, chăm lo đời sống, xây dựng lực lượng ở cơ sở, cốt cán. Thường xuyên tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật cho chức sắc, chức việc các tôn giáo. Trong quá trình thực hiện công cuộc cải cách hành chính, thành phố Cần Thơ xây dựng và thực hiện các thủ tục hành chính theo quy trình ISO (Tiêu chuẩn hóa quốc tế) đã được công bố về lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, thực hiện giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến nhằm tạo thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức tôn giáo hoạt động. Nhờ vậy góp phần ổn định an ninh tôn giáo, tạo ra môi trường sinh hoạt tôn giáo lành mạnh, bình đẳng, an toàn.
1.4.1.2. Tỉnh Sóc Trăng Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo.
Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào Khmer nhất cả nước với trên 400.000 người, chiếm 31% dân số của tỉnh, hầu hết theo phật giáo nam tông. Toàn tỉnh có 92 ngôi chùa Khmer với gần 2.000 vị sư sãi, chức sắc tôn giáo [19].
Thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về công tác tôn giáo, tỉnh Sóc Trăng đã quan tâm xây dựng và triển khai thực hiện tốt các chính sách về văn hóa, giáo dục trong cộng đồng phật giáo nam tông Khmer như: mở lớp bồi dưỡng kiến
thức quản lý cho hàng trăm sư sãi, chức sắc; có cơ chế, chính sách hỗ trợ và vận động xã hội hóa để trùng tu, sửa chữa cơ sở thờ tự của phật giáo nam tông Khmer, bảo tồn và phát huy các lễ hội truyền thống; chính sách hỗ trợ sinh hoạt đối với chức sắc; chính sách hỗ trợ đào tạo đội ngũ sư sãi, chức sắc; hỗ trợ xuất bản kinh sách; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hàng trăm cơ sở thờ tự; vận động sư sãi, chức sắc tham gia các hoạt động xã hội và các tổ chức đoàn thể nhân dân…Đặc biệt việc cấp phát báo, tạp chí cho 92 chùa Khmer trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã góp phần tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với các sư sãi, chức sắc và phật tử; nâng cao nhận thức chính trị cho cán bộ, đảng viên, sư sãi Khmer và đồng bào Khmer; góp phần xây dựng đời sống văn hóa mới trong đồng bào Khmer của tỉnh.
Với sự quan tâm của chính quyền, tình hình tôn giáo trên địa bàn đã chuyển biến tích cực. Hầu hết sư sãi, chức sắc đều thể hiện sự an tâm, phấn khởi, sống “tốt đời, đẹp đạo”, tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Trà Vinh
Từ thực tiễn trong quản lý nhà nước về các hoạt động tôn giáo nói chung và quản lý nhà nước về phật giáo nam tông nói riêng tại một số địa phương có điều kiện tương tự, bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Trà Vinh trong công tác quản lý nhà nước về phật giáo nam tông như sau:
Một là, tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tôn giáo, cần quán triệt để có nhận thức đúng về tôn giáo. Tiếp tục quan tâm nhiều hơn và chủ động lập kế hoạch xây dựng, phát triển đời sống văn hóa của đồng bào theo tôn giáo. Việc chủ động lập kế hoạch sẽ giúp tránh được sự lúng túng, sai sót trong quá trình triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các tín đồ. Để làm được điều này, cần phải đào tạo và bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo nhằm bảo đảm đội ngũ cán bộ có năng lực và chuyên môn tốt, góp phần thực hiện tốt các chính sách liên quan.
Hai là, cần có một cơ chế lãnh đạo quản lý, vận động phù hợp đối với công tác tôn giáo – phân công rõ, phân cấp phù hợp, thiết lập các quan hệ phối hợp giữa các ngành liên quan.
Ba là, đầu tư thích hợp cho công tác tôn giáo như xây dựng bộ máy chuyên trách công tác tôn giáo đến tận cấp cơ sở. Từng cấp nên chỉ có một đầu mối chung lãnh đạo, chỉ đạo công tác tôn giáo để đảm bảo tính thống nhất.
Bốn là, có nhiều giải pháp đồng bộ để nâng cao trình độ học vấn của nhân dân, đặc biệt là các tín đồ tôn giáo, nhằm giúp họ nhận thức đúng đắn và đầy đủ về các chính sách phát triển văn hóa, giáo dục ở địa phương. Để làm được điều này, cần tăng cường đầu tư giáo dục – đào tạo, tạo điều kiện để hầu hết con em trong độ tuổi đến trường.
Năm là, tiếp tục củng cố các cơ sở tôn giáo hiện có. Tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm soát văn hóa phẩm của tôn giáo. Đa dạng hóa các hình thức thông tin tuyên truyền, phim ảnh và các ấn phẩm văn hóa bằng song ngữ Việt – Khmer.
Sáu là, chăm lo đào tạo, có chính sách thỏa đáng đối với sư sãi; khắc phục khuynh hướng thương mại hóa trong việc tổ chức các lễ hội. Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Nếu so với bề dày lịch sử của các tôn giáo tại Việt Nam thì sự có mặt của phật giáo nam tông trong cộng đồng Phật giáo Việt Nam được xem là khá khiêm tốn.Tuy nhiên trong thời gian tồn tại và phát triển của mình, phật giáo nam tông cũng đã có những đóng góp nhất định cho thành quả chung của Phật giáo Việt Nam.
Có thể nói từ khi du nhập Việt Nam, phật giáo nam tông đã biết cách thể hiện khá nhuần nhuyễn tinh thần khế lý khế cơ của Phật giáo, và nhờ vậy không lạ gì thành quả của quá trình vận động thống nhất Phật giáo nước nhà gặp rất nhiều thuận duyên, trong đó có sự đóng góp quan trọng của sư tăng, tín đồ phật giáo nam tông trải qua các thời kỳ. Xác định lập trường quan điểm nhập thân phấn đấu cho lý tưởng phục vụ vì sự nghiệp chung của Phật giáo Việt Nam, nhằm phát huy ánh sáng chánh pháp của đức Phật được lưu lộ và tồn tại mãi trên quê hương Việt Nam, vì đại nghĩa dân tộc và an lạc hạnh phúc của nhân dân, chư tăng, tín đồ phật giáo nam tông nói chung và tín đồ phật giáo nam tông ở tỉnh Trà Vinh nói riêng đang phấn đấu tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống phục vụ đạo pháp và dân tộc trong lòng Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Tuy nhiên bên cạnh những yếu tố tích cực thì niềm tin tôn giáo của các tín đồ cũng rất dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng để gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trước tình hình như vậy, công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo nói chung và các hoạt động tôn giáo của phật giáo nam tông tại tỉnh Trà Vinh nói riêng là rất cần thiết. Việc tăng cường quyền lực, năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo là một tất yếu khách quan vừa mang tính Đảng, vừa mang tính nhân dân sâu sắc.
Để tăng cường hiệu quả của công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo thì không chỉ phụ thuộc vào ý chí chủ quan của nhà quản lý – đó là chủ trương, chính sách đối với tôn giáo, mà còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như đặc điểm tôn giáo, quan hệ giữa nhà nước và tôn giáo, thể chế chính trị, lịch sử, văn hóa,… Nhưng dù thực hiện quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo theo phương pháp, cách thức nào thì việc bảo đảm quyền tự do tôn giáo của nhân dân vẫn là điều cần phải đặt lên hàng đầu. Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Quản lý nhà nước về bồi thường và giải phóng mặt bằng
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://dichvuvietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: lamluanvan24h@gmail.com